PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giữa có và không

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIỮA CÓ VÀ KHÔNG
Nguyễn Thế Đăng

 

Lotus-Hoa SenThiền sư Đạo Hạnh (? -1117) trụ trì chùa Thiên Phước ở núi Phật Tích. Có vị tăng đến hỏi:

– Đi đứng nằm ngồi thảy đều là Phật tâm, thế nào là Phật tâm?

Sư nói kệ đáp:

Thấy có, muôn sự có
Là không, tất cả không
Có, không: trăng trong nước
Chớ vướng có không không.

(Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt
Vật trước hữu không không).

 

Đời người bình thường sống là sống trong mọi sự có. Có tôi, có thân tôi, có tâm tôi, có nhà cửa của tôi, có bạn bè người thân của tôi, có quan điểm của tôi, có thế giới của tôi… Và khi chết thì mất tất cả những cái ấy, mọi sự trở thành không có.

Khổ đau, vui sướng đều do sự vướng mắc, trói buộc vào những cái có ấy. Khổ đau thì tương đương hoặc nhiều hơn vui sướng: không có cái được nào mà không mất, không có cái đến nào mà không đi, không có cái lấy nào mà không bỏ. Lao nhọc cả một đời để có được ‘những cái được, cái đến, cái lấy’ để ngay khi còn sống có khi giữ không được, còn đến khi chết thì mất tất cả. Cuộc đuổi theo ‘muôn sự có’ ấy để rồi mất tất cả, đó là cuộc đời của mọi con người bình thường. Và cái vòng lẩn quẩn, lập đi lập lại một cách vô ích ấy được gọi là sanh tử luân hồi.

 

Để giải thoát những vướng mắc, trói buộc vào ‘muôn sự có’ gây ra khổ đau ấy, người ta phải thấy:

Là không, tất cả không.

Cần chú ý ngài Đạo Hạnh không nói là ‘không có’ tiếng Hán là ‘vô’, mà nói ‘không’. Chữ không này là tánh Không, chủ đề trong lần Thuyết pháp thứ Hai của Đức Phật. Tánh Không này được nói đến trong tất cả các Kinh Đại Bát Nhã, giảng về Trí huệ thấy biết tánh Không.

Tánh Không trong các Kinh Đại Bát Nhã nói là “vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc”. Thật tướng của muôn sự là tánh Không, vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc. Thấy được thật tướng của muôn sự là tánh Không, vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc thì được giải thoát.

Gốc rễ của ràng buộc hay giải thoát, có và không, là tâm của mỗi người. Tâm thấy có là ràng buộc, tâm thấy không là giải thoát. Cho nên, Luận Đại Thừa Khởi Tín nói, “Tâm sanh thì thảy thảy pháp sanh, tâm diệt thì thảy thảy pháp diệt”. Tâm là nguồn gốc của muôn sự Có và muôn sự Không.

Người tu hành không phải từ bỏ tất cả hoàn cảnh nghiệp riêng của mình, mà nhiếp dẫn tất cả hoàn cảnh trở về bản tánh Không của chúng. Như Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Sắc (thanh, hương, vị, xúc, pháp) tức là Không”.

Không ấy không chỉ là bản tánh của tất cả mọi sự, mà cũng là bản tánh của chính tâm chúng ta: “thọ tưởng hành thức cũng lại là Không như vậy”. Tận cùng cái tâm lăng xăng, phân biệt, nắm-bỏ, thương-ghét của chúng ta là bản tánh của tâm; bản tánh ấy là tánh Không, đó là con đường giải thoát.

Hành giả đưa chính mình và tất cả mọi sự về tánh Không, “sắc tức là Không”, đó là con đường giải thoát. Nhưng người tu đạo Bồ tát không giải thoát cho riêng mình, mà còn giải thoát cho chúng sanh, cho nên phải sống trong thế giới của chúng sanh, thế giới hình tướng của tất cả mọi sự. Thế nên người ấy cần phải đi từ tánh Không trở ra thế giới hình tướng, “Không tức là sắc”. Đó là con đường của phương tiện thiện xảo, tánh Không trở thành phương tiện thiện xảo hoạt động trong thế giới hình tướng.

Để hiểu phương tiện thiện xảo, chúng ta trích từ Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, phẩm Phương Tiện Thiện Xảo, do ngài Thi Hộ dịch vào khoảng thế kỷ thứ 10; dịch tiếng Việt do nhóm phiên dịch Đại Tạng chùa Châu Lâm:

“Phật bảo Tu Bồ Đề: Vì thế Tu Bồ Đề, lúc Đại Bồ tát hành Bát nhã ba la mật, nên quán đúng thật tướng sâu xa của các pháp như thế. Tuy quán rồi nhưng không thủ chứng.

Bấy giờ, Tôn giả Tu Bồ Đề bạch Phật: Thế Tôn, việc làm của đại Bồ tát rất khó, cực kỳ khó; tuy hành Không, học Không, nhập tam ma địa Không nhưng trong đó không chứng thật tế Không. Thế Tôn, thật là hiếm có, thật là hiếm có!

Phật bảo Tôn giả Tu Bồ Đề: Đúng thế, đúng thế. Đại Bồ tát tuy hành Không, học Không, nhập tam ma địa Không nhưng trong đó không chứng thật tế Không. Điều này rất khó, cực kỳ khó. Điều này hiếm có, rất hiếm có. Vì sao thế? Tu Bồ Đề, Bồ tát đó phát đại nguyện tối thắng như thế này: “Ta nên độ tất cả chúng sanh, không bỏ tất cả chúng sanh”. Bồ tát phát nguyện như thế rồi, liền vào ba cửa giải thoát tam ma địa Không, Vô tướng, Vô tác. Bồ tát tuy nhập các cửa giải thoát này nhưng trong đó không thủ chứng Thật tế. Vì sao thế? Vì Bồ tát này đã được sức hộ trì của phương tiện thiện xảo, có thể nghĩ thế này: “Ta không bỏ các chúng sanh. Chưa đầy đủ Phật pháp thì không bao giờ chứng thật tế Không trong đó”.

“Lại nữa, Tu Bồ Đề, Đại Bồ tát nếu muốn nhập tánh Không sâu xa, tức các cửa giải thoát tam ma địa Không, Vô tướng, Vô tác, thì nên sanh tâm như thế này: “Tất cả chúng sanh trong dòng sanh tử đeo bám tướng chúng sanh, khởi cái thấy có sở đắc. Ta được Giác ngộ vô thượng rồi sẽ vì chúng sanh tuyên thuyết pháp yếu, đoạn trừ tướng này”. Liền nhập các cửa giải thoát tam ma địa Không, Vô tướng, Vô tác. Vì Bồ tát dùng tâm như thế và sức phương tiện trước đó, nên trong các tam ma địa không thủ chứng Thật tế, cũng không giảm mất các pháp tam muội Từ, Bi, Hỷ, Xả. Vì sao thế? Vì Bồ tát này đã được sức phương tiện thiện xảo hộ trì, nên lại tăng thêm thiện pháp, các căn thông lợi, các sức giác đạo cũng được tăng ích”.

Như vậy phương tiện thiện xảo được sanh từ sự kết hợp của Đại Trí và Đại Bi; Đại Trí là trí thấu suốt tánh Không và Đại Bi là cứu giúp chúng sanh đang trôi nổi trong dòng sanh tử luân hồi không dứt.

 

Con đường Bồ tát thì vượt khỏi Có, tức là thế giới sanh tử của chúng sanh, và cũng vượt khỏi Không, tức là “Thật tế Không”, sự giải thoát cho chính mình. Thế nên ngài Đạo Hạnh dạy:

Chớ vướng có, không không.

Con đường Bồ tát đi giữa Có của sanh tử và Không của Niết bàn. Đi giữa Có và Không là Trung đạo của Bồ tát. Và muốn đi giữa Có và Không thì phải có cái thấy vượt khỏi Có và Không, không bị vướng mắc vào Có và Không:

Có, không: trăng trong nước

Phương tiện thiện xảo của Trí huệ Bát nhã là không trụ vào cái Có mà cũng không trụ vào cái Không. Phương tiện thiện xảo ấy là cái thấy Có, Không là như trăng trong nước, nghĩa là cái thấy như huyễn. Trong Kinh Đại Bát Nhã do ngài Huyền Trang Hán dịch, Phẩm Thiên Đế, Hội thứ nhất, ngài Tu Bồ Đề nương thần lực Phật nói cho vua trời Đế Thích rằng:

“Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nội không hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không hoặc thường hoặc vô thường. Vì sao thế? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện vậy”.

Không trụ, bởi vì Có và Không là như huyễn, như trăng trong nước.

Tiếp theo phẩm Thiên Đế là phẩm Chư Thiên Tử, kết luận chương này ngài Tu Bồ Đề nói:

“Thiên tử phải biết, chỗ thấy hữu vi giới thì như huyễn như hóa như mộng, chỗ thấy vô vi giới thì như huyễn như hóa như mộng. Vì sao thế? Vì tất cả hữu vi giới tự tánh Không vậy.

Thiên tử phải biết, vì duyên cớ này nên tôi nói rằng: Chúng sanh như huyễn, vì người như huyễn thuyết pháp như huyễn. Chúng sanh như hóa, vì người như hóa thuyết pháp như hóa. Chúng sanh như mộng, vì người như mộng thuyết pháp như mộng.

Khi ấy, các Thiên tử hỏi Tu Bồ Đề rằng: Nay Tôn giả chỉ nói chỗ thấy tất cả ngã, sắc, cho đến Giác ngộ vô thượng là như huyễn như hóa như mộng, hay là cũng nói chỗ thấy Niết bàn vi diệu vắng lặng rốt ráo là như huyễn như hóa như mộng?

Tu Bồ Đề đáp: Các Thiên tử! Chẳng những nói chỗ thấy tất cả ngã, sắc, cho đến Giác ngộ vô thượng là như huyễn như hóa như mộng, mà cũng lại nói chỗ thấy Niết bàn vi diệu vắng lặng rốt ráo là như huyễn như hóa như mộng.

Thiên tử phải biết, nếu lại có pháp nào hơn Niết bàn, ta cũng nói chỗ thấy ấy là như huyễn như hóa như mộng. Vì sao thế? Vì huyễn, hóa, mộng, cùng với tất cả pháp cho đến Niết bàn, thảy đều không hai không khác vậy”.

Cái thấy sanh tử và Niết bàn đều như huyễn như mộng là cái thấy của Bồ tát để đi giữa Có và Không, không ở trong sanh tử cũng chẳng trụ trong Niết bàn: “Có, không: trăng trong nước”.

Tâm là gốc rễ của muôn sự Có và muôn sự Không. Như thế, một cách cụ thể, làm thế nào để sống và làm việc giữa muôn sự Có và muôn sự Không? “Tâm sanh thì thảy thảy pháp sanh, tâm diệt thì thảy thảy pháp diệt”, vậy thì Trung đạo là thế nào giữa tâm sanh và tâm diệt?

Tâm sanh mà không sanh (vô sanh), tâm diệt mà không diệt. Sanh mà không sanh, vì như huyễn như mộng. Diệt mà không diệt, vì như huyễn như mộng. Đây là cái thấy và hoạt động “Có – Không trăng trong nước” của một vị Bồ tát vậy. 

 

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Thiền viện Trúc Lâm Phú Quốc

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM CHÙA HỘ QUỐCPHÚ QUỐC Chùa Hộ Quốc (hay Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc) là một trong...

Cốt Lõi Đạo Phật Tập 2 (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Cốt Lõi Đạo Phật Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚCCỐT LÕI ĐẠO PHẬTTHE CORES OF BUDDHISM  TẬP 2 | VOLUME 2   Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved....

Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh Trực Thuyết

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Trực Thuyết

  BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH TRỰC THUYẾT 般若波羅蜜多心經直說 No.542   Đời Minh, Sa-môn Thích Đức Thanh ở chùa Hải Ấn,...

Đức Phật Và Phật Pháp

Đức Phật và Phật Pháp

Cuốn sách Đức Phật và Phật Pháp được tác giả hoàn thành có lẽ vào năm 1964, đến nay vẫn...

Tưởng Niệm Công Đức Của Một Vị Đại-bồ-tát Thích Trí Quang

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni PhậtNam Mô Tiếp Dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà PhậtThắm thoát đã trải qua năm...

Kinh Hoa Nghiêm: Lý Tưởng Bồ Tát Và Phật

Kinh Hoa Nghiêm: Lý Tưởng Bồ Tát Và Phật

KINH HOA NGHIÊM: LÝ TƯỞNG BỒ TÁT VÀ PHẬT  Daisetz Teitaro Suzuki | Tuệ Sỹ (dịch và bình chú)  ...

Khuyên Người Thân Bỏ Nghiệp Cờ Bạc

Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc

Bạch sư con là thành viên mới con xin có đôi lời muốn thỉnh cầu quý sư chỉ dạy cho...

Ni Giới Tại Campuchia – Thích Nguyên Tạng

Từ lâu Ni giới có một vị trí thấp trong Xã Hội Campuchia, dường như họ không được thừa nhận...

Phật Giáo Và Giáo Dục Đạo Đức Toàn Cầu (Sách)

Phật Giáo Và Giáo Dục Đạo Đức Toàn Cầu (sách)

TÙNG THƯ HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM PHẬT GIÁO VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TOÀN CẦUChủ biên: TT. TS....

Đức Đạt Lai Lạt Ma Gọi Người Đàn Ông Ái Nhĩ Lan Là Vị Anh Hùng Của Ngài (song ngữ)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Gọi Người Đàn Ông Ái Nhĩ Lan Là Vị Anh Hùng Của Ngài, Và Tôn...

Đức Phật Và Chúng Đệ Tử

Đức Phật và Chúng Đệ Tử

Shravasti DhammikaĐỨC PHẬT VÀ CHÚNG ĐỆ TỬNguyên Tác: The Buddha And His Disciples 2020Thích Trung Thành Việt dịch Hồi Hướng LỜI...

Một Số Nghi Lễ Trong Phật Giáo Theravada

Một Số Nghi Lễ Trong Phật Giáo Theravada

MỘT SỐ NGHI LỄ TRONG PHẬT GIÁO THERAVADA S.B. Silanandabhivamsa Nghiệp Đức dịch Phật giáo không có một số nghi...

Chuyển Nghiệp Và Sự Cải Tạo Vận Mệnh Trong Kiinh Mi Tiên Vấn Đáp

Chuyển nghiệp và sự cải tạo vận mệnh trong kiinh Mi Tiên Vấn Đáp

Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý...

Hãy Phát Tâm Ăn Chay

Hãy Phát Tâm Ăn Chay

HÃY PHÁT TÂM ĂN CHAY Thích Nhuận Thạnh Ngạn ngữ có câu: "Xưa nay trong một bát canh Oán sâu như...

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bàng Uẩn Ngữ Lục

BÀNG UẨN NGỮ LỤC Dương Đình Hỷ Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man...

Thiền viện Trúc Lâm Phú Quốc

Cốt Lõi Đạo Phật Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Trực Thuyết

Đức Phật và Phật Pháp

Tưởng Niệm Công Đức Của Một Vị Đại-bồ-tát Thích Trí Quang

Kinh Hoa Nghiêm: Lý Tưởng Bồ Tát Và Phật

Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc

Ni Giới Tại Campuchia – Thích Nguyên Tạng

Phật Giáo Và Giáo Dục Đạo Đức Toàn Cầu (sách)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Gọi Người Đàn Ông Ái Nhĩ Lan Là Vị Anh Hùng Của Ngài (song ngữ)

Đức Phật và Chúng Đệ Tử

Một Số Nghi Lễ Trong Phật Giáo Theravada

Chuyển nghiệp và sự cải tạo vận mệnh trong kiinh Mi Tiên Vấn Đáp

Hãy Phát Tâm Ăn Chay

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Tin mới nhận

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

Tu pháp gì để được an vui lâu dài

Giảng nghĩa chữ Phật

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Làm sao để biết kinh nào do chính Đức Phật thuyết giảng?

Trước Phật Thích Ca, bạc vàng chức trọng cũng chỉ là hư vô

Không làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh Tâm

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Vì sao tam ác đạo vào dễ khó ra?

Phật dạy: Pháp tu của người cư sĩ

Tình yêu nam nữ theo lời Phật dạy

Phật là đấng Pháp vương

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

 Ý nghĩa bốn chân lý của Tứ Diệu Đế

Khi tâm được chế ngự một chỗ thì không việc gì không thành

Hành vi thiện ác của mỗi người qua vầng trăng

Án phạt tử hình nhân danh công lý – góc nhìn đặc biệt từ Phật giáo (kỳ cuối)

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Tin mới nhận

Phước Báo Săn Sóc Người Bệnh

Giải Nghĩa Kinh Kim Cang, Bát Nhã & 33 Bài Kệ Của Các Vị Tổ Ấn – Hoa

Nghiên Cứu Về Nagarjuna, Long Thụ Qua Lá Thư Cho Người Bạn.

Việc Đốt Vàng Mã Và Phật Mã

Nhập Trung Đạo Cương Yếu – Đức Đạt Lai Lạt Ma

Đàm đạo về “Như Huyễn”

Làm chủ cái miệng để sống đời hạnh phúc

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

‘Tạp Chí Viên Giác Năm 2017 – 2018 – 2019 -2020-2021

Nguyên văn bài Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ khai mạc Đại lễ Vesak LHQ năm 2019

Thiền Sư & Biển Cả

Phật Dạy Trách Nhiệm Người Tại Gia

Đi Trên Con Đường Phật Giáo Về Môi Trường Với Lòng Từ Bi Và Tánh Không

Tưởng Nhớ Thiền Sư Goenka – Người Xiển Dương Pháp Tu Không Tôn Giáo

Nguyên Thủy, Tiểu Thừa Và Đại Thừa

Chùa chết

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Cơm chay từ thiện no lòng kẻ không nhà

Những Con Rồng Tại Việt Nam

An Ban Thiền

Tin mới nhận

Bát Nhã Ba La Mật Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Đức Phật có mặt ở đời bằng tuệ giác vô ngã vĩ đại

Kinh Pháp Hoa Đề Cương

Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 40)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

Luận Giải Kinh Căn Bản Pháp Môn (Mūlapariyāya Sutta)

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch Bát-nhã Tâm Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 214)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

Kinh Bahiya

Nghe kinh Phật

Kinh Tạng Pali (.Pdf)

Lửa từ chơn tâm biến hiện

Nghe Giảng Kinh Của Quý Ht. Huyền Vi, Tâm Thanh Và Thanh Từ

Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định

Kinh Bách Dụ: Ngậm cớm bị rạch miệng

Tin mới nhận

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 71)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 5)

Chương 1 bài 3 Luận về việc lớn tử sinh (08/05/2022)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 25)

Tịnh Tông Nhập Môn – Pháp Sư Tịnh Không

Vạn Thiện Đồng Quy Tập

Thành Thật Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 42)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 27)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 47)

Tôi Mơ Cõi Nước Của Phật Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Sám Hối Nghiệp Chướng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 74)

Niệm Phật Kiếm (Sự Tích Ngài Cưu Ma La Thập)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese