PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giữ Tâm Một Chỗ Việc Gì Cũng Xong

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIỮ TÂM MỘT CHỖ
VIỆC GÌ CŨNG XONG
Thích Nữ Giác Anh

ThichnugiacanhNhững câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn
luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau
noi gương trên con đường tu học. Trường hạ của Giáo Hội Thống Nhất tại Úc Châu
– Tân Tây Lan năm nay tại Tu viện Vạn Hạnh Canberra, ngoài những buổi lễ trang
nghiêm
thành kính, ngoài những giờ sám hối thanh tịnh, ngoài hình ảnh chư Tôn đức
với màu huỳnh y giải thoát, mỗi tối chư Tôn Đức Tăng Ni còn có những buổi thảo
luận
thật hoan hỷ, sôi động, không khí gần gũi nhưng không kém phần trang nghiêm.
Những câu chuyện thật về công đức tu hành trong chốn thiền môn đã được chư Tôn
kể lại, bài học “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, trong đó việc sanh tử là
việc lớn nhất của người xuất gia, từ ấy đã được lan xa….

Theo lời Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể rằng, những ngày Hòa Thượng
còn ở quê nhà, nơi Tổ đình Thiên Ấn – miền Trung, có một chú sa di tên Diệu Mãn.
Thường nhật Chú chỉ làm công việc quét chùa. Chú người hiền lành, ít nói, tánh
tình ngồ ngộ. Đặc biệt trong chúng, ai nhờ việc gì đều hoan hỷ làm ngay. Cũng
chính vì vậy, chú thường bị quí sư huynh đệ la rầy, sao đang làm việc này lại bỏ
đi làm việc kia… Tuy vậy, nhưng lúc nào chú cũng hoan hỷ, không ai thấy chú câu
chấp việc gì bao giờ.

Chú Diệu Mãn thường lấy niệm Phật làm công phu tu hành. Ngày ngày,
tháng tháng, năm năm… hai thời công phu sáng tối chú gìn giữ đều đặn. Ai làm gì
thì làm, mặc người nói ra nói vào điều chi, thậm chí có ai chọc ghẹo, chú cũng
hoan hỷ im lặng cười xòa.

Thời gian thấm thoát trôi qua, cho đến một hôm, giữa buổi thọ trai,
chú Diệu Mãn đắp y ra tác bạch với Hòa Thượng Bổn Sư và đại chúng, chú chấp tay
cung kính thưa: “Bạch Hòa Thượng và đại chúng, con nay xin thành tâm đảnh lễ ân
đức
của Hòa Thượng và đại chúng đã trưởng dưỡng con cho đến ngày hôm nay, nay
thời gian đã đến, con tác bạch xin Hòa Thượng cho phép cho về với Phật”. Đại chúng
ngẩn ngơ nhưng bình thường thấy chú Diệu Mãn ngồ ngộ, nên tưởng hôm nay chắc chú
ấy cũng giỡn chơi. Hòa Thượng dạy rằng: “Này Diệu Mãn, tiết trời lúc này đang mùa
mưa, con về với Phật mùa này cũng ướt át lắm, thôi để 23 tết đưa ông Táo về trời,
rồi con hãy đi luôn cho tiện.” Chú Diệu Mãn đáp: “Mô Phật, bạch Thầy, Thầy dạy
như vậy, con xin vâng”.

Sau lần tác bạch ấy, đại chúng không nhắc gì thêm về việc ấy nữa. Cứ
nghĩ tánh chú ngộ nghĩnh vậy mà. Chú Diệu Mãn trở lại công việc thường ngày, vẫn
hoan hỷ, vẫn ngồ ngộ, vẫn quét chùa như ngày nào. Mọi người ai nấy dường như đã
quên lời tác bạch của Chú Diệu Mãn hôm nao.

Thời gian thấm thoát trôi qua, đến ngày 23 tháng chạp gần Tết năm đó,
giữa cái chộn rộn, xôn xao của những ngày cuối năm, quí huynh đệ đột nhiên thấy
Chú Diệu Mãn thần sắc lạ hơn ngày thường, y áo chỉnh tề bước lên hậu Tổ, lễ Tổ
xong rồi ngồi thế hoa sen chấp tay niệm Phật. Đại chúng ai nấy đều thấy lạ, và đâu
đó
trong tâm khảm của mỗi người đều cảm được một điều gì đó rất tôn nghiêm, rất
kính cẩn. Tự dưng không ai còn khởi niệm đùa cợt trước thái độ của chú Diệu Mãn
trong giờ phút ấy nữa. Chú thưa với đại chúng rằng : “Nhờ chư huynh đệ hoan hỷ
thỉnh Hòa Thượng từ bi lên tụng cho Diệu Mãn thời Kinh tiếp dẫn”.

Quí Thầy hấp tấp chạy mau xuống thưa với Ôn Hòa Thượng, thỉnh Ôn lên
hậu Tổ. Khi Ôn đã lên tới, chú Diệu Mãn chấp tay cung kính thưa: “Bạch Thầy, hồi
trong năm con đã bạch Thầy cho con về với Phật, Thầy dạy lúc đó trời mưa quá không
tiện đi, đợi cuối năm hãy đi. Nay đã là ngày 23 tháng Chạp, thời giờ đã đến.
Con xin Thầy cùng đại chúng từ bi tụng Kinh tiếp dẫn cho con.”

Thời gian không gian lúc ấy dường như ngừng lại, mọi người từ Hòa
Thượng
xuống tất cả huynh đệ, tâm trạng ai ai cũng tràn đầy cảm xúc khó tả. Hòa
Thượng
xướng bản Kinh A Di Đà, đại chúng cùng hòa theo. Chú Diệu Mãn vẫn chấp
tay
an tọa nơi đó. Tụng xong bản Kinh, Hòa Thượng đến xem thì thấy Chú đã an tịnh
ra đi tự lúc nào !

Chú Diệu Mãn đã an tường ra đi, ra đi biết trước giờ khắc. Ra đi giữa
sự tiếp dẫn của Hòa Thượng Bổn Sư và các sư huynh, sư đệ. Ra đi giữa bổn nguyện
trong Kinh A Di Đà, ra đi có định hướng. Ôi, Phật Pháp thật nhiệm mầu làm sao !

Chú Diệu Mãn ra đi nay đã hơn 70 năm, nếu đại chúng chưa đủ duyên lành,
thì ngày nay tấm gương nhất tâm tu trì ấy, thế hệ mai sau đâu dễ gì được nghe Hòa
Thượng
trưởng lão Huyền Tôn kể lại. Chúng con xin thành tâm cảm niệm ân đức Hòa
Thượng
đã kể lại những mẫu chuyện chuyên tu chuyên hành như vậy, để đàn hậu tấn
chúng con càng thêm vững bước trên con đường chấm dứt sinh tử luân hồi.

Nhân đây, đàn hậu học xin thắp nén hương ghi lại công hạnh của một vị
Hòa Thượng tiền bối khác nữa. Đó là Hòa Thượng Thanh Thái, hiệu Phước Chỉ
(1858-1921), đệ tam Tổ chùa Tường Vân, cố đô Huế khi xưa. Sỡ dĩ chúng con ngày
nay được nghe kể về Ngài bởi qua nhân duyên nghe pháp Thân Trung Ấn, do Ni sư
Trí Hải giảng.

Cố Ni sư Trí Hải vốn là đệ tử thọ tam quy từ Hòa Thượng đệ nhất Tăng
Thống
Thích Tịnh Khiết. Hòa Thượng Tịnh Khiết là đệ tử của Hòa Thượng Thanh Thái.
Những vị đệ tử lớn của Ngài Thanh Thái thời bấy giờ là Hòa Thượng Tịnh Nhân, Hòa
Thượng
Tịnh Hạnh và Đệ nhất Tăng Thống Hòa Thượng Tịnh Khiết và nhiều vị khác.

Nhắc đến Huế, không ai không nhắc đến hình ảnh những ngôi chùa cổ kính,
trang nghiêm, gắn liền với lịch sử tranh đấu cho Phật Giáo Việt Nam lừng danh
thưở nào. Lịch sử ghi lại
theo thời gian có thể kể đến là: Chùa Thiên Mụ (1601),
Báo Quốc (1674), Từ Đàm (1683), Thuyền Tôn (1709), Từ Hiếu (1843), Diệu Đế
(1844), Phước Thọ Am (1831), Tường Vân (1843), Trúc Lâm (1909) và hàng trăm ngôi
chùa lớn nhỏ khác mang đậm nét văn hóa cổ truyền.

Theo lời Ni sư Trí Hải giảng, Hòa Thượng Thanh Thái vào những năm cuối
thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, là một trong những bậc Thầy tôn nghiêm nổi tiếng thành
Huế thời bấy giờ. Ngài là Hòa thượng trụ trì đời thứ ba của chùa Tường Vân. Uy
danh
của Hòa Thượng được hết cả thành nội Huế, từ Vua, quan, đức Từ Cung… cho đến
dân chúng đều kính trọng nể vì. Hòa Thượng sinh năm 1858, viên tịch năm 1921, năm
đó Ngài thọ tuế 63 tuổi.

Oai đức tu hành của Hòa Thượng Thanh Thái còn làm thế gian chấn động
qua sự kiện Ngài đã “dự tri thời chí”, biết trước ngày giờ ra đi một cách tự tại.

Tết năm đó, năm 1921, Ngài tuyên bố với đại chúng từ trong Tết rằng
“Mùng 4 Tết thì ta ra đi”. Cả đại chúng ai cũng giật mình. Vì lúc đó sức khoẻ
Ngài vẫn rất tốt, không có biểu hiện gì của bệnh hoạn hay đau yếu, mệt mỏi. Hòa
Thượng
63 tuổi, tuổi đó tuy không còn trẻ nhưng thế gian mấy ai cho đó là đã già
!

Ngài tuyên bố như vậy xong, cả chùa ai cũng hoang mang, vừa lo, vừa
nghi ngại, vừa sợ. Nghi vì không biết Hòa Thượng có nói thật không, lỡ không thật
thì oai đức thanh danh của Hòa Thượng đâu còn nữa. Lúc đó, cả triều thần ai cũng
biết tin đó. Vua, quan, hoàng hậu… ai cũng theo dõi tin tức từng ngày, chờ trông
đến mùng 4 Tết. Vua cũng phái quân về trực ở chùa để theo dõi cái chết của Hòa
Thượng
.

Mùng 4 Tết đã đến, Hòa Thượng vẫn bình thường, những ngày trước đó,
Hòa Thượng vẫn không có biểu hiện gì lạ. Sáng mùng 4, đại chúng vẫn thấy Hòa
Thượng
khỏe mạnh, vẫn đi dạo ngoài vườn như thường lệ. Lúc đó, tâm cảm mọi người
chắc căng thẳng lắm !

Đến trưa mùng 4, chừng độ 11 giờ, Hòa Thượng bảo với đại chúng: “Các
ông lên đánh chuông trống Bát Nhã cho Ta đi”. Đại chúng vừa hoang mang, vừa chần
chừ. Chưa kịp biết phải làm sao thì Ngài nói tiếp “Các ông không đánh trống, Ta
cũng đi”. Thế là Ngài lên đơn, an tọa xếp bằng, nhất tâm định tĩnh, thở một hơi
nhẹ rồi thị tịch. Đại chúng thất kinh hồn vía, lập tức đánh chuông trống Bát Nhã
tiễn Ngài về cõi Phật.

Chuyện còn kể rằng, gần chùa Tường Vân lúc đó có nhà ông thợ may, ông
ấy là Phật tử. Trưa mùng 4 năm đó, ông thợ may bỗng thấy một đạo cầu vòng năm sắc
thật đẹp, thật to, phóng ra từ đỉnh chùa Tường Vân. Ông thấy chuyện lạ, mau mau
chạy vào chùa xem có chuyện gì. Vào đến chùa, ông đã nghe hồi chuông trống Bát
Nhã
gióng lên, hóa ra Hòa Thượng trụ trì Thanh Thái vừa mới viên tịch rồi.

Ngày nay, có dịp về thăm quê nhà, ra Huế, đảnh lễ Tháp Tổ nơi chùa
Tường Vân, chúng ta vẫn còn được chiêm ngưỡng 4 chữ “Lục tuần tọa hóa” (Độ tuổi 60, ngồi viên tịch) được khắc
trên tháp của Ngài.

Cố ni sư Trí Hải kể lại câu chuyện này trong thời giảng về Thân
Trung Ấm
, năm 1993 tại Thiền viện Vạn Hạnh, Sài Gòn, Việt Nam.

Trong Thiền môn, các bậc Tổ đức thường khuyên chúng ta nên lấy việc điều
phục
tâm làm đầu. Tu Phật không gì khác hơn là tu tâm. Tâm là gốc rễ của sinh tử
luân hồi
, điều phục được tâm là điều phục dòng sinh tử, chứng ngộ cảnh giới giải
thoát
. Chư Tổ thường nhắc câu “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, âm Hán là
“chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện” (concentrate the mind on one thing, then you
can success in all things). Cái rốt ráo của tu Phật là chấm dứt sinh tử luân hồi,
và cái quí nhất của hành trì là đạt đến chỗ an định tâm một chỗ để làm nền tảng
chứng nghiệm trí tuệ giải thoát. Đó cũng là cảnh giới “nhất tâm bất loạn” của
người tu Tịnh Độ vậy.

Nhân mùa An Cư Kiết Đông năm nay tại trường hạ Vạn Hạnh thủ đô Canberra,
chúng con kính nguyện tri ân Thầy Tổ, các bậc Trưỡng lão trong Tăng già, các bậc
Thiện hữu tri thức cùng ân sâu của tất cả chúng sanh đã tác thành giới thân huệ
mạng
cho chúng con đến ngày hôm nay. Kính nguyện quí Ngài, cùng hết thảy chúng
sanh
trong pháp giới sớm viên thành Phật đạo.

 

Kỷ niệm trường hạ Vạn Hạnh,
Canberra, Úc châu 2012

TKN Thích Nữ Giác Anh kính
đề

(CÙNG TÁC GỈA / DỊCH GỈA)

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Tâm Hành Đạo Pháp

Tâm hành đạo pháp

  Chữ Tâm: (Thư pháp: Xuân Thanh) Giá trị của tâm là sự thương yêu và chân thực. Nếu một...

Bàn Về Chuyện Tái Sinh, Đầu Thai Và Cúng Cơm

Bàn về chuyện tái sinh, đầu thai và cúng cơm

BÀN VỀ CHUYỆN TÁI SINH, ĐẦU THAI & CÚNG CƠM(Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen trả lời chung các...

Học Tập Ba Pháp Tu Của Kinh Viên Giác

Kinh nói tất cả chúng ta đang ở trong pháp tánh, hay tánh Không, Chân Như, tánh Giác… dù chúng...

Sự Tương Quan Giữa Bát Nhã Và Thiền Tông

Sự Tương Quan Giữa Bát Nhã Và Thiền Tông

SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA BÁT-NHÃ VÀ THIỀN TÔNG Hòa Thượng Thích Thanh TừThiền Viện Thường Chiếu Hôm nay chúng tôi...

Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 51)

 Kinh văn: “Tứ nhiếp trang nghiêm cố, thường cần nhiếp hóa, nhất thiết chúng sanh”.Trong tứ nhiếp, thì bố thí,...

Đức Phật Dạy: Trong Tất Cả Các Loại Bố Thí, Bố Thí Pháp Là Vĩ Đại Hơn Hết

Đức Phật dạy: trong tất cả các loại bố thí, bố thí Pháp là vĩ đại hơn hết

Ánh sáng của chân lý, của chánh pháp sẽ tràn ngập khắp nơi, xóa tan tăm tối trong tâm hồn...

Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Cách ngồi thiền đúng phương pháp

CÁCH NGỒI THIỀN ĐÚNG PHƯƠNG PHÁPXin cho biết ngồi thiền như thế nào cho đúng cách, đúng phương pháp? Tọa...

Mười Lăm Điều Đáng Ngẫm Trong Cuộc Sống

MƯỜI LĂM ĐIỀU ĐÁNG NGẪM TRONG CUỘC SỐNG   Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có...

Lời Phật Dạy Về Các Hóa Giải Những Rắc Rối Trong Quan Hệ Gia Đình

Lời Phật dạy về các hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình

Quan hệ vợ chồng là quan hệ tình cảm dựa trên tình yêu thương và trách nhiệm. Đời sống hôn nhân không phải là một thế giới tràn ngập hoa hồng như...

Làm Thế Nào Để Chuyển Nghề Đánh Cá Và Sám Hối Tội Nghiệp Sát Sinh?

Làm thế nào để chuyển nghề đánh cá và sám hối tội nghiệp sát sinh?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN NGHỀ ĐÁNH CÁ VÀ SÁM HỐI TỘI NGHIỆP SÁT SINH? Các bạn ơi! Có lẽ...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 2)

Chúng ta phải có năng lực phán đoán chính xác thì mới có thể chọn lựa đúng được. Một người...

Trúc Lâm Một Lần Ở Lại

TRÚC LÂM MỘT LẦN Ở LẠIChơn Hiền Rời Vũng Tàu từ sáu giờ sáng, chiếc xe khách mang tôi xa...

Đi Tìm Chân Ngôn Giữ Nước Và Dựng Nước

Đi tìm chân ngôn giữ nước và dựng nước

ĐI TÌM CHÂN NGÔN GIỮ NƯỚC VÀ DỰNG NƯỚC Nguyên Cẩn   Chân ngôn dựng nước Trong một bài viết...

Sự Hình Thành Và Truyền Bá Kinh Pháp Hoa Đến Nhật Bản

Sự hình thành và truyền bá kinh Pháp Hoa đến Nhật Bản

SỰ HÌNH THÀNH VÀ TRUYỀN BÁ KINH PHÁP HOA ĐẾN NHẬT BẢN Nikkyo Niwano | Trần Tuấn Mẫn dịch Việt Vào...

Tâm hành đạo pháp

Bàn về chuyện tái sinh, đầu thai và cúng cơm

Học Tập Ba Pháp Tu Của Kinh Viên Giác

Sự Tương Quan Giữa Bát Nhã Và Thiền Tông

Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 51)

Đức Phật dạy: trong tất cả các loại bố thí, bố thí Pháp là vĩ đại hơn hết

Cách ngồi thiền đúng phương pháp

Mười Lăm Điều Đáng Ngẫm Trong Cuộc Sống

Lời Phật dạy về các hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình

Làm thế nào để chuyển nghề đánh cá và sám hối tội nghiệp sát sinh?

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 2)

Trúc Lâm Một Lần Ở Lại

Đi tìm chân ngôn giữ nước và dựng nước

Sự hình thành và truyền bá kinh Pháp Hoa đến Nhật Bản

Tin mới nhận

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Phật dạy: Cách nhìn người để biết họ tà hay chánh

Quét sân chùa

“Công ơn cha mẹ” theo lời Phật dạy

Đức Phật đã cứu sống tôi

Mười lý do nên tu tập từ bi quán

Đức Phật và con người hiện đại

Đạo đức gia đình theo lời Phật dạy

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Quan Âm tu viện cùng chiến sĩ bộ đội Biên phòng hạ thủy 7 đóa sen cầu vồng

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Phật đã đến như muôn vầng ánh sáng

Tâm tình ngườì phật tử: Xây chùa to nên vui hay buồn?

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

Vì sao Phật giáo được bầu chọn là tôn giáo tốt nhất trên thế giới?

Cúng dường trân bảo

Thư Kêu Gọi của Thầy chủ trì chùa Moitri Buddhist Vihara, Goussainville (France)

Phật ở đâu?

Lời dạy của Đức Phật về làm hại và không làm hại

Tin mới nhận

Có Hay Không “Kiếp Luân Hồi”?

Thiền giữa đời thường

Phật giáo trong thời đại mới

Thông Điệp Của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết

Phật Giáo Và Hòa Bình Chân Thực

Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo Thế Giới Lần Thứ Vi Tại Việt Nam – Vì Sao Phải Hõan

Trái Tim Thiền Quán

Phật dạy La Hầu La cách thức buông xả

Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới

Bốn thứ che tâm

Đại Thừa Khởi Tín Luận

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2017

Bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng

Trầm lắng

Các Luận Án Tiến Sĩ Phật Học (pdf)

An Cư Kiết Hạ Suối Nguồn Từ Bi Và Trí Tuệ

Đôi Điều Về Thực Dưỡng Osawa Và Phật Tử Trí Lập

Lòng Thương Yêu Sự Sống (The Love Of Life) – Tác Giả: G.b. Talovick – Người Dịch: Ht. Thích Trí Chơn

Nhớ vô thường

Ba mươi bài giảng dạy học chữ Phạn (Sanskrit) qua video-youtube của gíao sư Lê Tự Hỷ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 111)

Kinh Giới Hạnh (Silavanta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 3)

Giới Thiệu Đề Mục Kinh Hoa Nghiêm

Không Giải Đoán Điềm Lành Điềm Dữ (Trích Tiểu Phẩm, Tạng Luật)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Kinh Udaya: Vượt Ra Ngoài Vòng Sinh Tử (song ngữ Việt Anh)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Kinh Bách Dụ: Đầu rắn và đuôi rắn giành nhau đi trước

Kinh Bách Dụ: Thuê thợ gốm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Đại Niệm Xứ

Kinh Bách Dụ: Hai đứa trẻ tranh nhau phân biệt sợi lông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Khuyên Phát Bồ Đề Tâm Văn

Đọc sách ngàn lần – Tập 13 (Tập cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Muốn Vãng Sanh Về Xứ Cực Lạc Của Phật A Di Đà Có Mấy Điều Kiện?

Mê ở Ta Bà, Sực Nhớ Quê Hương Là Cực Lạc

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 48)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 54)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 362)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Lá Thư Tinh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 182)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 10)

PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHI MANG THAI

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese