PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giới luật là ngọn đuốc soi đường

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIỚI LUẬT LÀ NGỌN ĐUỐC SOI ĐƯỜNG…
Nguyên Cẩn

Ngon Duoc Soi DuongĐể bảo hộ sự thanh tịnh và hòa hợp trong Tăng đoàn cũng như để giữ gìn bản thân vị Tỷ-kheo không cho hư hủy, tránh gây mất niềm tin Tam bảo của tín thí, Đức Phật đã đề ra giới luật.

Trong việc giữ gìn giới luật, người tu hành tự nguyện giữ giới pháp một cách nghiêm mật để cho thân tâm thanh tịnh. Nương vào giới luật để gạn lọc thân tâm, hành giả đoạn trừ mọi lậu hoặc, ngăn ngừa nghiệp bất thiện. Nói như ngôn ngữ trong các bài giảng pháp “… Nhờ đó mà thân tâm được thúc liễm, đạo hạnh được tăng trưởng, đời sống không bị nhiễm ô trần tục”. Từng cá nhân như vậy hợp lại, thành một tập thể trang nghiêm thanh tịnh. Đây chính là điểm khác biệt của Tăng đoàn Phật giáo so với tổ chức của các hội chúng khác. Chính tự lực của từng hành giả sẽ tác động đến Tăng thân và khi Tăng thân vững mạnh sẽ tạo tha lực hỗ trợ hành giả dũng mãnh tinh tấn trong quá trình tu học.

Xác định giới pháp là thầy, trong kinh Đại Bát Niết-bàn, Phật dạy: “Này Anan, pháp và luật Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ thì pháp và luật ấy sẽ là Đạo sư của các ngươi” (Trường bộ kinh II ).

Ở một phần khác , Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, nay Ta dạy các ngươi: các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn lên chớ phóng dật”. Giới hạnh không chỉ thực hành những qui định trong giới bổn mà còn là công phu gạn lọc, kiểm soát, ngăn ngừa các nghiệp sát, dâm, đạo, vọng. Từ đó tạo điều kiện cho thiền định được vững chãi, phát triển trí tuệ được dễ dàng.

Trong kinh Di giáo, Phật lại nói: “Các thầy Tỳ-kheo, sau khi Như Lai diệt độ phải trân trọng tôn kính tịnh giới… phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các ngươi. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy” (HT.Trí Quang dịch).

Nói về các nghiệp “dâm” mà một số hành giả phạm phải, chúng ta nghe trong kinh văn khi Phật nói với A-nan, “… Ông A-nan, nếu không đoạn lòng dâm mà tu thiền định thì cũng như nấu cát, nấu đá muốn cho thành cơm; dầu trải qua trăm nghìn kiếp cũng chỉ gọi là cát nóng, đá nóng, vì cớ sao? Vì đó là giống cát, giống đá, không phải là bản nhân của cơm vậy. Ông đem thân dâm cầu diệu quả của Phật, dầu được diệu ngộ, cũng chỉ là gốc dâm, cỗi gốc đã thành dâm, thì phải trôi lăn trong tam đồ, chắc không ra khỏi, còn đường nào tu chứng Niết-bàn Như Lai. Chắc phải khiến cho thân tâm đều đoạn hết giống dâm, cho đến tính đoạn cũng không còn nữa, thì mới trông mong chứng quả Bồ-đề của Phật… Sau khi tôi diệt độ rồi, trong đời mạt pháp, có nhiều những hạng yêu mị tà đạo ấy sôi nổi trong thế gian, chúng lén núp gian dối, tự xưng là thiện tri thức, mỗi người tự xưng đã được đạo pháp thượng nhân, lừa gạt kẻ không biết, doạ dẫm khiến cho mất lòng chính tín; chúng đi qua đến đâu, cửa nhà người ta đều bị hao tổn tan nát”. (Trích kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển sáu. Dịch giả: Tâm Minh Lê Đình Thám – Chỉ bày bốn pháp đoạn trừ Sát, Đạo, Dâm, Vọng)

Kinh Trường bộ có nêu ra năm lợi ích của việc giữ gìn giới luật như sau:
1. Người có giới đức sẽ hưởng được gia tài pháp bảo nhờ tinh tấn.
2. Người có giới đức được tiếng tốt đồn xa.
3. Người có giới đức không sợ hãi rụt rè khi đến các hội chúng đông đúc.
4. Người có giới đức khi chết tâm không rối loạn.
5. Người có giới đức sau khi mạng chung được sinh về thiện thú, thiên giới. Kinh Tăng chi III, Đức Phật dạy rằng: “… Biển cả không bao giờ dung chứa tử thi. Cũng vậy, nếu Tỳ-kheo nào không giữ được hạnh thanh tịnh thì Tăng đoàn sẽ không sống chung với kẻ ấy, hãy nhanh chóng tụ họp lại loại kẻ ấy ra. Dù kẻ ấy có ngồi giữa Tăng chúng cũng xa rời Tăng chúng, và Tăng chúng cũng không bảo vệ được kẻ ấy”.

Giáo hội không thể quán xuyến quản lý tất cả Tăng sĩ ở những địa phương khác nhau. Chúng ta không có hay chưa có những môi trường mạnh mẽ để Tăng Ni sinh trưởng dưỡng phạm hạnh. Cũng chưa có hệ thống xét duyệt đạo đức thường xuyên hay bất kỳ nên có những sự cố xảy ra rồi mà Giáo hội chưa biết hay xử lý kịp thời. Trưởng lão Thích Thông Lạc từng nhận định: “… nhìn tu sĩ Phật giáo hiện giờ, biết Phật giáo suy hay thịnh, mất hay còn. Không phải ở số đông tu sĩ Phật giáo; không phải ở chỗ Phật giáo được chấp nhận là quốc giáo; không phải Giáo hội Phật giáo được tổ chức như một quốc gia có tổ chức hẳn hoi, có các trường học từ sơ, trung, cao đẳng để tu sĩ học tập có cấp bằng cử nhân, tiến sĩ… Cũng không phải ở chỗ xây cất chùa to, tháp lớn, kiến trúc kiên cố vĩ đại mà ở chỗ tu sĩ phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt. Nói tóm lại, vị Tỳ-kheo phải giữ gìn giới luật nghiêm túc thì Phật giáo mới còn và hưng thịnh, còn chúng Tỳ kheo phá giới thì Phật giáo mất và không hưng thịnh. Lời di chúc năm xưa của Đức Phật còn vang mãi trong tai chúng ta rằng giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất” (Thích Thông Lạc – Giới luật là pháp tu căn bản của Phật giáo để thoát khổ – Người Phật tử cần biết, tập 3, Nxb Thế Giới, 2011).

Cách đây hơn 80 năm, Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám trong tạp chí Viên Âm từng phân loại Tăng chúng tóm tắt như sau:
a. Hạng lợi dụng Phật pháp;
b. Hạng lỡ dở không biết tu hành, lấy những lối cúng cấp làm nghề riêng;
c. Hạng ưa thanh nhàn chỉ vui thú lâm tuyền, quên trách nhiệm của Tăng đồ.
d. Hạng tu vì tư lợi, mình chỉ biết tự giải thoát. e. Hạng thực hành Chánh pháp.

Trên cơ sở đó, ông đề nghị xây dựng lại, chỉnh đốn tăng-già với những việc cụ thể như:

– Đối với trong sơn môn

a. Lập một Ban luật sư để kiểm sát giới hạnh của tăng chúng. Ghi rõ kẻ nào phá giới, sẽ bị thâu sổ không được đắp điền y. Nếu không có sổ hay ban luật sư không cho phép mà đắp điền y thì bị truy tố về tội giả dối.

b. Tổ chức những Ban thầy cúng. Thầy cúng không được đắp điền y mà chỉ là ưu-bà-tắc mang y màu nâu hay màu xám. Các ông thầy nếu không giữ đủ giới thì cho vào hạng ấy…

– Về phương diện chư thiện tín

a. Không nên nhận những người đã phá giới là thầy tu đạo Phật.
b. Phải hủy những điệp quy y thọ giới của các ông thầy đã phá giới cấp cho, vì không có giá trị.
c. Công bố những sư phạm giới có bằng cớ của các bậc Tăng-già.
d. Bảo hộ, cúng dường các thầy tu giữ giới luật.
e. Không dự những việc không hợp với Phật pháp dầu là họ có lập chùa, đúc tượng vì nó chỉ là những lối buôn bán Phật pháp để kiếm tiền kiếm rượu. [Hiện nay ở nước ta một số đại gia đặc biệt phía Bắc đang xây chùa cực to, tượng thật lớn nhưng để làm gì thì chúng ta chưa rõ, ít ra về phương diện tu học và phổ biến Chánh pháp].

Cư sĩ Tâm Minh khẳng định “Hộ trì giới luật là xây nền tảng cho đạo Phật, hoằng dương Chánh pháp”. B’Su Danglu trong “Đạo Phật ngày mai” từng kêu gọi “Muốn bảo vệ đạo Phật một cách hữu hiệu, mỗi người Phật tử phải xây một ngôi chùa cho chính bản thân mình. Vào thế kỷ XI, có một vị thiền sư tên Ngộ Ấn, đã thực hành và truyền dạy pháp môn Tam bản “Dĩ thân vi Phật, dĩ k hẩu vi Pháp, dĩ tâm vi thiền” (Dùng thân làm Phật, dùng miệng làm pháp, dùng tâm làm thiền), Giáo lý Tam bản dạy chấm dứt sự truy cầu rong ruổi bên ngoài và trờ lại với ngôi chùa thân khẩu ý” (B’su Danglu – Đạo Phật ngày mai, Lá Bối, 1970).

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nhấn mạnh rằng sự hưng thịnh và tồn vong của Phật giáo hôm nay không nằm ở những khu du lịch tâm linh hàng trăm hecta hay những ngôi chùa nguy nga, những lễ hội rình rang đậm màu mê tín mà nằm ở các Tăng sĩ giữ gìn giới luật, làm gương cho tín chúng. Làm thế nào ở những ngôi chùa, dù to hay nhỏ, luôn là những tự viện thanh quy với những vị Tăng sĩ đạo hạnh nghiêm cẩn hay luôn cố gắng như thế, hướng dẫn Phật tử sống an lạc tin yêu.

Nguyên Cẩn | Văn Hóa Phật Giáo số 331 ngày 15-10-2019

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Đừng Hoang Phí Đời Mình

Đừng Hoang Phí Đời Mình

ĐỪNG HOANG PHÍ ĐỜI MÌNH Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ Nếu quán chiếu sâu sắc để thấy rõ từ...

Bụt Trong Con Sinh Chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Thân tuy là giả, không phải là thật, nhưng chúng ta không thể thiếu nó. Nhà Phật thường nói “mượn...

Lời Kinh Sám Hối

LỜI KINH SÁM HỐIĐào Văn Bình Sau 6000 năm tạm gọi là “văn minh, tiến bộ”. Loài người đã đạt...

Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚCSÁU NẺO ĐƯỜNG TRẦN & BỐN ĐƯỜNG LÊN  THÁNH(LỤC PHÀM TỨ THÁNH)SIX PATHS OF THE WORLDLY WORLD & FOUR WAYS LEADING TO...

Đầu Năm Hướng Về Tam Bảo

Đầu Năm Hướng Về Tam Bảo

ĐẦU NĂM HƯỚNG VỀ TAM BẢO Nhụy Nguyên Đầu năm, lộc non nhú trên những cành cây tưởng đã khô...

Chết Và Tái Sinh

Chết Và Tái Sinh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hiểu Rõ Hơn Về Nghiệp

Hiểu rõ hơn về nghiệp

HIỂU RÕ HƠN VỀ NGHIỆP Pháp Hiền Khái niệm ‘nghiệp’, thật ra, đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo...

Chuyện Ngắn Đời Dài

Chuyện Ngắn Đời Dài

CHUYỆN NGẮN ĐỜI DÀI Truyện ngắn  Nguyễn Văn Sâm       Bàn ăn hằng ngày của nhóm năm người hôm...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 119)

 Kính thưa các vị đồng học của Tịnh Tông Học Hội Úc Châu, xin chào mọi người!Sáng sớm hôm nay...

Duyên Hợp – Tinh Túy Của Đạo Phật

Duyên Hợp – Tinh Túy Của Đạo Phật

DUYÊN HỢP TINH TÚY CỦA ĐẠO PHẬT   MỤC LỤC Lời nói đầuChương 1 – Ấn Độ cổ đại thời Đức...

Nhớ Thầy

Nhớ Thầy

NHỚ THẦY Đệ tử Thiện Phúc viết để tưởng niệmThầy Bổn Sư nhân dịp lễ giỗ đầu của Ngài Trước...

Cầu Nguyện Là Chánh Tín Hay Mê Tín?

Cầu nguyện là chánh tín hay mê tín?

Mê tínNếu chúng ta khẳng định rằng mọi sự cầu nguyện đều được toại nguyện, đó là mê tín. Vì...

Bài Kinh Dài Về Tánh Không

Bài Kinh Dài Về Tánh Không

  Tôi từng được nghe như thế này:   Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc...

Lá Quế Xào Ớt Với Veggie Kidney

Lá Quế Xào Ớt Với Veggie Kidney

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đừng Hoang Phí Đời Mình

Bụt trong con sinh chưa?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Lời Kinh Sám Hối

Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Đầu Năm Hướng Về Tam Bảo

Chết Và Tái Sinh

Hiểu rõ hơn về nghiệp

Chuyện Ngắn Đời Dài

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 119)

Duyên Hợp – Tinh Túy Của Đạo Phật

Nhớ Thầy

Cầu nguyện là chánh tín hay mê tín?

Bài Kinh Dài Về Tánh Không

Lá Quế Xào Ớt Với Veggie Kidney

Tin mới nhận

Đạo đức gia đình theo lời Phật dạy

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

Đức Phật của chúng ta

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về trí tuệ

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Hoa sen trong người

Chùa Núi Minh Đức – Khối Phố Thạnh Đức, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Lời dạy của Đức Phật về làm hại và không làm hại

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 1)

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Phật trong chúng sanh, chúng sanh trong Phật

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Làm thế nào để gặp được Phật?

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Chùa Huệ Quang Bạc Liêu

Vì đâu ‘khẩu Phật tâm xà’?

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Lắng nghe lời Phật thoát mọi phiền hà

Tin mới nhận

Câu chuyện về chú sư tử ăn chay và sống thân thiện với muôn loài

Trung Quốc chuẩn bị người kế vị cho Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài qua đời

Có ba sự hưởng thụ không bao giờ thỏa mãn

Giới Luật Là Yếu Tố Cơ Bản Của Người Xuất Gia

Không gì là chắc thật

Chiếc Bè

Tỉnh thức sống hiện tiền (II)

Tiền Và Việc Cải Đạo Tín Đồ Phật Giáo – Minh Thạnh

Phật Giáo Và Cuộc Sống

Lời Nguyện Đêm Thành Đạo – Thích Đồng Hoàng

Cơ Sở Lý Tính Duyên Khởi

Đối thoại đích thực

Hành trình tâm linh để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn

Hạnh Phúc Ở Đâu

Vài Cảm Nghĩ Về Bát Nhã Tâm Kinh

Tại sao chúng ta lại sanh ra dưới một vì sao xấu

Trụ Trì Chùa Quán Sứ: Đi Giải Hạn Không Thể Tránh Được Hạn! – Hoàng Nguyên (Thực Hiện)

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hỏi Và Đáp

Lối sống vô thần và mê tín

Tìm Hiểu Trung Luận Nhận Thức Luận Và Không Tánh Trung Quán Luận

Tin mới nhận

Giải Mã Bí Ẩn Kinh Pháp Hoa

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Kinh Bách Dụ: Dâng nước ngọt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Giới Thiệu Kinh Trung A Hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ

Kinh Bách Dụ: Thù ghét lẫn nhau

Vượt Thoát Sợ Hãi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 126)

Đại Bi Chú Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 81)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Kinh Bách Dụ: Năm chủ một tớ

Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Hạnh Phúc Kinh | Maṅgala Sutta

Tin mới nhận

A Di Đà Kinh Hợp Giải

Hàng Ngàn Tăng Ni Phật Tử Cung Tiễn Nhục Thân Cố Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh Nhập Kim Quan

Ẩn Tu Ngẩu Vịnh

Pháp Môn Một Đời Thành Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 319)

Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 75)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 20)

Tịnh Không Pháp Sư gia ngôn lục (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 14)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 46)

Bản Nguyện Niệm Phật

Nhận Thức Về Tái Sinh – Chứng Ngộ – Vãng Sanh

Liên Trì Cảnh Sách

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 117)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Sổ Tức – Niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese