PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giáo Huấn Sau Cùng

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Ấn tượng về nội dung bản kinh này trong chúng tôi đó là một dịp húy nhật cố Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909-1984), vào đêm trước ngày chính kỵ, chư tôn đức từng thọ học với Hòa thượng từ các nơi đồng về, chư Tăng trụ xứ quây quần bên nhau trước hương án của Hòa thượng để tụng Di giáo. Có duyên may được tham dự hội chúng cùng trì tụng kinh ấy, chúng tôi vô cùng xúc động. Hình ảnh của tập thể những vị xuất gia, cùng ngồi bên nhau như phảng phất khung cảnh của hơn hai ngàn rưỡi năm trước, trong đêm Thế Tôn thị tịch nơi rừng Câu-thi-na.

Uy đức Tăng-già

“Các Thầy Tỷ-kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các Thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các Thầy. Nếu Như Lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”.

Trong cái nhìn của người Phật tử tại gia nói riêng cũng như người đời nói chung, Tăng-già là đoàn thể của những con người xuất thế. Hình ảnh của một vị Tăng, Ni luôn gắn liền với định nghĩa về đạo đức, sự thanh tịnh và mẫu mực. Để dám vượt thoát khỏi mọi ràng buộc của đời thường, cần một nghị lực phi thường; để sống một đời phạm hạnh, lại cần tới một ý chí, sự kiên định lớn lao. Điều đó không phải ai muốn cũng có thể làm được. Người đời cung kính, ngưỡng vọng với người tu cũng vì nguyên do vậy.

Lịch sử Phật giáo Việt Nam từng ghi nhận gương hạnh của rất nhiều bậc cao tăng phạm hạnh, đức độ. Trong con mắt của hậu thế, các vị là bậc xứng đáng được cung kính, tôn thờ. Đương đại, chúng ta cũng có cơ hội được chứng kiến sự kính ngưỡng mà quần chúng dành cho những bậc thực học chân tu.

Mùa xuân năm 2013, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích viên tịch. Sự ra đi của ngài đã gây nên một nỗi xúc động rất lớn trong Tăng Ni, Phật tử. Qua truyền thông, mạng xã hội, những hình ảnh về chốn Tổ Hội Xá – trụ xứ của ngài, cũng như liêu phòng đơn sơ đến tột cùng, nếp sống thanh bần, khiêm cung được truyền đi liên tục. Từ Bắc chí Nam, người ta tán thán ngài vì giới hạnh và nếp sống ấy.

Năm 2019, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch. Ngài là vị dịch giả của rất nhiều bộ Kinh, Luật, Luận được Tăng Ni, Phật tử học hỏi hành trì. Tang lễ vô cùng giản đơn của ngài được như một bài pháp không lời sau chót của một bậc danh tăng gắn liền tên tuổi với những thăng trầm, biến cố của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại. Rồi năm ngoái, sự viên tịch của đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN, vị thầy nổi tiếng với đức độ, nghiêm cẩn, đã tạo nên một dư chấn lớn trong quần chúng, kể cả những người không phải là Phật tử.

Nhắc lại để thấy, những bậc kỳ túc được tôn kính, trên hết, là bởi sự mẫu mực, phạm hạnh trong đời sống tự thân. Đời sống ấy phản chiếu một quá trình chân tu, thực học, nghiêm trì giới luật. Thế gian đôi khi không hiểu hết về đời sống của một người tu, rằng các vị hành trì cái gì, trì giới ra sao, nhưng họ nhìn và thấy. Họ nhìn nơi đạo phong, oai nghi của các vị thầy, họ thấy và cảm uy đức Tăng-già, niềm kính tín, công đức cũng từ đó phát sinh. Mà đạo phong, oai nghi ấy, có lẽ không đến từ đâu khác ngoài sự chấp trì giới luật, như kinh Di giáo đề cập: “Do đó mà biết tịnh giới là chỗ yên ổn nhất, làm nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức”.

Là nơi cần nương tựa

Xã hội chúng ta sống đang biến đổi rất nhanh. Dường như chỉ mới độ chục năm thôi, có rất nhiều khái niệm, định nghĩa đã khác đi hoàn toàn. Trong xã hội tiêu thụ, có những món đồ sau một đêm đã trở thành lỗi thời. Không ít người đang hụt hơi trong khi cố chạy theo cho kịp với nhịp điệu của thời đại.

Ngay bản thân Phật giáo cũng phải thay đổi ít nhiều về phương thức tiếp cận, ngôn ngữ diễn giảng, hình thức chùa chiền, nghi lễ,… Hơn chục năm trước, có lẽ khó ai nghĩ đến một ngày, chúng ta sẽ phải ngồi trước màn hình máy tính để tham dự một khóa lễ trực tuyến hay nghe pháp thoại, tụng kinh với một chiếc điện thoại cảm ứng, một chiếc máy tính bảng trên tay. Nhưng với tốc độ đó, thông tin độc hại hay những tiêu cực, nếu xảy ra, cũng lan truyền đi rất nhanh chóng. Gần đây có thể kể đến những hiện tượng người mang hình tướng xuất gia có những hành vi không phù hợp, xa rời với những điều mà Phật di giáo. Qua các kênh thông tin mạng, nhiều hình ảnh không lấy gì làm đẹp đẽ được lan truyền. Đi kèm với sự bức xúc dâng cao trong cộng đồng còn là những định kiến, quy chụp, gây tổn hại không ít đến hình ảnh người xuất gia.

Dẫu có chạnh lòng nhưng qua đó, chúng ta mới thấy được rằng trong nhịp sống hối hả, giữa vô số biến đổi, có những điều lại không bao giờ thay đổi. Cuộc sống càng hiện đại, con người càng dễ bị tổn thương. Một nơi nương tựa về tinh thần bao giờ cũng cần thiết với mọi cộng đồng, xã hội. Tăng Ni vẫn là những người dẫn đường tâm linh, gìn giữ và truyền dạy giáo pháp của Phật và là biểu tượng của đạo đức, giải thoát cao cả. Trước vẫn thế và nay vẫn vậy.

Trong biến cố thế kỷ gây ra bởi Covid-19, có thể nói, cộng đồng Phật giáo đã thể hiện hết vai trò “tật dịch thế nhi hiện vi dược thảo”1 trong việc làm lợi ích cho nhân sinh, đem đến những phương tiện về vật chất lẫn tinh thần để đưa con người vượt qua biến cố. Hình ảnh các vị Tăng Ni trẻ dấn thân nơi tuyến đầu chống dịch, lăn xả trong mọi hoàn cảnh để giúp đời đã tạo nên một mối thiện cảm rất lớn. Sau đại dịch, vô số vấn đề vẫn còn đó, sự khủng hoảng về tinh thần trở nên lớn hơn cả so với những ảnh hưởng về sức khỏe, nhu cầu trị liệu về tinh thần lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vị trí của những bậc thầy dẫn dắt về tâm linh lại càng trở nên cần thiết.

Hơn hai ngàn rưỡi năm trôi qua, những di huấn sau cùng của Đức Thế Tôn vẫn sống động trong dòng tương tục không ngừng của Phật giáo. Dẫu cho sóng gió thế gian vẫn không ngừng dội vào, nhưng vẫn luôn có người, đặc biệt là các vị xuất gia kiên định theo lối sống mà Đức Phật đã căn dặn một cách vắn tắt sau cùng: tôn kính tịnh giới. Bởi trên hết, chỉ có tịnh giới mới đem lại sự mẫu mực cho Tăng-già.

Không vì bất cứ một lý do nào, và không thể viện cớ phương tiện để rời bỏ những giá trị làm nên chất liệu nơi người đệ tử xuất gia của Đức Phật. Vì nếu ai xa rời tịnh giới theo lời Phật dạy là tự hủy hoại phạm hạnh của chính mình. Với người tu, khi tịnh giới bị hủy hoại thì tự thân không còn là thành viên của Tăng đoàn, biểu tượng cho đạo đức giải thoát, xứng đáng làm nơi nương tựa cho người khác.
Giải Hạnh
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1143 

___________________

1 Một câu trong bài sám Quy mạng của Thiền sư Di Sơn: “Tật dịch thế nhi hiện vi dược thảo. Cứu liệu trầm kha. Cơ cẩn thời nhi hóa tác đạo lương. Tế chư bần nổi”. Nghĩa là: Gặp buổi tật dịch lan tràn, hiện thuốc thang cứu kẻ bệnh đau. Gặp khi nạn đói hoành hành, hóa thóc lúa giúp người đói khổ”.

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Kính Mừng Kỷ Niệm Ngày Đức Phật Thành Đạo:

Kính Mừng Kỷ Niệm Ngày Đức Phật Thành Đạo:

KÍNH MỪNG KỶ NIỆM NGÀY ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO: MỒNG 8-12 ÂM LỊCH (2/1/2020). Thích Tánh Tuệ   ''Cội Bồ Đề...

Có Ai Thấy Phật Không?

Có ai thấy Phật không?

Qua biết bao nhiêu là câu hỏi, bao nhiêu ngày đã trôi qua, bao nhiêu câu trả lời của bậc...

Những Vết Chân Voi

Những Vết Chân Voi

NHỮNG VẾT CHÂN VOI Christian Maes (Hoang Phong chuyển ngữ) Vài lời giới thiệu của người dịch: Đây là một...

Đi Đứng Nói Cười Trong An Vui Tự Thân

Đi đứng nói cười trong an vui tự thân

Hàng ngày, ta nói nhiều lắm, từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ, ta nói với người trong...

Giới Thiệu Cd Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời

Giới thiệu CD thiền ca Hoa Bay Khắp Trời

GIỚI THIỆU CD THIỀN CA "HOA BAY KHẮP TRỜI"THƠ NGUYÊN GIÁC  - NHẠC TRẦN CHÍ PHÚC (Bài phát biểu nhân...

Nỗi Đau Của Tâm

NỖI ĐAU CỦA TÂM Tỳ kheo Bodhi Đức Phật có so sánh cái đau ở thân cũng giống với người...

Trung Ương Giáo Hội Yêu Cầu Loại Bỏ Tục Đốt Vàng Mã Tại Chùa Chiền

Trung ương giáo hội yêu cầu loại bỏ tục đốt vàng mã tại chùa chiền

Ngày 12-2, thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực đã ký ban...

Huế vào Xuân: Chùa Thiên Mụ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bồ Tát Đạo Hay Tám Tiết Thơ Giúp Tập Luyện Tâm Thức Của Nhà Sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa

Bồ Tát Đạo Hay Tám Tiết Thơ Giúp Tập Luyện Tâm Thức Của Nhà Sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa

BỒ TÁT ĐẠOhay Tám tiết thơ giúp tập luyện Tâm thứccủa nhà sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa (1054-1123) Nguyện...

Cư Sĩ Phật Tử Với Vấn Đề Cải Đạo

Cư Sĩ Phật Tử Với Vấn Đề Cải Đạo

CƯ SĨ PHẬT TỬ VỚI VẤN ĐỀ CẢI ĐẠO Đào Văn Bình Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi...

Từ Bi Diệt Hận Thù

Từ bi diệt hận thù

TỪ BI DIỆT HẬN THÙThích Phước Thái giảng giải 5. Ở thế gian nầy, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ...

Đầu Tư Tương Lai Cho Chính Mình – Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lời Phật Dạy Về Những Khổ Não Bị Tác Động Trong Thực Tế

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Đức Phật dạy: "Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy sống trong giây phút hiện tại". Nếu ta...

Tha Thứ Và Giận Dữ

Tha Thứ Và Giận Dữ

THA THỨ VÀ GIẬN DỮTác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Paul EkmanChuyển ngữ: Tuệ Uyển EKMAN (Giới thiệu):...

Tự Giữ Gìn Cho Mình

TỰ GIỮ GÌN CHO MÌNHNguyễn Duy Nhiên Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn...

Kính Mừng Kỷ Niệm Ngày Đức Phật Thành Đạo:

Có ai thấy Phật không?

Những Vết Chân Voi

Đi đứng nói cười trong an vui tự thân

Giới thiệu CD thiền ca Hoa Bay Khắp Trời

Nỗi Đau Của Tâm

Trung ương giáo hội yêu cầu loại bỏ tục đốt vàng mã tại chùa chiền

Huế vào Xuân: Chùa Thiên Mụ

Bồ Tát Đạo Hay Tám Tiết Thơ Giúp Tập Luyện Tâm Thức Của Nhà Sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa

Cư Sĩ Phật Tử Với Vấn Đề Cải Đạo

Từ bi diệt hận thù

Đầu Tư Tương Lai Cho Chính Mình – Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Tha Thứ Và Giận Dữ

Tự Giữ Gìn Cho Mình

Tin mới nhận

Mừng ngày Phật đản

Tại sao Đức Phật lại nói Thân người khó được, Phật pháp khó nghe?

Lời Phật dạy cho người nóng tính

Phật dạy cách làm đẹp

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Bồ Tát Thích Quảng Đức, Cuộc Đời Và Hạnh Nguyện, Nhìn Qua Các Văn Bản Và Khảo Cứu

Hùn Phước Ấn Tống: Giới Thân Túc Luận

Bàn về luân hồi và số mệnh

Những câu chuyện ám hại Đức Phật

Phật dạy: Tham đắm danh lợi là căn bệnh khó chữa

Phật là đấng Pháp vương

Lí do Đức Phật ra đời là gì?

‘Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Thập Trụ Bồ Tát

Vui trong đau khổ

Tỷ phú Bill Gates đã thực hiện lời Phật dạy như thế nào?

Làm sao cho đá nổi, bơ chìm?

10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

Lời Phật dạy về cách chọn bạn mà chơi

Tin mới nhận

Hướng nội và hướng ngoại dưới cái nhìn phật giáo

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Tính Dục, Hôn Nhân Và Đồng Tính Damien Keown-gia Quốc (Dịch)

Bình Nguyên Prambanan – Nơi Chung Sống Hòa Bình Giữa Hindu Và Phật Giáo – Tâm Nhẫn

Con muốn trở thành một Cư Sĩ tại gia, mong các vị thiện tri thức giúp đỡ

Có ai thấy Phật không?

Bốn Nguyện Lớn Của Đại Thừa

Tận Thấy Tháp Mộ Trần Nhân Tông Uy Nghi Trên Đỉnh Núi – Phạm Ngọc Dương

Kỷ Niệm về Thầy: Niệm Phật và Ăn Chay

Cho hơn nhận là biểu hiện của yêu thương

Luận Phật Thừa Tông Yếu

Phật Dạy Quán Niệm Sự Chết – Cư Sĩ Nguyên Giác

Đề Nghị Thống Nhất Chữ Vạn Trong Phật Giáo

Ở đời chỉ cần sống tốt là đủ

Phật Giáo, Sinh Thái Học Và Đạo Đức Toàn Cầu Trần Phương Lan Dịch

Lễ Trăng Tròn Tháng Tư

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Tự tại giữa “có” và ‘không”

Hoằng pháp hải ngoại: kênh ngoại giao văn hóa tâm linh

Natalia Petrunina – Một Nữ Phật Tử Người Nga

Hùa Sắc Tứ Kim Sơn (Nha Trang): THÔNG BÁO ĐĂNG KÝ KHÓA TU MÙA HẠ 2019

Tin mới nhận

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Phương pháp giáo dục con người trong kinh A Hàm

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Tập I

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2566

Kinh Phật và gốm của Họa sỹ Lê Thiết Cương

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Kinh Duy Ma Lược Giải

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Bāhiya Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy

Vượt Thoát Sợ Hãi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 43)

Giới Thiệu Về Năm Bộ Nikāya (Pañca Nikāya)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 48)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 20)

Kinh Tụng – Thích Trí Thoát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Kinh Bách Dụ: Thầy đau chân nhờ hai đệ tử xoa bóp

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Tác hại của việc phóng túng tình dục đối với sức khỏe con người hiện nay

Học Phật chớ nên hồ đồ, ngộ nhận…

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 33)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 127)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 14)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 5)

Tịnh Độ Hiện Tiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 68)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 105)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 275)

Bước chuyển từ triết lý Niệm Phật đến tín ngưỡng Niệm Phật

Từng Bước Thực Hành Thần Chú Đại Bi

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 15)

10 Điều Trọng Yếu Của Sự Tu Hành

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.