PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 23)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 23)


Pháp Sư Tịnh Không


 


Câu
thứ hai, “Thâm tín nhân quả”


Cái
nhân quả này không phải là nhân quả thông thường. Thông thường chúng ta gọi
nhân quả, trồng nhân thiện được quả thiện, bạn tạo tác nhân ác đương nhiên có
ác báo, đó là nhân duyên quả báo thiện ác, cái ý này còn thấp. Trong tam phước
ý nghĩa của “Thâm tín nhân quả” rất sâu. Nhân quả này chuyên nói niệm
Phật
“Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả”. Thế nhưng rất ít người hiểu
được hai chữ “niệm Phật”, họ đều nghĩ đến miệng niệm “A Di Đà Phật, A
Di Đà Phật
”. Thực ra, đó không gọi là niệm, mà gọi là hát Phật, bởi vì hát
thì chỉ có miệng chứ không có lòng, không thể gọi là niệm Phật.


Chữ
Trung Quốc rất trí tuệ, chữ “niệm” của Trung Quốc là một chữ “kim”
và một chữ “tâm”. Trong tâm hiện tại của bạn có Phật, vậy gọi là niệm
Phật
, miệng niệm hay không niệm không hề gì, trong lòng thật có Phật, mỗi niệm
đều là Phật. Phật ở trong tâm của bạn chưa từng bị gián đoạn, con người này mới
chân thật là người niệm Phật. Chúng ta thường nói “buộc chặt niệm trong tâm”,
thường hay niệm lấy. Trên thế gian, người mẹ luôn nhớ con cái của mình, niệm
lực
này rất mạnh. Cho dù con cái bất hiếu, hay con cái ở phương xa, người mẹ
vẫn ngày ngày nhớ chúng, ngày ngày nghĩ đến. Nếu có thể đem cái niệm này đổi
thành A Di Đà Phật thì họ nhất định sẽ thành Phật.


Chúng
ta
phải suy xét cặn kẽ hơn, trong lòng thật có Phật, trong lòng thật có pháp,
chân thật muốn đem pháp môn niệm Phật thù thắng giới thiệu cho tất cả chúng
sanh
; cùng với Bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà, mỗi nguyện đều tương
ưng
. Một người chân thật niệm Phật chính là người thế giới Tây Phương Cực Lạc
rộng độ chúng sanh, là người thừa nguyện tái lai đến thế gian này; sống vì tất
cả chúng sanh, chết cũng vì tất cả chúng sanh; sinh hoạt và làm việc đều vì tất
cả chúng sanh. Vì chúng sanh là chân thật vì chính mình. Vì chính mình mà bỏ
quên
chúng sanh là đặc biệt sai lầm, đó là tâm phàm phu, tâm luân hồi, không
phải tâm Bồ Đề. Chúng ta phải sâu sắc tin tưởng cái nhân quả này “Niệm Phật
là nhân, thành Phật là quả
”.


Ÿ
Câu thứ ba, “Đọc tụng Đại thừa”


Bộ
kinh
này là kinh đại thừa, “Phật Thuyết đại thừa”, nên không cần phải
niệm đại thừa khác. Đọc một bộ kinh đại thừa cũng là đọc tất cả kinh đại thừa,
đó là tổng cương lĩnh, là tinh hoa đại diện. Mỗi ngày đọc đồng nghĩa tiếp nhận
giáo huấn của Phật đà. Đọc qua một biến cũng giống như nghe Phật giảng khai thị
một lần. Vì sao phải niệm mỗi ngày? Vì chúng ta chưa làm được. Không nên mỗi
ngày đọc kinh một cách giải đãi, mệt mỏi, ngày ngày nghe Phật nói những lời này
sanh ra xem thường, không có gì mới lạ. Bởi vì bạn không làm đến được cho nên
phải đọc kinh mỗi ngày để được nhắc nhở. Ba ngày không đọc kinh, tâm bệnh, tập
khí
, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chúng ta liền thảy đều đầy đủ, vậy
không đọc kinh sao được. Mỗi ngày chí ít phải đọc một lần, sau khi đọc phải ghi
nhớ, phải hiểu ý nghĩa những lời nói trong kinh.


Lần
này chúng ta ở Cư Sĩ Lâm có thể trong khoảng thời gian dài. Tôi đã bỏ hết tất
cả những lời mời thỉnh của các khu vực khác để lưu lại nơi đây, giảng một bộ
kinh
Vô Lượng Thọ này, cùng với các vị đồng tu làm một cuộc nghiên cứu tỉ mỉ,
nỗ lực tham hiểu, cố gắng mà học tập. Đọc tụng đại thừa là cần thiết, nhưng đọc
tụng
mà không hiểu được ý thì không được. Không hiểu ý thì đương nhiên bạn sẽ
không biết phải làm thế nào. Nhất định phải hiểu được ý “Tín Giải Hành Chứng”,
rồi sau đó mới có thể y dạy mà làm. Sau khi làm, bạn liền có sở đắc, có những
công đức thù thắng nào?


Thứ
nhất phiền não không còn. Cho dù phiền não không thể hoàn toàn hết nhưng cũng
ít đi, vọng niệm ít, mọi người liền trở nên thông minh, có trí tuệ. Bạn được
chuyển biến ngay tâm lý. Tâm lý chuyển biến thì dung mạo của bạn cũng đổi tốt
theo. Mọi người chẳng phải đều hy vọng mình lớn lên xinh đẹp sao. Các vị thử so
sánh
với Bồ Tát Quán Thế Âm, so sánh với Phật A Di Đà xem. Phật A Di Đà có ba
mươi hai tướng tốt
, tám mươi vẻ đẹp, một chút kém khuyết cũng không có. Kinh
Phật nói “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, thân thể dung mạo của chúng ta
là do tâm tưởng sanh. Mỗi ngày bạn nghĩ tham, khi nghĩ tham nhiều, mặt người sẽ
giống như mặt quỷ, vì lòng tham sanh ngạ quỷ. Ngày ngày tham tài, tham sắc,
tham danh, tham lợi, bạn từ từ tỉ mỉ mà xem, tướng mạo đó dần lộ ra mặt quỷ.
Tâm sân hận quá nặng, mặt địa ngục hiện ra. Ngu si hiện mặt súc sanh, vậy vì
sao bạn không tưởng Phật? Ngày ngày nghĩ Phật, khuôn mặt chúng ta liền sẽ biến
thành
mặt của Phật. Nếu các vị muốn chính mình lớn lên xinh đẹp, dễ thương, mỗi
ngày nghĩ tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát, nghĩ tưởng Phật A Di Đà, cứ nghĩ tưởng ba
năm, tướng mạo của các vị liền giống như Phật Bồ Tát, đó gọi là tất cả pháp từ
tâm
tưởng sanh.


Phương
pháp
niệm Phật được nói rất tường tận trong “Thập Lục Quán Kinh”. Nguyên
lý của quán tưởng chính là tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, tưởng cái gì thì biến
ra cái đó. Cho nên tuổi tác lớn, tại sao không nghĩ mình còn trẻ. Thường hay
nghĩ trẻ thì ta sẽ không già. Vạn nhất không nên lo sợ tuổi tác lớn, ngày ngày
nghĩ già thì năm sau sẽ già hơn năm trước. Thông thường người thế gian trước
khi về hưu, họ không nghĩ họ già, ngày ngày bận lo làm việc nên quên mất tuổi
già
, tốc độ của sự lão hoá đến với họ rất chậm. Sau khi vừa thoái hưu, hai năm
không gặp mặt mà cứ ngỡ hai mươi năm không gặp, họ già rất nhanh, do nguyên
nhân
gì? Vì họ không có việc làm, mỗi ngày đều nghĩ già, nghĩ bệnh. Ngày ngày
chỉ có việc đi khám bác sĩ, khổ nói không ra lời. Chính họ không thể hiểu vì
sao họ lại thành ra như vậy, nhưng chúng ta thì biết. Do quan niệm của họ sai.


Tại
sao người học Phật, người chân thật dụng công, dù tuổi tác lớn vẫn không già? Vì
họ ngày ngày tưởng Phật, tưởng Bồ Tát, ngày ngày nghiên cứu kinh giáo, cho nên
pháp hỉ sung mãn. Các vị phải biết, dinh dưỡng tốt nhất cho thân thể con người
là hoan hỉ. Người thế gian cũng thường nói, gặp việc vui tinh thần phấn chấn,
đạo lý chính là như vậy. Nếu chân thật vào được Phật pháp, thể hội được nghĩa
thú
của kinh điển, pháp hỉ sung mãn, thì một ngày từ sớm đến tối hoan hỉ, công
việc có nhiều hơn cũng không biết mệt, cũng không cần uống bất cứ thuốc thang
gì của thế gian.


Lão
pháp sư Hàn Quốc đến đây đã hai ngày, chúng ta muốn tiếp đãi ông nên hỏi ông
thích ăn uống gì? Ông bảo thích uống nước lạnh, nước biểu hiện tâm địa thanh
tịnh
từ bi. Lão pháp sư đến đây để hiện thân nói pháp, biểu diễn cho chúng ta
xem. Phật nói những lý luận phương pháp này bạn phải thật làm mới có hiệu quả.
Đọc kinh đại thừa phải hiểu nghĩa đại thừa, tu hạnh đại thừa, phải biến nó
thành tư tưởng, kiến giải, hành vi thì chúng ta mới được thọ dụng chân thật.
Sau khi được thọ dụng chân thật thì lợi ích chúng sanh liền thuận tiện.


Ÿ
Câu thứ tư, “Khuyến tấn hành giả”


Khuyến
là khuyến khích, giúp người khác tiến bộ về mặt đức hạnh, học vấn, năng lực,
công việc, thậm chí tiến bộ trên đời sống. Phật pháp là giáo dục toàn diện,
không phải một cục diện nào. Trong trường học thế gian, bạn học một hệ khóa, cả
thảy xã hội, bạn chỉ biết được cục bộ, cho nên “khác nghề như cách núi”,
khi gặp một nghề nghiệp khác thì bạn bế tắc không thông. Phật pháp không phải
như vậy, Phật pháp là viên dung. Phật pháp một thứ thông thì tất cả đều thông, không
chỉ ở trong cửa Phật, tông phái, học thuật, kinh luận mà tất cả ngành nghề trên
thế gian này cũng đều được thông suốt, không có chướng ngại.


Năm
xưa Thích Ca Mâu Ni Phật còn ở đời, không ít người cố ý gây khó khăn, đến hỏi
một số việc mà cả đời Phật chưa từng làm qua, chưa từng có kinh nghiệm để xem
thử ngài có hiểu hay không. Phật đều hiểu. Thí như Thế Tôn xuất thân từ một
vương tử. Trước khi xuất gia là một hoàng thái tử, trải qua đời sống giàu có.
Sau khi xuất gia, tu hành cầu đạo, ngài chưa từng làm công việc cực nhọc. Có
người nói Phật mọi thứ đều có thể, vạn đức vạn năng, nên đến hỏi ngài cách thả
bò. Thích Ca Mâu Ni Phật chưa từng thả bò, nuôi bò, chăm sóc bò như thế nào.
Thế nhưng khi được hỏi, Thích Ca Mâu Ni Phật liền dạy họ làm thế nào chăm sóc
bò, cách chăn bò ra sao. Đại Tạng Kinh còn có “Phóng Ngưu Kinh”, cao
minh
hơn rất nhiều so với người ngày ngày chăn bò. Mọi người gật đầu bội phục,
thật có trí tuệ, ngài không hề học nhưng gì cũng biết.


Do
đó, Phật pháp chân thật thông đạt thì tất cả học thuật, tất cả ngành nghề thế
xuất thế gian, không thứ nào không thông. Nếu bạn đã học Phật mà còn không biết
nấu cơm, xào rau thì Phật pháp của bạn chưa thông. Bạn là người học Phật, làm
sao có thể nói không biết nấu cơm, không biết làm thức ăn. Không hề có đạo lý
này. Người học Phật mà không biết may quần áo cũng chưa phải là người học Phật.
Người học Phật phải biết mọi thứ. Bạn học biết là lẽ đương nhiên, nhưng cái bạn
không học mà biết mới là chân thật học Phật, sau đó bạn mới có thể khuyến tấn
hành giả.


“Khuyến
tấn hành giả
” là giáo hoá chúng sanh, giúp đỡ người khác. Xã hội phức tạp,
do đó nơi chốn giảng kinh Phật cũng không hề giống trường học, không hề giống
các buổi diễn thuyết học thuật thông thường trong xã hội, có chuyên môn, có đối
tượng đặc biệt. Cách diễn giảng của Phật pháp gọi là đại diễn giảng, thính
chúng
không phân biệt nam nữ già trẻ, ngành nghề, văn hoá. Có người học vị tiến
sĩ
, có người không biết chữ, đều ngồi nghe cùng một giảng đường. Nếu bạn giảng
mà mọi người gật đầu, vị tiến sĩ gật đầu, người không biết chữ cũng gật đầu,
tuy không phải là việc dễ dàng nhưng đó mới là trí tuệ chân thật. Kinh này nói
“Trụ chân thật huệ, huệ dĩ chân thật chi lợi”, nếu chúng ta đích thân
không làm đến thì không được.


Cho
nên học phải hiểu, sau đó phải làm cho được trong cuộc sống thường ngày. Làm
được chính là chứng quả, áp dụng những phương pháp lý luận này vào hiện thực.
Từ hiện thực chứng minh lý luận của nó là chính xác, phương pháp là chính xác,
đây gọi là tác chứng. Mỗi câu mỗi chữ trong kinh Phật, chúng ta đều phải đối
hiện ngay cuộc sống, viên mãn làm ra thành tích tốt đẹp nhất, thù thắng nhất.
Đại chúng xã hội xem qua làm sao không ngưỡng mộ, làm sao không phát tâm đến
học tập. Chúng ta không đi tìm họ thì họ sẽ tìm đến chúng ta cầu học. Trong nhà
Phật không có chiêu sinh, làm gì có chuyện lôi kéo tín đồ, “chỉ văn lai học,
dị văn vãng giáo
”. Chỉ cần chúng ta biểu hiện là một tấm gương tốt, họ sẽ
tự động đến cầu học, không cần chúng ta khuyên. Khi đã nhập môn, phải khuyên họ
nỗ lực tinh tấn, hy vọng sớm ngày thành tựu, sớm ngày tham gia sự nghiệp hoằng
pháp
lợi sanh của chư Phật Bồ Tát.


Hiện
tại
nói “hoằng pháp lợi sanh” trong Phật đường hoặc đạo tràng giảng kinh
trường kỳ thì có thể được, nhưng nếu nói danh từ này ở bên ngoài thì ít người
chân thật hiểu. Cho nên phải đổi “hoằng pháp lợi sanh” sang cụm từ khác,
đó là tham gia công tác “giáo học xã hội”, như vậy mọi người sẽ dễ hiểu
hơn. Hoằng pháp lợi sanh chính là giáo học xã hội. Chúng ta từ công tác giáo
học xã hội, tham gia công tác giáo học xã hội của chư Phật Bồ Tát, cho nên chư
Phật Bồ Tát trong xã hội rộng lớn thị hiện ở các ngành nghề, thân phận nam nữ
già trẻ, gọi là “tùy loại hóa thân, tùy cơ diễn giáo”. Diễn là
biểu diễn, giáo là dạy bảo, biểu diễn chính mình để người khác xem, rồi thỉnh
giáo
với bạn. Người xuất gia hay tại gia đều phải toàn tâm, toàn thân làm việc,
gọi là “tác sư, tác phạm”.


Ví
dụ bạn buôn bán, là Bồ Tát thương nhân, nghề nghiệp mà bạn kinh doanh là mô
phạm
điển hình cho xã hội. Bạn toàn tâm toàn lực làm tốt sự nghiệp của mình thì
cái sự nghiệp này trên toàn thế giới là đệ nhất trong các nghề nghiệp đồng
hạng, trở thành mô phạm cho nghề nghiệp đồng hạng. Đây chính là sự nghiệp của
Bồ Tát, không cần phải đổi thân phận. Còn nghĩ rằng nhất định phải đổi hình
tướng
thành một người xuất gia, cạo đầu, mặc áo dài, đắp y, như vậy mới là học
Phật, thế thì bạn hoàn toàn sai lầm, không hiểu gì về Phật pháp. Đại Bồ tát là,
ở loại thân phận nào phải giống người của thân phận đó, nghề nghiệp nào phải
giống người của nghề nghiệp đó, còn gọi là tu Bồ Tát hạnh. Thương nhân Bồ Tát
là người ngay trong thương nhân thành công viên mãn, trở thành mô phạm trong
thương nhân.


Thương
nhân
Bồ tát khác với thương nhân thành công thông thường ở chỗ nào? Ở lòng từ
bi. Người thông thường buôn bán thành công là họ tự lợi, lợi ích chính mình,
mặc dù họ cũng làm một ít công việc từ thiện để hồi báo xã hội, lấy từ xã hội
hồi báo lại xã hội. Nhưng họ hồi báo xã hội vẫn còn cần danh, cần lợi. Còn Bồ
Tát
không có danh lợi, không hề đụng đến danh vọng lợi dưỡng mà hoàn toàn hồi
báo cho xã hội, làm ra hoàn toàn vì lợi ích chúng sanh. Hay nói cách khác, Bồ
Tát
từ bất cứ nghề nghiệp nào, đối với xã hội, đối với đại chúng, đều phục vụ,
không ham cầu danh vọng lợi dưỡng.


Các
vị phải biết, trong phục vụ nhất định sẽ nhận được tôn kính của xã hội đại
chúng
, “thật chí danh quy”. Cái danh đó là do người khác tôn kính, không
phải chính họ muốn. Nếu chính họ lấy đây làm mục tiêu thì họ sai, họ vẫn còn là
phàm phu, vẫn tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi. Cho nên chính mình đích thực
phải xa lìa danh vọng lợi dưỡng, không luận từ ngành nghề nào, toàn tâm toàn
lực
phục vụ xã hội, phục vụ đại chúng, không gì không là sự nghiệp của Bồ Tát
hạnh
, điểm này chúng ta nhất định phải hiểu.


Cho
nên trong giáo học của đại thừa, Phật hy vọng tất cả chúng sanh, mỗi mỗi làm Bồ
Tát
, mỗi mỗi đều làm Phật, không phải chỉ mình ngài làm Phật, một ít người làm
Bồ Tát. Phật hy vọng toàn thể chúng sanh đều làm Phật Bồ Tát, vậy mới phù hợp
với đại thừa giáo. Bộ kinh này là đỉnh cao nhất của đại thừa giáo, là pháp môn
cứu cánh, viên mãn nhất.


Sau
khi Phật nói xong ba điều này, là “chánh nhân tịnh nghiệp ba đời chư Phật”,
Phật lại giới thiệu cho chúng ta một số vị Phật hiện tại, Phật vị lai. Phật vị
lai chính là tất cả chúng sanh của hiện tại. Trong Phật pháp, vĩnh viễn là bình
đẳng
, chân thật bình đẳng, pháp môn tu học của ba đời chư Phật đương nhiên
không
hoàn toàn giống nhau. Như vừa nói, có người vào từ “cửa giác”, có
người vào từ “cửa chánh”. Đó là ba pháp căn bản. Từ ba điều này lại phân
ra thành nhiều nhánh rễ. Pháp môn theo đó liền biến thành vô lượng vô biên pháp
môn
. Tuy nhiên không luận tu pháp môn nào cũng đều lấy ba điều kiện này làm nền
tảng. Cũng như chúng ta đổ móng trước khi xây lầu cao.


Singapore
có rất nhiều lầu cao không hề giống nhau. Mỗi một tòa lầu có phong cách riêng
của nó, tạo hình của nó không như nhau mặc dù nền tảng thì như nhau. Ba tịnh
nghiệp
này là nền tảng, nhất định giống nhau, rất kiên cố và vững chắc, vật
kiến tạo bên trên mới không bị dao động. Quán Kinh nói, “Tịnh Nghiệp Tam
Phước
” là nền tảng cho tất cả pháp môn tu học chứng quả. Thực tế, chúng ta
tu hành kém quá xa so với đại đức xưa. Xem cách tu hành của người xuất gia
trong “Cao Tăng truyện”, cách tu hành của cư sĩ tại gia trong “Cư Sĩ
truyện
”, hay “Thiện Nữ Nhân truyện”, người ngày xưa tu hành chỉ cần
ba đến năm năm, chậm thì mười đến hai mươi năm đều thành tựu không thể nghĩ
bàn. Ngày nay chúng ta vào thời đại khoa học, đời sống dư giả, tiến bộ rất
nhiều so với người xưa, tại sao lại tu hành không bằng người xưa? Điều này đáng
để chúng ta sâu sắc phản tỉnh.


Thực
tế
, chúng ta đã xem thường “Tam Phước”. Ví như xây phòng ốc, người ta
xây thành công, còn chúng ta xây được phân nửa thì sụp đổ, hóa ra bên dưới
không có móng. Nếu các vị muốn chân thật từ nền móng mà làm thì sáng sớm ngày
mai bắt đầu, cung kính cha mẹ, cúng dường bao đỏ cho cha mẹ, phải bắt đầu từ
đây. Tam phước mà hôm nay tôi nói là một yếu tố nhỏ nhưng rất quan trọng trong
“vô lượng hạnh nguyện” mà chúng ta phải nỗ lực ghi nhớ và hành theo.


Lục
Hòa


“Lục
Hòa Kính
” là qui củ mà Thế Tôn định ra cho chúng ta cùng sống với mọi người
cần phải tuân thủ nguyên tắc. Lục là sáu điều, trong sáu điều có hoà, không
những hòa mà hơn nữa phải kính, gọi là lục hòa kính. Năm xưa pháp sư Minh Sơn
đến Singapore, ông đã viết cho chúng ta sáu phép hòa kính. Chúng ta in rất
nhiều, phổ biến cũng rất rộng sáu điều này. Chỉ cần đồng tu học Phật, không
luận tại gia xuất gia, không luận từ ngành nghề nào đều cần thiết. Mỗi niệm
không rời, phải thường ghi nhớ trong tâm, chăm chỉ nỗ lực y giáo phụng hành.


Thứ
nhất, “Kiến hòa đồng giải”


Ngày
nay trong xã hội, nhiều người đem hoà bình cùng sống, cùng tồn tại phát triển.
Khẩu hiệu này gắn trên miệng, tuy phổ biến tuyên truyền khắp nơi nhưng hiệu quả
chưa được như ý muốn. Tuy nói cùng tồn tại hoà bình, nhưng dùng phương pháp gì
để đạt đến cùng tồn tại hòa bình, thì họ không hề nói được. Chỉ nói một cách
không có lý luận, không có phương pháp, thì câu khẩu hiệu đó đương nhiên trống
không. Phật dạy chúng ta “Kiến hoà đồng giải” chính là lý. Nền tảng của
hòa thuận được xây dựng trên ý niệm này.


“Kiến”
là tư tưởng, kiến giải. Làm thế nào đạt đến được đồng giải? Dùng lời hiện tại
để nói, chính là xây dựng cùng hiểu. Mọi người chúng ta có kiến giải như nhau,
nhận biết như nhau, đó là căn bản cùng sống với nhau hòa bình. Vậy tiêu chuẩn ở
đâu để kiến giải giống nhau, cách nghĩ giống nhau? Giáp nói tư tưởng kiến giải
của ông chính xác, Ất cũng nói tư tưởng kiến giải của ông chính xác, rốt cuộc
ai chính xác? Chúng ta phải theo ai? Thực ra, chúng sanh mạt pháp ngày nay cũng
giống như kinh Địa Tạng nói “can cường nan hóa”, đều cho rằng chính mình
đúng, người khác sai. Người người đều nghĩ như vậy, cho nên sanh ra rất nhiều
mâu thuẫn xung đột, làm gì có hoà bình.


Chúng
ta
xem thấy đấu tranh khắp nơi. Muốn tiêu trừ những đấu tranh này nhất định
phải xây dựng cùng hiểu. Phật nói, mỗi người phải buông bỏ thành kiến của chính
mình. Việc này cao minh, Phật tuyệt nhiên không hề ý nói, “tri kiến của các
người sai rồi, tri kiến của ta mới chính xác
”, Phật không hề nói như vậy.
Nếu Phật có cách nói này, chúng ta nghe rồi cũng lắc đầu, “Thích Ca Mâu Ni
Phật
ngài cũng chưa chắc gì chính xác, làm sao tôi có thể đi theo ông được?
”.


Phật
nói, mọi người chúng ta đều đem cách nghĩ, cách nhìn thảy đều buông bỏ, như vậy
chính xác chúng ta có thể tiếp nhận. Chư Phật Như Lai không hề sỏ mũi chúng ta
kéo đi, mà dạy bảo chúng ta người người đỉnh thiên lập địa, cho nên Phật pháp
gọi Phật là “Vô Y Đạo Nhân”. Phật dạy chúng ta không dựa vào bất cứ
người nào. Vừa vào cửa Phật nhận lễ tam quy y. Phật không hề bảo bạn quy y bản
thân
ngài. Quy y Phật mang ý nghĩa của giác, tự tánh giác. Bạn quy y tự tánh
giác của bạn, tự tánh giác là Phật bảo. Quy y tự tánh chánh của bạn là pháp
bảo
, chánh tri chánh kiến. Quy tự tánh tịnh, tự tánh tâm thanh tịnh, đó là tăng
bảo
. Cho nên quy y gọi là tam tự quy. Thích Ca Mâu Ni Phật không hề nói chúng
ta
phải quy y ngài. Sự vĩ đại của Phật chính ngay chỗ này, đáng được người tôn
kính
, bội phục. Cách nói của Phật là chân lý, thế nhưng phàm phu chúng ta nghiệp
chướng
tập khí quá sâu nặng, không có năng lực hồi đầu. Chúng ta rất muốn từ mê
quay lại nương vào tự tánh giác nhưng không làm được. Vậy người nào có thể làm
được? Người có thể làm được, chúng ta không gọi họ là phàm phu.


Trong
pháp đại thừa, vừa quay đầu lại thì siêu phàm nhập thánh, kinh nói Bồ tát sơ
trụ
, chân thật đã quay đầu. Sơ trụ gọi là phát tâm trụ, chân thật từ mê quay
đầu đến giác ngộ. Mê mới có sáu cõi, mới có mười pháp giới. Từ mê quay đầu,
chính là từ sáu cõi hay từ mười pháp giới quay đầu lại. Vừa quay đầu thì vào
pháp giới nhất chân, đó là điều chư Phật Như Lai kỳ vọng chân thành đối với tất
cả chúng sanh, hy vọng chúng ta ngay một đời này siêu phàm nhập thánh. Các ngài
chân thật từ bi đến tột đỉnh, quan tâm thương yêu đến tột đỉnh. Các ngài lấy
pháp chân thật chí thiện truyền thụ cho chúng ta, hy vọng chúng ta một đời đạt
đến
thành tựu chí thiện viên mãn, đây là tâm nguyện của Phật. Chúng ta từ tư
tưởng
sai lầm, kiến giải sai lầm quay đầu lại chánh tri chánh kiến, kinh Pháp
Hoa
gọi là “Phật chi tri kiến”, tức tri kiến trên quả địa của Như Lai.


Làm
sao vừa quay đầu thì liền được tri kiến trên quả địa của Như Lai? Vừa quay đầu
gọi là tánh; tri kiến trên quả địa của Như Lai là tri kiến tự tánh, tri kiến
của bổn tánh. Bồ Tát Mã Minh nói trong Khởi Tín Luận: “bổn giác vốn có”,
không phải từ bên ngoài đến. Vì sao chúng ta vốn có? Phật tri Phật kiến có thể
bị đánh mất, không khởi được tác dụng, biến thành tà tri tà kiến. Then chốt ở
chỗ bạn một niệm vừa mê, mê rồi thì chánh tri chánh kiến vốn có trong tự tánh
của bạn biến thành tà tri tà kiến. Khi vừa quay đầu, trí tuệ trong tự tánh liền
hiện tiền, tự tánh pháp bảo. Mê mất tự tánh, đức năng vốn có của chúng ta cũng
thay đổi, biến thành phiền não sanh tử, nơi nơi đều bị chướng ngại, nghiệp chướng
hiện tiền. Cho nên chúng ta phải quy y tịnh. Từ trong ô nhiễm quay đầu nương
vào tâm thanh tịnh, hồi phục lại vạn đức vạn năng của tự tánh chúng ta.


Tam
quy y
này, Phật là thể, pháp là trí tuệ, tăng là tác dụng, từ chỗ này xây dựng
cùng hiểu, xây dựng kiến hòa đồng giải, lời dạy này đương nhiên làm cho chúng
sanh
chín pháp giới chân thật tâm phục khẩu phục. Thế nhưng nghiệp chướng chúng
ta
thực tế quá nặng, tập khí quá sâu, chúng ta không chuyển đổi được, hay nói
cách khác, rất muốn quay đầu mà không quay được. Vào lúc này chúng ta phải tạm
dùng pháp phương tiện. Các vị nên biết, phương pháp này chỉ dùng tạm, hữu ích
đối với phàm phu sơ học. Chúng ta cần phải tìm hình tướng Tam Bảo để nương tựa,
thế pháp nói chúng ta phải tìm núi để dựa.


Phật
thì chúng ta tìm ai? Tìm bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Đây không phải là kỳ vọng
của Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài hy vọng chúng ta học tập với Phật A Di Đà. Bạn
thấy trên kinh tán thán Phật A Di Đà đến tột đỉnh: “quang trung cực tôn,
Phật trung chi vương
”. Nếu chúng ta lấy Phật A Di Đà làm thầy, quy y Phật A
Di Đà
là nguyện vọng của Phật Thích Ca Mâu Ni, thì Phật Thích Ca Mâu Ni hoan
hỉ
, khen bạn thật biết nghe lời. Phật A Di Đà Phật ở đâu? Không nơi nào không
có, nhưng vì sao chúng ta không nhìn thấy ngài? Không nghe được ngài? Không
tiếp xúc với ngài?. Ngài chân thật không nơi nào không có, chỉ vì mắt thịt phàm
phu
chúng ta không thấy được, thế nên Thế Tôn đã giảng cho chúng ta kinh Vô
Lượng Thọ
, kinh A Di Đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ. Kinh chính là Phật, Phật không
hề rời khỏi kinh. Y theo phương pháp lý luận của kinh điển mà làm, chính là qui
y
Phật A Di Đà, thân cận và học tập với Phật A Di Đà.


Phật
A Di Đà không hề có chút kém khuyết, là tấm gương tốt nhất cả đời cho chúng ta
tu hành làm người. Cho nên quy y Phật A Di Đà thực tiễn là Phật bảo. Quy y pháp
cũng thực tiễn. Hiện tại tịnh tông lưu truyền năm kinh một luận. Trong tất cả
tông phái, tất cả pháp môn, số lượng kinh điển của tịnh tông là ít nhất, nhưng
lại thích hợp với thời hiện đại này. Thời đại này mọi người phân công rất chặt
chẽ, công việc bận rộn phải tranh thủ từng giây. Kinh luận bộ lớn chúng ta khó
tiếp nhận, trong khi kinh điển của tịnh tông thì dễ dàng hơn nhiều. Nếu thực tế
công việc quá bận, đến mức năm kinh một luận vẫn không cách gì thọ trì thì tùy
tiện ta chọn ra một loại, cả đời phụng hành đều được lợi ích viên mãn.


Thế
Tôn
vì chúng ta giới thiệu thế giới Tây Phương Cực Lạc, tường tận nhất là kinh
Vô Lượng Thọ
. Trong năm kinh đơn giản nhất là Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên
Thông
Chương, toàn bộ kinh văn chỉ có hai trăm bốn mươi bốn chữ, còn ít hơn so
với Bát Nhã Tâm Kinh hai trăm sáu mươi chữ mà các vị thường đọc, làm gì có
chuyện không thể thọ trì. Nhất định chúng ta phải thọ trì, đọc tụng, vì người
diễn nói, đó mới là chân thật quy y, chân thật quay đầu. Chúng ta đọc tụng kinh
văn phải thâm giải nghĩa thú, tường tận thông hiểu càng sâu càng tốt, từ sơ
phát tâm
mãi đến thành Phật đều không thể gián đoạn.


Kinh
này hiểu được bao sâu? Xin nói với các vị “nghĩa sâu không đáy, ý rộng vô
biên
”. Nghĩa thú của kinh Phật gọi là tánh, cho nên sâu rộng của ngài cũng
gọi là tánh. Chúng ta phải từ trên nền tảng này mà xây dựng cùng hiểu, y theo
giáo huấn của Phật. Đây chỉ là giai đoạn ban đầu. Vãng sanh đến thế giới Tây
Phương Cực Lạc
, dù cõi phàm thánh đồng cư hạ hạ phẩm vãng sanh, đều là y tự
tánh Tam Bảo. Đó là pháp chân thật, không còn phương tiện. Phật pháp thù thắng
dường nào, sau khi cùng hiểu thì phải nghĩ đến phương pháp đạt đến hòa thuận
cùng sống.


Thứ
hai, “Giới hòa đồng tu”


Chữ
“giới” này cùng ý nghĩa với “trì giới” trong lục độ ở nghĩa rộng.
Các vị xem thấy “giới hoà đồng tu”, thường nghĩ tưởng hạn hẹp ở năm
giới
, bát quan trai giới, mười giới, thậm chí Bồ tát giới của các Bồ tát tại
gia
thọ trì, như vậy là sai. Lục hoà kính và trì giới trong lục độ Bồ Tát phải
được hiểu theo nghĩa rộng, ngôn ngữ ngày nay gọi là giữ phép. Phật trong tất cả
kinh luận giáo huấn chúng ta, chúng ta đều phải tuân thủ không chỉ ở giới điều,
không chỉ nắm lấy cương lĩnh mà còn phải biết tế hạnh. Lễ tiết nhỏ nhất ngay
cuộc sống thường ngày đều phải tuân thủ. Nếu như bạn xem thường, quên mất những
lễ tiết vi tế này thì bạn mê hoặc điên đảo, bạn vẫn là bất giác. Không chỉ giáo
huấn
của Phật, pháp căn bản của quốc gia, hiến pháp, thậm chí đến phong tục tập
quán, đạo đức, quan niệm lý luận, pháp không có văn tự, chúng ta thảy đều phải
tuân thủ.


Học
Phật, tất cả chư Phật Bồ Tát là người tuân thủ pháp tắc. Người biết pháp tắc
một cách qui củ nhất là Phật Bồ Tát. Các ngài làm tấm gương để chúng ta xem. “Giới
hòa đồng tu
” chính là dạy chúng ta phải giữ phép. Người thông thường từ nhỏ
đến lớn, khi còn thơ ấu phải tiếp nhận giáo dục của cha mẹ, thầy giáo, phải
được nuôi thành quan niệm giữ phép. Chúng ta học Phật vừa vào cửa Phật thì phải
được bồi dưỡng quan niệm giữ phép. Chỉ cần giữ phép, nhất định có thể hoà thuận
cùng sống với mọi người.


Thứ
ba, “Thân hòa đồng trụ”


Chúng
ta
cùng rất nhiều chúng sanh hiện tiền trên địa cầu này phải thương yêu địa cầu
này. Phải mỗi giờ mỗi phút giữ gìn hoàn cảnh đời sống của chúng ta. Chúng ta
hưởng thụ cũng phải để người khác hưởng thụ, đời này hưởng thụ còn phải nghĩ
đến đời sau. Đây là từ đại hoàn cảnh. Thu nhỏ lại một chút thì quốc gia này
cùng hòa thuận với quốc gia khác. Lại thu nhỏ nữa thì đoàn thể này cùng hòa
thuận
đoàn thể khác. Chẳng hạn Cư Sĩ Lâm là một đoàn thể có rất nhiều đồng tu.
Các đồng tu chọn ra một lãnh đạo đoàn thể là Mộc trưởng. Mộc trưởng và cán bộ
lãnh đạo các bộ phận khác cũng chế định ra pháp qui, chương trình. Như vậy
chúng ta là một phần tử của xã đoàn, sinh hoạt qui củ trong xã đoàn này, thảy
đều phải biết tuân thủ. Các cư sĩ tại gia khi trở về nhà thì gia đình chính là
xã đoàn nhỏ nhất. Người cả nhà phải hoà thuận, biết nghe lời dạy bảo của Phật,
tiếp nhận giáo huấn của Phật, y theo kinh điển mà làm. Đó là “thân đồng trụ”.


Chúng
ta
cùng tất cả chúng sanh sống trong hoàn cảnh này thì làm sao không thương yêu
hoàn cảnh này, làm sao có thể tùy tiện phá hoại hoàn cảnh. Ý nghĩa ở đây rất
sâu rộng, phải tỉ mỉ mà thể hội. Mỗi niệm bảo hộ an toàn cho đoàn thể, mỗi niệm
phải nghĩ đến hạnh phúc mỹ mãn cho tất cả mọi người trong đoàn thể.


(Còn
tiếp …)


KINH
ĐẠI THỪA
VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC


Pháp
sư
: HT. TỊNH KHÔNG


Biên
dịch
: Vọng Tây cư sĩ


Biên
tập
: PT. Giác Minh Duyên

 

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-Nhã

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Về Bài Kinh Kalama

Về Bài Kinh Kalama

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-Bàn

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Toát Yếu Nội Dung Các Kinh Trường A Hàm

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Load More

Discussion about this post

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Năm (1864-1909)

TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC SHECHEN RABJAM THỨ NĂM (1864-1909) Samten Chhosphel soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ...

Kinh Phước Đức Với Phật Tử Sơ Cơ

Kinh Phước Đức Với Phật Tử Sơ Cơ

KINH PHƯỚC ĐỨC VỚI PHẬT TỬ SƠ CƠ Đồng Thiện    Đây là một bản kinh ngắn thuộc hệ nam...

Thượng Bất Chánh, Hạ Tắc Loạn

Thượng Bất Chánh, Hạ Tắc Loạn

THƯỢNG BẤT CHÁNH, HẠ TẮC LOẠN Thiện Ý Ảnh minh họa: các em nam nữ học sinh đánh nhau Theo “Từ...

Tìm Hiểu Một Trong 5 Việc Của Đại Thiên (2) Việc Thứ Hai Của Đại Thiên

Tìm Hiểu Một Trong 5 Việc Của Đại Thiên (2) Việc Thứ Hai Của Đại Thiên

* TÌM HIỂUMỘT TRONG 5 VIỆC CỦA ĐẠI THIÊN (2)VIỆC THỨ HAI CỦA ĐẠI THIÊNMinh Mẫn   “vô tri” -...

Liên Minh Ma Quỷ

LIÊN MINH MA QỦY Quảng Tánh Sống trong đời, “một cây làm chẳng nên non” nên người ta thường hợp...

Nguyên Lý Của Đạo Phật

NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA ĐẠO PHẬTThích Nhất Hạnh Phần tinh-ba nhất của con người là tư-tưởng. Con người có...

Thắp Sáng Lửa Yêu Thương Nơi Indonesia

Thắp sáng lửa yêu thương nơi Indonesia

THẮP SÁNG LỬA YÊU THƯƠNG NƠI INDONESIA Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng Chúng tôi rất có nguyện vọng hành hương...

Năm Tý Nói Chuyện Chuột Túi Kangaroo

Năm Tý nói chuyện Chuột Túi KANGAROO

Năm Tý nói chuyện Chuột Túi KANGAROO               Bộ Thú Có Túi (Marsupialico) có đến 240 loài đang...

Tạp Thoại

Tạp thoại

TẠP THOẠI Trong quá trình tu tập, ai cũng biết việc giữ chánh niệm để tịnh hóa khẩu nghiệp là...

Đi Thăm Hòn Đỏ Chùa Từ Tôn Khánh Hoà

Đi Thăm Hòn Đỏ Chùa Từ Tôn Khánh Hoà

ĐI THĂM HÒN ĐỎ CHÙA TỪ TÔN  KHÁNH HOÀ  Trúc Như Sau ngày lễ “ Thầy thuốc Việt Nam” tôi được...

Ngũ Tổ Dạy Về Việc Độ Sanh Cho Lục Tổ Huệ Năng

Ngũ Tổ Dạy Về Việc Độ Sanh Cho Lục Tổ Huệ Năng

NGŨ TỔ DẠY VỀ VIỆC ĐỘ SANH CHO LỤC TỔ HUỆ NĂNG Nguyễn Thế Đăng   Ảnh minh họa Sự...

Lễ Vu Lan Cho Người Việt Tại Hàn Quốc

Lễ Vu Lan Cho Người Việt Tại Hàn Quốc

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bảo Vệ Môi Trường Sống: Cùng Thực Hành Nguyên Tắc Bất Hại

Bảo vệ môi trường sống: cùng thực hành nguyên tắc bất hại

. Sống cùng nỗi khổ Nếu bạn nhìn vào tình trạng của thế giới hiện nay, thì nỗi đau của...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 19)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng ThọTrang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác KinhTập 342 “Xả gia khí dục nhi tác...

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Năm (1864-1909)

Kinh Phước Đức Với Phật Tử Sơ Cơ

Thượng Bất Chánh, Hạ Tắc Loạn

Tìm Hiểu Một Trong 5 Việc Của Đại Thiên (2) Việc Thứ Hai Của Đại Thiên

Liên Minh Ma Quỷ

Nguyên Lý Của Đạo Phật

Thắp sáng lửa yêu thương nơi Indonesia

Năm Tý nói chuyện Chuột Túi KANGAROO

Tạp thoại

Đi Thăm Hòn Đỏ Chùa Từ Tôn Khánh Hoà

Ngũ Tổ Dạy Về Việc Độ Sanh Cho Lục Tổ Huệ Năng

Lễ Vu Lan Cho Người Việt Tại Hàn Quốc

Bảo vệ môi trường sống: cùng thực hành nguyên tắc bất hại

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Tin mới nhận

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa Và Trái Tim – Lê Mạnh Thát Chủ Biên

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Xây chùa cho ai?

Phật pháp là hiển lộ không có che giấu

Tôi tin Phật

Phật dạy về phái yếu

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

5 nhân duyên hội đủ để Đức Phật giáng sinh vào thế giới này

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

Góc Nhìn Người Phật Tử

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Lời nguyện đêm thành đạo

Hành trình có Phật

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

Ai cũng có bệnh

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Tin mới nhận

Kinh Chuyển Hóa Bạo Động Và Sợ Hãi

Làm thế nào để chuyển nghiệp?

Con Đường Như Thật

Một Cõi Tịnh Độ Trong Mỗi Chúng Ta

Hòa thượng Giới Đức: người học Phật có thể hiểu sai và tu sai Tứ Diệu Đế

Gần ba giờ quý báu xuân Đinh Dậu 2017 bên thiền sư Thích Nhất Hạnh

Con Đường Đến Tĩnh Lặng

Tình là dây oan

Đừng lỗi hẹn với thực tại

Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn

Triết Lý Của Cuộc Sống – Tác Giả: Masahiro Morioka, Người Dịch: Minh Chánh

Thức Ăn Cho Bồ Tát: Giáo Lý Của Đạo Phật Về Việc Từ Bỏ Ăn Thịt

Khái Luận về Visaṃyogaphala – Ly Hệ Quả

Tâm Phật hay tâm ma

Thế Giới Nhất Hoa

Xuân này không còn mẹ

Thiền trong công việc

Nhân Quả

Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký

Thiền Quang Tâm Minh

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

A Hàm Tuyển Chú

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 53)

Luận Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

Hương Thiền Pháp Cú (song ngữ Anh Việt)

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 03)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 17)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 23)

Kinh Udaya: Vượt Ra Ngoài Vòng Sinh Tử (song ngữ Việt Anh)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 221)

Đức Phật dạy có bốn loại vợ chồng sống chung với nhau

Thọ giới và giữ giới trong kinh điển Phật học

Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia – Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Kinh Duy Ma

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Thực Hành Tu Trì Đức Phật A Di Đà

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 1)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Khai thị ngạ quỷ cô hồn

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 47)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 42)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 92)

Tây Phương Xác Chỉ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHI MANG THAI

Đức Phật A Di Đà Mầu Gì

Hương Quê Cực Lạc

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 9)

Lời Khai Thị Pháp Môn Niệm Phật

Hoàn Tướng Hồi Hướng

Niệm Phật Sinh Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.