PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 07)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 7)


Pháp Sư Tịnh Không


Chúng ta học Phật có thể được thọ
dụng
hay không? đúng như bổn kinh đã nói “Huệ dĩ chân thật chi lợi”.
Ngay trong một đời hoằng pháp tu học, then chốt thành công hay thất bại cũng
chỉ ở câu này. Mười sáu vị Bồ tát phía trên là biểu pháp. Mỗi vị Bồ tát biểu
thị
một mật nghĩa sâu sắc, người có trí tuệ tương đối, giác ngộ tương đối mới
có thể nhìn ra được, còn người thông thường không dễ gì nhận ra. Thế nhưng khi
đi vào kinh văn thì người thông thường như chúng ta cũng có thể tường tận. Câu
thứ nhất này nói rõ tổng cương lĩnh của toàn kinh.


Ngài Thanh Lương thời nhà Đường hoàn
thành
phiên dịch kinh Hoa Nghiêm, sau khi hoàn thành chú giải, ngài đặc biệt
đem quyển sau cùng lưu thông riêng biệt. Quyển này gọi là Biệt Hành Lưu Thông
Bản, chính là “Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm” mà hiện tại chúng ta
thường thấy. Quyển kinh này là “Hoa Nghiêm 40”, quyển sau cùng trong
phẩm Nhập Pháp Giới, là tổng kết cũng là tổng cương lĩnh của kinh Hoa Nghiêm.


Bồ tát Phổ Hiền tổng hợp toàn kinh
quy nạp thành mười cương lĩnh mà ngài đã tu. Có lẽ một số đồng tu nghe “Bồ
Tát Phổ Hiền
đã tu
” sẽ cho rằng không liên quan gì đến chúng ta, vì chúng
ta
không phải là Bồ tát Phổ Hiền. Học Phật như vậy rất khó thành tựu. Cần phải
nhận biết, tất cả Bồ tát, chư Phật Như Lai đã nói trong Phật pháp đều là chính
mình. Đức hiệu của chư Phật Như Lai là tánh đức của chính chúng ta. Danh hiệu
của tất cả chư phật Bồ tát là tu đức của chính chúng ta. Tánh – tu không hai,
đó là điểm khác nhau giữa Phật pháp và các pháp thế xuất thế gian. Ở ngay trong
Phật pháp mới có thể mau chóng ổn định được lợi ích chân thật.


Bồ tát Phổ Hiền là ai? Đó là bản
thân
chính ta. Nếu chúng ta chăm chỉ phụng hành trên kinh điển, từ tư tưởng
kiến giải đến lời nói việc làm mỗi mỗi đều phải đối chiếu với kinh điển, thì đó
là tương ưng. Nhất định lấy kinh điển làm tiêu chuẩn, tu sửa hành vi sai lầm
của chính mình, đó gọi là tu hành. Y theo bổn kinh để tu hành chính là y theo
tiêu chuẩn của Phật A Di Đà, của Bồ Tát Phổ Hiền. Phật A Di Đà là Phật trung
chi vương, Bồ tát Phổ Hiền có thể nói là Bồ tát trung chi vương. Trong rất
nhiều sám nghi chúng ta đều đọc “Nam Mô Phổ Hiền Vương Bồ Tát”, vua ngay
trong các Bồ Tát. Trong hàng Bồ tát, không ai thù thắng hơn Phổ Hiền, cũng như
trong các chư Phật, không ai thù thắng hơn so với Phật A Di Đà. Bộ kinh này có
vua trong các Phật, vua trong các Bồ tát, chúng ta gặp được bộ kinh này, Phật
đã nói “như nghèo được của báu”, vui sướng không thể hình dung. Đạt được
rồi, chúng ta nhất định phải lý giải thấu triệt, sau đó phải y giáo phụng hành
một cách triệt để. Trước tiên bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ lễ kính.


Lễ kính là khai hiển ngay trong tánh
đức của chính chúng ta. Chúng ta có thể tu lễ kính, đó là lưu xuất của tánh
đức. Đại đức xưa thường nói “khởi tu từ tánh”, cách tu học này có thể
cảm ứng tương thông cùng với mười phương ba đời tất cả chư Phật Bồ tát, vì chư
Phật Bồ tát cũng khởi tu từ tánh. Do đây có thể biết khi chúng ta vừa phát tâm
chân thành để tu hành, đó là năng cảm, chư Phật Bồ tát pháp vốn năng ứng.
Nguyên do cảm ứng chính ở chỗ này.


Ấn Quang đại sư nói “Một phần
thành kính được một phần lợi ích
” cũng là như vậy. Một phần thành kính được
chư Phật Như Lai gia trì một phần, mười phần thành kính thì được chư Phật Như
Lai
gia trì mười phần. Nơi một đạo tràng, giờ nào lúc nào, chúng ta cảm thọ ở
nơi đây sẽ khác hoàn toàn với cảm thọ trong cuộc sống thường ngày. Cảm thọ ở
nơi đây có pháp hỉ, thanh tịnh vui mừng. Một số đồng tu đến nói với tôi, chúng
ta
bước vào giảng đường nghe kinh là hưởng thụ. Lời nói này là thật. Vì sao
chúng ta có hai giờ đồng hồ ở nơi hưởng thụ, mà loại hưởng thụ không thể có ở
những nơi khác trong cuộc sống, cái hưởng thụ này từ đâu mà ra? Xin thưa, vì
nhờ ánh sáng Phật chiếu vào, mọi người ở đạo tràng được tắm mình trong ánh sáng
Phật.


Có một năm tôi ở Maine, Hoa Kỳ giảng
kinh
, một số người nước ngoài mỗi lần tôi giảng kinh họ đều đến nghe. Họ ngồi
xếp bằng
ngay ngắn, nhắm nghiền đôi mắt. Mặc dù họ không hiểu tiếng Trung Quốc,
nên không hiểu tôi nói cái gì nhưng mỗi ngày họ đều đến. Các đồng tu hỏi họ: “Bạn
nghe hiểu không? Nếu nghe không hiểu thì tại sao mỗi ngày bạn đều đến?
”. Họ
trả lời: “Oh, vì cảm thọ ở nơi đây rất tốt!”. Như vậy, họ đến để hưởng
thụ, họ cho rằng cái từ trường này khác biệt, cảm thọ rất thoải mái. Trong đó,
còn có một số người có công năng đặc biệt, Phật pháp gọi là thần thông, cụ thể
thiên nhãn thông, nói rằng họ được ánh sáng Phật chiếu vào. Đạo tràng giảng
kinh
luôn ở trong quang gia trì, cho nên mỗi người ngồi ở đây đều có thể sanh
tâm hoan hỉ. Đạo lý chính ngay chỗ này, không phải tôi giảng hay mà nhờ Phật
lực
gia trì.


Chúng ta nhờ vào cái gì mà được Phật
lực
gia trì? Đó là một lòng cung kính. Lòng cung kính này là năng cảm, chư Phật
Bồ tát liền có ứng, cho nên chúng ta nhất định phải hiểu, dạy người “thành
thật
”. Cả đời làm người, thành thành khẩn khẩn, trung thực thật thà, dáng
vẻ thành thật, không lừa dối chính mình, không lừa dối người khác. Người thật
thà vô cùng đáng quý, được Phật quang chiếu đến họ thậm chí ngay cả khi họ
không học Phật. Phật tâm thanh tịnh, Phật tâm bình đẳng, không thể nói người
học Phật mới đặc biệt được chiếu cố, còn không học Phật thì Phật không chiếu
cố, tâm đó làm sao có thể xem là tâm bình đẳng. Không học Phật nhưng có tấm
lòng thành khẩn, Phật đều chiếu cố bình đẳng, không hề phân biệt. Thử hỏi tâm
thành thật
đáng quý dường nào.


Lễ kính chính là lưu xuất thành
khẩn
. Chúng ta phải kính người, kính việc, kính vật, lễ kính bình đẳng, ngay
đến kiến muỗi chúng ta xem thấy cũng như xem thấy chư Phật Như Lai. Như vậy mới
gọi là tu hạnh Phổ Hiền. Động vật nhỏ như muỗi kiến cũng có Phật tánh, tất cả
động vật đều có Phật tánh. Ngoài động vật, thực vật, khoáng vật cũng đều có
pháp tánh, cho nên chúng ta phải cung kính tất cả. Việc này không phải không
làm được mà do chúng ta không chịu làm. Người xưa nói, chỉ có hai việc khó: lên
trời khó, cầu người khó. Việc này là cầu chính mình, không phải cầu người. Cầu
chính mình thì có gì khó, làm cho tánh đức của chúng ta hoàn toàn lưu xuất,
chính mình nhất định phải giác ngộ, cho nên nhất định phải nỗ lực. Thế gian
hiện tại tai nạn triền miên, nếu chúng ta không chăm chỉ nỗ lực tu, tương lai
làm sao có thể tự cứu, cứu người.


Trong cuộc sống thường ngày, tôi
không xem truyền hình nên không nắm tin tức bên ngoài, Học hội Tịnh Tông cũng
không có truyền hình, tất cả tivi đều phát nội bộ, bên ngoài không có ăngten
trời, chúng tôi cũng không nghe phát thanh, không xem báo chí, nhưng có một số
đồng tu cho biết, một hai tháng gần đây tảng băng Nam Cực đã tan ra. Vấn đề này
tương đối nghiêm trọng, băng của Nam Bắc Cực nếu tan ra, mực nước biển sẽ dâng
lên, đô thị Duyên Hải trên toàn thế giới thảy đều chìm vào đáy biển. Tai nạn
này do đâu? Có người luôn cho rằng do thiên tai, khoa học gia cũng đổ cho thiên
tai
, nhưng cách nhìn trong Phật pháp lại không phải như vậy. Phật pháp nói tất
cả tai nạn đều do chính chúng ta tạo thành. Người nghĩ ra được như vậy là người
đã giác ngộ. Nếu người người có thể tự giác, người người đều có thể thay đổi tự
làm mới, tai nạn này liền được tiêu trừ. Nạn nước là từ lòng tham của con người
mà ra.


Không ít người đã đọc qua kinh Lăng
Nghiêm
, Phật trong hội Lăng Nghiêm giảng nói rất rõ ràng, tham dục là nước, sân
hận
là lửa, ngu si là gió. Tam tai nước gió lửa, nếu người của toàn thế giới đang
cố sức tăng thêm tham sân si thì ba loại hiện tượng nước gió lửa này sẽ liền
nổi lên. Hoàn cảnh là y báo, y báo tuỳ theo chánh báo mà chuyển, chánh báo là
tâm của chúng ta. Phật luôn khuyên chúng sanh dập tắt tham sân si, người người
đều có thể dập tắt. Môi trường sinh thái trên địa cầu này rất nhanh hồi phục
lại bình thường, sẽ không có tai nạn nếu chúng sanh dập tắt tham sân si.


Ngoài tham sân si còn có ngạo mạn,
quả báo của mạn là gì? Là động đất. Mạn là tâm không bình, cao thấp nhấp nhô.
Những tai nạn tự nhiên này từ lòng người chiêu cảm biến hiện ra. Trên kinh
luận
, Phật dạy chúng ta những đạo lý phương pháp này, xác xác thực thực chân
thật
có thể tiêu trừ tất cả tai ương. Vậy phải tiêu trừ từ đâu? Từ ngay nơi nội
tâm
, Phật pháp gọi là nội học. Dùng nội công để cải thiện hoàn cảnh bên ngoài.
Chúng ta không luận đối với người, với việc, với vật, tất cả đều cung kính, dù
chúng ta không thể giúp đỡ đại chúng chuyển đổi, một mình ta vẫn có thể chuyển
đổi
. Một mình chuyển đổi gọi là biệt nghiệp, đại chúng gọi là cộng nghiệp. Phật
trong hội Lăng Nghiêm nói, quả báo cộng nghiệp cùng biệt nghiệp không như nhau.
Nếu biệt nghiệp của chúng ta thù thắng, cho dù ở ngay trong cộng nghiệp vô cùng
ác liệt, chúng ta vẫn có thể tránh được. Ngay trong tai nạn lớn vẫn có rất
nhiều người may mắn. Biệt nghiệp không giống nhau, sau một tai nạn lớn, nếu
quan sát tỉ mỉ chúng ta sẽ thấy người may mắn sống sót thường là người có tấm
lòng lương thiện, ít tham sân si mạn, nhiều từ bi thiện niệm.


Hy vọng đồng tu chúng ta mọi lúc mọi
nơi
đều dùng tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi cung kính đối với tất
cả. Phải tập thành thói quen, thật sự dụng công. Dụng công không phải một ngày
đọc bao nhiêu bộ kinh. Khi tư tưởng lời nói việc làm hoàn toàn không tương ưng
với kinh thì dù mỗi ngày đọc hai trăm biến cũng uổng công, không dùng được.
Trước đây lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam nói: “đáng đọa lạc thế nào, vẫn phải đọa lạc
thế đó
”, không ích gì. Do đó phải thật làm, ngày ngày đọc kinh, kiểm điểm
lỗi lầm của chính mình. Đọc kinh cũng giống như soi gương vậy, ngày ngày cầm
gương lên soi lỗi lầm của chính mình, đem nó thay đổi lại, như vậy mới hữu
dụng, lợi ích vô biên. Cho nên phải tu tâm chân thành, chân thành đối nhân xử
thế, chúng ta nhất định có thể vượt qua đại kiếp nạn. Kiếp nạn hiện tiền, chúng
ta
không hề có chút ý niệm sợ hãi, không hề có chút tâm lo lắng, rất thản nhiên
tự tại, đó chính là chúng ta có công phu, chân thật được thọ dụng.


(Còn tiếp)


KINH
ĐẠI THỪA
VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC


Pháp
sư
: HT. TỊNH KHÔNG


Biên
dịch
: Vọng Tây cư sĩ


Biên
tập
: PT. Giác Minh Duyên

 

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-Nhã

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Về Bài Kinh Kalama

Về Bài Kinh Kalama

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-Bàn

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Toát Yếu Nội Dung Các Kinh Trường A Hàm

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Load More

Discussion about this post

Đi Tìm Lý Do Để Thức Dậy Mỗi Ngày

Đi tìm lý do để thức dậy mỗi ngày

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết trong “Con đường thánh thiện” như sau: "Nơi nào không có bùn thì...

“Nguyệt San Giác Ngộ Số 185

“Nguyệt San Giác Ngộ Số 185

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tản Mạn Về Ngày Phật Đản Sinh

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Mỗi năm chúng ta đều làm lễ Phật Đản sinh, ngày người sanh ra để giải thoát chúng ta khỏi...

Người Xuất Gia Có Được Tham Dự, Bàn Luận Chuyện Chính Trị Không?

Người Xuất Gia Có Được Tham Dự, Bàn Luận Chuyện Chính Trị Không?

Đáp: I . Trước khi niết bàn, Phật có khuyên bảo đức A Nan và đại chúng: “Ta tịch rồi các...

Ăn Chay Có Phạm Tội Sát Sinh Không & Cỏ Cây Có Linh Hồn Không (Tâm Diệu)

Ăn Chay Có Phạm Tội Sát Sinh Không & Cỏ Cây Có Linh Hồn Không (Tâm Diệu)

ĂN CHAY CÓ PHẠM TỘI SÁT SINH KHÔNG & CỎ CÂY CÓ LINH HỒN KHÔNG (Tâm Diệu) Lời Ban Biên...

Nẻo Về Của Tâm

Nẻo Về Của Tâm

NẺO VỀ CỦA TÂM Thích Thiền Minh   Khi nhắc đến đạo Phật, người ta thường nói đến chữ Tâm....

Thành Thật Niệm Phật

Thành Thật Niệm Phật

THÀNH THẬT NIỆM PHẬT Hoà Thượng Tịnh Không Vào đầu năm dân quốc, lão Hoà Thượng Đế Nhàn có một...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 36)

Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ...

Những Vị Tỳ Kheo Hay Cãi Cọ Ở Xứ Câu Thâm (Kosambi)

Tích Truyện Pháp Cú - Kệ số 006 NHỮNG VỊ TỲ KHEO HAY CÃI CỌ… Ở XỨ CÂU THÂM (KOSAMBI)...

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 4)

CĂN NGUYÊN CỦA TAI NẠN VÀ BỆNH TẬTHÃY TRÂN TRỌNG SINH MẠNG, XIN ĐỪNG GIẾT HẠI ĐỘNG VẬT (TẬP 4)Người phỏng vấn:...

Vượt Thoát Trầm Luân Theo Lời Giảng Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (Ii)

Vượt thoát trầm luân theo lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (II)

Trong đạo Bụt có hai pháp môn. Một pháp môn là chỉ tức là dừng lại, đừng để cho nó...

Một Lời Thăm Mẹ Thơ Hoang Phong – Diễn Ngâm: Ngô Đình Long

Một Lời Thăm Mẹ Thơ Hoang Phong – Diễn ngâm: Ngô Đình Long

MỘT LỜI THĂM MẸThơ: Hoang PhongGiới Thiện: Hồng Vân | Diễn ngâm: Ngô Đình Long ***     Từ lâu...

Cô Thân Vạn Lý Du … Tâm Dũng

Cô Thân Vạn Lý Du … Tâm Dũng

CÔ THÂN VẠN LÝ DU ... Tâm Dũng Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật...

Phê Bình Jayarava

PHÊ BÌNH JAYARAVA Viết bài phê bình chuyên môn, ví dụ như bài  “Thich Nhat Hanh's Changes to The Heart...

Lấp Lánh Những Góc Nhìn Huyền Diệu

Lấp lánh những góc nhìn huyền diệu

LẤP LÁNH NHỮNG GÓC NHÌN HUYỀN DIỆU Nhụy Nguyên   Vũ trụ, con người hình thành như thế nào và...

Đi tìm lý do để thức dậy mỗi ngày

“Nguyệt San Giác Ngộ Số 185

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Người Xuất Gia Có Được Tham Dự, Bàn Luận Chuyện Chính Trị Không?

Ăn Chay Có Phạm Tội Sát Sinh Không & Cỏ Cây Có Linh Hồn Không (Tâm Diệu)

Nẻo Về Của Tâm

Thành Thật Niệm Phật

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 36)

Những Vị Tỳ Kheo Hay Cãi Cọ Ở Xứ Câu Thâm (Kosambi)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 4)

Vượt thoát trầm luân theo lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (II)

Một Lời Thăm Mẹ Thơ Hoang Phong – Diễn ngâm: Ngô Đình Long

Cô Thân Vạn Lý Du … Tâm Dũng

Phê Bình Jayarava

Lấp lánh những góc nhìn huyền diệu

Tin mới nhận

Người giải thoát như bánh xe quay tròn đều, thông suốt

Những khai thị về nhân quả giúp bạn hết khổ mỗi ngày

Những lý tưởng từ tình yêu thương của Đức Phật

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Phật dạy làm người nghìn năm vẫn đúng

Niệm Phật phải đặt trọn niềm tin vào lời Phật dạy

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

Có ai thấy Phật không?

Tám Pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Học từ đời thường

Việt Nam: Vạt Núi Đốn Cây Xây Nơi Thờ Phật ‘Vì Tâm Linh’?

Chuyển hóa nỗi đau phản bội theo lời Phật dạy

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Bốn pháp đưa đến hạnh phúc

Làm thế nào để gặp được Phật?

Lời Phật dạy về công ơn người mẹ khi mang thai

Suy niệm lời Phật: Giữ tâm như chăn trâu

Bài học nào cho chúng ta hôm nay?

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

Tin mới nhận

Phương cách đối phó với bệnh tật

Tám điều gian dối của mẹ

Đời Ôn Là Hoa Và Chữ – Thích Pháp Bảo

Con đường con đi đó, có ba là “hộ pháp”

Sapiens: lược sử về loài người

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 62)

Lành Thay Nếu Được Là Học Trò Của Đức Phật

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma Khóc

Giúp Chồng Vượt Qua Thói Gia Trưởng

Đức Phật đã làm gì để đền đáp công ơn sinh thành của từ mẫu?

Đạo Pháp Của Đức Phật Có Phải Là Tôn Giáo ?

Thiền – Nhìn Từ Phương Thức “Thức Ngộ” Đặc Thù Phật Giáo Á Đông – Trịnh Văn Định

Quan Điểm Của Phật Giáo Đối Với Các Tôn Giáo Khác Ht. K. Sri Dhammananda Thích Nữ Giới Hương Dịch

Dĩ Huyễn Độ Chơn

Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Đánh Thức Từ Bi Tâm Nơi Mỗi Người Qua Thực Hành Cho-nhận

A-la-hán, Phật Và Bồ Tát

Bước đến tỉnh thức

Ăn Chay Để Chống Lại Biến Đổi Khí Hậu Ts. Nguyễn Thọ Nhân

Tin mới nhận

Địa Tạng Mật Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 49)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 202)

Đạo Phật Ngày Nay – Một Diễn Dịch Mới Về Ba Bộ Kinh Pháp Hoa

Đốt tay làm đuốc, sau được thành Phật

Bát Nhã Tâm Kinh Thiền Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Ba Pháp Ấn

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Niệm Phật không phải là kêu Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Gươm báu trao tay (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

Khái Quát Tư Tưởng Kinh Duy Ma Cật

Tin mới nhận

Đường Về Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 60)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 27)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 39)

Phật Quốc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 49)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 61)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 16)

Tịnh Độ Chân Tông Và Ngài Thân Loan

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Giáo Lý Tịnh Độ Qua Lăng Kính Duy Thức Học

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Tìm Hiểu Về Trào Lưu Tịnh Độ Tại Việt Nam

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.