PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đường Đến Bình An Thật Sự (9)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (9)
Trích dẫn Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Trích dịch: Tuệ Uyển

Dalialama-010231237– Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải
biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người
không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp
ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể
thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.

–
Như một hành giả, chúng ta phải chú ý đến tâm chúng ta để cố gắng kiểm soát nó
một cách liên tục. Chúng ta phải cố gắng
loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực và phát triển những cảm xúc tích cực – vô hạn lượng – đặc biệt trong sự thực hành
Phật Giáo, vì thế một số người nói rằng Đạo Phật là khoa học về tâm.

–
Mọi người muốn hạnh phúc; không ai muốn đau khổ. Nhiều rắc rối chung quanh chúng ta là vọng tưởng
tinh thần của những thứ tiêu cực hay bất hạnh nào đó. Nếu chúng ta phân tích thái độ tinh thần của
chính chúng ta, chúng ta có thể thấy nó thật không thể chịu nổi. Do vậy, một tâm quân bình hoàn hảo là rất hữu
ích và chúng ta phải cố gắng để có một thể trạng tinh thần vững vàng.

–
Mọi người muốn có một thân thể khỏe mạnh và không ai muốn bệnh hoạn. Tôi cũng là một người không muốn rơi vào tình
trạng
bệnh hoạn nhưng thường bị cảm lạnh – một cách đặc biệt khi tôi viếng Đạo Tràng Giác Ngộ – Bodhgaya. Hầu như lần nào ở đấy, sự gia hộ quá rộng sâu
khiến tôi luôn luôn bị sốt! Nhưng sự kiện
vẫn hiện hữu là mọi người muốn có sức khỏe tốt, và đấy là một ý nghĩa quan trọng
cho việc đạt đến một tâm ổn định.

–
Việc rèn luyện tinh thần là thiết yếu cho sức khỏe lành mạnh. Sức khỏe
tốt lành và ổn định tâm biểu hiện cho một đời sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn và
một tương lai ý nghĩa. Mặc dù chúng ta
có thể ở trong một môi trường thù nghịch, nhưng nếu thái độ tinh thần của chúng
ta
vững vàng và ổn định, sự thù nghịch sẽ không là nguyên nhân cho nhiều sự quấy
rầy
. 

–
Không có sự ổn định tinh thần nội tại, hay thái độ tinh thần đúng đắn, chúng ta
không thể vui vẻ, tĩnh lặng, hay bình an, ngay cả khi chúng ta được vây quanh với
những bạn bè thân thiết hay những tiện nghi bậc nhất. Đấy là tại sao rèn luyện tâm là ưu việt và
không nên được xem như một vấn đề tôn giáo.

–
Một số kỷ thuật hay phương pháp cho việc rèn luyện tâm phải là một bộ phận
trong đời sống hàng ngày của mọi người. 

–
Tâm thì không màu sắc, không hình tướng và khó khăn để xác định. Tuy thế, nó thật là năng lực. Đôi khi dường như khó để kiểm soát, thay đổi,
và kiểm soát. Tôi nghĩ tùy thuộc nhiều
vào thời gian, ý chí, quyết tâm và tuệ trí. Nếu chúng ta đã có quyết tâm và tuệ trí – tuệ trí hàm ý kiến thức – vấn
đề
rồi thì là việc rèn luyện tâm như thế nào. Cuối cùng với sự trôi qua của thời gian, tâm chúng ta có thể thay đổi và
cải thiện. 

–
Chúng ta có thể rèn luyện tâm của chúng ta bằng việc phân tích những nhược điểm
của giận dữ cũng như từ những kinh nghiệm của người khác. Cũng thật hữu ích để nhìn vào lịch sử. Bất cứ khi nào tôi thẩm tra thảm họa của con
người
, tôi thấy rằng trong hầu hết mọi trường hợp nó là kết quả từ thái độ của
con người – những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thù hận, ganh tỵ và tham lam
quá độ. 

–
Tất cả những thứ tốt đẹp là những kinh nghiệm xây dựng, hạnh phúc hơn của nhân
loại
, hầu như được thúc đẩy bằng việc tôn trọng quyền của người khác và quan
tâm
đến sự cát tường của người khác – bi mẫn, từ ái và ân cần.

–
Một cuộc khảo rất xuyên suốt về những kinh nghiệm và sự kiện quá khứ của nhân
loại
, và sự thực tập hằng ngày của chúng ta là rất cần thiết để đem đến sự thay
đổi và cải thiện. Con người chúng ta là
giống nhau trong những khát vọng. Đây là
tại sao rèn luyện tâm là quan trọng.

–
Đối với con người chúng ta cũng như thú vật, nền tảng của xã hội là tình cảm
hay tình thương. Trong thời kỳ khi chúng ta ở trong bào thai của mẹ, sự ổn định
và tĩnh lặng tinh thần của bà mẹ là rất quan trọng cho sự phát triển tinh thần
của đứa trẻ chưa sinh. Cũng thế, những
tuần lễ đầu tiên sau khi sinh là thời điểm quan yếu cho việc phát triển não bộ. Trong thời kỳ ấy, điều cực kỳ quan trọng là
có sự chạm xúc thân thể của bà mẹ. Điều
này cho thấy rằng tự điều kiện thân thể cần hơi ấm và tình cảm của người khác.

–
Hành động của đứa trẻ làm sau khi sinh ra là bú sửa. Cho và nhận sửa chắc chắn không phát sinh từ
thù hận hay cảm giác tiêu cực. Mặc dù
vào lúc ấy tâm tư đứa trẻ không rõ ràng và không ý tưởng rõ ràng về mẹ nó,
nhưng sự ràng buộc hay cảm giác gần gũi chắc chắn được thiết lập. Tuy nhiên, nếu tâm hồn bà mẹ có sự giận dữ
hay những cảm xúc tiêu cực nào đó đối với đứa trẻ, sửa có thể không tuôn
ra. Chính là tình cảm sâu xa và một cảm
giác
thân mật đối với đứa trẻ đã cho phép sử sửa tuôn tràn một cách tương ứng. Và hướng về bà mẹ vì sửa là hành động đầu
tiên như một con người.

–
Như những học sinh, chúng ta thấy rằng nếu
giáo viên tình cảm và gần gũi với chúng ta, thế thì những bài học cũng như vị
giáo viên ấy để lại ấn tượng lâu dài đối với chúng ta. Trong cuộc sống, hết lần
này đến lần khác, chúng ta cần phải đến thăm bác sĩ ngay cả chúng ta không muốn
thế. Mặc dù bác sĩ có thể có phẩm chất
cao, nhưng nếu khuôn mặt vị bác sĩ ấy cứng ngắt và đánh mất nụ cười, chúng ta cảm
thấy
hơi khó chịu. Nếu vị bác sĩ ấy biểu
lộ
sự quan tâm chân thành về sức khỏe chúng ta và tình cảm, chúng ta cảm thấy dễ
chịu
. Khi chúng ta già cả, chúng ta lệ thuộc sâu đậm một lần nữa vào tình cảm
và sự ân cần của người khác. Đây là tự
nhiên
của con người. Vì loài người là những
tạo vật xã hội, nên chúng ta lệ thuộc sâu xa vào những người khác nhằm để sồng
còn.

–
Nếu chúng ta nhìn vào những con ong, chúng ta thấy rằng chúng hoạt động trên
căn bản của sự phối hợp mặc dù chúng không có tôn giáo, hiến pháp hay luật lệ. Hình thức và cách sống tự nhiên của chúng đòi
hỏi chúng phải làm việc với nhau; bằng khác đi, chúng không thể tồn tại. Con
người
tự cho là siêu việt nhưng trong thực tế, đôi khi chúng ta thật thấp kém
so với những côn trùng bé nhỏ này. Hoàn
cảnh
căn bản của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải sống với nhau, và vì thế, chúng
ta
phải làm việc với nhau. Đấy là luật lệ
tự nhiên nhưng đôi khi chúng ta hành động trong một tư thái hoàn toàn trái ngược.

–
Trong sự vắng bóng của hợp tác và hiểu biết, cha mẹ và con cái luôn luôn đấu đá
với nhau. Điều ấy cũng đúng đối với sự cải
vả giữa đôi lứa. Ly dị xảy ra sau đó và
không có sự bình an hay hạnh phúc tồn tại. Hôn nhân bị hủy hoại. Hợp tác là
khẩn thiết cho một gia đình, thân thể, xã hội và quốc gia mạnh mẽ. 

–
Chúng ta phát triển sự hợp tác như thế nào? Bằng sức mạnh? Không thể được! Vậy sự lựa chọn là gì? Những hành vi tự nguyện, lòng vị tha và việc
biểu lộ sự quan tâm đến lợi ích và quyền lợi của người khác. Những điều này không nhất thiết là thiêng
liêng
; chúng là sự quan tâm của chúng ta bởi vì sự sống còn của chúng ta tùy
thuộc
vào nó. Thí dụ, nếu chúng ta quan
tâm
về người khác và thân thiết chân thành với họ, thế thì người khác cũng sẽ
đáp ứng lại một cách tương ứng.

–
Tôi thích mĩm cười và cười lớn. Nếu
chúng ta muốn có nhiều nụ cười mĩm trong cuộc sống thì chúng ta phải tạo nên những
điều kiện thích hợp cho nó hiện diện. Có
nhiều loại mĩm cười khác nhau. Những nụ
cười xã giao hay mĩa mai chỉ tạo nên không khí khó chịu và phát sinh sự nghi ngờ,
trái lại một nụ cười chân thành làm cho chúng ta hài lòng tuyệt diệu. Vậy thì chúng ta đạt đến việc ấy như thế
nào? Chắc chắn không phải qua giận dữ,
ganh tỵ, tham lam quá độ hay thù hận, nhưng phải qua yêu thương ân cần, một đầu
óc cởi mở và chân thành.

–
Nếu lý do của chúng ta là chân thành, không có gì để dấu giếm, và chúng ta sẽ
đón nhận lại một thái độ cởi mở. Đây là
một băng tần thật sự và thích đáng của giao tiếp loài người và không chỉ là sự
phục vụ đầu môi chót lưỡi. Theo kinh
nghiệm
của chính tôi, đôi khi tôi thấy tôi có thể giao tiếp một cách chân thành
ngay cả khi tôi không biết ngôn ngữ của người đối diện. 

–
Nhưng có lúc thật khó khăn để vô tư. Khi người ta có quyền lực, những người
khác có khuynh hướng quây quần chung quanh họ. Tôi nghĩ tôi có nhiều bạn hơn do bởi giải Nobel Hòa Bình. Những người bạn này có thể không đáng tin cậy
lắm. Con người với tiếng tăm, quyền lực,
hay giàu sang thường có nhiều bạn bè. Những
người bạn này, trong thực tế, có thể không là những bạn thật sự; họ chỉ bị hấp
dẫn
bởi sự giàu sang hay quyền lực của người được quan tâm. Nếu người kia mất đi quyền lực hay giàu sang,
những người bạn này có thể biến mất. Tôi
xem những người bạn như vậy là không chân thành.

–
Người bạn chân thật chia sẻ sự thân thiết chân thành và duy trì tình bạn bất chấp
sự
thay đổi bất thường của vận mệnh. Sự
quan tâm như vậy cho người khác là một đức hạnh lớn nhưng nó cũng là vị kỷ
trong một cách vì một cách căn bản nó là lợi ích và quan tâm của chính người ấy. Tôi rất thường nói với những người bạn của
tôi rằng nếu chúng ta phải ích kỷ thì chúng ta nên ích kỷ một cách thông tuệ. 

–
Cội nguồn căn bản của hạnh phúc là lòng vị tha. Thành công trong đời sống lệ thuộc trên sự quyết tâm, ý chí và lòng can
đảm
. Và cội nguồn của can đảm và quyết
tâm
này là lòng vị tha. 

–
Đôi khi giận dữ và thù hận tạo ra một loại năng lượng và quyết tâm. Tuy nhiên, sự quyết tâm này hiếm có những hậu
quả
tốt đẹp bởi vì năng lượng được tạo ra bởi giận dữ và ganh tỵ là mù quáng,
tai hại và thậm chí có thể gây tai họa.

–
Kỷ năng hay phương pháp của Đạo Phật để
cải thiện tâm được căn cứ trên thuyết lệ thuộc duyên sinh hay
pratiyasamutpada. Điều này một cách
chính yếu quan tâm với các nguyên nhân của khổ đau và vui sướng và sự kiện là mọi
thứ liên hệ hổ tương, tạo nên một dây chuyền phản ứng lại. 

–
Như tôi đã đề cập trước đây, toại nguyện hay hạnh phúc tùy thuộc trên những
nhân tố đa dạng. Do thế, duyên sinh thật
sự làm mở rộng nhận thức về thế giới của chúng ta. Nó cho chúng ta thấy rằng mọi thứ liên hệ đến
lợi ích của chúng ta một cách căn bản. Cố
nhiên, điều này cho phép chúng ta phát triển sự quan tâm cho nhận thức rộng rãi
hơn. Thấu hiểu thuyết duyên sinh này và
thật sự đưa nó vào thực tập có thể thúc đẩy từ ái và bi mẫn, và giảm thiểu sự
giận dữ và thù hận của chúng ta.

–
Theo Đạo Phật, có một mối quan hệ tương xứng giữa nguyên nhân và kết quả nơi mà
khổ đau và vui sướng được quan tâm. Nguyên nhân trực tiếp là nghiệp. Nghiệp – karma – có nghĩa là hành vi. Những sự kiện ngày mai tùy thuộc rất nhiều
vào những hành vi hôm nay, những sự kiện năm nay tùy thuộc vào những sự kiện
năm trước, trong khi những sự kiện của thế kỷ này với những thứ của thế kỷ trước. Những hành vi của thế hệ trước tác động cuộc
sống của những thế hệ tiếp theo. Đây
cũng là một loại nghiệp. 

–
Thế rồi, nguồn gốc của hành động là gì? Động cơ của tâm là gì? Và, quan
trọng hơn, tâm là gì? Có phải não bộ hay
một loại năng lượng sản sinh bởi não bộ? Câu trả lời là cả hai. Là cả hai
bởi vì trong khi trình độ thô của ý thức được sản sinh bởi não bộ, thì nguồn gốc
căn bản của ý thức là thức vi tế sâu xa nhất không lệ thuộc vào não bộ. 

–
Loài người trải qua năm tỉ năm phát triển để có được như tình trạng hiện
này. Trong ba đến bốn tỉ năm không có sự
sống, chỉ có một số căn bản, những tế bào chính yếu. Mặc cho sự tiến hóa của loài người, câu hỏi vẫn
là, Tại sao toàn thể vũ trụ hay thiên hà
hình thành sự hiện hữu? Lý do là gì?
Chúng ta có thể nói là không có lý do gì hay là nó đã xảy ra một cách đột
nhiên
, nhưng câu trả lời ấy không thỏa mãn. Một câu trả lời khác là đấy đấng tạo hóa, hay Thượng Đế đã làm việc ấy. Tuy nhiên quan điểm ấy không đúng với triết
lý của Phật Giáo và Kỳ Na Giáo (và cả Lão Giáo[1]). Câu trả lời của Đạo Phật là nó hình thành như
một kết quả của nghiệp báo của chúng sanh, những kẻ sử dụng vũ trụ này. Lấy thí dụ của ngôi nhà. Một ngôi nhà hiện hữu bời vì có người thợ xây
dựng
nó vì thế nó có thể được sử dụng. Tương tự thế, bởi vì có chúng sanh sống hay sử dụng vũ trụ này, nên nghiệp
đã sản sinh ra vũ trụ.

–
Theo triết lý Phật Giáo, mỗi chúng sanh có một tâm và thức có khả năng trở
thành
một vị Phật. Thức vi tế này được đặt
tên là hạt giống Phật, Phật chủng hay sugatahridaya hay tathagatagarbha. Đây là căn bản của Đạo Phật một cách tổng
quát và đặc thù trong Đại Thừa Phật Giáo, mục tiêu tối hậu là Quả Phật hay Giác
Ngộ
. Chúng ta phải nên quyết định để đạt
được
Quả Phật nhằm để phụng sự tất cả chúng sanh. Sự quyết định này là tâm giác ngộ – tâm bồ đề
hay bodhicitta, đấy là căn bản của giáo huấn Đại Thừa về lòng vị tha vô hạn.

–
Chúng ta lệ thuộc sâu đậm trên những chúng sanh khác. Không có chúng sanh, chúng ta không thể phát
triển lòng vị tha vô hạn và không thể đạt đến Quả Phật. Chúng ta hàm ơn những chúng sanh khác đối với tiếng tăm, thịnh vượng, và
bạn bè của chúng ta. 

–
Từ lúc thụ thai cho đến lúc chết, đời sống của chúng ta lệ thuộc vào những người
khác. Thật quan trọng để nhận ra rằng những
chúng sanh khác là quý giá và hữu ích như thế nào. Ngay khi chúng ta nhận ra điều này, thái độ
tiêu cực của chúng ta đối với chúng sanh khác sẽ thay đổi.

–
Thái độ của chúng ta đối với người khác phải luôn luôn là tích cực. Chúng ta nên quan tâm đến người khác mà không
có cảm giác thương hại đối với họ. Trên
tất cả, chúng ta phải đối xử với họ với một sự tôn trọng lớn vì sự quý giá của
họ. Chúng ta phải xem họ như thiêng
liêng
và thù thắng đối với chúng ta.

–
Tâm chúng ta bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực qua vô lượng kiếp sống quá
khứ
và thật cực kỳ khó khăn để phát triển lòng vị tha. Chúng ta phải chiến đầu liên tục chống lại những
cảm xúc tiêu cực này. Chúng ta phải sử dụng
những phương pháp khác nhau để đối phó với
những năng lực của sân hận. Chúng ta đơn
giản
nên cố gắng quên đi đối tượng của sân hận và làm chệch hướng sự chú ý của
chúng ta. Tập trung vào hơi thở của
chúng ta. Việc này làm dịu sự giận dữ một
cách nhẹ nhàng. Rồi thì cố gắng để nghĩ
về những khía cạnh tiêu cực của sân hận và loại bỏ chúng.

–
Một cách để đối phó với sân hận đối với kẻ thù là tập trung trên những phẩm chất
tốt đẹp của kẻ thù. Hãy cố gắng để tôn
trọng
và thông cảm thay vì giận hờn. Theo Mười Hai Nhân Duyên, mỗi đối tượng có nhiều khía cạnh và phương diện. Hầu như không đối tượng nào có thể là hoàn
toàn
tiêu cực. Mọi thứ có một phía tích
cực
đối với nó. Tuy nhiên, khi sân hận lớn
mạnh, tâm chúng ta chỉ nhận thức khía cạnh tiêu cực.

–
Về một mặt, kẻ thù chúng ta tạo ra rắc rối cho chúng ta. Về mặt khác, chính người
ấy cho chúng ta cơ hội để thực tập nhẫn nhục và bao dung, hai phẩm chất cần thiết
cho lòng từ bi và vị tha.

–
Khi tham lam cực độ hay những cảm xúc tiêu cực sinh khởi, chúng ta phải chuẩn bị
cho chúng. Nếu chúng ta kích hoạt một
thái độ khoan dung khi cảm xúc tiêu cực
sinh khởi, nó trở nên mạnh mẽ hơn. Nên
loại bỏ hay cố gắng giảm thiểu cường độ của nó ngay khi nó sinh khởi.

–
Nếu chúng ta khiêm tốn và trung thực, một người nào đó có thể lợi dụng chúng
ta
. Ngay cả trong những trường hợp như
thế, chúng ta không nên che dấu bất cứ cảm giác tiêu cực nào đối với người ấy. Thay vì thế, chúng ta nên phân tích tình cảnh. Việc cho phép người ấy làm bất điều gì người ấy
muốn cuối cùng sẽ làm tổn hại cho người ấy. Do vậy, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp chống trả. Chúng ta nên làm điều này không phải vì người
ấy làm tổn hại chúng ta, nhưng bởi vì chúng ta nên quan tâm về sự cát tường của
người ấy về lâu về dài.

–
Khi sân hận khống chế tâm chúng ta, bộ phận tốt nhất của não bộ con người, bộ
phận phán xét các tình thế, không thể thực hiện chức năng của nó. Rồi thì chúng ta có thể sử dụng những từ ngữ
cay nghiệt một cách vô ý thức. Những từ
ngữ
thù hận tuôn ra một cách tự động qua việc thiếu kiềm chế khi chúng ta không
thể kiểm soát tình thế. Một khi sân hận
hạ xuống, chúng ta cảm thấy tự hổ thẹn.

–
Nhằm để thiền tập trên lòng vị tha cứu kính, thật quan trọng để thấu hiểu khái
niệm. Trong Đạo Phật, những trình độ đa
dạng của các truyền thống có những sự diễn giải khác nhau. Với bốn trường phái triết lý, sự diễn giải ở
đây liên hệ trong những hệ thống Phật Giáo tối thượng, trường phái Hệ Quả Trung
Đạo
[2]. Theo phái này, tánh không có nghĩa là không
có hiện tượng nào có sự tồn tại cố hữu (vô tự tánh). Bằng việc thấu hiểu sự thiếu vắng sự tồn tại
cố hữu của bản chất tất cả mọi hiện tượng, chúng ta có thể thấu hiểu bản chất
huyển hóa hay vọng tưởng của tất cả mọi hiện tượng.

–
Hãy thực tập lòng vị tha vô hạn với sự hổ trợ của tuệ trí. Đấy là lối đi.

***

Nguyên
tác: trích từ bài Transforming Mind của quyển
Live in a Better Way

Ẩn Tâm Lộ ngày 16/01/2013

Xem bản PDF: ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (9) PDF (có hình minh họa: 18.30 MB)

●
ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (1)

● ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (2)

● ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (3)

● ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (4)

● ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (5)

●
ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (6)

●
ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (7)

●
ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (8)

●
ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (9)


[1] Đạo trong sự
trình bày của Lão Tử là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên, cái có sẵn một
cách tự nhiên: “Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo
bắt chước Tự nhiên”. Nó là nguồn gốc của vạn vật.

[2] Prasanghika-madhyamaka
(s)

 

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Đường Rộng Dưới Chân Non

ĐƯỜNG RỘNG DƯỚI CHÂN NON

TRUYỆN NGẮN ĐƯỜNG RỘNG DƯỚI CHÂN NON                  Chị Thúy nhận được một lúc hai tin, một rất vui...

Vì Sao Người Phật Tử Nên Ăn Chay

Vì sao người Phật tử nên ăn chay

VÌ SAO NGƯỜI PHẬT TỬ NÊN ĂN CHAY Nguyễn Minh Tiến   Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua, một...

Bốn Pháp Giới

BỐN PHÁP GIỚIHồng Dương Nguyễn Văn Hai Tâm chúng sanh là Như Lai tạng, là Nhất pháp giới. Trong lời...

Về Thăm Đất Phật 4

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Trong phần “Tích lũy công đức”, trong Hội Biên đã trích dẫn “phương pháp tích thiện” mà trong Liễu Phàm...

Chùm Thơ Đạo Vị Trong “đường Về Minh Triết”

      CHÙM THƠ ĐẠO VỊ TRONG “ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT” (https://thuvienhoasen.org/a22566/duong-ve-minh-triet) Tuệ Thiền Lê Bá Bôn 1. ĐƯỢC...

Chả Lụa Chay

Chả Lụa Chay

CHẢ LỤA CHAY Chân Thiện Mỹ Công thức : 2 gói tàu hủ ky đông lạnh .(gói 8.oz ) 1/2 café muối . 1/4...

Hướng Đến Ánh Sáng

Hướng đến ánh sáng

Đại Tạng Kinh Việt Nam KINH TƯƠNG ƯNG BỘ Samyutta Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật...

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nghiên Cứu Thiền Tông Và Niệm Phật

Nghiên Cứu Thiền Tông Và Niệm Phật

NGHIÊN CỨU THIỀN TÔNG VÀ NIỆM PHẬTTác Giả: Phương Lập ThiênNguyên tác: Hán ngữ | Việt dịch: Thích Đức Trí(Bài nghiên...

Vấn Đề Thắp Hương Trong Kinh Điển Phật Giáo

Vấn đề thắp hương trong kinh điển Phật Giáo

VẤN ĐỀ THẮP HƯƠNG TRONGKINH ĐIỂN PHẬT GIÁO. Chúc Phú Trong những vật phẩm mang tính lễ nghi của nhiều...

Happy 80Th Birthday To His Holiness The 14Th Dalai Lama

Happy 80th Birthday to His Holiness the 14th Dalai Lama

Say Happy 80th Birthday to His Holiness the 14th Dalai Lama For his whole life, His Holiness the 14th Dalai...

Theo Dấu Chân Phật-Kỳ 10 (Chiêm Bái Lumbinī Và Bảo Tháp Rāmagāma)

Theo Dấu Chân Phật-Kỳ 10 (Chiêm bái Lumbinī và bảo tháp Rāmagāma)

THEO DẤU CHÂN PHẬT – Kỳ 10(Chiêm bái Lumbinī và bảo tháp Rāmagāma)Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió Từ Kushinaga (Câu...

Sinh Tử qua Lăng Kính của Người Giác Ngộ

Sinh Tử qua Lăng Kính của Người Giác Ngộ Thánh Tri Hai chữ “Sinh Tử” đã khiến cho biết bao...

Nghiệp Báo Và Tái Sanh

Nghiệp báo và tái sanh

NGHIỆP BÁO VÀ TÁI SANH (The Buddhist Doctrine of Kamma and Rebirth) NĀRADA MAHĀ THERADịch giả: NGUYỄN TRẠCH THIỆN   Duyên may được...

ĐƯỜNG RỘNG DƯỚI CHÂN NON

Vì sao người Phật tử nên ăn chay

Bốn Pháp Giới

Về Thăm Đất Phật 4

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Chùm Thơ Đạo Vị Trong “đường Về Minh Triết”

Chả Lụa Chay

Hướng đến ánh sáng

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Nghiên Cứu Thiền Tông Và Niệm Phật

Vấn đề thắp hương trong kinh điển Phật Giáo

Happy 80th Birthday to His Holiness the 14th Dalai Lama

Theo Dấu Chân Phật-Kỳ 10 (Chiêm bái Lumbinī và bảo tháp Rāmagāma)

Sinh Tử qua Lăng Kính của Người Giác Ngộ

Nghiệp báo và tái sanh

Tin mới nhận

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Trong lòng không có hoa, khó tìm hoa bên ngoài

“Trên đời này, người như thế nào đáng yêu nhất?”

Phật dạy: Tám nguyên nhân làm tổn hại các gia đình

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

Tôi tìm đường giác ngộ

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Đức Phật giữa đời thường

Phật dạy: Thấy rõ không có gì bền chắc để sống tốt, nhẹ nhàng hơn

Đức Phật hàng ma

5 nhân duyên hội đủ để Đức Phật giáng sinh vào thế giới này

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Tôi vẽ Phật

Phật trong chúng sanh, chúng sanh trong Phật

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

Suy ngẫm lời Phật dạy nhân chuyện Phật tắm cho Tỳ kheo bệnh nặng

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Những câu chuyện ám hại Đức Phật

Lễ Khánh Thành Công Trình Tượng Đài Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Tin mới nhận

Về Thăm Đất Phật 1 – Phim Ký Sự Phật Giáo Tại Ấn Độ

Những Ngọn Gió Đời

Ngoại Giao Xá Lợi Sự Hồi Sinh Kỳ Diệu Của Tinh Thần Huyền Trang

Người Phật Tử Tu Điều Gì?

Trần Nhân Tông Giữ Giới Trong Sạch Để Làm Gì – Thích Thanh Thắng

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Bị bệnh thì nương bệnh mà tu

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

Thăm Trung Tâm Thiền Làng Mai Ở Thái Lan

Nhân ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa cùng nhắc nhau thực hành những lời dạy của Ngài và các bậc thiền sư lỗi lạc

Đại lễ Phật Đản và tính đảng

Tịnh Độ Nơi Ấy Bây Giờ ở Đây

Diễn Văn Khai Mạc – Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát

Sinh Tử Luân Hồi

Những tư duy đa chiều trong Phật Giáo

Người vô sự thì đói ăn, mệt ngủ

Con Đường Giải Thoát Khổ – Tỳ Khưu Hộ Pháp

Việt Nam trở thành quốc gia hạnh phúc nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Vì sao con người làm khổ nhau?

Khổ Đau Phiền Não Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Nấu nước đường

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Audio Book Kinh Duy Ma Cật

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 53)

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Chú Giải Kinh Nhân Quả Ba Đời

Lời Phật dạy về bảy hạng vợ ở đời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 126)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 75)

Kinh Giới Hạnh (Silavanta)

Những điều kiện cần thiết trước khi đọc tụng kinh Phật

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 04)

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Đem Phật vào lòng, đem kinh vào lòng 

Tin mới nhận

A Di Đà Kinh Hợp Giải

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 24)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 65)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 23)

Tư Lương Tịnh Độ

Luận Về Vấn Đề Hộ Niệm Lúc Lâm Chung Theo Kinh Tạng Nikaya

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Tịnh Độ Vấn Đáp

Những Truyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần 2)

Tất Cả Chúng Sanh Vốn Là Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 314)

Tôi Mơ Cõi Nước Của Phật Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Tăng Thân Làng Mai Kính Viếng Giác Linh Đại Lão Ht.thích Trí Tịnh

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

ĐỜI NGƯỜI CẦN CÓ VỊ THẦY TỐT

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese