PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đừng Lãng Phí Đời Người Quý Báu Này

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

ĐỪNG LÃNG PHÍ ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU NÀY
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

Theo các giáo lý nhân quả và các ví dụ v.v.., thật khó tìm được sự tự do và thuận lợi.
Cho dù ta được sinh làm một con người, vẫn còn những vùng đất rộng lớn không có Giáo Pháp.
Việc chư Phật xuất hiện và giảng dạy Pháp thì vô cùng hi hữu.
Đặc biệt là rất khó được nghe giáo lý Mật thừa.
Cuộc đời không bền vững ngay cả trong chốc lát.
Vì thế hãy suy nghĩ cẩn trọng, liệu bạn có thể lãng phí sự tự do và thuận lợi này?

(Hình bên dưới: Nữ hành giả Tây
Tạng
với kinh luân trong tay)

Nu_Hanh_Gia_Tay_TangTA THƯỜNG NGHE NÓI rằng thật khó tìm được
một thân người. Không phải là bất kỳ thân người nào mà là một thân người “quý
báu” có nối kết với Giáo pháp – đó chính là điều khó đạt được. Điều này được mô
tả
trong nhiều quyển sách, chẳng hạn như Pháp
Bảo
của sự Giải thoát
. Chính Đức Phật đã đưa ra ví dụ này:

Giả sử toàn thể thế
giới
này là một đại dương. Dưới đáy biển có một con rùa mù, một trăm năm mới nổi
lên mặt biển một lần. Trên mặt nước là một cái ách có một cái lỗ ở giữa, bị gió
thổi tới lui. Hầu như con rùa không thể chui đầu vào cái lỗ trong khúc cây đó.
Tuy thế điều đó cũng còn dễ dàng hơn là có được một đời người quý báu.

Thường thì ai cũng
ước muốn thoát khỏi mọi loại đau khổ. Vì thế, nếu ta sử dụng cuộc đời này một
cách tốt đẹp nhất thì nó có thể khiến ta hoàn toàn thoát khỏi đau khổ. Nó có
thể mang lại cho ta sự giác ngộ – đó là lý do vì sao thân người này vô cùng quý
báu
. Trong thế giới có nhiều hình thức sống khác nhau như các thú vật v.v.. Một
số con vật có thể rất thông minh, nhưng nếu bạn bảo chúng “Đây là điều thiện
lành và đây là điều bất thiện; hãy tránh điều bất thiện và thực hành thiện
hạnh” hay “Đây là luân hồi sinh tử. Ta phải nỗ lực để thoát khỏi nó,” thì chúng
chẳng có ý niệm gì về những điều bạn nói. Nhưng con người có tâm thức như chúng
ta
có thể hiểu được những điều này, và khả năng hiểu biết đó vô cùng quý báu.

Bạn có thể thấy có
biết bao chúng sinh trong thế giới này. Hãy quên các cõi địa ngục và tất cả
những cõi ta không nhìn thấy. Chỉ nghĩ về con người và các thú vật thôi, kể cả
những loài chim, những con rệp nhỏ bé và các sinh vật biển. Trong số những con
vật đó, bao nhiêu con có may mắn học Giáo pháp? Trong chúng ta là những người
nghiên cứu và thực hành, ai thực sự nhìn vào tâm – có bao nhiêu người, và bao
nhiêu người thành công trong việc thực hành Pháp? Rất ít! Đó là lý do khiến một
hiện hữu làm người đầy ý nghĩa được cho là thật khó tìm.

Trong số tất cả các
hành giả, có bao nhiêu người giác ngộ? Một ngàn vị Phật được cho là xuất hiện
trong thời kiếp này, và bốn vị đã xuất hiện. Trong lịch sử của ta, chỉ có Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni
xuất hiện và giảng dạy trong hơn 2.500 năm. Vì thế các
giáo lý mà ta nghiên cứu và thực hành vào lúc này thì vô cùng hiếm có.

Vì sao thế? Về cơ
bản, nguyên nhân để có được một thân người là giới hạnh, chẳng hạn như mười đức
hạnh
(thập thiện). Nói gọn lại thì đó là

  • ba
    giới hạnh của thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm
  • bốn
    giới hạnh của ngữ: không nói dối, không nói lời gây chia rẽ, không nói lời khó
    nghe, và không tham gia vào việc trò chuyện vô ích.
  • ba
    giới hạnh của tâm: không tham muốn, không có tư tưởng ác hại, và không giữ
    những tà kiến.

Nhiều bản văn nói
rằng ta phải giữ giới hạnh như nền móng cho hiện hữu làm người. Nhưng như ta
biết, thật không dễ thực hành mười thiện hạnh. Nếu ta không giữ giới hạnh, rất
có thể ta sẽ bị sinh trong những cõi thấp, nơi không có cơ hội để nghiên cứu và
thực hành Giáo pháp quý báu. Không chỉ có thế, ta sẽ không có sự an bình ngay
cả trong cuộc đời này. Bởi nếu không có giới hạnh, ta sẽ không dễ dàng tìm thấy
một đời người cao quý nên các Bồ Tát trì giữ giới hạnh thuần tịnh để trong đời
sau các ngài lại có thể tái sinh làm người ở nơi có Giáo pháp.

Trong đời này, trì
giữ giới hạnh nói đến việc tránh làm mười ác hạnh và thực hành mười thiện hạnh.
Mười thiện hạnh là nguyên nhân chính yếu để có được đời người. Điều tối quan
trọng là phải hiểu rằng các thiện hạnh đó là nền tảng của mọi giới hạnh; tất cả những giới luật khác được xây dựng trên nền móng
này. Chẳng hạn như trên nền tảng này, ta thực hành sáu ba la mật và phát triển
một ước nguyện thuần tịnh luôn luôn được gặp Giáo pháp và đạt được giác ngộ.

Hãy nhìn thẳng vào
bản thân bạn và xem việc thực hành Pháp của bạn hiện nay mỹ mãn tới mức độ nào.
Hãy thành thật. Nhìn vào tâm và xem các tư tưởng tiêu cực có giảm bớt mỗi tháng
hoặc mỗi năm hay không, và các tư tưởng tích cực có phát triển không. Dường như
năm này qua năm khác, sự việc vẫn y như thế, đúng không? Đó là lý do vì sao
việc tịnh hóa các tập quán tiêu cực của ta được cho là vô cùng khó khăn. Với
đời người quý báu này, nếu đủ nỗ lực, ta có mọi khả năng, mọi cơ hội, để giải
thoát chính mình
khỏi mọi tập khí xấu xa đó. 

Mật thừa ám chỉ giáo lý Kim Cương thừa. Bởi những
giáo lý này không được truyền xuống qua dòng truyền thừa của chúng, một số Phật
tử
 đã nói rằng Đức Phật không giảng dạy
các giáo lý đó. Họ tin rằng Kim Cương thừa là giáo lý do người Tây Tạng tạo nên
bằng cách pha trộn Ấn giáo và đạo Bön. Tuy nhiên, vào
thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chỉ có những đệ tử vĩ đại, đặc biệt như
Vajrapani (Kim Cương Thủ) mới được nhận giáo lý Kim Cương thừa; Mật thừa không
được giảng dạy rộng rãi. Vì thế, ta không nên xem thường Kim Cương thừa. Nhờ
rất may mắn tích tập đầy đủ thiện nghiệp từ nhiều đời nên ta mới có thể nghe
những giáo lý này. Được thôi thúc bởi sự hi hữu đó, ta hãy phát triển lòng can
đảm
và nhận trách nhiệm tuân theo các giáo lý ấy một cách chân thành.

Đôi khi ta có thể nghe giáo lý Mật thừa, nhưng ta có hiểu
nó hay không? Nếu không hiểu thì ta không thực sự nghe giáo lý đó. Câu truyện
ngụ ngôn dưới đây giúp ta hiểu rõ điều đó:

Có người hỏi con
cú: “Vì sao đầu của bạn bẹt ra như thế?” Nó trả lời: “Đó là bởi tôi được đặt
rất nhiều bình quán đảnh lên đầu.” “Vì sao bạn có lông tai?” “Bởi tôi không
từng nghe ngay cả một lời Giáo pháp.”

Đây là câu chuyện
ngược đời của những con cú. Con cú đã nhận rất nhiều quán đảnh nhưng không hiểu
Giáo pháp. Tương tự như thế, ta cũng nhận nhiều quán đảnh nhưng tâm ta vẫn
không thuần thục và vẫn trơ lì. Điều này không có nghĩa là ta không nhận được
những gia hộ từ quán đảnh mà bởi những trông đợi mãnh liệt của ta đã không mang
lại kết quả.

Cuộc đời không bền
vững
ngay cả trong chốc lát; nó trôi đi trong từng giây phút. Ta sinh ra và lớn
lên; ta đang già đi mỗi ngày. Mọi sự trong đời ta đều vô thường. Một ngày kia
ta sẽ đi qua đời sau, nhưng ta không biết mình đi đâu và khi nào sẽ đi. Hãy
nhìn vào tâm. Có lúc ta tràn đầy nghị lực; ở phút giây kế tiếp, tim ta tan vỡ.
Giây phút này ta thấy tốt lành; giây phút kế tiếp ta cảm thấy tệ hại. Giây phút
này ta tràn trề niềm tin; giây phút sau ta hoàn toàn thất vọng. Tất cả những
điều này diễn ra liên tục. Giống như tâm mỏng manh, cuộc đời cũng mỏng manh như
thế.

Đời người này có
thể tạo nên ác nghiệp mạnh mẽ như thế; không có hình thức sinh tồn nào khác có
thể sánh với nó. Trái lại, nếu ta sử dụng đời người một cách tích cực, thân thể
này có thể thành tựu rất nhiều và làm lợi ích chúng sinh; không hình thức sinh
tồn
nào khác có thể làm được điều đó. Vì thế, đời người của ta như một giao lộ:
ta có thể đi xuống địa ngục hay đạt được giác ngộ. Cả hai con đường đều đầy uy
lực
. Giáo pháp cho ta một chỉ dạy về cách sử dụng cuộc đời này một cách tối ưu.
Cùng lúc đó, đời người này hết sức vô thường, vô cùng mỏng manh. Nếu ta thở ra
và không hít vào, cuộc đời ta đã chấm dứt.

Hãy suy nghĩ cẩn
trọng
. Xin hãy suy niệm về những điều này. Chắc chắn là mọi chúng sinh đều khát
khao hạnh phúc. Cũng thật rõ ràng là mọi chúng sinh đều muốn thoát khỏi đau
khổ
. Họ là ai, họ được sinh vào loại văn hóa nào, hay họ có hệ thống niềm tin
nào, điều đó chẳng có gì là quan trọng. Họ vẫn muốn thoát khỏi đau khổ cho dù
không tin vào bất kỳ tôn giáo nào. Nhưng bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến chỉ
bằng cách nói “Tôi muốn nó.” Đau khổ không ra đi bởi bạn nói bạn không mong
muốn nó. Điều này cho thấy hạnh phúc và đau khổ là những kết quả được tạo ra.
Do bởi điều đó, mọi người đều nỗ lực và làm việc cực nhọc trong đời họ, dù họ
có tâm linh hay không, dù họ nghiên cứu Giáo pháp hay công nghệ. Họ tìm kiếm
những gì mang lại hạnh phúc cho họ, điều gì để thoát khỏi đau khổ. Mọi người
đều bận rộn mà không thoát khỏi đau khổ.

Đức Milarepa nói:
“Để thoát khỏi đau khổ, chúng sinh tạo thêm đau khổ.” Ta không cố ý làm điều
này. Như thế điều gì xảy ra? Kiểu mẫu đau khổ của ta được tạo nên bởi mê lầm và
vô minh. Giáo pháp chỉ cho ta con đường, cách thức chân thực để hiểu biết về
đau khổ và thoát khỏi nguyên nhân của nó. Điều đó rất quan trọng và đó là lý do
vì sao ta hết sức tôn kính Giáo pháp. Dù sao chăng nữa ta cũng đang làm việc,
vì thế tại sao không nỗ lực thêm chút nữa trong việc nghiên cứu và thực hành
Pháp
, là điều mang lại cho ta trí tuệ sâu sắc để thấu hiểu nguyên nhân đích
thực của việc thoát khỏi đau khổ? Điều này vô cùng hợp lý. 

Tất cả những Đạo sư
vĩ đại trong quá khứ đã làm việc khó nhọc để bảo tồn Giáo pháp nhờ đó ngày nay
chúng ta có được những giáo lý đó. Giờ đây ta có trách nhiệm nghiên cứu và thực
hành
Giáo pháp quý báu này để duy trì nó cho những thế hệ mai sau. Hãy lấy tiểu
sử
của Đức Marpa làm ví dụ – ngài đã hy sinh cuộc đời cho Giáo pháp ra sao. Với
đôi chân, ngài đã du hành sang Ấn Độ qua những cánh rừng rậm, nóng bức và đầy
những kẻ cướp và dã thú. Không có những con đường, không có máy bay hay xe lửa,
không có máy điều hòa không khí, không có ngay cả những chiếc quạt điện. Sau
khi thọ nhận những giáo lý vĩ đại, ngài nói: “Trong một chuyến du hành dài như
thế, ta đã đi bộ trong rừng rậm nóng bức, nơi có nhiều dã thú. Mặc dù tâm ta
rất kiên cố, thân ta hầu như quỵ xuống khi nghe tiếng hổ gầm và tiếng sột soạt
của những con rắn.” Ngài phải mang mọi thứ trên lưng – thực phẩm, quần áo, tiền
bạc, kinh sách. Ngài đã du hành tháng này qua tháng khác mà thậm chí không biết
mình
có thể tìm thấy giáo lý ở đâu. Trong chuyến đi Ấn Độ lần thứ ba, ngài
không biết chỗ ở của Naropa, vì thế ngài đã tìm kiếm nhiều tháng trong khi cầu
nguyện
, thiền định, khẩn cầu, bôn ba khắp nơi. Nhờ ngài hy sinh như thế mà ngày
nay chúng ta có được Giáo pháp quý giá này. Vì thế ta nên gánh vác trách nhiệm
duy trì Giáo pháp và đừng xem thường những giáo lý ấy.

Marpa nhận giáo lý
vào ban ngày và sau đó thực hành vào ban đêm. Nhờ nỗ lực như thế, ngài đã thành
tựu
như một Đạo sư vĩ đại và đã dịch nhiều bản văn Giáo pháp quan trọng từ Phạn
ngữ
sang tiếng Tây Tạng. Vì thế ta không nên thực hành chỉ vì lợi lạc của riêng
mình, nghĩ rằng: “Làm sao tôi có thể hạnh phúc trong sinh tử?” Thay vào đó, hãy
mở rộng trái tim bạn và tạo lập một tâm thức to lớn. Hãy phát triển lòng dũng
cảm
và làm việc để củng cố Giáo pháp. Mỗi cá nhân quan tâm đến Giáo pháp có
trách nhiệm giải thoát khỏi đau khổ vì lợi lạc của những thế hệ mai sau, giống
như đại dịch giả Marpa đã làm.

Khi suy xét đời
người
quý báu ra sao và việc tạo lập mọi nhân duyên để đạt được giác ngộ khó
khăn thế nào, làm sao ta có thể lãng phí cơ hội quý báu này?

Trích dịch từ
nguyên tác “A Complete Guide to the
Buddhist Path”
by Khenchen Konchog
Gyaltshen
edited by Khenmo
Trinlay Chödrön
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

 

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Bên Dòng Sinh Tử Châu Sa

Bên dòng sinh tử châu sa

BÊN DÒNG SINH TỬ CHÂU SA                                                                    Bao nhiêu năm làm kiếp con người (Sinh)Chợt một chiều tóc trắng...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 51)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 51) Pháp Sư Tịnh Không   PHẨM 4 PHÁP TẠNG NHÂN ĐỊA Kinh văn:...

Nhà Bác Học Stephen Hawking: “Chúa Không Tồn Tại!”

Nhà Bác Học Stephen Hawking: “Chúa Không Tồn Tại!”

LỜI BAN BIÊN TẬP: Mỗi người chúng ta đều có một lý lẽ hay niềm tin riêng như nhà Bác...

Thông Điệp Của Tổng Giám Đốc Unesco

Thông Điệp Của Tổng Giám Đốc Unesco

THÔNG ĐIỆP GỬI ĐẾN ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC 2014 Của bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO Nhân ngày...

Giới thiệu các bản in sách Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục

Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục (gọi tắt là Thượng sĩ ngữ lục) là một tư liệu Thiền tông được biên soạn...

Những Bà Mẹ, Phật Giáo, Và Sự Phát Triển Về Tâm Lý (Song Ngữ)

Những Bà Mẹ, Phật Giáo, Và Sự Phát Triển Về Tâm Lý (song ngữ)

Những Bà Mẹ, Phật Giáo, Và Sự Phát Triển Về Tâm Lý  Ngày hôm nay, là lần đầu tiên Thầy...

Quan Điểm Của Đức Phật Về Các Mối Quan Hệ

Quan Điểm Của Đức Phật Về Các Mối Quan Hệ

QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ CÁC MỐI QUAN HỆTỳ Kheo Tiến Sĩ Basnagoda RahulaChuyển Ngữ sang tiếng Việt: Diệu...

Ngọn Lửa

Ngọn lửa

NGỌN LỬA Đỗ Hồng Ngọc Người ta hỏi Phật vậy chớ chia sẻ cái “phước” cho nhiều người thì phước...

Ba Điểm Tinh Yếu Của Đường Tu Giác Ngộ

Ba điểm tinh yếu của đường tu giác ngộ

BA ĐIỂM TRỌNG YẾU TRONG TU TẬP PHẬT ĐẠO Bản Việt dịch dưới đây là nội dung lá thư của...

Pháp Môn Hạnh Phúc

Pháp môn hạnh phúc

PHÁP MÔN HẠNH PHÚCĐại Sư Tinh Vân | Nguyễn Phố dịchNhà xuất bản Lao Động   MỤC LỤC Lời nói đầuPHẦN...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

Học tập quý ở sự kiên trì, cho nên phương pháp học tập là “nhất môn thâm nhập, trường kỳ...

Tản Mạn Về Ngày Phật Đản Sinh

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Mỗi năm chúng ta đều làm lễ Phật Đản sinh, ngày người sanh ra để giải thoát chúng ta khỏi...

Nặng Trĩu Lòng Trước Mùa Phật Đản

NẶNG TRĨU LÒNG TRƯỚC MÙA PHẬT ĐẢN Minh Thạnh Càng nặng nề hơn nữa khi biết tin một công ty có...

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Khi màn đêm tăm tối, lốm đốm vì sao báo hiệu sự sống vẫn còn tiềm ẩn trên không gian...

Bồ Tát Thích Quảng Đức: Cuộc Đời Và Lửa Từ Bi

Bồ tát Thích Quảng Đức: Cuộc đời và lửa từ bi

Nguyen wins grant to study monk symbolic of Vietnam War era Trian Nguyen, associate professor of art and visual culture...

Bên dòng sinh tử châu sa

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 51)

Nhà Bác Học Stephen Hawking: “Chúa Không Tồn Tại!”

Thông Điệp Của Tổng Giám Đốc Unesco

Giới thiệu các bản in sách Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục

Những Bà Mẹ, Phật Giáo, Và Sự Phát Triển Về Tâm Lý (song ngữ)

Quan Điểm Của Đức Phật Về Các Mối Quan Hệ

Ngọn lửa

Ba điểm tinh yếu của đường tu giác ngộ

Pháp môn hạnh phúc

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Nặng Trĩu Lòng Trước Mùa Phật Đản

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Bồ tát Thích Quảng Đức: Cuộc đời và lửa từ bi

Tin mới nhận

Những tật xấu cần bỏ ngay để có cuộc sống an vui

Bí quyết để sống hạnh phúc theo lời Phật dạy

Diễn tiến cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963

Suy ngẫm từ nắm lá trong bàn tay Phật

Hùn Phước Đúc Tượng Phật Dược Sư Bằng Đá Tam Diện (3 Mặt) Cao 4 Mét

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Ngẫm về “định luật vô thường” của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Án phạt tử hình nhân danh công lý – góc nhìn đặc biệt từ Phật giáo (kỳ cuối)

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

Phật tử Trung Hiếu: “Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo”

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

‘Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Chùa Bửu Minh Ấp Lân Tây, Xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Mười hai căn bệnh không được thấy Phật

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Tản mạn về ngộ đạo (II)

Việt Nam: Vạt Núi Đốn Cây Xây Nơi Thờ Phật ‘Vì Tâm Linh’?

Tin mới nhận

Cốt Lõi Của Cội Bồ Đề – Tánh Không Là Gì?

Tăng ni trẻ và mạng xã hội facebook

Vai trò của giáo dục Phật Giáo trong cuộc khủng hoảng về bản sắc tại phương tây hiện nay

Mở Mắt Lại Thấy Chiêm Bao…

13. Thế Nào Là Một Phật Tử Đúng Nghĩa

Dưới cội cây bồ đề

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Qùa Tặng Của Yêu Thương – Ngọc Hằng

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 73)

Bước chân cùng tử

Quan Điểm Giáo Dục Của Phật Giáo Thích Thanh Tuấn

Câu Hỏi Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có Nên Nguyện Cầu Cho Nice Sau Khi Khủng Bố Tấn Công Không

Đại Trí Độ Luận Tập Iv – Bồ Tát Long Thọ – Dịch Việt: Thích Thiện Siêu

Đường Thi Đạo & Đời

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Raimundo

Khái Quát Tư Tưởng Kinh Duy Ma Cật

Bí quyết để có hạnh phúc

Dẫn Vào Kinh Pháp Hoa

Buông Bỏ Chấp Trước Mới Thoát Khỏi Luân Hồi

Cẩm nang thực tập chánh niệm và khuyến tu

Tin mới nhận

Kinh Viên Giác Lược Giảng

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Kinh Tiểu Bộ Tập V (Khuddhaka Nikàya)

Luận Tụng Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh Tiểu Bộ Tập Vi (Khuddhaka Nikàya)

Giảng Giải Kinh Thừa Tự Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Tam Pháp Ấn, Giáo Lý Đặc Trưng Trong Đạo Phật

Kim Cang Quyết Nghi

Pháp Hoa Huyền Nghĩa – Phật Học Thiên Thai Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

Kinh Tiểu Bộ Tập Vii (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Không Phải Là Lời Của Phật *

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 09)

Đôi Điều Về Kinh Kalama

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

48 Tọa Đàm Về Hộ Niệm: Khế Lý Khế Cơ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Pháp Niệm Phật Nào Đúng?

Lễ Nhập Bảp Tháp Cố Đại Lão Ht Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 76)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 3

Phật Pháp Viên Dung Không Chướng Ngại

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 25)

Từng Bước Thực Hành Thần Chú Đại Bi

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 1)

Vài Nét Về Tịnh Độ Chân Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Lá Thư Tinh Độ

Nhận thức Phật Giáo (Phần 6)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 5)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 12)

Chư Tổ Tịnh Độ Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese