PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đừng đem cho người điều mình không muốn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Duc Phat Thuyet PhapKinh tạng Pali-Nikaya lưu rất nhiều pháp thoại do Đức Phật thuyết giảng chỗ này chỗ kia cho quần chúng đương thời dưới hình thức những lời khuyên giản dị, dễ thực hành nhằm giúp cho mọi người sống hạnh phúc an lạc, có lòng tôn trọng và thương quý lẫn nhau. Mỗi lời khuyên của Ngài đều phát xuất từ trái tim hiểu biết thương yêu và đều có tác dụng giúp con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc an lạc trên cơ sở suy nghĩ chân chánh, nói lời chân chánh và hành động chân chánh.

Một hôm, trên bước đường giáo hóa, Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ kheo đi đến một ngôi làng của dân chúng Kosala tên là Veludvàra. Quần chúng Veludvàra hay tin liền đến thăm Ngài, bày tỏ ước mong được sống hạnh phúc an lạc và cầu xin Ngài chỉ bày cho một phương cách để thực hiện. nhân dịp này, Đức Phật cho lời khuyên như sau:

“Này các gia chủ, hãy suy nghĩ và thực hành như thế này: “Ta muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ. Nếu có ai đến đoạt mạng sống của ta, một người muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ái đối với ta. Nhưng nếu ta đoạt mạng sống một người muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ái đối với người ấy. một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý cho người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta,thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?”. Do suy tư như vậy, vị ấy từ bỏ sát sanh, khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh, nói lời tán thán từ bỏ sát sanh. Như vậy, về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh.

Lại nữa, này các gia chủ, hãy suy nghĩ và thực hành như thế này: “Nếu có ai lấy của không cho của ta, gọi là ăn trộm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta lấy của không cho của người khác, gọi là ăn trộm, như vậy gọi là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta,thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý cho người khác. và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?”. Do suy tư như vậy , vị ấy từ bỏ lấy của không cho, khuyến khích người khác từ bỏ lấy của không cho, nói lời tán thán từ bỏ lấy của không cho. Như vậy về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh.

Lại nữa, này các gia chủ, hãy suy nghĩ và thực hành như thế này: “Nếu ai có tà hạnh với vợ của ta, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta có tà hạnh với vợ của người khác, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp này không khả ái, không khả ý cho người khác. và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?”. Do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục, khuyến khích người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục, nói lời tán thán, từ bỏ tà hạnh trong các dục. như vậy, về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh.

Lại nữa, này các gia chủ, hãy suy nghĩ và thựchành như thế này: “Nếu có ai làm tổn hại lợi ích ta với lời nói láo, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta cũng làm tổn hại lợi ích người khác với lời nói láo, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp này khôngkhả ái, không khả ý cho người khác. và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?”. do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ nói lào, khuyến khích người khác từ bỏ nói láo, nói lời tán thán từ bỏ nói láo. Như vậy, về khẩu hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh.

Lại nữa, này các gia chủ, hãy suy nghĩ và thực hành như thế này: “Nếu có ai chia rẽ bạn bè ta bằng lời nói hai lưỡi, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta chia rẽ bạn bè người khác bằng lời nói hai lưỡi, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. một pháp không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp này không khả ái, không khả ý cho người khác. và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?”.do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ nói hai lưỡi, khuyến khích người khác từ bỏ nói lời hai lưỡi, nói lời tán thán từ bỏ nói lời hai lưỡi. Như vậy, về khẩu hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh.

Lại nữa, này các gia chủ, hãy suy nghĩ và thực hành như thế này: “Nếu có ai đối xử với ta bằng thô ác ngữ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta ,thời pháp này không khả ái, không khả ý cho người khác. và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?”. Do suy tư như vậy, vị ấy tự mìnhtừ bỏ thô ác ngữ, khuyến khích người khác từ bỏ thô ác ngữ, nói lời tán thán từ bỏ thô ác ngữ. Như vậy, về khẩu hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh.

Lại nữa, này các gia chủ, hãy suy nghĩ và thực hành như thế này: “Nếu có ai đối xử với ta với lời tạp ngữ, với lời phù phiếm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta cũng đối xử với người khác với lời tạp ngữ, với lời phù phiếm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy. Một pháp không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý cho người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao ta lại đem cột pháp ấy cho người khác?”. do suy tư như vậy, vị ấy tự mình từ bỏ nói phù phiếm, khuyến khích người khác từ bỏ nói lời phù phiếm, nói lời tán thán từ bỏ nói lời phù phiếm. như vậy, về khẩu hành, vị ấy được hoàn toàn thanhtịnh.”

Ngoài những khác biệt “nhỏ” do điều kiện và hoàn cảnh phát sinh mà đạo Phật gọi là biệt nghiệp, tất cả mọi cơ bản là hoàn toàn giống nhau. Ai cũng thích sống, sợ chết, muốn an lạc, ghét khổ đau. Sự giống nhau này là lớn nhất và là nền tảng của mọi suy nghĩ và hành động nhân bản. Hãy lắng nghe lòng mình trước, rồi theo đó mà nói năng và hành động. Mình mong được sống, sợ bị chết , muốn hạnh phúc, ghét khổ đau, người khác cũng thế. Vậy thì không có lý do gì để gây thương tổn cho người khác, trong suy nghĩ, trong lời nói,cũng như trong việc làm. Tập suy nghĩ, nói năng và hành động theo cách trên, đạo Phật gọi là tịnh tu tam nghiệp thân, khẩu, ý, hay thực hành Chánh tư duy (Sammà sanappa), Chánh ngữ (Sammà vàcà) và Chánh nghiệp (Sammà Kammanta), cũng được gọi học tu theo Phật, thật đơn giản mà lợi ích thiết thực. Tập sống cho mình trước, rồi khuyến khích cổ vũ người khác cùng thực hành thì được gọi là sống lợi mình, lợi người, lợi cả hai. Có thể nói rằng người nào sống được như vậy thì đã là Phật rồi, dù có xem mình là Phật tử hay không. Sống được một giây thì thành Phật một giây, sống được một ngày thì thành Phật một ngày. Bởi Phật là thiện tâm vốn có trong mỗi người và bởi ai lại không mong muốn và không có khả năng làm những điều như thế?

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Hạt Muối

Hạt muối

Ở đây, này các Tỷ kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập,...

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

­TÂM THƯ KÊU GỌI XÂY DỰNG CHÁNH ĐIỆN CHÙA MINH ĐỨC Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật...

Như Bóng Không Rời Hình

Như Bóng Không Rời Hình

NHƯ BÓNG KHÔNG RỜI HÌNHThích Phước Đạt Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình...

Chú Ý Những Gì Trong Từng Khoảng Khắc

Chú Ý Những Gì Trong Từng Khoảng Khắc

CHÚ Ý NHỮNG GÌ TRONG TỪNG KHOẢNH KHẮC B. Alan Wallace Đỗ Hoàng Tùng dịch Ở thế giới phương Tây...

The Sixth Patriarch Hui-Neng’s Meditation

The Sixth Patriarch Hui-neng’s Meditation

The sixth patriarch Hui-neng’s meditation: A study in the Chinese Buddhism’s history and thought (period 625-755AD) By Thich Nu Nguyen...

Vấn Đề Ăn Chay – Bài Thuyết Trình Của Cư Sĩ Tâm Diệu

VẤN ĐỀ ĂN CHAY - BÀI THUYẾT TRÌNH 1 NGÀY 18-12-2004 LÚC 8 GIỜ SÁNG GIỜ VIỆT NAM TẠI PHẬT...

Quốc Gia Duy Nhất Coi “Hạnh Phúc Của Dân” Là Sự Thịnh Vượng

Quốc Gia Duy Nhất Coi “hạnh Phúc Của Dân” Là Sự Thịnh Vượng

  Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa...

Thiền Đạo Và Văn Chương Qua Kệ Và Ngữ Lục Của Viên Chiếu Thiền Sư

Thiền đạo và văn chương qua kệ và ngữ lục của Viên Chiếu thiền sư

Abstract: ZEN AND LITRERATURE AT KỆ (GATHÀ) AND NGỮ LỤC BY VIÊN CHIÊU ZEN MASTER (DHYÀYIN)Viên Chiêu (999-1090) is the...

Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng

Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng

Tựa   Kinh Thi và Kinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử...

Thân Người Khó Được

Thân người khó được

THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC Thích Phước Hạnh Thân là sự sống. Không có thân thì không có sự sống. Sự...

Tình Và Lý

Tình và lý

Nếu một người được đánh giá là tâm tư tốt nhưng về mặt giao tế thì không được hay lắm,...

Thư Xả

Thư Xả

THƯ XẢMinh Đức Triều Tâm ẢnhDuyên sự: Chiều nay, lúc 3g30 đến 4g30 ngày 18/6/2014, tôi có một giờ nói...

Phật Giáo Và Vấn Đề Kỳ Thị Chủng Tộc, Giai Cấp, Giới Tính

Phật Giáo Và Vấn Đề Kỳ Thị Chủng Tộc, Giai Cấp, Giới Tính

PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ KỲ THỊ CHỦNG TỘC, GIAI CẤP, GIỚI TÍNHHuỳnh Kim Quang   Ngày nay, vấn đề...

Từ Quả Ha-Lê-Lặc Trong Phật Điển Đến Cây Chiêu Liêu Ở Việt Nam

Từ Quả Ha-lê-lặc Trong Phật Điển Đến Cây Chiêu Liêu Ở Việt Nam

TỪ QUẢ HA-LÊ-LẶC TRONG PHẬT ĐIỂNĐẾN CÂY CHIÊU LIÊU Ở VIỆT NAM Chúc PhúViết để tặng bạn tôi, Thiền môn-Bác...

Hãy Xây Dựng Ngôi Nhà Bồ Đề Tâm Và Lái Chiếc Xe Bồ Đề Tâm

Hãy xây dựng ngôi nhà bồ đề tâm và lái chiếc xe bồ đề tâm

HÃY XÂY DỰNG NGÔI NHÀ BỒ ĐỀ TÂMVÀ LÁI CHIẾC XE BỒ ĐỀ TÂMKhenchen Konchog Gyaltshen | Thanh Liên dịch...

Hạt muối

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

Như Bóng Không Rời Hình

Chú Ý Những Gì Trong Từng Khoảng Khắc

The Sixth Patriarch Hui-neng’s Meditation

Vấn Đề Ăn Chay – Bài Thuyết Trình Của Cư Sĩ Tâm Diệu

Quốc Gia Duy Nhất Coi “hạnh Phúc Của Dân” Là Sự Thịnh Vượng

Thiền đạo và văn chương qua kệ và ngữ lục của Viên Chiếu thiền sư

Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng

Thân người khó được

Tình và lý

Thư Xả

Phật Giáo Và Vấn Đề Kỳ Thị Chủng Tộc, Giai Cấp, Giới Tính

Từ Quả Ha-lê-lặc Trong Phật Điển Đến Cây Chiêu Liêu Ở Việt Nam

Hãy xây dựng ngôi nhà bồ đề tâm và lái chiếc xe bồ đề tâm

Tin mới nhận

Nghệ thuật tán dương của Đức Phật Thích Ca

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

Đêm tri ân mừng Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tại chùa Ba Vàng

Đeo mang thân ngũ uẩn là gánh nặng

Phật dạy: Pháp tu của người cư sĩ

Chúng Ta Bỏ Quá Nhiều Tiền Để Xây Cất Chùa Chiền Mà Không “Xây Dựng” Con Người Nguyên Tác Anh Ngử: Alvin Wong – Chúc Thanh Dịch Từ Anh Sang Việt

Đường xưa mây trắng

Đức Phật độ người gánh phân

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Tái sinh dưới góc nhìn Phật giáo

Sự lan truyền của Đạo Phật ở Châu Á

Tại sao tay đức Phật chạm đất?

Tâm tình ngườì phật tử: Xây chùa to nên vui hay buồn?

Chùa Phước Long xã Tân Nhuận Đông, Châu Thành Đồng Tháp

Đem Phật vào tâm

Có khổ nhưng không có người khổ

Muốn thấy Phật phải trút bỏ phàm tình

Đức Phật đã mang điều gì đến cuộc đời…

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

Tin mới nhận

Cuộc sống mong manh nhưng tuyệt vời

Nhánh Tay Thiên Thủ Trên Non Linh Thứu (Trần Thị Hoa Trắng)

Chùa Đa Bảo Nha Trang

Vào Cửa Không

Thông Điệp Đức Phật Ra Đời

Lời Khuyên Người Muốn Tu Tập Theo Phật Giáo

Con Đường Đi Đến Phật Đạo

Bốn lý do đáng ngạc nhiên để uống nước nóng với chanh mỗi sáng

Nghệ Thuật Hỏi & Đáp Với Nụ Cười Của Người Phật Tử! (song ngữ)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Đức Phật dạy một đường, ta làm một nẻo !

Chuyến Trở Lại Việt Nam 1964 Hồi Ký Bs. Erich Wulff – Minh Nguyện (Việt Dịch)

Thêm một tuổi mới

Mục Đích Của Thiền Định

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Giới Thiệu Về Thiền Vipassana

Đối Mặt Với Thực Tại Con Đường Của Thương Yêu

Đạo Lý Về Nghiệp

Buông Bỏ Ngũ Dục – Thầy Thích Nhất Hạnh

Cái không biết giác là gì

Tin mới nhận

Bát Nhã Tâm Kinh Thiền Giải

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Kinh Bách Dụ: Nói hay làm dở

Thư Pháp

Bộ Kinh Trung (Trung Kinh Bộ)

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

Kinh Duy Ma

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 64)

Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Bách Dụ: Đạp miệng ông trưởng giả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 257)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Giới Thiệu Kinh Duy Ma Cật

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Pháp Hoa Huyền Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Tin mới nhận

Đọc sách ngàn lần – Tập 10

Một Cõi Tịnh Độ Trong Mỗi Chúng Ta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Các Cách Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 29)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Mê ở Ta Bà, Sực Nhớ Quê Hương Là Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 16)

Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh

Chân tướng cũa người niệm Phật không được vãng sanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 23)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese