PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đức Phật Với Tuổi Thơ The Buddha With Children (song ngữ)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

ĐỨC PHẬT VỚI TUỔI THƠ
THE BUDDHA WITH CHILDREN
TRANH TÔ MẦU PHẬT GIÁO
Tranh: Thích Nhuận Đức | Thơ: Thích Nhuận Thường
Chuyển Sang Anh Ngữ: Nguyên Giác | Hiệu Đính: Kyo York
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 
Duc-Phat-Va-Tuoitho

Nếu phải bình chọn nhân vật cống hiến cho văn hóa Phật giáo năm qua, tôi không ngần ngại đề xuất nhị vị Đại đức Thích Nhuận Đức và Thích Nhuận Thường. Đóng góp của hai thầy, theo tôi, là thầm lặng nhưng vô cùng to lớn cho thế hệ trẻ Phật giáo hiện tại và tương lai.

Với bộ tranh thơ Đức Phật với tuổi thơ, quý thầy đã thực sự đem lại một làn gió mới, tươi nhuận, sinh động và thực sự làm lay động trái tim con người, dù trẻ hay già.

Lần đầu tiên nhìn thấy bức tranh của thầy Nhuận Đức vẽ Đức Phật nắm tay cháu gái bé nhỏ, chỉ về phía xa, nơi gương trăng tròn vạnh, tôi đã ồ lên kinh ngạc: Sao mà dễ thương thế! Đức Phật thật bình dị, gần gụi, đúng là ông Bụt trong cổ tích – một ông Bụt luôn hiện ra đúng lúc và hỏi: Vì sao con khóc? Con buồn ư? Được rồi, Bụt sẽ kể chuyện cho con nghe nhé! Bụt sẽ dẫn con đi chơi. 
1-Tomau05
Và cứ thế, những câu chuyện của Bụt và bé nối dài theo những bước chân, có khi ở bờ ruộng, khi bên bờ đê, khi trên con đường làng thơm hương hoa cỏ dại với chú chó nhỏ chạy theo chân, có khi dưới một cội cây râm mát, hay khi Ngài cùng bé lội xuống chiếc ao xinh thả cá. Cả một khung trời tuổi thơ êm đẹp hiện ra theo những bức tranh của thầy Nhuận Đức. Ở đó, những đứa trẻ quấn quýt bên Phật. Ngài hiền như một bà mẹ; Ngài ân cần như một người cha; và nữa, Ngài thân mật, chan hòa, minh triết như một người bạn lớn…

Chỉ vậy thôi, những bức tranh của thầy Nhuận Đức đủ làm cho tuổi trẻ bị mê hoặc, người lớn trầm trồ vì sự giản dị mà lay động; và rồi, thầy Nhuận Thường đã thêm một lần sáng tạo nữa, khiến cho người ta ngạc nhiên hơn với những vần thơ tuyệt diệu. Một người vẽ tranh, một người đề thơ, hai vị “song kiếm hợp bích” cho ra đời những bức tranh thơ không chỉ khiến cho trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng phải mỉm cười, kinh ngạc!

Có phải tôi vì yêu mến những bức tranh ấy mà nói quá lên chăng? Không đâu! Tôi đã đem những bức tranh thơ của hai thầy khoe với nhiều người. Những ông bố, bà mẹ đang có con nhỏ, đang tìm những món ăn tinh thần của Phật giáo phù hợp với con họ, họ thích thú đã đành; ngay cả những người bạn tôi, mà tôi hay cho là “vô cảm”, “khắc nghiệt” trong nhận định và đánh giá về người khác cũng “ồ” lên ngay khi xem tranh, rồi vỗ đùi cười lớn khi đọc những câu thơ đề. Đơn giản vì họ đã hòa vào một thế giới khác, một thế giới trực cảm của tuổi thơ, một thế giới mà nơi đó không có chỗ cho những lớp bụi mờ của kinh nghiệm, phán xét, của kiến thức, của triết luận dẫy đầy.

Hãy nhìn vào bức tranh “Niêm hoa vi tiếu” phiên-bản-tuổi-thơ (H.1), bạn thấy gì: Đức Phật ngồi trên tảng đá nhỏ, cỏ dại lún phún mọc quanh. Tay cầm đóa sen nhỏ giơ lên, mắt Ngài khẽ nhắm, yên lặng. Đám trẻ vây quanh, ngước những ánh mắt trong trẻo như những viên bi ve lên nhìn – không có dấu hiệu gì cho thấy chúng là đám “lục tặc” cả. Ý chỉ Thiền tông chăng? Không! Đơn giản chỉ là Đức Phật cùng các bé ngắm hoa thôi. Thầy Nhuận Thường đã đề thơ như thế này: “Phật nâng cành hoa nhỏ / Giữa hội chúng tuổi thơ / Em lặng nhìn không nói / Mà an vui vô bờ!”.

Hay như bức tranh “Ngón tay chỉ trăng” (H.2). Phật nắm tay bé, chỉ lên trăng. Có phải Phật đang nói với bé rằng: “Này con gái nhỏ, sự thật không liên hệ gì đến các từ ngữ. Sự thật giống như là mặt trăng chiếu sáng trên bầu trời. Trong trường hợp này, các từ ngữ được xem như là ngón tay. Ngón tay có thể chỉ vào vị trí của mặt trăng. Tuy nhiên, ngón tay không phải là mặt trăng. Khi con muốn nhìn thấy mặt trăng, con cần phải nhìn xa hơn là ngón tay, có đúng không?”. Không đâu! Có lẽ Phật chỉ nói với bé y như câu thơ của thầy Nhuận Thường: “Mẹ ơi Phật có dạy / Người ít giận hay cười / Lòng thanh trong trí sáng / Như trăng sao trên trời”.

Đó chính là cái hay, cái tuyệt vời của hai thầy. Với lối diễn đạt bình dị nhất có thể, hai thầy đã chạm đến trái tim của tuổi thơ. Mà sự bình dị nhất chính là sự vĩ đại nhất. Chẳng phải khối người đã cố công tìm kiếm sự bình dị để rồi vướng vào mớ cạm bẫy lùng bùng không lối thoát của ngôn từ, của kiến thức khô cứng đó sao!

Chân lý vốn bình dị như vậy đó. Nó đến tự nhiên như cách thầy Nhuận Đức đến với những bức tranh thơ ấy. Đó là khi thầy mải loay hoay tìm kiếm phương pháp giúp cho các bé đến chùa vui mà học, thầy tìm nhiều cách tiếp cận, cho đến khi thầy phác thử một bức tranh Đức Phật với tuổi thơ bằng bút chì cho các em tập tô màu: một thế giới đã mở ra!
 

Ban đầu, những đứa bé háo hức đến chùa vui học. Rồi những ông bố, bà mẹ cũng nhận thấy một phương pháp giáo huấn đơn giản mà tuyệt vời dành cho con. Những bức tranh của thầy đã được họ chia sẻ, in ra cho con tô màu. Họ bắt đầu hối thúc thầy vẽ. Và họ thử gom lại in thành tập, tặng nhau. Cuối cùng là một tập sách ra đời, gồm 22 bức tranh thơ. 30.000 bản in, chỉ trong thời gian ngắn đã hết vèo. Một con số kỷ lục. Nhu cầu vẫn còn quá cao, do đó thầy Nhuận Đức phải tiếp tục chuẩn bị cho lần tái bản tiếp theo, cũng như chuẩn bị tiếp cho tập 2 sớm xuất bản.

Còn gì xúc động hơn khi thấy các em háo hức chuyền tay nhau tập tranh thơ về Đức Phật. Theo đó, Đức-Phật-tuổi-thơ đã đến với những lớp học ở vùng sâu, vùng xa. Đức-Phật-tuổi-thơ đã đến với các em trong các nhà mở, trong các bệnh viện, trong nhiều gia đình. Đức-Phật-tuổi-thơ cũng đã vượt biên giới sang Mỹ, Ấn Độ… Các bà mẹ, các “mạnh thường quân” đang kêu gọi cùng nhau chung tay đưa Đức-Phật-tuổi-thơ đến với trẻ em cơ nhỡ, khuyết tật, đến với hàng triệu trẻ em đang khao khát những món ăn tinh thần giản đơn, tinh khiết, có thể nuôi dưỡng tâm hồn trong veo thơ trẻ, giúp cho các em tránh những loại “độc tố” từ những trò game bạo lực, những trào lưu vô bổ…

Ai cũng biết, những hình ảnh đẹp như thế ắt hẳn sẽ theo các bé đi suốt cuộc đời. Giáo dục bằng những bức tranh tô màu Phật giáo, như thế, tại sao không?!
 

Pdf_Download_2
Đức Phật với Tuổi Thơ

 

 

Tin bài có liên quan

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Giác Minh Luật chia sẻ pháp thoại “Trăng Thầm Lặng”

Sống Để Yêu Thương

Sống Ảo

Sống Ảo

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Sa Di Bom

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Ra Mắt Sách Mới “Khổ Răng Mà Khổ Rứa” Của Sư Giác Minh Luật

Quán Không (Một Câu Chuyện Về Quán “Không”)

Phương Pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học

Phương pháp thực hành chánh niệm trong lớp học

Load More

Discussion about this post

Ai Vào Địa Ngục

Ai Vào Địa Ngục

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Bách Dụ: Người Nghèo Giả Tiếng Chim Uyên Ương

Kinh Bách Dụ: Người nghèo giả tiếng chim uyên ương

Mẩu chuyện này dụ cho người quê mùa trọn đời chuyên làm ác. Khi sắp chết, họ mới nói: “Tôi...

Hãy Nói Lời Yêu Thương – Ni Sư Thích Nữ Giới Hương – 15-10-2016

Hãy nói lời yêu thương – Ni Sư Thích Nữ Giới Hương – 15-10-2016

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chân Thật Nghĩa Của Giàu Và Vui

Chân thật nghĩa của giàu và vui

Đất trời kho báu của chungBấy lâu sao mãi bần cùng uổng oan?Ngày xuân hoa đẹp khắp nonĐêm thu gió...

Từ Những Khổ Đau

Từ những khổ đau

TỪ NHỮNG KHỔ ĐAU Bhante Henepola Gunaratana | Diệu Liên Lý Thu Linh   Tôi không thể kể câu chuyện...

Kinh Sedaka, Người Nghệ Sĩ Xiếc Nhào Lộn Trên Cây Tre

KINH SEDAKANGƯỜI NGHỆ SĨ XIẾC NHÀO LỘN TRÊN CÂY TREDịch từ tiếng Pali: Andrew Olendzki Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến -...

Con Đường Hạnh Phúc

Con Đường Hạnh Phúc

CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC Nguyễn Thế Đăng Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng...

Ba Mươi Ngày Thiền Quán

Ba Mươi Ngày Thiền Quán

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Như Giọt Nước Lá Sen

Như Giọt Nước Lá Sen

NHƯ GIỌT NƯỚC LÁ SEN TKN. Thích Nữ Chân Liễu Nắng mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở...

Cảm Nhận Về Điều Giác Ngộ Thứ Nhất Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác

Cảm nhận về điều giác ngộ thứ nhất trong kinh Bát Đại Nhân Giác

CẢM NHẬN VỀ ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ NHẤT TRONG KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁCLiễu TâmĐiều giác ngộ thứ nhất trong...

Tùy Duyên Nhi Bất Biến

Tùy duyên nhi bất biến

TÙY DUYÊN NHI BẤT BIẾN  HT. Thích Thanh Từ Giảng tại chùa Việt Nam - Hoa Kỳ - 2000 Đến...

Đập Vỡ Cây Đàn

Đập vỡ cây đàn

ĐẬP VỠ CÂY ĐÀNThích Ngộ Phương   …Đập vỡ cây đàn, giận đời đập vỡ cây đàn…” Tại sao "đập...

Tiệc Chiêu Đãi Chào Mừng Đại Biểu Tham Dự Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc Lần Thứ 16 Tại Việt Nam

TIỆC CHIÊU ĐÃI CHÀO MỪNG  ĐẠI BIỂU THAM DỰ ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HỢP QUỐC LẦN THỨ 16 TẠI VIỆT...

Ta Nhỏ Nhà Lớn

Ta nhỏ nhà lớn

TA NHỎ NHÀ LỚN Vĩnh Hanh Thái Chí Bình   Sự việc tưởng như là một ấn tượng của tuổi...

Cửa vào tuyệt đối

CỬA VÀO TUYỆT ĐỐI Tuệ Sỹ   KINH: Bấy giờ, Duy-ma-cật nói với các Bồ tát hiện diện: «Thưa các nhân giả, thế...

Ai Vào Địa Ngục

Kinh Bách Dụ: Người nghèo giả tiếng chim uyên ương

Hãy nói lời yêu thương – Ni Sư Thích Nữ Giới Hương – 15-10-2016

Chân thật nghĩa của giàu và vui

Từ những khổ đau

Kinh Sedaka, Người Nghệ Sĩ Xiếc Nhào Lộn Trên Cây Tre

Con Đường Hạnh Phúc

Ba Mươi Ngày Thiền Quán

Như Giọt Nước Lá Sen

Cảm nhận về điều giác ngộ thứ nhất trong kinh Bát Đại Nhân Giác

Tùy duyên nhi bất biến

Đập vỡ cây đàn

Tiệc Chiêu Đãi Chào Mừng Đại Biểu Tham Dự Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc Lần Thứ 16 Tại Việt Nam

Ta nhỏ nhà lớn

Cửa vào tuyệt đối

Tin mới nhận

Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa Và Trái Tim – Lê Mạnh Thát Chủ Biên

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Ngôi Chùa Trên Sông – Vĩnh Hảo

Lời tán thán Đức Phật

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Ai bố thí qua bờ bên kia?

Khái niệm “Pháp uẩn” trong văn học Pali

Dấu hiệu yêu quý hòa bình của Đức Phật thời niên thiếu

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Những lời Phật dạy bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Ảnh Thời Sự Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại Duy Anh

Phiền não: Buông xả chứ không buông bỏ

Đức Phật có tha lỗi cho tội lỗi của chúng ta không?

Sự việc đáng suy ngẫm: Bà nội đầu độc cháu

Tin mới nhận

Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Giáo Dục Phật Giáo Đài Loan – Thích Giải Hiền

Chết Sống

Thư Trả Lời Hộ Niệm

Giới – Định – Huệ (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Biết sống tùy duyên

Nhận định về bài pháp thoại “uy nghi giới hạnh trong phật pháp” của pháp vương gyal wang drukpa

Một Bài Học Lịch Sử Còn Để Lại Dấu Tích Văn Chương

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo (song ngữ)

Thanh lọc tâm để an lạc

Nhân mùa an cư 2020 nghĩ về Covid-19

Ý thức hệ hình thành nhân cách một con người

Những điều nam giới bị ràng buộc

Ánh đạo vàng (Video nhạc Phật giáo)

Nắng và hoa sen

Nói Chuyện Cùng Sống Tập 3

Chùm thơ đốn củi gánh nước

Áo Bay Các Cõi Lời Thơ: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm Phổ Nhạc: Hưng Việt

Phật dạy cách nhiếp thọ tài sản

Phật Giáo Và Dự Luật H Ngăn Cấm Trồng Và Nuôi Dưỡng Các Loại Sinh Thể Bị Biến Đổi Di Truyền Tại Quận Hạt Mendocino Hoa Kỳ Giáo Sư Ron Epstein

Ẩn Dụ Một Đóa Mai

Tin mới nhận

Yếu Nghĩa Kinh Vô Lượng Nghĩa Và Nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội

Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 06)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Kinh Tạng Pali (.Pdf)

Luận Giải Kinh Căn Bản Pháp Môn (Mūlapariyāya Sutta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Nghe Giảng Kinh Của Quý Ht. Huyền Vi, Tâm Thanh Và Thanh Từ

Kinh Pháp Cú

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 175)

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Tuyên ngôn Đức Phật vào đời

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (1)

Nhân Duyên Của Sự Suy Vong

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

Kinh Kim Cang Lược Giải : cuộc đàm luận giữa Phật và tôn giả Tu-bồ-đề

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 37)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 20)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 29)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 34)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 23)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntn Hải Ngoại Tại Canada

Lá Thư Tinh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 102)

Vấn Đề Tự Lực Và Tha Lực

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 113)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Sám Hối Nghiệp Chướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 124)

Hương Sen Vạn Đức

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.