PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Viếng Thăm Và Cử Hành Đại Lễ Mandala Cầu Nguyện Quốc Thái Dân An

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Ngày
16.11, tại chùa Vĩnh Nghiêm, thành phố Hồ Chí Minh, Đức Pháp Vương Gyalwang
Drukpa và Tăng đoàn Truyền thừa đã cùng chư Đại đức Tăng Ni tổ đình Vĩnh Nghiêm
tổ chức Đại đàn Cầu siêu Chuyển di tâm thức cho chư hương linh anh hùng liệt sĩ
hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Hơn 2000 chư đại
đức
Tăng Ni và trên 10.000 Phật tử khắp các miền đã tham gia khóa Đại lễ quan
trọng này!

 Drukpa-Vinhnghiem-1

“Cầu
siêu” là nhu cầu tâm linh vô cùng cần thiết trong nền văn hoá, tôn giáo các
nước Á Đông, đặc biệt tại Việt Nam– một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến
tranh, nơi biết bao thế hệ anh hùng đã hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền và
hòa bình non sông. Bên cạnh đó cũng biết bao hương hồn của những kẻ tha hương
đành bỏ thân nơi đất khách, lang thang mãi không biết nẻo về.

Cổ nhân có câu “Âm siêu dương thái” chúng
sinh
cõi âm có siêu thoát thì mới hy vọng cõi dương được thịnh vượng an khang.
Bởi thế, lễ cầu siêu là nghi lễ tâm linh được các truyền thống Phật giáo đặc
biệt
coi trọng. Trong truyền thống Kim Cương Thừa, lễ cầu siêu cho các hương
linh bị mắc kẹt trong cảnh Bardo trung ấm được các bậc Thầy Kim Cương Thượng sư
giác ngộ thực hiện một cách vô cùng kỹ lưỡng, tỉ mỉ.

Trong
chuyến viếng thăm Việt Nam lần này, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, bậc lãnh tụ
tâm linh của Truyền thừa Phật giáo Đại thừa – Kim Cương thừa Drukpa, bậc được
kính ngưỡng là hiện thân của Đức Quan Âm, đã quay trở lại thành phố Hồ Chí
Minh
. Với lòng từ bi thấu rõ hoàn cảnh lịch sử và tình yêu đất nước của người
dân Việt Nam, Ngài đã nhận lời khai mở đại lễ cầu siêu theo truyền thống
Kim Cương Thừa tại chùa Vĩnh Nghiêm, một trong những trung tâm Phật giáo quan
trọng hàng đầu tại Việt Nam, để cầu siêu độ chư hương linh anh hùng liệt sĩ,
chiến sĩ trận vong, cửu huyền thất tổ, đồng bào tử nạn và chư hương hồn vất
vưởng
của tất cả các nạn nhân đã bỏ mạng tại Việt Nam trong những cuộc chiến
tranh vừa qua, đồng thời cử hành đại lễ cầu nguyện quốc thái dân an cho đất
nước Việt Nam được hòa bình, thịnh trị.

Đức
Pháp Vương và Tăng đoàn Truyền thừa đã quang lâm chùa Vĩnh Nghiêm vào hồi 9h
sáng trong sự cung nghinh chào đón trang trọng ấm áp tình đạo vị của Hòa thượng
Thích Đức Nghiệp, Trưởng Tổ đình Vĩnh Nghiêm và Thượng tọa Trụ trì Thích Thanh
Phong, chư tôn giáo phẩm đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật
giáo
Thành phố Hồ Chí Minh, trước sự hiện diện của trên 2.000 chư tôn đức Trụ
trì
, chư Tăng Ni các cơ sở Tự viện được thỉnh mời và hàng chục nghìn Phật tử
Miền Nam. Ban tổ chức chùa Vĩnh nghiêm đã dành những lời giới thiệu trân trọng
nhất về Đức Pháp Vương, hóa thân của Đại thành tựu giả Naropa và hiện thân của
Đức Quan Âm trên cõi nhân gian, cùng những lời tán thán di sản Truyền thừa 1000
năm quang vinh của Ngài. Tháp tùng Đức Pháp Vương có Đức Nhiếp Chính Vương
Khamtrul Rinpoche, hóa thân chân thật của Đại sư Liên Hoa Sinh và là bậc hóa
thân
chuyển thế trứ danh của truyền thống Kim Cương Thừa với hệ thống trên 600
tự viện và trung tâm Phật giáo, Ngài Khenpo Shedup Tenzin Sherpa, Ngài Viện chủ
Đại thiền giả Gen Rigzin cùng toàn thể Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa.

Drukpa-Vinhnghiem-4

Trong
bài Phát biểu tại buổi lễ cung nghinh Đức Pháp Vương, Hoà thượng Thích Đức
Nghiệp, Phó Tổng thư ký Hội đồng Chứng minh Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt
Nam
, Trưởng Ban Quản trị Tổ đình Vĩnh Nghiêm bày tỏ niềm hoan hỷ trước sự kiện Đức
Pháp Vương quang lâm Tổ đình. Ngoài ý nghĩa tâm linh của đại đàn cầu siêu, cuộc
hạnh ngộ này cũng minh chứng cho mối nhân duyên giữa Truyền thừa Drukpa và Tổ
đình Vĩnh Nghiêm thuộc thiền phái Trúc Lâm, đều là hai truyền thống Phật giáo có
bề dày lịch sử 1.000 năm với nhiều bậc Thượng sư giác ngộ đã nỗ lực không ngừng
trong các công hạnh lợi tha hoằng truyền giáo pháp Đức Phật. Cuộc giao thoa
giữa hai truyền thống Phật giáo với di sản vĩ đại được các bên mong nguyện sẽ
mang lại lợi ích dài lâu cho Phật giáo nước nhà. Tiếp đến, Hòa Thượng Thích
Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam
cũng tác bạch thể hiện niềm hoan hỷ của Giáo hội Phật giáo trước sự
kiện
Phật pháp lớn lao này. Hòa Thượng chia sẻ: “Mỗi người mỗi nước mỗi non, đi
vào
cửa Phật như con một nhà”, cuộc hạnh ngộ giao thoa văn hóa Phật giáo ngày
hôm nay nêu biểu cho tinh thần đoàn kết hòa hợp giữa các truyền thống, pháp môn
tu tập khác nhau của Đạo Phật, thể hiện lòng từ bi không biên giới và tấm lòng
tưởng nhớ tri ân những lớp tiền nhân đã mãi mãi ra đi để mang lại hạnh phúc,
hòa bình cho thế hệ ngày hôm nay. Hòa Thượng bùi ngùi nhắc lại mối liên hệ và
sự phát triển của Phật giáo Kim Cương Thừa tại Việt Nam nương công đức của cố Hòa
Thượng
Thanh Chân và Hòa thượng Thích Viên Thành, bậc Kim Cương Thượng Sư thiết
lập
Truyền thừa Drukpa tại Việt Nam. Hòa thượng cũng chân thành cầu nguyện khóa
Đại lễ được viên mãn và quãng thời gian Đức Pháp Vương và Tăng đoàn Truyền thừa
lưu lại Việt Nam sẽ lợi ích vô lượng hữu tình. Phúc đáp đạo từ, Đức Pháp Vương
bày tỏ lòng tri ân được thỉnh mời đến Tổ đình Vĩnh Nghiêm, một biểu tượng của
Phật giáo Việt Nam, và vô cùng cảm động trước sự chào đón nồng ấm và tâm chí
thành từ chư Đại đức Tăng ni Phật tử có mặt. Ngài bày tỏ sự kết nối sâu sắc với
đất nước Việt Nam, đất nước đang ân hưởng quãng thời gian thịnh vượng, hòa bình
trên nền tảng tâm linh tốt đẹp, và Ngài cũng thành tâm nguyện cầu nền hạnh
phúc
, hòa bình và những giá trị tâm linh tốt đẹp này sẽ trường tồn mãi mãi.

Trong bầu không khí
trang nghiêm tràn đầy đạo vị, Đức Pháp Vương và chư đại đức Tăng Ni có mặt đã
cùng hướng tâm về đại hùng bảo điện để thành kính dâng hương lên Tam Bảo trong
tiếng chuông thỉnh Phật linh thiêng ngân vang. Tiếp đến, trong phần còn lại của
buổi sáng, Đức Pháp Vương và Tăng đoàn truyền thừa cử hành nghi thức Cầu an,
Tức Tai, Tăng Ích, triệu thỉnh chư Phật, Bồ tát, Bản tôn Mandala, chư Daka,
Dakini và đặc biệt là triệu thỉnh Tứ Đại Kim cương Hộ pháp giáng lâm đàn tràng
để hộ trì cho đàn tràng thành cảnh Tịnh Độ Mandala. Vũ điệu Kim Cương là loại
nghệ thuật ấn tượng, cao siêu và thâm diệu của Kim Cương Thừa, được cử hành cùng
với khóa lễ cúng dàng Hỏa tịnh Sang Puja
nhằm chuyển tải năng lực mạnh mẽ của trí tuệ gia trì, không chỉ lợi ích cho
người tham dự và miền đất cử hành nghi lễ mà còn giúp vô số chúng sinh giải trừ
những điều không lành, tai nạn, năng lượng tiêu cực và giúp tăng trưởng cát
tường
phúc báo hướng đến thành tựu giác ngộ. Khu chính điện chùa Vĩnh Nghiêm thoáng
chốc trở thành một không gian Mandala sống động, linh thiêng với sự hiện diện
của Bậc Kim Cương Thượng Sư cùng các hành giả Truyền thừa Rồng thiêng trên nền
màu sắc rực rỡ và âm thanh trầm hùng của dàn pháp khí nhạc khí Kim Cương thừa, tất
cả hòa trong khói thơm của hương dược liệu cúng dường khóa lễ Hỏa tịnh đã để
lại bao cảm xúc bình an, hỷ lạc cho khán chúng có phúc duyên tham dự.

Drukpa-Vinhnghiem-3

Trong
phần giảng về ý nghĩa khóa cúng dường Hỏa Tịnh Sang Puja, Đức Pháp Vương khai thị đây là nghi lễ khiển trừ chướng
ngại
đem lại sự tịnh hóa cho thân tâm chúng ta và môi trường bên ngoài. Theo
quan kiến Phật giáo, chính sự ô nhiễm hủy hoại môi trường hay các hành động bất
thiện
do con người gây nên trong nhiều thế hệ đã góp phần dẫn đến thảm họa tự
nhiên
như động đất, thiên tai và những điều bất tường đang xảy ra khắp nơi…Khóa
lễ tịnh hóa môi trường và cầu an giúp tịnh hóa những sự bất tịnh nhiễm ô do con
người
tạo ra. Mặc dù việc cầu nguyện cho hòa bình và sự bình an của thế giới và
mọi người là quan trọng, nhưng Đức Pháp Vương cũng nhắn nhủ điều quan trọng hơn
nữa là chúng ta phải biết chuyển hóa các hành xử của mình trong đời sống thường
nhật để cải thiện thân tâm, và qua đó cải thiện phẩm chất đời sống của chính
mình và mọi hữu tình trên thế gian này. Để làm được điều này, chúng ta phải
trưởng dưỡng sự hiểu biết qua hành động cụ thể, sống thân thiện, cởi mở, quan
tâm
đến gia đình, bạn bè, cho đến môi trường, mặt đất, đại dương, không khí,
cây cối xung quanh mình. Chúng ta phải biết sống thân thiện, chan hòa với toàn
bộ
vũ trụ này và đưa ý niệm tốt đẹp đó thành hành động thiết thực trong cuộc
sống! Đó chính ý nghĩa bên trong của các nghi quỹ và cũng là ý nghĩa chân chính
của Phật pháp. Như vậy thông điệp của khóa lễ cầu nguyện quốc thái dân an, cầu
nguyện
cho sự bình an thịnh vượng của đất nước Việt Nam nói riêng và thế giới
hữu tình nói chung không là gì khác ngoài nâng cao sự hiểu biết nơi mỗi người
để có thể trưởng dưỡng trí tuệ và đưa vào hành động lợi ích nhằm cải thiện đời
sống
mang lại hạnh phúc, bình an cho thế giới này!

Drukpa-Vinhnghiem-2Phần
nghi lễ Đại đàn cầu siêu cho chư hương linh cao siêu tịnh giới theo nghi thức đặc
biệt
của Kim Cương Thừa được cử hành vào buổi chiều. Từ 13h, số lượng Phật tử
tham dự vào Pháp hội lúc này tăng lên nhiều, ước tính có đến 15.000 Phật tử
khắp nơi vân tập về chốn Tổ đình Vĩnh Nghiêm. Nghi thức buổi chiều bắt đầu với phần
chư đại đức Tăng ni Phật tử Việt Nam cúng dàng Mandala thỉnh pháp Đức Pháp
Vương
. Tiếp đến trong hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, Đức Pháp Vương đã từ bi khai
thị cho đại chúng về trạng thái trung gian (bardo) của sự sống và cái chết cùng
ý nghĩa của khóa lễ cầu siêu Chang Wa chuyển di tâm thức. Ngài dạy rằng: là
những hành giả Đại thừa thực hành Bồ tát hạnh, chúng ta phải hướng tâm từ bi
đến mọi chúng sinh khổ đau, và với sự thật là mỗi phút mỗi giây có hàng nghìn
người từ giã cõi đời này, chúng ta phải quan tâm đến cả những vong linh đang
lang thang vô định trong trạng thái trung ấm. Đức Pháp Vương cũng khai thị kỹ
lưỡng về trạng thái bardo của sự sống và cái chết, giúp chúng ta nhận ra cuộc
sống này vô cùng trân quý, không chỉ để mỗi người có thể ân hưởng sự hòa bình,
tình yêu thương và hạnh phúc, mà còn là cơ hội để luyện tập và chuẩn bị hành
trang tâm linh, để khi bước vào hành trình bardo của cái chết, chúng ta sẽ có
được sự tự tại và tái sinh bình an. Đặc biệt đối với liệt vị anh hùng đã hy
sinh
cuộc đời vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, quý vị hy sinh anh dũng mà chưa kịp
chuẩn bị hành trang tâm linh khi bước vào cái chết. Trong trạng thái mịt mờ tột
cùng của thân trung ấm, các vị rất cần sự trợ giúp! Người dân Việt Nam chúng ta
có trách nhiệm cầu nguyện cho chư hương linh, đồng thời luôn nhớ về tấm gương
anh hùng xả thân vì nền độc lập hòa bình và sự bình an của đất nước ngày hôm
nay. Rất nhiều chư hương linh sẽ được lợi ích từ các khóa lễ Changwa, kể cả chư
hương linh đã vơ vẩn hàng chục, hàng trăm năm chưa tỏ đường mê, vẫn lang thang
vô định trong trạng thái trung ấm. Những hương linh như vậy khi được triệu
thỉnh
đến đàn tràng vẫn có thể nương sự gia trì, từ bi của bậc Thầy Kim Cương
Thượng Sư và chư đại đức Tăng ni để đón nhận sự trợ giúp và nhận khai thị về giáo
pháp
giải thoát.

 

Tiếp
đến, Đức Pháp Vương khai thị về ý nghĩa khóa lễ cầu siêu chuyển di tâm thức
Chang Wa. Trong truyền thống Kim Cương thừa, ngoài các nghi lễ triệu linh tiếp
linh, tắm vong thông thường, hương linh được triệu thỉnh đến trước đàn tràng,
nhờ năng lực quán tưởng của Thượng sư, chư hương linh được thực hành tịnh hoá
nghiệp chướng, sám hối tất cả những lầm mê từ vô thủy kiếp. Sau khi đã
tịnh hoá nghiệp chướng xong, bậc Thượng Sư thực hành nghi lễ triệu thỉnh và
cúng dường đức Phật A Di Đà, cầu xin Chư Phật trao truyền Tứ quán đỉnh (Thân,
Khẩu, Ý, Trí giác ngộ) cho chư hương linh. Bởi vì người chết không còn thân thể
vật lý nữa, mà tồn tại dưới dạng trường
năng lượng sinh học vi tế với những rung động của sóng tâm nên nghi thức cầu
siêu của Kim Cương Thừa chú trọng đến sự chuyển di tâm thức, khai thị nhắc nhở
cho vong linh sớm tỉnh ngộ. Vì vậy các bậc Thầy liên tục an trụ trong tâm từ
bi, trí tuệ để hướng dẫn khai thị trợ giúp cho chư hương linh biết rõ
đường hướng mà đặt chân cất bước, trực vãng cõi Tịnh Độ hoặc chọn cho mình một
kiếp sống tương lai tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Đại
đàn
Cầu siêu Chuyển di Tâm thức Chang Wa đã được cử hành trong không khí trang
nghiêm
của Mandala Từ bi và Trí tuệ như thế! Giữa những sôi động náo nhiệt của
cuộc sống vội vã, tiếng kèn Kangling tha thiết và trống Damaru trầm hùng vang
lên như kéo chúng ta về với thực tại, giúp xóa dịu ngàn vạn nỗi đau, thức tỉnh
vỗ về những linh hồn tử sĩ chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh tức khắc siêu
thoát
. Khuôn viên Tổ Đình Vĩnh Nghiêm trở nên quang đãng, an lạc lạ thường là
dấu hiệu toàn thể pháp hội đã được gia trì tịnh hóa, đàn pháp đã viên mãn chiêu
cảm
tới các chư hương linh.

Sau
phần cuối của nghi lễ hóa bài vị của
chư hương linh, Đức Pháp Vương, chư tôn đức Tăng ni và toàn thể đại
chúng
có mặt đã tiếp tục cử hành nghi thức đại gia trì hồi hướng cát tường cúng
dường
100.000 ngọn nến, mang ánh sáng Liên Hoa Tuệ Đăng hồi hướng cầu siêu chư
hương linh siêu sinh Tịnh Độ và cầu nguyện thế giới hòa bình, nhân dân an lạc,
đóng lại một sự kiện tâm linh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một nửa số nến đã
được rải khắp thềm tòa tháp của chùa, trong khi số còn lại được sắp xếp theo
hình logo của Truyền thừa Drukpa rực sáng cả sân chùa. Một giây phút thật huyền
diệu
khi Đức Pháp Vương cùng Tăng đoàn dừng chân thực hiện bài cầu nguyện cuối
cùng
ngay bên những ngọn nến trước khi rời tổ đình.

Đại
đàn
cầu siêu Kim Cương Thừa kết thúc vào hồi 7h tối. Toàn thể pháp hội vô cùng
hoan hỷ vì đã thực hành được thiện hạnh vô cùng ý nghĩa thể hiện tâm thành của
lớp người hôm nay dâng lên thế hệ cha anh đã hy sinh cuộc đời cho công cuộc bảo
vệ
hòa bình độc lập dân tộc. Đây cũng là Bồ đề hạnh mà Đức Phật thường nhắc dạy
hàng đệ tử. Đến dự khóa lễ cầu siêu, chúng tôi như nhận thức hơn về chân giá
trị
cuộc sống, qua đó thêm ghi lòng tạc dạ công sức xương máu của các bậc tiền
nhân
đã hy sinh vì hạnh phúc, tự do của những lớp người hôm nay.

Nguyện
cầu chư Phật, Bồ tát gia trì cho tất cả mọi người biết sống với yêu thương để
mãi mãi chiến tranh đừng bao giờ lặp lại trên mảnh đất Việt Nam tươi đẹp nói
riêng và toàn thế giới nói chung. Nguyện cầu Phật pháp mãi trường tồn đem lại
nền hòa bình an lạc chân thật cho khắp pháp giới chúng sinh!

Vô
Úy

Tin bài có liên quan

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Từ Bi Tâm Là Đệ Nhất

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Thực Hành Nhẫn Nhục

Thực Hành Nhẫn Nhục

Tâm Linh Không Tôn Giáo

Tâm Linh Không Tôn Giáo

Sức Mạnh Của Nội Tâm

Sức Mạnh Của Nội Tâm

Sự Hòa Hợp Vũ Trụ

Sự Hòa Hợp Vũ Trụ

Phật Pháp Là Vô Giá

Phật Pháp Là Vô Giá

Load More

Discussion about this post

Nhạc thiền tĩnh tâm, an nhiên, tự tại, dứt sạch mọi ưu tư phiền não & stress

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phước Đức & Công Đức Theo Quan Điểm Phật Giáo

Phước Đức & Công Đức Theo Quan Điểm Phật Giáo

PHƯỚC ĐỨC & CÔNG ĐỨCTHEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁOThiện PhúcPHƯỚC ĐỨC-CÔNG ĐỨC THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO   Theo giáo...

Hoa Nghiêm Kim Sư Tử Chương

HOA NGHIÊM KIM SƯ TỬ CHƯƠNGSa môn Pháp Tạng Thuật I. Làm sáng tỏ (lý) duyên khởi Vàng không có...

“Chiều về trên chùa núi cao” (Thơ)

Từng bậc cấp đá lên cao Kỳ Viên Trung Nghĩa đang vào cuối năm Bước chân mòn mỏi thăng trầm...

Hai Tác Phẩm Thiếu Nhi Đầu Tiên Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Được Xuất Bản

Hai tác phẩm thiếu nhi đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xuất bản

'Mỗi hơi thở một nụ cười' và 'Con gà đẻ trứng vàng' là hai ấn phẩm của thiền sư Thích...

Từ Đàm

Từ Đàm

TỪ ĐÀM Cao Huy Thuần Chùa Từ Đàm 2010 Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ,...

Chỉ Một Giới Thôi

Chỉ một giới thôi

CHỈ MỘT GIỚI THÔI ! Thích Tánh Tuệ Uttiya là một thanh niên Bà La Môn ở kinh thành Xá...

Muốn Tự Học Phật Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

Muốn tự học Phật nên bắt đầu từ đâu?

ĐÁP: Bạn Hạnh Quyên thân mến! Đạo Phật trên thế giới hiện có hai truyền thống lớn, đó là Phật...

Tư Duy Về Niết Bàn (Ii)

Tư duy về Niết Bàn (II)

Từ lâu rồi nhiều thuyết giải thích hai từ ngữ Niết Bàn là một cõi định vị có không gian,...

Quan Điểm Của Đức Phật Về Vấn Đề Giới Tính Thích Phước Đạt

QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH Thích Phước Đạt Khi mỗi cá nhân có cái nhìn...

Trì Giới Trong Kinh Sa Môn Quả

Trì Giới Trong Kinh Sa Môn Quả

  TRÌ GIỚITRONG KINH SA MÔN QUẢThích Quảng Duyên* 1.DẪN LUẬN Sāmaññaphalasuttaṃ,1 là kinh số hai trong Dīgha-Nikāya thuộc Pāḷi...

Đường Đến Bình An Thật Sự (3)

Đường Đến Bình An Thật Sự (3)

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (3) Trích dẫn Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Trích dịch: Tuệ Uyển - Ngay...

Cái nhìn mùa Xuân

CÁI NHÌN MÙA XUÂN Nguyễn Thế Đăng Kinh điển Bắc Tạng cũng nói là sau khi Phật thành đạo, Ngài...

01. Duyên Sinh Khởi

01. Duyên Sinh Khởi

HỒ SƠ TU VIỆN BÁT NHÃ LÀNG MAIPHẦN I DUYÊN SINH KHỞI Lời Ban Biên Tập: Vụ biến động xảy...

Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng Và Thượng Hải Sẽ Bị Nhận Chìm Dưới Biển Vào Năm 2050 Tú Anh Rfi

TP. HỒ CHÍ MINH, HẢI PHÒNG VÀ THƯỢNG HẢISẼ BỊ NHẬN CHÌM DƯỚI BIỂN VÀO NĂM 2050 Tú Anh RFI...

Nhạc thiền tĩnh tâm, an nhiên, tự tại, dứt sạch mọi ưu tư phiền não & stress

Phước Đức & Công Đức Theo Quan Điểm Phật Giáo

Hoa Nghiêm Kim Sư Tử Chương

“Chiều về trên chùa núi cao” (Thơ)

Hai tác phẩm thiếu nhi đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xuất bản

Từ Đàm

Chỉ một giới thôi

Muốn tự học Phật nên bắt đầu từ đâu?

Tư duy về Niết Bàn (II)

Quan Điểm Của Đức Phật Về Vấn Đề Giới Tính Thích Phước Đạt

Trì Giới Trong Kinh Sa Môn Quả

Đường Đến Bình An Thật Sự (3)

Cái nhìn mùa Xuân

01. Duyên Sinh Khởi

Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng Và Thượng Hải Sẽ Bị Nhận Chìm Dưới Biển Vào Năm 2050 Tú Anh Rfi

Tin mới nhận

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Phật đã đến như muôn vầng ánh sáng

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)

Hưởng thụ lạc được Như Lai khen ngợi

Vị Tỳ kheo chứng Thánh quả ngay khi Đức Phật thay đổi đề mục thiền quán

 Ý nghĩa bốn chân lý của Tứ Diệu Đế

Chùa Long An (Chùa Ông Một) Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Đức Phật chỉ ra tâm tính nhiệm màu nơi mỗi chúng sinh

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Học làm Phật: Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm

Giảng nghĩa chữ Phật

Phật dạy tu trong lúc uống, ăn

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Tin sâu nghiệp báo để sống tốt và hạnh phúc hơn

Làm sao để biết kinh nào do chính Đức Phật thuyết giảng?

Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại

Tin mới nhận

Cánh Cửa Mở Rộng

Thông Điệp Vesak 2014 Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc

Vì những trái việt quất lạnh lẽo?

Tìm Hiểu Thiền Định Nam Tông

Bảo vệ cuộc sống con người

Có Thời Gian Hay Không?

Tính Dục, Luân Lý, Bò Điên – Tạp Chí Le Point Phỏng Vấn Đức Đạt-lai Lạt-ma Hoang Phong Chuyển Ngữ

Tết Việt Nam, Tết Di Lặc

Ngôi Nhà Duy Nhất Của Chúng Ta – Đức Đạt Lai Lạt Ma (Video)

Vu Lan Mùa Dịch

Thấm Nhuần Phật Pháp Trong Kinh Doanh – Tú Oanh

Huyết Âm Tây Tạng

Đức Phật Về Nhân Bản & Giác Ngộ.

Trả lời những câu hỏi của độc giả (7)

Quả báo tội phá thai

Giáo Lý Trung Đạo

Thở Bụng

Phật dạy cách nhiếp thọ tài sản

Tản Mạn Khả Năng Tự Suy Thoái Của Phật Giáo – Trần Văn Chánh

Ai đúng? Ai sai?

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Kinh Paramatthaka Sutta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Tiểu Bộ mục lục

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 269)

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Sự Tiếp Nối Của Nghiệp, Kinh Tăng Chi Bộ (Song ngữ)

Giới Thiệu Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta)

Kinh Hạnh Phúc – Lộ Trình Tu Tập

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

Cáo Phó

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 119)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 78)

Sanh Tâm Vô Trú

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 303)

Tịnh Độ Tông

Sự Dung Hợp Thiền Và Tịnh Độ ở Trung Quốc

Hỏi Đáp Khai Thị – HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 5)

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 37)

Pháp Môn Một Đời Thành Tựu

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 257)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 4)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese