PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Sự Nóng Giận

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA
nói về sự Nóng giận

Hoang Phong chuyển ngữ

Petit-Livre-De-Sagesse-Du-Dalai-Lama-SmLời giới thiệu của
người dịch
:

Bernard
Baudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểu
thuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bài
thuyết giảng của Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trong
một quyển sách nhỏ
, 365 tư tưởng và suy tư hàng ngày (Le petit livre de Sagesse du Dalai-Lama, 365
pensées et méditations quotidiennes,
Marabout, 2002). Trong số các lời phát
biểu
này, người dịch xin tuyển chọn lại 20 câu liên quan đến chủ đề giận dữ để
chuyển ngữ trong phần dưới đây.

 

Đối
với một Phật tử cũng như một người theo bất cứ một tôn giáo nào khác, nếu giữ
được một tâm thức an bình khi hấp hối thì nhất định đấy là một điều rất tốt.
Khi cái chết gần kề, ta nên buông bỏ mọi cảm xúc giận dữ và hận thù trong lòng.
Điều ấy thật hết sức quan trọng.

Dù không tin vào một tôn giáo nào đi
nữa, thế nhưng ta cũng nên hiểu rằng lúc phải “bước sang phía bên
kia” mà lòng vẫn giữ được một tâm thức an bình thì ta sẽ cảm thấy ít
khổ sở hơn nhiều.

 

****

 

 Khi ta làm bất cứ một việc gì đó [mang tính cách tiêu
cực
] thì các tác động liên hệ với nó tức khắc sẽ phát sinh và tiếp tục
gia tăng cho đến khi nào hậu quả của việc ấy xảy ra. Nếu như ta không làm việc ấy
thì đương nhiên ta cũng sẽ không bao giờ phải đối diện với hậu quả của nó.

 Thế nhưng trong trường hợp nếu đã trót
thực thi hành động ấy mà lại không nghĩ đến việc tinh khiết hóa nó bằng sự tu tập
thích nghi (hoặc hóa giải nó bằng một hành động đạo hạnh chưa bị sự nóng giận hoặc
các yếu tố đối nghịch khác hủy hoại) thì nhất định ta không tránh khỏi hậu quả.

 Dù cho ta đã làm việc ấy từ nhiều kiếp
trước
, thế nhưng tiềm năng tác động của nó vẫn tiềm tàng và không hề suy giảm với
thời gian.

 

*****

 

 Những người mà ta xem là bạn trong
kiếp sống này biết đâu lại đã là kẻ thù của ta trong quá khứ. Cũng như thế, những
người mà hôm nay ta đang xem là kẻ thù biết đâu trước kia lại chưa từng bao giờ
đối nghịch ta đến thế.

 Nói như vậy để hiểu rằng ta không
nên cố chấp đâu là người thân, đâu là bằng hữu, đâu là kẻ thù, lại cũng không
nên tỏ ra oán hận và giận dữ quá đáng đối với kẻ thù.

 Nên hiểu rằng chưa hề có một chúng
sinh
có giác cảm nào lại chưa từng là bạn của ta một lúc nào đó trong quá khứ.
Ý thức được điều ấy sẽ giúp ta tìm thấy sự thanh thản và trong sáng khi nhìn
vào tất cả chúng sinh.

 

*****

 

 Biết gìn giữ đạo đức là điều quan
trọng hơn sự hào phóng quá đáng. Giữ gìn đạo đức là một phẩm tính cần thiết
giúp mang lại cho ta một tâm thức thăng bằng.

 Một tâm thức an bình và thanh thản giúp
ta phát huy tình thương và lòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta
loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.

 

*****

 

 Biết tha thứ khi đang nóng giận thì
tốt hơn là nhặt một hòn đá để ném, nhất là khi ta phải đương đầu với một sự
khiêu khích nghiêm trọng.

 Nghịch cảnh càng lớn lại càng là một
dịp để giúp ta chứng tỏ được quyết tâm của mình luôn hành động hướng vào sự an
lành
và lợi ích của người khác và của chính mình.

 

*****

 

 Lắm khi nhìn vào chính trị, ta thấy
đấy là những gì thật nhơ bẩn và thô bỉ. Thế nhưng nếu quan sát cẩn thận hơn,
chính trị tự nó lại không đến đỗi quá xấu xa đến thế : nếu biết kết hợp sự
thành thật và lương thiện thì chính trị sẽ trở thành một phương tiện để xây
dựng
xã hội. Thế nhưng nếu chính trị được thúc đẩy bởi ích kỷ và hận thù, giận
dữ
và ganh tị thì quả thật nó rất « nhơ bẩn ».

 

*****

 

 Căn cứ vào hình tướng trên thân xác thì
tất nhiên ta là một con người, thế nhưng khi nhìn vào thể dạng tâm thần thì đôi
khi ta nhận thấy mình lại là một con người thiếu sót. Vì thế nếu may mắn được
mang hình tướng con người thì trên phương diện tinh thần ta cũng nên bảo tồn
lấy khả năng biết suy xét của một con người.

 Sức mạnh nội tâm là điều kiện duy
nhất
giúp ta thực hiện được điều đó : đấy là sự kết hợp giữa kỷ cương đạo
đức
, lương tri và nhất là phải ý thức được thật minh bạch đâu là tai họa do
giận dữ gây ra và đâu là những tác động tích cực do lòng nhân từ mang lại.

 

*****

 

 Từ bi là phương pháp và trí tuệ là con
đường
triết học, cả hai đều mang lại cho chúng ta sự hiểu biết về hiện thực.

 Biết kết hợp sức mạnh của trí tuệ và
động cơ thúc đẩy của lòng từ bi là một phương cách hữu hiệu nhất giúp biến cải thái
độ
cư xử của mình, nhất là trong các trường hợp phải đối đầu với sự giận dữ và bám
víu
, là những thứ phát sinh từ bản tính lâu đời trong quá khứ của mình.

 Nếu nhìn thấy các nguyên nhân làm phát
sinh ra chúng [tức
sự giận dữ và bám víu
] để phát huy những phương cách để đối phó, thì
các xúc cảm tiêu cực [trong tâm thức] sẽ dần dần tan biến.

 

*****

 

 Sự giận dữ hàm chứa một sức mạnh tàn
phá thật khủng khiếp.

 Một thoáng nóng giận có thể khiến
cho các tích lũy đạo hạnh gom góp từ hàng ngàn kiếp (kalpa), chẳng hạn như công
đức
bố thí, sự cúng dường chư Phật và sự giữ gìn giới luật, tất cả đều tiêu tan.

 

*****

 

 Sự giận dữ là kẻ thù tệ hại nhất
trong số tất cả các kẻ thù mà ta thường phải đối đầu.

 Thật vậy, các kẻ thù thông thường [thuộc vào bối cảnh
bên ngoài
] hay gây ra thua thiệt cho ta, và cũng chính vì thế mà ta
gọi chúng là « kẻ thù ». Trên một khía cạnh khác thì những tệ hại do
chúng gây ra lại trở thành một phương tiện tiếp tay cho chúng, và cho cả bạn bè
và đồng lõa của chúng nữa, sự tiếp tay đó không phải là vô cớ, [có nghĩa là các thứ tệ
hại do kẻ thù từ bên ngoài gây ra cho ta khiến ta nóng giận và sự giận dữ ấy là
một cách tiếp tay cho chúng tác oai tác quái thêm nữa. Vì thế sự giận dữ là kẻ
thù
bên trong do chính mình tạo ra cho mình và đấy là thứ kẻ thù tệ hại nhất.
Nói một cách khác chính mình là bạn bè và đồng lõa với kẻ thù bên ngoài để tự làm hại mình
].

 Sự giận giữ là một thứ kẻ thù bên
trong có chủ đích tàn phá những gì tích cực mà ta đã thực hiện được và mang lại
mọi thứ đau khổ cho ta.

 Vì thế ta phải chiến đấu chống lại kẻ
thù
[bên trong]
đó với bất cứ giá nào, phải phát huy một tâm thức an bình và cảnh giác, không để
bị tràn ngập và giao động.

 

*****

 

 Khi có một kẻ nào gây tổn thương cho
ta thì ta phải cẩn thận xét xem hành động làm ta tổn thương phát sinh từ bản
chất
không tốt của người ấy hay chỉ là một hành động bốc đồng và nhất thời.

 Nếu hành động phát xuất từ bản chất
của người ấy thì không có lý do gì để trực tiếp đổ lỗi cho người ấy [bản chất không tốt là
nghiệp mà người ấy phải gánh chịu không phải là một thứ gì « nội tại »
hay « bẩm sinh » nơi người ấy
].

 Nếu đấy chỉ là một hành động bốc
đồng thì bản chất của người ấy đâu phải là xấu : người ấy gây ra sai trái
cho ta chỉ vì người ấy bị chi phối bởi một phản ứng nhất thời thế thôi, trong trường
hợp
này cũng lại không có một lý do gì khiến cho ta phải nổi giận.

 

*****

 

 Nếu một người nào đó sử dụng khí giới
làm hại ta, thì chỉ có khí giới giữ vai trò trực tiếp gây thương tổn cho ta.

 Những gì gián tiếp làm ta thương tổn
chính là sự giận dữ bên trong tâm thức của người ấy.

 Nếu giận dữ thì ta nên giận cái khí
giới
tức là cơn thịnh nộ thúc đẩy người ấy sử dụng khí giới làm hại ta. Nếu rút
bỏ khí giới và cả cơn thịnh nộ ra khỏi người ấy đi thì đâu còn gì để ta phiền
trách người ấy nữa.

 

*****

 

 Nếu hòa lẫn hai hóa chất vào nhau thì
một phản ứng nào đó sẽ xảy ra và tạo ra một hóa chất mới.

 Cũng thế nếu một người có tính khí cáu
kỉnh
biết kiên nhẫn tu tập để phát huy cách cư xử thân thiện thì dần dần người
ấy cũng sẽ biến cải được tính khí của mình. Tuy nhiên không phải vì thế mà
người ấy không còn nổi giận nữa, thế nhưng sự cáu kỉnh sẽ bớt đi nhiều.

 Vì thế tính khí con người có thể biến
cải
được nhờ vào sự tương tác giữa hai thể loại tri thức : sự hung hăng và
sự thân thiện.

 

*****

 

 Muốn hóa giải sự giận dữ hay hận thù
thì không phải chỉ cần thành khẩn cầu nguyện là đủ. Dù cho việc cầu nguyện có
trợ giúp phần nào đi nữa thế nhưng nó chẳng giải quyết được gì cả.

 Muốn hóa giải sự giận dữ một cách
hiệu quả ta phải giữ gìn thật thận trọng kỷ cương đạo đức nhờ vào một tâm linh
tỉnh thức. Sự giữ gìn đó phải được áp dùng trong từng giây phút trong cuộc sống
hằng ngày của mình, hầu giúp ta làm giảm bớt sức mạnh của sự giận dữ và đồng
thời
làm gia tăng thêm khả năng đối kháng với nó tức là tình nhân ái.

 Đấy là con đường mang lại kỷ cương
cho tâm thức của mình.

 

*****

 

 Khi đã hoàn toàn hiểu được mối hại
do sự giận dữ mang lại thì cũng nên nhìn vào sự giận dữ của chính mình.

 Tuy nhiên sự canh chừng ấy còn tùy
thuộc
vào đối tượng của cơn giận. Nếu đối tượng là một con người nào đó thì
phải nghĩ ngay đến các phẩm tính tốt của người ấy, và như vậy thì sự giận dữ sẽ
giảm bớt đi.

 Nếu đấy chỉ là một sự cảm nhận đau
đớn
khiến ta nổi giận, thì phải nghĩ ngay đến một số lý do cụ thể nào đó có thể
bào chữa cho sự đau đớn ấy.

Thật
vậy trong trường hợp này nếu biết suy nghĩ chín chắn thì ta cũng sẽ hiểu rằng tạo
ra thêm sự bực tức cho mình cũng chẳng mang lại lợi ích gì cả [khi có một sự đau đớn
xảy ra thì nhất định phải có một nguyên nhân nào đó, vì thế hãy tìm hiểu xem sự
đau đớn ấy phát sinh từ nguyên nhân nào và không nên phát lộ sự giận dữ để ghép
thêm vào sự đau đớn mà ta đang phải gánh chịu
].

 

*****

 

 Xúc cảm tiêu cực và đớn đau hiển
hiện
dưới nhiều thể dạng khác nhau, thi dụ như sự kiêu căng, tính ngạo mạn, sự
ganh tị, sự thèm khát, lòng tham, tâm thức hẹp hòi v.v…

 Ngoài những xúc cảm ấy còn có thể kể
thêm sự hận thù và giận dữ, đấy là những loại xúc cảm tai hại hơn hết, vì chúng
là những chướng ngại to lớn nhất ngăn chận không cho phép chúng ta phát động lòng
từ
bi và tình nhân ái. Đấy là những thứ xúc cảm tàn phá các phẩm hạnh đạo đức và
sự an bình trong tâm thức chúng ta.

 

*****

 

 Nếu chỉ biết lay hoay tìm cách loại
bỏ
giận dữ và hận thù thì nhất định ta sẽ không bao giờ thành công. Ta phải tích
cực
hơn nhiều, phải phát huy và trau dồi các sức mạnh đối nghịch để hóa giải chúng
: đấy là sự nhẫn nhục và lòng bao dung.

 

*****

 

 Khi nào ý thức được lợi ích do sự bao dung mang
lại chẳng hạn như sự nhẫn nhục, và đồng thời nhìn thấy sự tàn phá và các hậu quả
tai hại do sự giận dữ mang lại chẳng hạn như hận thù, thì khi đó ta sẽ cảm thấy
hăng say hơn.

 Sự phấn khởi đó khiến ta ngày càng trở
nên bao dung và nhẫn nhục hơn và nhất là giúp ta biết khiếp sợ những ý nghĩ hung
hãn và hận thù.

 

*****

 

 Trong cuộc sống thường nhật, sự bao
dung
và nhẫn nhục mang lại thật nhiều lợi ích.

 Phát huy được các phẩm tính ấy sẽ
giúp ta luôn giữ được một tâm thức tỉnh táo.

 Khi đã tạo được cho mình những phẩm
tính ấy thì bất cứ ai cũng sẽ luôn giữ được sự trầm tĩnh và an bình trong tâm
thức
dù phải sống trong một môi trường căng thẳng, cuồng loạn và đầy lo âu.

 

*****

 

Một
việc nào đó xảy ra có thể khiến ta phản ứng tức khắc bằng sự giận dữ, thế nhưng
sự giận dữ ấy cũng có thể là thực sự đã phát sinh từ lòng từ bi trong tim mình.
Trong trường hợp này sự giận dữ sẽ biến thành một sức mạnh thật lớn trong tâm
thức
chúng ta.

 

 

 [Thí dụ
khi thấy một người nào đó làm một việc gì sai trái có thể mang lại tai hại cho họ
và cả người khác thì ta phản ứng ngay bằng sự giận dữ, thế nhưng động cơ thúc
đẩy
sự giận dữ đó không nhất thiết là ác ý của ta mà chính là lòng thương hại phát
lộ
từ nơi sâu kín của tim ta.

Trên một
bình
diện cao hơn, chẳng hạn khi trông thấy những bất công xã hội hoặc những
cảnh chúng sinh, dù là con người hay súc vật bị ức hiếp thì ta nổi giận, sự
giận dữ đó là một sức mạnh rất lớn có thể thúc đẩy ta hy sinh cả đời mình vì lý
tưởng
công bằng và bảo vệ các chúng sinh yếu kém không một phương tiện tự vệ
].

 

Bures-Sur-Yvette, 01.04.11
 Hoang
Phong
chuyển ngữ

丨

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Bồ Tát Quảng Đức: Trái Tim Từ Bi Và Sự Thật Thích Giác Tâm

Bồ Tát Quảng Đức: Trái Tim Từ Bi Và Sự Thật Thích Giác Tâm

BỒ TÁT QUẢNG ĐỨCTRÁI TIM TỪ BI VÀ SỰ THẬT Thích Giác Tâm Chúng ta đang sống trong thời đại công...

Quan Điểm “Vật Bất Thiên”

QUAN ĐIỂM "VẬT BẤT THIÊN" CỦA TĂNG TRIỆU Thích Nhất Chân Tăng Triệu cho rằng vạn vật không dời đổi,...

‘Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

‘Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tra Cứu Kinh Trường Bộ

Tra cứu kinh Trường Bộ

TRA CỨU KINH TRƯỜNG BỘ  Tuệ Nguyễn Lời đầu: Trong quá trình tu tập ta nhiều lúc nhớ lại một...

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư

  1- Ngày thứ nhất (Bài thứ nhất) - Tối ngày 16/6 ÂL. Chúng ta vừa làm lễ xong, đã...

Chuyển Nghiệp – Thỏa Hiệp Với Nghiệp

Chuyển nghiệp – Thỏa hiệp với nghiệp

Năm 1954, lúc tôi mới đến chùa Phước Tường ở Thủ Đức để học lớp Phật học sơ đẳng do...

Abhidhamma Là Gì?

Abhidhamma là gì?

ABHIDHAMMA LÀ GÌ? Giới Đức Minh Đức Triều Tâm Ảnh Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và...

Thông Bạch Xuân Tân Sửu – 2021 Của Ghpgvntn Hoa Kỳ

Thông Bạch Xuân Tân Sửu – 2021 của GHPGVNTN Hoa Kỳ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chết Có Cần Làm Đám Tang Và Có Cần Mời Quý Thầy Về Cúng Hay Không – Ht. Pháp Tông Thuyết Giảng

Chết Có Cần Làm Đám Tang Và Có Cần Mời Quý Thầy Về Cúng Hay Không – HT. Pháp Tông Thuyết Giảng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phục Hoạt Tinh Thần Dấn Thân Vô Úy

Phục Hoạt Tinh Thần Dấn Thân Vô Úy

PHỤC HOẠT TINH THẦN DẤN THÂN VÔ ÚYNguyên Cẩn Từ chuông đêm Giao Châu đến chuông chùa trên đảo Trường...

Tết Nguyên Đán Nét Đẹp Lưu Giữ Ngàn Đời Của Người Việt

Tết Nguyên Đán Nét Đẹp Lưu Giữ Ngàn Đời Của Người Việt

TẾT NGUYÊN ĐÁN NÉT ĐẸP LƯU GIỮ NGÀN ĐỜI CỦA NGƯỜI VIỆTThích Trung Định Mỗi năm Tết đến, khi những...

Hòa Giải Với Dục Vọng: Rũ Bỏ Tham – Sân – Si

Hòa Giải Với Dục Vọng: Rũ Bỏ Tham – Sân – Si

HÒA GIẢI VỚI DỤC VỌNG: RŨ BỎ THAM - SÂN - SINguyễn Hoàng Đức Mọi thảm kịch đều bắt nguồn...

Phật Giáng Trần, Lệ Thọ

Phật Giáng Trần, Lệ Thọ

PHẬT GIÁNG TRẦNLệ Thọ Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được...

Lòng tin chất liệu trưởng dưỡng tâm bồ đề

LÒNG TIN  Chất liệu trưởng dưỡng tâm Bồ đề Thiện Ý Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin...

Thực Hành Nhẫn Nhục

Thực Hành Nhẫn Nhục

THỰC HÀNH NHẪN NHỤCĐức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khai thị Ngày 23 tháng 7 năm 2011 tại...

Bồ Tát Quảng Đức: Trái Tim Từ Bi Và Sự Thật Thích Giác Tâm

Quan Điểm “Vật Bất Thiên”

‘Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Tra cứu kinh Trường Bộ

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư

Chuyển nghiệp – Thỏa hiệp với nghiệp

Abhidhamma là gì?

Thông Bạch Xuân Tân Sửu – 2021 của GHPGVNTN Hoa Kỳ

Chết Có Cần Làm Đám Tang Và Có Cần Mời Quý Thầy Về Cúng Hay Không – HT. Pháp Tông Thuyết Giảng

Phục Hoạt Tinh Thần Dấn Thân Vô Úy

Tết Nguyên Đán Nét Đẹp Lưu Giữ Ngàn Đời Của Người Việt

Hòa Giải Với Dục Vọng: Rũ Bỏ Tham – Sân – Si

Phật Giáng Trần, Lệ Thọ

Lòng tin chất liệu trưởng dưỡng tâm bồ đề

Thực Hành Nhẫn Nhục

Tin mới nhận

Dự án xây dựng sân biện kinh (tranh biện) cho tu viện Sera May

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Đức Phật với 45 năm mùa an cư kiết hạ

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Không Ai Có Thể Tẩy Xóa Được Sự Thật Của Lịch Sử

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Những câu chuyện của các bậc thiền sư đáng suy ngẫm

Niềm tin vào Đức Phật

50 chân lý bất biến của cuộc đời

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca

Bụt là một con người, không phải là một vị thần linh

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Cách xoay chuyển vận mệnh theo lời Phật dạy

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Bình tĩnh thản nhiên với sự vu oan giá họa

Phật dạy làm người nghìn năm vẫn đúng

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ

Người đẹp tuyệt trần

Tin mới nhận

Tính Đặc Thù Của Phương Pháp Giáo Dục Phật Giáo – Thích Tín Hòa

Tội phước theo ta như bóng với hình

Kinh Ưu Ba Ly

Từ Bi Và Trí Tuệ

Làm Bạn Với Kinh Pali

Truyền Thuyết Đức Phật Di-lặc

Từ ác mộng thời đại dịch đến đại mộng cuộc đời

Đức Đạt Lai Lạt Ma qua hình ảnh

Vấn Thiền Ông Nụ Cười Xuân – Thích Tâm Mãn

Giải đáp thắc mắc về Giới luật Phật giáo

Đức Tin, Khoa Học Và Tôn Giáo

Ba cốt tủy của đạo lộ

Đức Phật A Di Đà Mầu Gì

Thiền tập Chánh Niệm

Gửi em niềm hạnh phúc

Trời hại mới chết

Kinh Cho Người Bệnh Nặng và Cận Tử

Khai thị Của Đại sư Garchen Rinpoche và Đại sư Tuyên Hóa

Sinh hoạt Phật giáo cần thích nghi với hoàn cảnh xã hội

Nhập Trung Đạo Cương Yếu – Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 57)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

Giới Thiệu Kinh Đại Niệm Xứ

Đời Là Cõi Tạm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 314)

Kinh Vu Lan– Khảo Về Nguồn Gốc Hán Tạng & Nikàya

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 236)

Bí ẩn vùng đất vàng Đông Nam Á trong Kinh Phật

Kinh Kim Cang Và Phẩm Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Kinh Bách Dụ: Mài đá

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 244)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 19)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 201)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 58)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 14)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 18)

Sự Mô Tả Tịnh Độ Của Chư Phật Trong Tạng Pāli

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 9)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 37)

HT TỊNH KHÔNG: ” TÔI KHÔNG CÓ MỘT NGƯỜI ĐỆ TỬ XUẤT GIA NÀO…”

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 72)

Ngũ Khoa Tịnh Độ

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 1)

Nhận Thức Phật Giáo

LOẠT ẢNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG 60 NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Ba Bài Khai Thị Cho Oan Gia Trái Chủ

Ban Tổ Chức Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

Buông Bỏ Chấp Trước Mới Thoát Khỏi Luân Hồi

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese