PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia Sẻ Giáo Pháp Và Truyền Quán Đỉnh Đức Phật Dược Sư Tại Chùa Điều Ngự

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHIA SẺ GIÁO PHÁP
VÀ TRUYỀN QUÁN ĐỈNH ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ
TẠI CHÙA ĐIỀU NGỰ
 La Sơn Phúc Cường trích dịch

 

Dalai Lama Dieu Ngu 01

Đức Đạt Lai Lạt ma giảng pháp tại chùa Điều Ngự
ở Westminster, California, ngày 18 tháng 06 năm 2016.
Ảnh Jeremy Russell

Ngày 18 tháng 06 năm 2016, Đức Đạt lai Lạt ma đã được thỉnh mời tới truyền trao giáo pháp tại ngôi chùa Điều Ngự mới ở Westminster. Ngày 19/06, ngài sẽ tiếp tục cử hành nghi thức khánh thành ngôi chùa. Ngài đã được Hòa thường trụ trì Thích Viên Lý và Hòa thượng Thích Viên Huy cung đón nồng nhiệt.  Sau khi tới chính điện, ngài đã đỉnh lễ tôn tượng đức Phật Thích Ca và tôn tượng Bồ tát Quan Âm và  Phổ Hiền Vương Bồ tát ở hai bên. Sau khi chào chư Tăng và Phật tử Việt Nam và Tây Tạng, ngài lên tòa chia sẻ giáo pháp.

“Kính thưa quý Hòa thượng, chư tăng ni và thiện hữu tri thức, tôi rất hoan hỷ được hiện diện nơi đây cùng quý vị. Cùng là con người, chúng ta đều như nhau về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc. Tôi muốn gửi lời tri ân tới ban tổ chức đã nỗ lực mang lại cho cơ hội này cho chúng ta.”

Dalai Lama Dieu Ngu 03

Đức Đạt Lai Lạt ma chia sẻ giáo pháp tại chùa Điều Ngự tại
Westminster, California, ngày 18 tháng 06 năm 2016.
Ảnh Jeremy Russell

Bất kỳ khi nào gặp gỡ mọi người, tôi đều giữ quan kiến rằng chúng ta đều là con người. Chúng ta sinh ra theo cùng một cách và ra đi cũng theo cùng một cách. Khi ta còn ở trong bào thai, người mẹ của chúng ta luôn phải cố gắng tránh sân giận và lo âu để không ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi. Rồi những năm sau khi chúng ta chào đời, tình thương của người mẹ luôn hết mực giành cho người con. Nhiều nhà vật lý học đã chỉ ra rằng tình thương, sự chăm bẵm của người mẹ là rất quan trọng cho sự phát triển đúng đắn của bộ não con trẻ.

“Các nhà khoa học cũng đưa ra những bằng chứng cho thấy, bản chất căn bản của con người là bi mẫn. Và dù cho chúng ta có tin tưởng vào tôn giáo hay là không thì tình thương và lòng bi mẫn là nhân tố quyết định tới sự an bình nội tâm, trong khi sự sân hận và bất an sẽ phá hủy hệ thống thần kinh.

Trong suốt đời sống của chúng ta, tình thương yêu là vô cùng quan trong. Và ở cuối cuộc đời, chúng ta sẽ bình an hơn nếu những người mà ta thương yêu ở quanh mình. Khi ấy, tiền và quyền lực không mang lại kết quả gì. Khi mà thân xác thô đang tan rã, thì sự hiện diện của những bằng hữu và thân quyến thương yêu gần gũi sẽ giúp chúng ta có sự bình an.

Rất nhiều người trong cuộc đời có xu hướng lãng quên tầm quan trọng của tình thương yêu. Trong thời đại của lối sống vật chất và cạnh tranh ngày nay, tình thương yêu dường như không còn được quan tâm một cách đúng mức. Trong khi đó, có nhiều người không theo một tôn giáo nào nhưng lại quan tâm đặc biệt tới các giá trị tinh thần nội tại bởi vì họ cũng đều là con người và tình thương, lòng bi mẫn là vô cùng cần thiết.

Dalai Lama Dieu Ngu 02

Thính chúng lắng nghe giáo pháp từ đức Đạt Lai Lạt ma tại
hội trường chùa Điều Ngự ở Westminster, California,
ngày 18 tháng 06 năm 2016, Ảnh Jeremy Russell.

Nếu chúng ta biết nuôi dưỡng các giá trị này ngay bây giờ, thì trên thế giới này, trong thế kỷ này sẽ có ít bạo lực hơn. Vấn đề bạo lực không phải liên quan trước hết tới việc sử dụng loại vũ khí gì mà vấn đề xuất phát từ chính động cơ trong tâm mỗi người. Hình thức giải trừ quân bị bên ngoài chỉ có thể thực sự đạt được nếu trước hết mỗi người biết giải trừ phiền não bên trong. Tương tự như vậy, hòa bình thế giới sẽ chỉ đạt được trên nền tảng của sự bình an nội tâm. Và nếu không có sự bình an nội tâm  sẽ rất khó tận trừ được bạo lực trong xã hội.

Là con người, tất cả chúng ta đều sở hữu hạt giống từ bi. Chúng ta phải biết sử dụng trí tuệ của mình để trưởng dưỡng các giá trị tinh thần nội tại đó, ở đây tôi muốn nhấn mạnh tới khía cạnh đạo đức thế tục.

Ngài chia sẻ rằng, là một tu sĩ, ngài có tâm nguyện thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo. Ngài nhắc tới truyền thống hòa hợp lâu đời đã tồn tại ở Ấn Độ giữa các truyền thống tôn giáo, như Hindu, Phật giáo và Do thái giáo và cả với các truyền thống ở ngoài Ấn như Thiên chúa giáo, Hồi giáo. Ngài dạy rằng, dể nâng đỡ và thúc đẩy hòa hợp tôn giáo, ngài luôn coi bản thân là người mang thông điệp của dòng tư tưởng Ấn Độ cổ đại. Ngài nhấn mạnh rằng, tất cả các truyền thống tôn giáo lớn đều dạy về tình thương yêu, lòng bi mẫn và hạnh tha thứ, và mặc dù có những khác biệt về mặt triết học nhưng các truyền thống tôn giáo đều chia sẻ một mục đích chung. Ngay cả trong truyền thống Phật giáo cũng có các dòng tư tưởng triết học khác nhau.

Khuyên đại chúng đang phải ngồi dưới trời nắng nóng bên ngoài cần phải có ô hay mũ che đầu, ngài tiếp tục dạy rằng ngài muốn khái lược về giáo pháp của đức Phật. Đức Phật đã thị hiện tại Ấn Độ 2600 năm trước, ngài lớn lên tại một hoàng cung nhưng rồi ngài rời hoàng cung, giành 6 năm nghiêm mật thực hành trưởng dưỡng phương tiện và trí tuệ thông qua các phương pháp thiền định và thiền quán. Trong lần chuyển Pháp thứ nhất tại Sarnath, đức Phật truyền trao Tứ Diệu là nền tảng của Phật Pháp.

Ngài lưu ý rằng cả truyền thống Pali và Sanskrit đều dựa trên nền tảng Tứ Diệu đế và 37 Phẩm Bồ tát Hạnh, từ Tứ Chính Niệm tới Bát Chính Đạo, với nội hàm Diệt đế là chân lý thứ ba trong Tứ diệu đế. Ngài cũng điểm qua 4 đặc tính của mỗi chân lý, ví như ở chân lý thứ nhất cho rằng khổ đau là vô thường, bản chất của khổ đau là không thật và như huyễn.  Ngài cũng dạy rằng, một khi đã hiểu được Tứ Diệu đế và 16 đặc trưng thì mỗi người sẽ biết tri ân, và thành kính một cách chân thực lên giáo pháp của đức Phật và biết cách trưởng dưỡng những phẩm chất giác ngộ trên con đường đạo.

Trong khi truyền thống Pali hưng thịnh tại Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Sri Lanka, thì truyền thống Sanskrit bao gồm cả truyền thống Nalanda đã lan tỏa sang Trung Quốc, rồi phát triển tới Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Vào thế kỷ thứ 8, truyền thống Nalanda được được truyền thừa trực tiếp từ Ấn Độ tới Tây Tạng đầu tiên bởi Ngài Shantarakshita. Trong truyền thống Phật giáo Tạng truyền, có hai giai đoạn truyền thừa, thường được gọi là giai đoạn mở đầu và giai đoạn tân phái, dựa vào thời điểm diễn ra trước hay sau sự xuất hiện của ngài đại dịch giả Rinchen Zangpo vào thế kỷ thứ 11. Ngôn ngữ Tạng đã phát triển trong suốt giai đoạn chuyển dịch văn học Phật giáo Ấn Độ, và đã được trì giữ tới tận ngày nay, là ngôn ngữ có khả năng thể hiện một cách chính xác Phật Pháp.

Khi đã thấu hiểu giáo pháp của đức Phật về hai chân lý, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, được luận giảng rất chi tiết trong 4 truyền thống tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, chúng ta có thể đoạn trừ vô minh phiền nào và giúp bản thân vượt thoát khỏi luân hồi khổ đau. Giáo pháp Trí tuệ Bát nhã, được toát yếu trong Bát nhã tâm kinh, đã luận giảng rất chi tiết về trí tuệ tính không, đồng thời cũng luận giảng chi tiết  về những phương tiện thiện xảo của tâm từ bi.

Trở lại sau giờ trưa, trong khi ngài đang cùng chư tăng chuẩn bị cho lễ quán đỉnh đức Phật Dược sư thì chư tăng Việt Nam tụng Bát Nhã Tâm kinh, sau đó chư Tăng Tây Tạng trì tụng chân ngôn đức Phật Dược sư. Đức Đạt Lai Lạt ma dạy rằng Pháp thực hành đức Phật Dược sư mà ngài đang truyền trao cho đại chúng được truyền thừa từ linh kiến thâm diệu của đức Đạt Lai Lạt ma đời thứ 5.

Truyền thống Pali nhấn mạnh tới sự thành tựu giải thoát, trong khi truyền thống Sanskrit không chỉ dừng lại ở đó mà khuyến khích hành giả hành động vì lợi ích của hết thảy chúng hữu tình, khởi phát Bồ đề tâm tỉnh giác, hướng tới sự giác ngộ. Tiếp theo ngài cử hành một khóa lễ giúp đại chúng khai phát Bồ đề tâm với những câu kệ quy y nơi Phật, Pháp, Tăng và phát khởi tâm từ bi hướng tới sự giác ngộ vì lợi ích chúng sinh. Tiếp theo ngài hướng dẫn cho đại chúng các thứ lớp quán tưởng Pháp tướng của đức Phật Dược Sư.


La Sơn Phúc Cường trích dịch, nguồn Dalailama.com

Dưới đây là chùm ảnh từ website dalailama.com:

Dalai Lama Dieu Ngu 10

Đức Đạt Lai Lạt ma chia sẻ giáo pháp tại chùa Điều Ngự tại Westminster, California, ngày 18 tháng 06 năm 2016. Ảnh Jeremy Russell

Dalai Lama Dieu Ngu 09Chư Tôn đức Tăng Việt Nam đang nghe bài giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại chùa Điều Ngự in Westminster, California on June 18, 2016. Photo/Jeremy Russell/OHHDL
Dalai Lama Dieu Ngu 08Dalai Lama Dieu Ngu 07Dalai Lama Dieu Ngu 11Thính chúng đang lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng Phật Pháp dưới trời nắng gắt 90 độ Photo/Jeremy Russell/OHHDL
Dalai Lama Dieu Ngu 06His Holiness the Dalai Lama paying his respects at the altar of Dieu Ngu Buddhist Temple in Westminster, California on June 18, 2016. Photo/Jeremy Russell/OHHDL
Dalai Lama Dieu Ngu 05Trước khi lên đường đến chùa Điều Ngự, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ghé thăm chào hỏi những người làm việc dưới nhà ăn tại khách sạn ở Anaheim nơi ngài trú ngụ on June 18, 2016. Photo/Jeremy Russell/OHHDL

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Con Đường Chuyển Hóa – Ứng Dụng Bát Chánh Đạo Trong Cuộc Sống

Con Đường Chuyển Hóa – Ứng Dụng Bát Chánh Đạo Trong Cuộc Sống

“Con đường thánh tám ngành” vốn được xem là độc lộ an vui và giải thoát. Khái niệm độc lộ...

Phật Học Căn Bản

Phật Học Căn Bản

Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt NamPHẬT HỌC CƠ BẢNChương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)...

Giải Thích Ngắn Gọn Về Thiền Vipassana (Song Ngữ Vietnamese-English)

Giải thích ngắn gọn về thiền Vipassana (Song ngữ Vietnamese-English)

GIẢI THÍCH NGẮN GỌN VỀTHIỀN VIPASSANATHIỀN SƯ S.N. GOENKA   What is VipassanaThiền Vipassana là gì? Thiền Vipassana Là Gì –...

Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca (Trọn Bộ)

Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca (Trọn Bộ)

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA (TRỌN BỘ) LIFE OF THE BUDDHA LÊ SỸ MINH TÙNG 2021MỤC LỤC Lời mở đầu ...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 10)

Các vị đồng học, xin chào mọi người.Xin mời xem câu thứ mười hai trong Cảm Ứng Thiên: “Nguyệt hối...

Thiết Lập Tịnh Độ – Kinh A Di Đà Thiền Giải

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phương Pháp Hành Thiền Cơ Bản

Phương pháp hành thiền cơ bản

PHƯƠNG PHÁP HÀNH THIỀN CƠ BẢN Thích Trung Định Thiền là pháp môn cơ bản mà bất cứ ai cũng...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Chúc Mừng Năm Mới

Đức Đạt Lai Lạt Ma chúc mừng năm mới

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHÚC MỪNG NĂM MỚI Văn Công Hưng dịch | The Economic Times Đức Đạt Lai...

Hạnh Phúc Luôn Quanh Ta

Hạnh Phúc Luôn Quanh Ta

HẠNH PHÚC LUÔN QUANH TA Nguyễn Thị Chín Tham gia những buổi thiền cùng Vườn Yêu Thương, con thay đổi...

Vì Sao Nên Có Thuyết Về Đời Sau

Vì sao nên có thuyết về đời sau

Bài này gồm 4 phần: (1) Vì sao nên có thuyết về đời sau (2) Những cách hiểu sai lầm...

Ba Mươi Bài Giảng Dạy Học Chữ Phạn (Sanskrit) Qua Video-Youtube Của Gíao Sư Lê Tự Hỷ

Ba mươi bài giảng dạy học chữ Phạn (Sanskrit) qua video-youtube của gíao sư Lê Tự Hỷ

Xin trân trọng giới thiệu tài liệu học chữ Phạn (Sanskrit) của Giáo sư Lê Tự Hỷ.  Cư sĩ Lê Tự Hỷ...

Hallyu Và Ảnh Hưởng Cải Đạo Tại Việt Nam

Hallyu Và Ảnh Hưởng Cải Đạo Tại Việt Nam

“HALLYU” và ẢNH HƯỞNG CẢI ĐẠO TẠI VIỆT NAM Minh Thạnh Hallyu là từ Hàn dùng gọi làn sóng văn...

Tuyên Ngôn Vesak Lhq 2004-2014

Tuyên Ngôn Vesak Lhq 2004-2014

CÁC TUYÊN NGÔN PHẬT ĐẢN LHQ CỦA ỦY BAN TỔ CHỨC QUỐC TẾ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LHQ TT. Thích Nhật Từ...

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Luận Biện Trung Biên

Luận Biện Trung Biên

Bồ tát Di Lặc thuyết kệ Bồ tát Thế Thân luận giải LUẬN BIỆN TRUNG BIÊN 辯中邊論 Tam tạng Pháp...

Con Đường Chuyển Hóa – Ứng Dụng Bát Chánh Đạo Trong Cuộc Sống

Phật Học Căn Bản

Giải thích ngắn gọn về thiền Vipassana (Song ngữ Vietnamese-English)

Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca (Trọn Bộ)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 10)

Thiết Lập Tịnh Độ – Kinh A Di Đà Thiền Giải

Phương pháp hành thiền cơ bản

Đức Đạt Lai Lạt Ma chúc mừng năm mới

Hạnh Phúc Luôn Quanh Ta

Vì sao nên có thuyết về đời sau

Ba mươi bài giảng dạy học chữ Phạn (Sanskrit) qua video-youtube của gíao sư Lê Tự Hỷ

Hallyu Và Ảnh Hưởng Cải Đạo Tại Việt Nam

Tuyên Ngôn Vesak Lhq 2004-2014

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Luận Biện Trung Biên

Tin mới nhận

Chùa Bình A Tổ Chức Lễ Đặt Đá Trùng Tu Chánh Điện Và Kiến Tạo Đại Tượng A Di Đà Phật

Chúng Ta Bỏ Quá Nhiều Tiền Để Xây Cất Chùa Chiền Mà Không “Xây Dựng” Con Người Nguyên Tác Anh Ngử: Alvin Wong – Chúc Thanh Dịch Từ Anh Sang Việt

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Lời di huấn của Thế Tôn

Tuệ giác của Thế tôn

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Hồi Ký Đặc Biệt : Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Thích Đức Nghiệp

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

Chuyển hóa nỗi đau phản bội theo lời Phật dạy

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Sáu nghề ác không nên làm là gì?

Nếu Đức Phật là ‘giám đốc điều hành’

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Lời Phật dạy về tác hại của việc uống rượu

Đức Phật là ai? (phần cuối)

Chùa Quang Thọ Huyện Hóc Môn

Phật dạy không làm các việc xấu ác

Tin mới nhận

Nên Hiểu Và Hành Trì Bát Kỉnh Pháp Như Thế Nào – Thích Đồng Trí

Nhân tố Enzyme – phương thức sống lành mạnh

Kinh Bách Dụ: Dã can bị cành cây gãy rớt trên lưng

Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Người tu và con mắt thứ hai

Phật ở đâu?

Quán Âm Pháp Môn Của Bà Thanh Hải Và Thiền Vô Vi Của Ông Tám Có Phải Là Pháp Môn Của Phật Giáo?

Tổ Sư Nguyên Thiều Với Hành Tung & Thi Kệ Tịch – Thích Thái Hòa

Đạo đức thế tục trong giáo dục

Thấy Vô Ngã Là Thấy Pháp Thấy Phật

Bóng tùng rừng hạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 43)

Đức Vua Asoka Của Tích Lan

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Bát Thánh Đạo | The Eightfold Noble Path (Song ngữ) sách PDF

Hàng Ngàn Tăng Ni Phật Tử Cung Tiễn Nhục Thân Cố Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh Nhập Kim Quan

Cây cổ thụ Phật giáo

Giáo dục Phật Giáo và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Sự Yên Lặng Của Một Nhà Sư

Tin mới nhận

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Kinh Bách Dụ: Đôi chim bồ câu

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Lời Phật dạy về bảy hạng vợ ở đời

Kinh Kim Cương Lược Giải

Kinh Kalama

Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định

Giới Thiệu Đề Mục Kinh Hoa Nghiêm

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ 

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (6)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 64)

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

THÍCH MINH CHÂU

Tuyên ngôn Đức Phật vào đời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Kinh Giới Hạnh (Silavanta)

Kinh Bách Dụ: Đầu rắn và đuôi rắn giành nhau đi trước

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 23)

Đọc sách ngàn lần – Tập 11

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Khai Thị Của Đại Sư Hám Sơn

Tôi Đọc Kinh Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 268)

Giải Đáp Thắc Mắc

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese