PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đốt Vàng Mã Iphone Ipad..một Hủ Tục Cần Hủy Bỏ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

ĐỐT VÀNG MÃ IPHONE IPAD…
MỘT HỦ TỤC MÊ TÍN CẦN HUỶ BỎ
Hoàng Liên Tâm

Vang MaTrong ngày lễ ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) vừa qua mọi người đua nhau sắm vàng mã to để đốt lấy lộc to. Thậm chí, họ còn mua cả đồ hi-tech như: điện thoại loại iPhone 5, máy tính bảng iPad air gửi cho ông Công, ông Táo nữa và còn mua nhiều hơn nữa vào dịp Tết sắp đến. Theo GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, hiện nay, nhiều người dân đốt vàng mã một cách “lãng phí và sai lầm”.

GS Thịnh nói, gia đình ông không bao giờ sắm mã iPhone, iPad… gửi cho các cụ. Vì thời xưa, các cụ không biết iPhone, ô tô, tivi là gì. Do vậy, nếu các cụ có nhận được chăng nữa cũng không biết dùng. Trong cuộc trao đổi thông tin báo chí về lễ hội chùa Hương 2014 vừa diễn ra tại Hà Nội, Thượng tọa Thích Minh Hiền – Trụ trì chùa Hương cho rằng, người dân đang hiểu lầm, đốt nhiều tiền vàng âm phủ sẽ được nhiều tài lộc…Thượng tọa cho hay, tại chùa Hương, nhiều năm qua, vẫn còn hiện tượng đốt tiền âm phủ. Nhưng chủ yếu là bà con kinh doanh buôn bán, Phật tử không mang tiền vàng mã vào đốt. “Không có sự linh thiêng trong việc đốt vàng mã”, Thượng tọa Thích Minh Hiền khẳng định.

Cũng nên biết, tục lệ đốt vàng mã xuất xứ từ thời nhà Hán bên Trung Quốc, không rõ qua Việt Nam từ thời nào nhưng lịch sử cho biết vụ đốt vàng mã lớn nhất ở Việt Nam diễn ra vào đầu thế kỷ 20 là trong đám tang của Vua Khải Định băng hà vào ngày 25 tháng 11, năm 1925, triều đình Huế đã làm nguyên cả ngôi điện Kiến Trung bằng giấy thật lớn và nhiều loại đồ dùng của vua như ngự liễn, long xa, tàn kiệu, v.v… để đốt theo vua. (Ảnh trên: một giỏ hàng mã trong đó có iPhone, iPad 2 và cả dây điện để cắm điện dưới âm ty, bầy bán tại phố Hàng Mã Hà Nội)

Có thể từ đó người dân Việt trong bất cứ dịp lễ nào, từ ngày rằm, mùng một hàng tháng đến ngày Tết, ngày hoá vàng, ngày cúng giỗ tổ tiên ông bà hay dọn nhà, giải hạn, lập bàn thờ, bốc bát hương… đều phải có ít nhất vài bó vàng tiền để đốt như là một sự gửi gắm và chăm lo cho những người đã khuất có được một cuộc sống sung túc ở cõi âm, hoặc mong được thứ lỗi, hay có được sự thanh thản trong tâm hồn. Với suy nghĩ, càng mua nhiều đồ hàng mã càng tốt, đồ càng đắt tiền càng có nhiều lộc và càng được bình an, người ta không ngần ngại lấy tiền thật để đổi lấy tiền giả là những tờ giấy xanh đỏ hay những vật dụng bằng giấy mầu.

Dotvangma-04
“Con xin cúng ông bà chiếc xe ô tô này để ông bà dùng”
(ảnh Reuters chụp tại Hà Nội )

Ngày nay, dưới ánh sáng văn minh khoa học, ai cũng biết người chết không thể nào tiêu xài số tiền vàng và các thứ cần dùng chôn theo ấy. Như có người ở Hà Nội cúng người chết cả máy điện thoại iphone 5, ipad air cầm tay bằng giấy, Honda Dream bằng giấy và máy vi tính bằng giấy nữa. Khi còn sống không hiểu người chết ấy có biết sử dụng máy vi tính, iphone, ipad hay xe Honda không? Một mẩu tin phóng sự kể lại:

“Tại phố Hàng Mã, điểm “phân phối” hàng mã cho những người bán rong trên các đường phố luôn đông nghịt người mua sắm, bộ cúng thần linh rẻ nhất cũng 15.000 đồng, cúng chúng sinh giá tương tự. Chúng tôi chen chân hỏi mua đồ cúng với giá “bình dân” đã không được các chủ hàng bán. Tôi chứng kiến một phụ nữ trung niên cùng cô con gái đến mua nhà lầu, xe hơi, điện thoại di động, tivi, xe máy, quần áo, tiền dollars Mỹ. Họ còn mua thêm một cô gái bằng giấy như búp bê, mang giày cao gót, mặc váy ngắn, áo lửng. Khi bà mẹ cầm “cô gái” trong tay thì cô con gái cầm ngay chiếc kéo nhỏ đâm lia lịa vào mặt hình nhân thế mạng. Giải thích cho những người hiếu kỳ xung quanh về việc làm kỳ quặc của cô con gái, người phụ nữ trung niên nói: “Bố cháu làm tổng giám đốc, nay xuống dưới ấy cũng phải gửi cho ông ấy cô thư ký, nhưng phải làm cho nó xấu xí để khỏi trở thành bồ của bố cháu”.

Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình) cho rằng: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chủ trương cho phép đốt vàng mã và trong tất cả các kinh sách của Phật, không có điều nào Phật dạy người dân đốt vàng mã.” Chính xác là như vậy, hoàn toàn không có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật. Đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Quan niệm sống chết đối với Phật Giáo chỉ là hai mắt xích trong một chuỗi sinh tử dài vô tận, từ vô thủy, cho tới ngày giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Do đó, Phật giáo không có khái niệm về một nơi chốn dành riêng cho những người đã chết, mà dân gian thường hay gọi là cõi âm hay là âm phủ. Có thể đây là những từ ngữ của tín ngưỡng dân gian.

Trước đây, trong một buổi khai thị cho một nhóm Phật tử khi đến tham học với Hòa Thượng Thích Thanh Từ tại Trúc Lâm Thiền Viện Phượng Hoàng Đà Lạt (trong đó có người viết), Ngài cho biết lỗi lầm mê tín đốt vàng mã này là do nơi quý Tăng ni không giáo dục quần chúng Phật tử.

Cố Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm, một vị cao Tăng thời cận đại, trong một bài giảng Phật Pháp, nói rằng: “Rất đáng tiếc là hiện nay, đa số tăng ni cũng không hiểu đạo lý ấy, thậm chí Phật tử ở Trung Hoa lục địa sang Đài Loan còn phát minh ra loại tiền giấy đặc biệt gọi là “tiền giấy vãng sinh”, tức là trên một tờ giấy màu vàng, dùng mực đỏ in bài chú vãng sinh bằng chữ Phạn. Thực ra, công dụng tụng chú và tác dụng đốt tiền giấy là hai chuyện căn bản khác nhau…” Hơn nữa, các tăng ni tụng kinh, lễ sám, cầu đảo v.v…đều có viết sớ. Đọc sớ xong rồi đốt sớ đi. Đó là bắt chước đạo gia đọc sớ cho quỷ thần nghe, đó là mê tín, hoàn toàn không có căn cứ gì trong giáo lý đạo Phật cả. Trong mọi việc, Phật giáo đều chủ trương lấy tâm thành kính để có cảm ứng. Đã đạt tới chỗ tâm thành và cảm ứng rồi, là có linh nghiệm, chứ không cần phải đốt lá sớ.”

Nếu cho rằng việc đốt vàng mã làm người sống cảm thấy trong lòng thanh thản hơn, an lạc hơn, thì chỉ là một cách nói, một cách đánh lừa tâm thức, nếu có chăng chỉ là an lạc tạm thời như người dùng thuốc phiện. Muốn tâm thảnh thơi an lạc, không có gì hay hơn là trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thực hiện lời Phật dạy:

Không làm điều xấu, ác
Siêng làm điều thiện, lành
Tự thanh tịnh tâm ý

Còn chuyện hoang đường như đốt vàng mã, thì ngoài việc đã làm tổn hại tài nguyên, còn mâu thuẫn cả về mặt tâm tư. Trong khi chúng ta cầu nguyện cho người thân quá vãng được tái sanh vào cõi an lành, như sanh cõi trời hay cõi người hay về cảnh giới Tây phương cực lạc hay một cảnh giới thanh tịnh nào đó mà lại đi đốt giấy tiền vàng mã và đồ dùng bằng giấy xuống âm phủ cho người thân tiêu dùng trong các lễ tang, lễ giỗ, thì như vậy có phải chúng ta cầu cho người thân ở mãi cảnh giới âm u tối tăm đó để xài tiền ma, đồ dùng ma hay sao. Thậm chí có người, khi đốt xong còn lo lắng không biết người thân có nhận được không? …

Hoàng Liên Tâm

Xem video: (9 phút 38 giây)

Có Nên Đốt Vàng Mã Cho Người Quá Cố? Thầy Thích Nhật Từ giảng

 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Giải Thóat Tức Thì

Giải Thóat Tức Thì

Đôi lời chia sẻ cùng qúy Đạo hữu của người đọc Trong dịp đi thăm gia đình một người bạn...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

Thế giới Tây Phương Cực Lạc vì sao mà mọi thứ đều tốt đẹp vậy? Chúng sanh ngày ngày nghe...

Các Cuộc Tranh Quyền Tại Sài Gòn Cia Và Chính Phủ Ngô Đình Diệm

Các Cuộc Tranh Quyền tại Sài Gòn CIA và Chính Phủ Ngô Đình Diệm

CÁC CUỘC TRANH QUYỀN TẠI SÀI GÒNCIA VÀ CHÍNH PHỦ NGÔ ĐÌNH DIỆMThomas L. Ahern, Jr.Đỗ Kim Thêm dịch  ...

Số Mạng, Nghiệp Báo Đồng Hay Khác?

Số Mạng, Nghiệp Báo Đồng Hay Khác?

SỐ MẠNG, NGHIỆP BÁO ĐỒNG HAY KHÁC?Hòa Thượng Thích Thanh Từ Sự có mặt con người trong thế gian này,...

Ngưỡng Vọng Tôn Sư’ – Tâm Hương

Ngưỡng Vọng Tôn Sư’ – Tâm Hương

NGƯỠNG VỌNG TÔN SƯ' Nhân lễ húy nhật Đại lão Hòa thượng thượng Trừng hạ Nguyên, hiệu Đôn Hậu (Lần thứ...

Thiền Học Nam Truyền

Thiền học Nam truyền

THIỀN HỌC NAM TRUYỀN Giác Nguyên dịch Việt, 1996 Nguyên tác: Joseph Goldstein and Jack Kornfield (1987),  "Seeking the Heart of...

Pháp Thoại Của Trưởng Lão Giới Đức Tại Úc Châu

Pháp thoại của Trưởng Lão Giới Đức tại Úc Châu

PHÁP THOẠI CỦA TRƯỞNG LÃO GIỚI ĐỨC TẠI ÚC CHÂU Nhân chuyến viếng thăm Úc Châu của Trưởng Lão Giới Đức, Viện...

Về giữa thiên nhiên

Tôi xin sống đời của nắng Nắng hong khô mọi não phiền Để nghe tâm hồn phẳng lặng Giữa đời...

Vua Milinda Vấn Đạo

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nghi Thức Truyền Giới Cho Thập Thiện Và Bồ Tát Tại Gia

TỰA Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại...

‘Bồ Tát Quán Thế Âm

‘Bồ Tát Quán Thế Âm

Cung thỉnh chư hành giả thắm nén tâm hương và dâng lên lời cầu nguyện... Giới Hương, Định Hương và...

Tâm Phật hay tâm ma

TÂM PHẬT HAY TÂM MA Thích Đạt Ma Phổ Giác      Có một chàng nghệ nhân rất nỗi tiếng...

Thấu Cảm

Thấu cảm

THẤU CẢM Đỗ Hồng Ngọc Thấu cảm (empathy) không phải là thông cảm. Cũng không phải là đồng cảm. Tiếng...

Đường về bản thể trên những hoàng hôn sạn đạo của các giảng sư

ĐƯỜNG VỀ BẢN THỂ TRÊN NHỮNG HOÀNG HÔN SẠN ĐẠO CỦA CÁC GIẢNG SƯ. Trần Ngẫu Hồ.   Trước hết...

An Định Trước Muôn Sự

An định trước muôn sự

AN ĐỊNH TRƯỚC MUÔN SỰBốn phương pháp đối trị khủng hoảng truyền thông theo lời Phật dạyĐức Quang   Thời...

Giải Thóat Tức Thì

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

Các Cuộc Tranh Quyền tại Sài Gòn CIA và Chính Phủ Ngô Đình Diệm

Số Mạng, Nghiệp Báo Đồng Hay Khác?

Ngưỡng Vọng Tôn Sư’ – Tâm Hương

Thiền học Nam truyền

Pháp thoại của Trưởng Lão Giới Đức tại Úc Châu

Về giữa thiên nhiên

Vua Milinda Vấn Đạo

Nghi Thức Truyền Giới Cho Thập Thiện Và Bồ Tát Tại Gia

‘Bồ Tát Quán Thế Âm

Tâm Phật hay tâm ma

Thấu cảm

Đường về bản thể trên những hoàng hôn sạn đạo của các giảng sư

An định trước muôn sự

Tin mới nhận

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Trước Phật Thích Ca, bạc vàng chức trọng cũng chỉ là hư vô

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật

Trải nghiệm tuổi trẻ của Đức Phật

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân khẳng định: ‘Con không dám báng bổ Đức Phật’

Tái sinh dưới góc nhìn Phật giáo

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)

5 nguy hại dành cho người nói đặt điều, 5 lợi ích dành cho người nói đúng!

Bốn nỗi khổ tinh thần theo lời Phật dạy

Một nhà sư có thể làm việc như một bác sĩ không?

Xin lỗi Phật, con từng nghĩ sẽ quay lưng với chùa

Hồ sơ mật 1963 từ các nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Tác hại của rượu qua lời Phật dạy trong kinh Trường A Hàm

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Ảnh Hưởng Từ Cuộc Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức Trong Phong Trào Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963 – Thích Pháp Như

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Tin mới nhận

Phân tích những nguyên nhân đưa đến sự ra đời của Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa

Bài Pháp Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Dành Cho Phật Tử Việt Nam

Let Be, Let Go and now What?

Hạnh phúc ở nơi thái độ sống chứ không nơi tình trạng sống

Tường Thuật Lễ Tang

Ký Sự Hành Hương Triều Tiên Và Đài Loan Hải Hạnh

Phật Việt – Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam Số 1

Sự kỳ ngộ trong bài thơ “niệm khúc” của Nguyễn Lương Vỵ

Mười Cổng (Ten Gates)

Chuẩn Mực Đạo Đức Của Phật Giáo

Tám ngọn gió

Xuân Trong Ánh Đạo Thích Thông Huệ

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Dinh Long Hồ Ngày Ấy & Bây Giờ (Sách PDF)

Ông Đạo Chuối

Big bang và vũ trụ vô thỉ của đạo Phật

Khủng Hoảng Phật Giáo Việt Nam Và Sự Suy Tàn Đế Chế Chính Trị (Nguyễn Hữu Liêm)

Ăn Chay Có Thiếu Protein Không? Bác Sĩ John A. Mcdougall

Lòng tôn kính Phật vô biên

Đạo Phật Xưa Và Nay

Tin mới nhận

Pháp Ấn

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Kinh Bách Dụ: Thầy đau chân nhờ hai đệ tử xoa bóp

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

Kinh Người Áo Trắng (Ưu Bà Tắc Kinh, Kinh Số 128 Của Bộ Trung A Hàm)

Thực Tại Hiện Tiền

Những Nguyên Nhân Của Hành Động, Kinh Tăng Chi Bộ

Kinh Đại Phước Đức

Kinh Tiểu Bộ Tập V (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Những Vết Chân Voi

Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 47)

Bát-nhã tâm kinh diễn giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 32)

Luận Kim Cương Tiên – Thế Thân Bồ Tát

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 126)

Lịch Sử Giáo Lí Tịnh Độ Trung Quốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 242)

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 51)

Chùm Thơ Của Đại Đức Thích Pháp Trí Ca Ngợi Công Đức “Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thích Trí Hạ Tịnh”

Sự Tích Phật A Di Đà Và 7 Vị Bồ Tát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 346)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Phật Giáo Là Gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Cực Lạc Và Luân Hồi: Bất Nhị Trong Tịnh Độ Tông

Tịnh Tông Nhập Môn – Pháp Sư Tịnh Không

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 94)

Thành Thật Niệm Phật

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.