PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đồng một tâm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

ĐỒNG MỘT TÂM
Diệu Thọ

Happy-MarriageKinh Tăng chi bộ thuật câu chuyện có đôi vợ chồng hiền lành sống thủy chung với nhau, một lòng thương quý nhau, không muốn thương tổn cho nhau ngay trong tâm tưởng, một hôm cùng tâm sự với Đức Phật về nếp sống thủy chung hiền thiện của mình, tỏ lòng mong muốn được tiếp tục sống hạnh phúc bên nhau trong các đời sống kế tiếp. Bậc Giác ngộ tán thán nếp sống hiền lành của hai vị, khuyên cả hai nên đồng tâm thực hành bốn pháp, khiến cho cả hai tâm hồn mãi mãi được sống hòa hợp an vui trong mọi đời kiếp. Đó là cùng nhau theo đuổi một chánh kiến (đồng tín), cùng nhau thực hành giới đức (đồng giới), cùng nhau mở tâm chia sẻ bố thí (đồng thí), cùng nhau phát triển trí tuệ đưa đến đoạn diệt tham-sân-si, đoạn tận khổ đau (đồng trí tuệ)1 .

Chuyện kể như vầy:

“Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga tại núi Sumsumàra, rừng Bhesakalà, ở vườn Nai. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ gia chủ cha Nakulà, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn săn. Rồi gia chủ cha Nakulà và nữ gia chủ mẹ Nakulà đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ cha Nakulà bạch Thế Tôn:

 – Từ khi nữ gia chủ mẹ Nakulà được đem về đây cho con khi con còn trẻ nhỏ, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến vợ con, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa. Nữ gia chủ mẹ Nakulà bạch Thế Tôn:

 – Bạch Thế Tôn, từ khi con được đem về đây cho gia chủ cha Nakulà, khi con còn trẻ nhỏ, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến gia chủ cha Nakulà, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau, trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.

– Vậy này các Gia chủ, khi cả hai vợ và chồng muốn thấy mặt nhau trong đời này, và cũng muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa, và cả hai người là đồng tín, đồng giới, đồng thí đồng trí tuệ, thời trong đời hiện tại, các người được thấy mặt nhau, và trong đời sau, các người cũng được thấy mặt nhau.

Cả hai, tín, bố thí, Sống chế ngự, chánh mạng, Cả hai vợ chồng ấy, Nói lời thân ái nhau, Đời sống nhiều hạnh phúc, Chờ đợi hai người ấy. Kẻ thù không thích ý, Cả hai giới hạnh lành, Ở đây sống theo Pháp, Giữ cấm giới đồng đẳng, Cả hai giới hạnh lành, Sống hoan hỷ Thiên giới, Hân hoan được thỏa mãn, Đúng với điều sở cầu”2 .

Lời Phật xác nhận tâm có tu tập theo thiện pháp, nghĩa là có định hướng (tín), có giới đức (giới), có từ bi (thí), có trí tuệ (tuệ), chính là điều kiện khiến cho hạnh phúc hôn nhân được tiến triển vững bền, mãi mãi gắn kết, hòa hợp với nhau, không chia cách con người ở đời này và đời sau.

Đồng tín nghĩa là có chung một đức tin hay cùng hướng về một lẽ sống sáng suốt hiền thiện, có trí tuệ, có từ tâm, có cứu cánh, khiến cho mình được hạnh phúc an lạc và khiến cho người khác được hạnh phúc an lạc. Đồng tín ở đây ngụ ý niềm tin của người con Phật hướng vọng về Tam bảo, sự quyết tâm học theo gương giác ngộ của Phật-Pháp-Tăng.

Đồng giới tức là có chung một nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của đạo đức hay cùng thực thi một lẽ sống chân chánh hiền thiện, quyết tâm từ bỏ mọi điều ác, nỗ lực làm các việc lành, sống chân chánh đúng pháp, giữ gìn thân, miệng, ý trong sáng, thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không lỗi lầm, không có tỳ vết che giấu.

Đồng thí nghĩa là có chung một tâm lượng rộng lớn, sẵn sàng chia sẻ với người khác những gì mình có, những gì mang lại lợi ích, khiến cho người khác được hạnh phúc an lạc và biết sống lợi ích an lạc. Ở đây chỉ cho tâm thái từ, bi, hỷ, xả của người Phật tử, sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ cho người khác các phương tiện làm vơi khổ và diệt khổ, kể cả vật chất lẫn tinh thần.

Đồng trí tuệ nghĩa là có chung một chánh kiến về cuộc sống hay cùng phát huy sự hiểu biết đúng đắn về nhân sinh, tức chú tâm nhận rõ về sự thật khổ đau của sự kiện hiện hữu, nguyên nhân gây nên khổ đau, sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ, thể hiện lối sống thức tỉnh về thực tại vô thường, khổ, vô ngã của các pháp nhằm đi ra khỏi thế giới mê lầm khổ đau sinh tử luân hồi.

Trên đây là nếp sống “đồng một tâm” được thể hiện qua bốn pháp tu tập mà Đức Phật khuyên những người cư sĩ có gia đình nên nỗ lực thực hành nhằm xây dựng hạnh phúc hôn nhân vững bền, cả đời này và đời sau, được xem như một lẽ sống sáng suốt, một mối lương duyên vận hành theo Chánh pháp, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm chỗ nương tựa, khiến cho tâm tư cùng đi đến tăng thượng, đi đến thanh tịnh, đi đến giác ngộ, không còn tham-sân-si, hòa hợp, không chia cách, gọi là đồng một tâm, đồng một cứu cánh. Những người thương yêu nhau mà biết nỗ lực khuyến khích nhau thực hành bốn pháp trên thì được xem là đồng một tâm, đồng một chí hướng, mãi mãi là bạn đồng hành của nhau trên con đường tu tập hướng đến cứu cánh giác ngộ.

Đáng chú ý rằng Đức Phật là bậc trí tuệ thấy rõ con đường nào dẫn đến phân ly và con đường nào đưa đến hòa hợp giữa con người và con người, đặc biệt giữa những người thương mến nhau. Theo lời Phật thì giữa con người vốn có chung một tâm thức giác ngộ, hoàn toàn đồng đẳng, không khác biệt nhau; chỉ do lòng người thiếu hiểu biết để cho tham-sân-si chi phối nên mới tạo ra mọi mâu thuẫn khác biệt, khiến cho con người ngày càng xa cách lẫn nhau3 . Tham-sân-si là căn nguyên của muôn vàn mâu thuẫn và phân biệt được tạo ra trong tâm thức con người, khiến cho loài người rơi vào thế giới mê lầm thị phi, không còn nhận ra nhau, không thương quý nhau, không hòa hợp với nhau, luôn luôn nghi ngờ, phân biệt, ganh ghét, đố kỵ, chống đối, tàn hại lẫn nhau4 . Khoảng cách giữa con người do tham-sân-si tạo ra là vô cùng vô tận. Bậc Giác ngộ dùng các hình ảnh nói lên sự cách biệt xa xăm giữa con người và con người:

“Này các Tỷ-kheo, có bốn sự việc này, rất xa, rất xa với nhau. Thế nào là bốn?

Trời và đất, này các Tỷ-kheo, là sự việc thứ nhứt rất xa, rất xa với nhau. Bờ biển bên này, này các Tỷ-kheo với bờ biển bên kia, là sự việc thứ hai rất xa, rất xa với nhau. Từ chỗ mặt trời mọc lên, này các Tỷ-kheo, đến chỗ mặt trời lặn xuống, là sự việc thứ ba rất xa, rất xa với nhau. Pháp của hạng người bất thiện, này các Tỷ-kheo, với pháp của hạng người thiện, là sự việc thứ tư rất xa, rất xa với nhau.
Rất xa là bầu trời,
Cũng rất xa, quả đất,
Người ta nói rất xa,
Là bờ biển bên kia.
Từ chỗ mặt trời mọc,
Chói sáng, tỏa ánh sáng,
Đến chỗ mặt trời lặn,
Rằng xa, thật là xa.
Người ta nói xa hơn,
Là pháp của bậc thiện,
Với pháp kẻ bất thiện,
Thật xa, xa hơn nhiều”5 .

 Lời Phật cho thấy có những khoảng cách vô tình xa xăm nhưng có thể đo được, như trời và đất, bờ này và bờ kia của đại dương, chỗ mặt trời mọc và chỗ mặt trời lặn, nhưng có những khoảng cách hữu ý không thể đo lường được, như khoảng cách giữa người thiện và kẻ ác; người thiện theo thiện pháp, kẻ ác theo ác pháp, hai lối sống trái ngược nhau, càng đi càng xa cách, không bao giờ gặp gỡ nhau, không thể hòa hợp với nhau. Kinh Tăng chi bộ cũng lưu ý mọi người về trường hợp có những gia cảnh không may rơi vào mâu thuẫn, giữa vợ và chồng không hòa thuận với nhau, không đồng một tâm, không cùng một chí hướng, do người vợ sống theo thiện pháp còn người chồng thì theo ác pháp hoặc ngược lại6 . Như vậy, thật không may cho gia đình nào có hướng đi không đồng thuận, có lối sống trái nghịch nhau giữa vợ và chồng, vì một lối sống mâu thuẫn như vậy chắc chắn không đưa đến hạnh phúc an lạc cho con người.

Đức Phật khuyên những người thương yêu nhau cần phải biết khắc phục những mâu thuẫn do tập quán tham-sân-si tạo ra bằng con đường tu tập chuyển hóa tự nội, phải đồng tâm hiệp lực nhiếp phục tham-sânsi, thực hành thiện pháp, có tín tâm, có giới đức, có bố thí, có trí tuệ, để tạo lập lương duyên cho hạnh phúc an lạc lâu dài, đồng thời khiến cho đời sống của mình tiến gần mục tiêu giác ngộ. Rõ ràng, người có tín tâm, có giới đức, có bố thí, có trí tuệ tức là người có đủ những điều kiện để sống hạnh phúc an lạc, tuần tự đi đến giác ngộ. Những người thương yêu nhau mà biết trân trọng thực hành thiện pháp, khéo thực thi bốn chữ đồng do Đức Phật chỉ dạy, thì không những mãi mãi được sống hạnh phúc hòa hợp bên nhau mà còn quyết chắc cùng nhau hướng đến cứu cánh giải thoát, cứu cánh giác ngộ.

Trong một văn cảnh khác, Tôn giả Anuruddha xác nhận với bậc Đạo sư về nếp sống cùng tu học hòa hợp với hai vị đồng Phạm hạnh là Tỷ-kheo Nandiya và Tỷkheo Kimbila: “Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm”7 .

Thế nào là đồng một tâm, Tôn giả cắt nghĩa: “Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con nghe như sau: ‘Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy’. Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: ‘Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này’. Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm”8 .

Lời trình bạch của Tôn giả Anuruddha xác chứng niềm tin và tri kiến của người con Phật về một tâm thức giải thoát, hoàn toàn đồng đẳng và hòa hợp, không khác biệt nhau, mà mọi người đều có thể chứng nghiệm. Đó là tâm giải thoát bất động (akuppa cetovimutti), không tham-sân-si, không có ngã tưởng, không mâu thuẫn chống đối nhau giữa người này và người khác, được thực hiện và chứng đắc nhờ thực hành theo Bát Thánh đạo hay con đường Giới-ĐịnhTuệ của Đức Phật.

Chuyện thuật rằng ba Tôn giả Anuruddha, Nandiya và Kimbila cùng chung sống tu tập tại một trú xứ hoang vắng, chuyên cần thực hành đời sống viễn ly Thiền tịnh. Chư vị ý thức rất rõ về lợi ích của lối sống đồng tu học với các vị đồng Phạm hạnh; thể hiện nếp sống lục hòa thương quý và hỗ trợ nhau trong đời sống cộng trụ; cùng nhau đi khất thực, san sẻ với nhau từng miếng ăn, thức uống; cùng nhau tuân giữ giới luật, thể hiện thân hành từ ái, khẩu hành từ ái, ý hành từ ái đối với nhau, cả trước mặt lẫn sau lưng; cùng nhau hành sâu Thiền định, nỗ lực chuyển hóa và phát triển nội tâm, không để cho tham-sân-si chi phối gây nên mọi mâu thuẫn khác biệt giữa tâm của mình và tâm của các Tôn giả khác, gọi là từ bỏ tâm của mình và sống thuận theo tâm của các Tôn giả khác; lần lượt chứng được các pháp thượng nhân (các Thiền chứng), tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh (trí tuệ), hướng đến đoạn tận các lậu hoặc, chứng đắc tâm giải thoát, tuệ giải thoát đồng đẳng.

Hôm ấy Thế Tôn đến thăm và cả ba vị lần lượt trình bạch với Thế Tôn về kết quả lợi lạc của nếp sống tu hành hòa hợp, đồng một tâm, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần của mình:

“- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con, ai đi làng khất thực về trước, thì người ấy sắp đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bát để bỏ đồ dư. Ai đi làng khất thực về sau, thì người ấy, còn đồ ăn thừa nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thì bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loài côn trùng và người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát để bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân, hay ghè nước trong nhà cầu hết nước, trống không thì người ấy sẽ lo liệu (nước). Nếu ai làm không nổi với sức bàn tay của mình, thì người ấy dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai: ‘Chúng ta hãy lo liệu (nước)’. Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không vì vây mà gây ra tiếng động. Và đến ngày thứ năm, bạch Thế Tôn, suốt cả đêm, chúng con ngồi đàm luận về đạo pháp. Như vây, bạch Thế Tôn chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

– Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, các Ông có chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, sống thoải mái, an lạc không?

 – Bạch Thế Tôn, sao có thể không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Như vậy, bạch Thế Tôn, đối với chúng con, là pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh; chúng con chứng được và sống thoải mái, an lạc, nhờ chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

 – Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?

– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con diệt tầm diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc.

– Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?

– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, và sống thoải mái, an lạc.

 – Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?

– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái an lạc.

 – Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?

– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng; chúng con nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc… Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ… Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ… Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Sau khi đã thấy nhờ trí tuệ, các lậu hoặc của chúng con được đoạn trừ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân này, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc. Bạch Thế Tôn, chúng con không thấy một lạc trú nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự lạc trú này.

 – Lành thay, lành thay, các Anuruddha! Này các Anuruddha, ngoài lạc trú này, không có một lạc trú nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn”9 .

Nếp sống nỗ lực tu hành hòa hợp và chứng quả giải thoát của các Tôn giả Anuruddha, Nandiya và Kimbila minh chứng rõ ràng về lý tưởng đồng một tâm được nói đến trong đạo Phật. Ở đây, đồng một tâm tức là đồng một niềm tin, đồng một chí hướng, đồng một cố gắng, đồng một phương tiện, đồng một cứu cánh, được nỗ lực vận dụng và thể hiện trong đời sống của mỗi người Phật tử. Đó là nếp sống có chánh kiến tin tưởng vào đức năng giác ngộ của Tam bảo, quyết tâm học theo gương giác ngộ của Tam bảo, nỗ lực làm theo hạnh giác ngộ của Tam bảo, có tâm tư giác ngộ an lạc thể hiện trong đời sống hàng ngày. Nói cách khác, đó là sự nỗ lực học tập và hành trì lời Phật dạy để nhiếp phục tham-sân-si, diệt trừ các phiền não lậu hoặc, khiến cho tâm đi đến giải thoát bất động, không thamsân-si, không có bất kỳ sự mâu thuẫn ngăn ngại nào giữa mình và người khác, hoàn toàn thanh tịnh, sạch trong, hòa hợp, thuần một vị giải thoát.

Đáng ghi nhớ là giáo pháp giác ngộ của chư Phật chỉ duy nhất có một vị giải thoát. Do đó, nếu những người con Phật, cả xuất gia lẫn tại gia, quyết tâm đi theo con đường giác ngộ của Phật thì cứ mỗi bước đi là mỗi bước rời xa tham-sân-si, tiến gần mục tiêu giải thoát, mỗi bước đi là mỗi bước khiến cho tâm đạt đến thanh tịnh và hòa hợp cho đến khi trở thành hợp nhất, không còn bất kỳ mâu thuẫn khác biệt nào giữa mình và người khác, gọi là đồng một tâm, đồng một giải thoát. Vào thời Phật tại thế, sự đồng tâm hướng về mục tiêu giác ngộ như vậy của người Phật tử được thể hiện mạnh mẽ đến độ các vị ngoại đạo vốn không ưa thích Phật-Pháp-Tăng vẫn bộc bạch lời nhận xét:

“Thưa Tôn giả Gotama, ví như con sông Hằng (Ganga) hướng về biển cả, chảy về biển cả, xuôi dòng về biển cả, liền đứng lại khi xúc chạm với biển cả; cũng vậy hội chúng này của Tôn giả Gotama, gồm có cư sĩ và xuất gia, hướng về Niết-bàn, chảy về Niết-bàn, xuôi dòng về Niết-bàn, đứng lại khi xúc chạm với Niết-bàn”10.

 

 Chú thích:
1. Kinh Xứng đôi, Tăng chi bộ.
2. Kinh Xứng đôi (1), Tăng chi bộ.
3. Trong bản kinh Tâm đặt sai hướngthuộc Tăng chi bộ, Đức Phật tuyên bố: “Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào”.
4. Đại kinh Khổ uẩn, Trung bộ.
5. Kinh Rất xa xăm, Tăng chi bộ.
6. Kinh Sống chung (2), Tăng chi bộ.
7. Kinh Rừng sừng bò, Trung bộ.
8. Kinh Rừng sừng bò, Trung bộ.
9. Tiểu kinh Rừng sừng bò, Trung bộ.
10.Đại kinh Vacchagotta, Trung bộ.

Diệu Thọ  | Văn Hóa Phật Giáo Số 309 15-11-2018
Thư Viện Hoa Sen

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Những Điều Chưa Biết Về Chuyến Thăm Việt Nam Năm 2017 9 Ngày Của Thầy Nhất Hạnh

Những điều chưa biết về chuyến thăm Việt Nam năm 2017 9 ngày của Thầy Nhất Hạnh

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ CHUYẾN THĂM VIỆT NAM NĂM 2017 9 NGÀY CỦA THẦY NHẤT HẠNH Tâm Thiện Đức...

Tiểu Ni Cô Liều Mạng

Tiểu ni cô liều mạng

TIỂU NI CÔ LIỀU MẠNG Quảng Sanh -Tối nay trong các con ai sẽ là người đến nhà cô Hiền...

Ta Là Bậc Tối Thượng Trên Đời

Ta là bậc tối thượng trên đời

TA LÀ BẬC TỐI THƯỢNG TRÊN ĐỜI Quảng Tánh Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập...

Thông Điệp Của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thông Điệp của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma

Trong thời gian khủng hoảng nghiêm trọng này, chúng ta đang phải đối mặt với các mối đe dọa đối...

Bất Bình Đẳng Sai Khác Của Chúng Sanh Là Do Nghiệp

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Có người trường thọ, ít bệnh tật, không mấy khi đau ốm, lại có người chết yểu, nhiều bệnh tật?...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác KinhTập 334 Bạn ở thế giới Tây...

Đường Đến An Bình Thật Sự (16) Song Ngữ

Đường Đến An Bình Thật Sự (16) song ngữ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhân Minh Luận Nguồn Sáng Tạo Của Tri Giác Khoa Học

NHÂN MINH LUẬN NGUỒN SÁNG TẠO CỦA TRI GIÁC KHOA HỌC Thích Kiên Định Lẽ thường trong chúng ta, ai ai...

Đức Cha Người Nga Thờ Phật Bà Quán Thế Âm Đến Việt Nam Học Phật

Đức Cha Người Nga Thờ Phật Bà Quán Thế Âm Đến Việt Nam Học Phật

ĐỨC CHA NGƯỜI NGA THỜ PHẬT BÀ QUÁN THẾ ÂM ĐẾN VIỆT NAM HỌC PHẬT TS Nguyễn Mạnh Hùng Tôi...

Quán Niệm Về Cái Chết Để Sống Có Ích – Phan Minh Đức

QUÁN NIỆM VỀ CÁI CHẾT ĐỂ SỐNG CÓ ÍCHPhan Minh Đức Kinh Tứ Thập Nhị Chương có thuật chuyện Đức...

Giới Thiệu Tác Phẩm Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pali

Giới Thiệu Tác Phẩm Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pali

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM TAM VÔ LẬU HỌC QUA KINH TẠNG PALIThích Trung định           Trong suốt những năm du học...

Suy Tư Dành Cho Những Người Vô Thần

Suy tư dành cho những người vô thần

SUY TƯ DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI VÔ THẦNĐức Đạt Lai Lạt MaHoang Phong chuyển ngữ(Phần chữ nghiêng mầu xanh trong...

Nhất thiết pháp vô ngã

NHẤT THIẾT PHÁP VÔ NGÃ Nhuận Bảo Có ông bạn thời Trung-học, nguyên là kỹ-sư, đã về hưu nhiều năm, nay...

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng

Hai bản văn kinh liên quan đến bài viết trên:KINH TĂNG NHẤT A HÀM Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà...

Phật Giáo Yếu Lược Tập 1 (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Phật Giáo Yếu Lược Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

 THIỆN PHÚC PHẬT GIÁO YẾU LƯỢCESSENTIAL SUMMARIES OF BUDDHIST TEACHINGS TẬP I | BOOK I   Copyright © 2021 by Ngoc Tran....

Những điều chưa biết về chuyến thăm Việt Nam năm 2017 9 ngày của Thầy Nhất Hạnh

Tiểu ni cô liều mạng

Ta là bậc tối thượng trên đời

Thông Điệp của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Đường Đến An Bình Thật Sự (16) song ngữ

Nhân Minh Luận Nguồn Sáng Tạo Của Tri Giác Khoa Học

Đức Cha Người Nga Thờ Phật Bà Quán Thế Âm Đến Việt Nam Học Phật

Quán Niệm Về Cái Chết Để Sống Có Ích – Phan Minh Đức

Giới Thiệu Tác Phẩm Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pali

Suy tư dành cho những người vô thần

Nhất thiết pháp vô ngã

Cẩn Trọng Với Lợi Dưỡng

Phật Giáo Yếu Lược Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tin mới nhận

Cảm Nhận Về Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

Phật dạy: Có hai hạng người lo toan ở đời

Lời Phật dạy về chân lý giác ngộ

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

Đức Phật đã dạy những gì?

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Buôn chuyện bị Phật rầy

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Lời dạy của Đức Phật để có cuộc sống an lành?

Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Tìm hiểu lời dạy của Ðức Phật đối với các bậc quân vương Ấn Ðộ

Đức Phật là thầy của trời người

Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh

LOẠT ẢNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG 60 NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Ai cũng có bệnh

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (II)

Tin mới nhận

Phật Giáo Và Hoà Bình Thế Giới

Văn hóa ứng xử trong giao thông

6 lợi ích sức khỏe của củ nghệ

Phật ở đâu

Lòng sùng tín cúng dường

Phương Pháp Đương Đầu Với Cuộc Sống Trong Đạo Phật

Mẹ Quán Thế Âm

Những cánh hoa cuối năm

Mười bài thơ thiền

Làm thế nào để phát triển tâm không dính mắc (song ngữ)

Mùa Sen Nở

Tu hành như khúc gỗ

Vu Lan Nhớ Mẹ Hoàng Yến Anh

Một Quan Điểm Phật Giáo Về Quyền Của Loài Vật Gs. Ronald Epstein

Đàm-vô-đức Tứ Phần Luật

Buổi Nói Chuyện “tôi Học Phật” Tại Chùa Thiên Quang, Bình Dương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Dòng chảy bản năng

Con Đường Tỉnh Thức Phật, Tổ Và Bồ-tát

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

Tin mới nhận

Kinh Anan vấn Phật sự cát hung

Đôi Điều Về Kinh Kalama

Kinh Bách Dụ: Thầy đau chân nhờ hai đệ tử xoa bóp

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 07)

Luận Thích Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Sự Tồn Tại Của Diệu Pháp – Tương Ưng, Sn-xlvi.25

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Sách Mới – Ấn Tống: Giới Thiệu Nguồn Gốc A-di-đà

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Thủ Lăng Nghiêm Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ 

Kinh Bách Dụ: Người nghèo giả tiếng chim uyên ương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Kinh Bách Dụ: Bị bọn cướp đoạt áo lông

Giới Thiệu Kinh Kim Cang Edward Conze – Dịch Việt: Thích Nhuận Châu

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

48 Cách Niệm Phật

Tịnh Độ Tập Yếu

Đọc sách ngàn lần – Tập 8

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntnhk

Tịnh Độ Vựng Ngữ

Tổ Huệ Viễn Với Pháp Môn Tịnh Độ

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 78)

Hoàn Tướng Hồi Hướng

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (Phần cuối)

Gương Sáng Niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese