PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đơn Giản Hoá Cuộc Sống

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Đơn giản hoá cuộc sống
Thiền sư Gunaratana
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

Hãy nhớ rằng chỉ có chính bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình theo chiều hướng tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người. Sau đó hãy tập tự kiềm chế một ít, nhất là lúc ban đầu, để duy trì kỷ luật của việc mỗi ngày thường xuyên hành thiền.

Khi bắt đầu đi theo con đường Phật dạy, dĩ nhiên là bạn sẽ muốn thay đổi cách sống, cách ứng xử để hỗ trợ cho việc tu tập của mình. Đây là một số những chuyển đổi mà bạn sẽ thấy lợi ích khi tiến bước trên con đường thực nghiệm tâm linh; chúng sẽ giúp bạn chế ngự những trở ngại trong công phu tu tập mà bạn phải thực hiện theo các chương tiếp theo. Đừng nản chí; một số những đề nghị này có thể là những thử thách lớn mà bạn phải vượt qua trong một thời gian dài.

Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu bằng cách đánh giá một cách trung thực về những hoạt động quen thuộc hàng ngày của bạn. Xét xem bạn sử dụng thời gian của mình như thế nào. Hãy tạo ra thói quen thường tự hỏi mình “Công việc hay hoạt động này có thực sự cần thiết không, hay nó chỉ là một cách để chúng ta tỏ ra bận rộn?”. Nếu bạn có thể giảm bớt hay loại bỏ một số hoạt động, bạn sẽ được thanh tịnh, yên tĩnh hơn, là những yếu tố cơ bản để tiến lên trên đường tu tập.

Hiện tại có thể bạn đang có rất nhiều trách nhiệm đối với gia đình hay những người đang cần đến bạn. Thế cũng tốt, nhưng hãy cẩn thận đừng để phải hy sinh những cơ hội thanh tịnh tâm và phát triển tuệ giác. Giúp người khác là điều quan trọng, nhưng như Đức Phật đã dạy rất rõ ràng, chăm lo cho sự phát triển của chính bạn là ưu tiên hơn cả.

Hãy tập thói quen mỗi ngày dành ít thời gian cho riêng mình trong tĩnh lặng, hơn là lúc nào cũng có mặt bên người khác. Nếu tất cả thời gian của bạn đều ở bên người khác, bạn dễ bị vướng vào các hoạt động và những câu chuyện phù phiếm. Điều đó khiến ta khó duy trì sự hành thiền. Dù đang sống trong môi trường nào, nếu bạn muốn phát triển sâu xa hơn sự hiểu biết và trí tuệ của mình, thỉnh thoảng bạn phải tạm dừng các bổn phận để có thời gian cho riêng mình.

Dĩ nhiên, sự yên tĩnh bên ngoài không phải lúc nào cũng đủ. Ngaykhi ở nơi yên tỉnh, chí có một mình, đôi khi chúng ta cũng tự thấy mình bị chế ngự bởi lòng sân hận, ganh ghét, sợ hãi, lo âu, căng thẳng, tham đắm và hoài nghi. Và cũng có những lúc tâm ta hoàn toàn tự tại, thanh tịnh dầu quanh ta nào nhiệt, ồn ào.

Đức Phật đã giải thích nghịch lý này như sau. Ngài dạy rằng nếu ít có lòng cố chấp hay tham đắm, ta có thể sống yên tĩnh giữa đám đông. Ta có thể buông bỏ những ý niệm về sở hữu hay chiếm hữu. Những người ta yêu thương, của cải, công việc, các mối liên hệ ràng buộc, quan điểm và ý kiến – ta bám víu vào tất cả những thứ này. Khi giảm thiểu được sự bám víu này, ta tiến gần hơn đến sự giải thoát nội tại, là bản chất của thanh tịnh. Sự thanh tịnh thật sự chỉ có trong tâm ta. Một người với tâm hồn tự tại trước những ràng buộc của bám víu và sở hữu, theo Đức Phật, là người “độc cư”. Và người mà tâm luôn chứa đầy ham muốn,sân hận và si mê là người “sống có bầu bạn” –ngay cả khi họ sống một mình. Như thế, sự hỗ trợ tốt nhất cho việc tu tập của chúng ta, là một tâm đã được rèn luyện.

Có người tin rằng các nghi lễ truyền thống giúp tâm họ được thanh tịnh, đồng thời nhắc nhở họ đến điều gì thật sự là quan trọng. Bạn và gia đình có thể cùng cầu nguyện, đốt hương, trầm, đèn cầy, hay dâng hoa lên hình tượng Đức Phật mỗi ngày. Những nghi thức đơn giản, trân trọng này sẽ không đem lại giác ngộ cho bạn, nhưng chúng có thể là những dụng cụ hữu ích để chuẩn bị tâm cho sự thực hành chánh niệm hằng ngày.

Một cuộc sống nề nếp, kỷ luật cũng có thể là một nguồn hạnh phúc. Hãy quan sát kỹ môi trường quanh bạn. Nếu phòng ngủ của bạn đầy quần áo dơ, nếu trên bàn làm việc của bạn ngổn ngang sách vở, giấy tờ, dĩa vi tính, báo củ, và nếu chén đĩa từ tuần trước vẫn còn đầy trong bếp, thì làm sao tâm bạn có ngăn nắp? Sự tu tập phát triển từ ngoài vào trong. Hãy dọn dẹp nhà cửa cho sạch trước, rồi mới hướng vào trong để quét sạch bụi bặm của tham, sân và si.

Có được một cơ thể khỏe mạnh cũng đem lại lợi ích cho sự tu tập. Yoga hay các hình thức thể dục khác cũng góp phần cho tâm khỏe mạnh. Mỗi ngày hãy đi bộ ít nhất một lần. Đi bộ vừa là một môn thể thao tốt, vừa là một cơ hội để thực tập chánh niệm một mình trong yên lặng.

Một nguồn dinh dưỡng đầy đủ và điều độ cũng hỗ trợ cho sự tu tập tâm linh. Hãy ăn sáng thật đầy đủ, bữa trưa vừa đủ, và bữa tối nhẹ sẽ khiến bạn dễ chịu hơn sáng hôm sau. Có câu cổ ngữ rằng, “Hãy ăn sáng như một hoàng đế, chia sẻ bữa trưa với bạn bè, và ăn bữa tối thiếu thốn như một kẻ hành khất”. Các loại thức ăn nhanh, rượu, cà phê và những chất kích thích khác sẽ khiến ta khó chú tâm. Hãy ăn để sống, đừng sống để ăn. Đừng biến việc ăn uống thành một thói quen không chánh niệm. Nhiều hành giả tham gia thực hành việc thỉnh thoảng bỏ bữa không ăn, đã nhanh chóng chứng minh được rằng khi ta nghĩ là mình đói, thật ra chỉ là thói quen.

Cuối cùng, hãy tự rèn luyện để hành thiền mỗi ngày. Hành thiền mỗi buổi sáng ngay sau khi bạn vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi bạn đi ngủ sẽ giúp bạn tiến bộ. Nếu không thể duy trì sự hành thiền đều đặn, hãy tự hỏi mình tại sao. Có thể vì bạn còn nghi ngờ tầm quan trọng của thiền, hay sợ rằng nó sẽ không giúp bạn giải quyết được các vấn đề của mình. Hãy quan sát sự sợ hãi và hoài nghi của bạn một cách thấu triệt. Hãy đọc những câu chuyện đời của Đức Phật và những người đã tu thiền để đạt được hạnh phúc vĩnh hằng. Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người. Sau đó hãy tập tự kiềm chế một ít, nhất là lúc ban đầu, để duy trì kỷ luật của việc mỗi ngày thường xuyên hành thiền.

Tin bài có liên quan

Vô Ngã Vô Ưu

Vô Ngã Vô Ưu

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vì Sao Tu Thiền Định

Vì sao tu thiền định

Về Một Lời Khuyên Tu Thiền

Về một lời khuyên tu thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Ứng Dụng Bảy Yếu Tố Giác Ngộ Trong Quá Trình Thực Hành Thiền Định

Ứng dụng bảy yếu tố giác ngộ trong quá trình thực hành thiền định

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tứ Vô Lượng Tâm

Tứ vô lượng tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trần Thái Tông

Tu Thiền Định Bằng Cách Chuyên Tâm Vào Một Điểm

Tu thiền định bằng cách chuyên tâm vào một điểm

Load More

Discussion about this post

Bài kệ “trước có nay không”

VỀ BÀI KỆ "TRƯỚC CÓ NAY KHÔNG"trong kinh Đại Bát Niết Bàn CHÁNH VĂN:(1) Hỏi: Bài kệ “trước có nay...

Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn

Em là một sinh viên ở tỉnh xa. Có một lần nghe một người bạn thân theo đạo Phật nói...

Quán Thế Âm – Tiếng Nói Của Thực Tại

Quán Thế Âm – Tiếng Nói Của Thực Tại

QUÁN THẾ ÂM - TIẾNG NÓI CỦA THỰC TẠIThích Trung Định            Hôm nay ngày 19...

Chuyển Hóa Bệnh Tật Theo Quan Điểm Phật Pháp

Chuyển hóa bệnh tật theo quan điểm Phật Pháp

Có bạn lại nói, khi mắc bệnh khó chữa thì nên nguyện cầu các tế bào ông bà, cha mẹ...

Nhân Mùa Phật Đản Sảnh Và Ý Nghĩa Lễ Tắm Phật

Nhân Mùa Phật Đản Sảnh Và Ý Nghĩa Lễ Tắm Phật

NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN SẢNH VÀ Ý NGHĨA LỄ TẮM PHẬT HT. Thích Giác Thanh, GHPGVN tỉnh Dak Lak đã...

Cõi Sạch, Cõi Dơ Và Môi Trường Sống

Cõi Sạch, Cõi Dơ Và Môi Trường Sống

  CÕI SẠCH, CÕI DƠ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG Huỳnh Kim Quang   Trong lịch sử nhân loại, chưa lúc...

Đạo Cao Đài – Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Cao Đài là một tôn giáo độc thần, tương đối mới, có tính dung hợp, được chính thức thành lập...

Những Tật Xấu Cần Bỏ Ngay Để Có Cuộc Sống An Vui

Những tật xấu cần bỏ ngay để có cuộc sống an vui

Sống an vui có đơn giản không? Làm thế nào để sống an vui, hạnh phúc? Học thói quen buông...

Phật Dạy Luyện Tâm Như Chăn Trâu

Phật Dạy Luyện Tâm Như Chăn Trâu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ý Chí Tự Do

Ý CHÍ TỰ DOThích Nhất Hạnh Ý chí tự do có được là do Tam học. (Free will is possible thanks...

Hiểu Đúng “Chữ Khổ” Trong Phật Giáo

Hiểu Đúng “chữ Khổ” Trong Phật Giáo

HIỂU ĐÚNG “CHỮ KHỔ” TRONG PHẬT GIÁOThích Châu Viên. Mấy năm trở lại đây số lượng các bạn trẻ và...

Nghĩ Về Dịch Kinh Phật

Nghĩ Về Dịch Kinh Phật

NGHĨ VỀ DỊCH KINH PHẬT Cư Sĩ Nguyên Giác Phiên dịch Kinh Phật là một cơ duyên hạnh phúc ngàn...

Khi Chúng Tôi Yêu Thích Thiền Hành

Khi chúng tôi yêu thích thiền hành

KHI CHÚNG TÔI YÊU THÍCH THIỀN HÀNH: Những bước chân tĩnh tại, an vui giữa Núi Rừng Pháp ThuậnThích Giác...

Mời Bạn Đến Với Chương Trình “Ngày Ăn Chay An Lạc” Số 5 Tại Hà Nội

Mời bạn đến với chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” số 5 tại Hà Nội

Mời bạn đến với chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” số 5 tại Hà Nội(Quang Nhật) Một câu chuyện...

Tuyển Tập 100 Ca Khúc Nhạc Phật Đản Hay Nhất

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bài kệ “trước có nay không”

Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn

Quán Thế Âm – Tiếng Nói Của Thực Tại

Chuyển hóa bệnh tật theo quan điểm Phật Pháp

Nhân Mùa Phật Đản Sảnh Và Ý Nghĩa Lễ Tắm Phật

Cõi Sạch, Cõi Dơ Và Môi Trường Sống

Đạo Cao Đài – Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Những tật xấu cần bỏ ngay để có cuộc sống an vui

Phật Dạy Luyện Tâm Như Chăn Trâu

Ý Chí Tự Do

Hiểu Đúng “chữ Khổ” Trong Phật Giáo

Nghĩ Về Dịch Kinh Phật

Khi chúng tôi yêu thích thiền hành

Mời bạn đến với chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” số 5 tại Hà Nội

Tuyển Tập 100 Ca Khúc Nhạc Phật Đản Hay Nhất

Tin mới nhận

”Trang điểm” đời mình bằng những lời Phật dạy

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 3)

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Lời Phật dạy về những điều khó

Được gặp Đức Phật

Ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Vì đâu ‘khẩu Phật tâm xà’?

Đức Phật đã cứu sống tôi

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

7 thứ tài sản của bậc Thánh

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

Ngũ ấm ma trong chúng ta (II)

Tin mới nhận

Có khổ nhưng không có người khổ

Phá chấp – căn bản của sự tu hành

Lá Thư Gửi Chúc Mừng Sinh Nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 (song ngữ)

Thành tựu ngũ giới, vãng sanh tây phương tịnh độ

Thiền Tông Và Các Nhà Thơ Hoa Kỳ

51. Tâm Chân Như Và Tâm Sinh Diệt

Đọc Thơ Xuân Của Thi Hào Nguyễn Du

Thời niên thiếu của Đức Đạt Lai Lạt Ma – [ BBC ]

Dấu xưa

Bố Thí Ba La Mật

Kỷ Yếu Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão HT Thích Minh Châu

Ô nhiễm môi trường trên thế giới một vấn nạn trầm trọng

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 31)

Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Đôn Hậu

Nguồn gốc và ý nghĩa của y cà sa

Đức Phật Trong Ba Lô

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Năm Thời Thuyết Pháp Của Đức Phật.

Giải Thích Trung Luận – Bài Tụng Kính Lễ Mở Đầu Trung Luận Bài 2

Con đường sâu và con đường rộng

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Kinh Bách Dụ: Lạc đà chết, hũ bể

Kinh Tiểu Bộ Tập X (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 163)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Làm sao nhận diện một Phật tử chân chính?

Nhân Duyên Của Sự Suy Vong

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

Kinh Bách Dụ: Đứa bé được chiếc bánh hoan hỷ

Nam mô A Di Đà Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 17)

Tin mới nhận

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 16)

Tất Cả Chúng Sanh Vốn Là Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 57)

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng

Làm Thế Nào Để Khắc Phục Bệnh Khổ

Chương 1 bài 2 Mục 1 Phương Pháp Tu Trì

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 5

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 97)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 53)

Niệm Phật Sám Pháp

Đường về cực lạc, tịnh độ nhân gian

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 263)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 33)

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Các Tổ Chức Phật Giáo Quốc Tế

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

100 Bài Kệ Niệm Phật

Niệm Phật Tam Muội

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.