PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đọc Thơ Xuân Của Thi Hào Nguyễn Du

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Blank
ĐỌC THƠ XUÂN CỦA THI HÀO NGUYỄN DU

Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

Hoa_Cuc_VangMùa xuân là một chủ đề được thi hào Nguyễn Du nhắc đến khá nhiều trong thơ chữ Hán của cụ. Lạ thay, đó là những mùa xuân tha hương buồn bã đến chết người. Trong 249 bài thơ chữ Hán qua ba tập thơ Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục, cụ đã dùng tới 40 từ “xuân” kết hợp với các từ hàn, bệnh, vũ,… gợi nên một trường cảm xúc khá bi đát. Riêng trong 4 bài thơ được đặt nhan đề có từ XUÂN (Xuân nhật ngẫu hứng, Xuân dạ, Xuân tiêu lữ thứ, Mộ xuân mạn hứng), cụ đều bày tỏ một nỗi buồn sâu lắng, âm ỉ khi thân phiêu bạt ở đất khách quê người. Đây đúng ra là một bi kịch trong cuộc đời cụ.

Theo Đại Nam liệt truyện: “Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì…”. Theo giai thoại, vua Gia Long cũng từng lấy làm thắc mắc và đã từng có lần tìm hỏi cụ nhưng nhà vua vẫn không có được câu trả lời rõ ràng. Cụ làm quan mà vẫn chán nản buồn rầu, chức lớn nhưng cụ vẫn như thể la bất đắc trí, ba lần xin về hưu, sáng tác nhiều bài thơ đầy phiền muộn, chán nản. Phải chăng những biến cố lịch sử trong thời gian này đã làm cho cụ bị trầm uất? Tại sao một con người được trọng dụng như cụ lại có một nỗi niềm bi ai như thế?

Với Xuân nhật ngẫu hứng, ta thấy một Nguyễn Du bất cần đời, chán chường trước “tài mệnh tương đố” khi sinh nhằm thời binh lửa triền miên và dù đã đỗ tam trường vẫn đành lênh đênh hải giác thiên nhai. Bài thơ được sáng tác trong thời kỳ cụ phải ăn nhờ ở đậu nơi quê vợ, có lẽ vào khoảng đầu triều Tây Sơn lúc đất nước vẫn còn chưa hẳn ổn định khi ở miền Nam, thế lực của Nguyễn Vương Ánh vẫn lăm le khôi phục lại cơ đồ. Đây là thời kỳ loạn lạc nhất của đất nước ta vì có đến năm thế lực phong kiến Mạc, Lê, Trịnh, Nguyễn và Tây Sơn đang giành giật cơ đồ vương bá:

春 日 偶 興

Xuân nhật ngẫu hứng

患 氣 經 時 戶 不 開

Hoạn khí kinh thời hộ bất khai
逡 巡 寒 暑 故 相 催

Thuân tuần hàn thử cố tương thôi
他 鄉 人 與 去 年 別

Tha hương nhân dữ khứ niên biệt
瓊 海 春 從 何 處 來

Quỳnh Hải* xuân tòng hà xứ lai
南 浦 傷 心 看 綠 草

Nam phố thương tâm khan lục thảo
東 皇 生 意 漏 寒 梅

Đông hoàng sinh ý lậu hàn mai
鄰 翁 奔 走 村 前 廟

Lân ông bôn tẩu thôn thiền miếu
斗 酒 雙 柑 醉 不 回

Đấu tửu song cam túy bất hồi.

Lược dịch1:

Ngày xuân ngẫu hứng làm thơ

Trời xấu qua rồi cửa vẫn gài
Êm êm rét nóng rủ nhau trôi
Xa quê lại một năm ly biệt
Đất khách thêm mùa xuân của ai
Cỏ biếc lòng đau trời Nam phố
Mai vàng chi nữa chúa Xuân ơi!
Lão già trước miếu say mèm rượu
Quanh quẩn hồi lâu chẳng muốn rời.

* Quỳnh Hải: huyện Quỳnh Côi, quê vợ của cụ Nguyễn Du

Với “Xuân dạ”, ta lại thấy cụ Nguyễn Du đã thấm thía nỗi đau đời dành cho một con người tài hoa: bệnh tật, xa nhà, không danh phận. Đêm dù của mùa xuân nhưng lại nhuộm một màu u ám và đau thương:

春 夜

Xuân dạ

黑 夜 韶 光 何 處 尋
Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm?
小 窗 開 處 柳 陰 陰
Tiểu song khai xứ liễu âm âm
江 湖 病 到 經 時 久
Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu
風 雨 春 隨 一 夜 深
Phong vũ xuân tùy nhất dạ thâm
羈 旅 多 年 燈 下 淚
Kỳ lữ đa niên đăng hạ lệ
家 鄉 千 里 月 中 心
Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm
南 臺 村 外 龍 江 水
Nam Đài thôn ngoại Long Giang* thủy
一 片 寒 聲 送 古 今
Nhất phiến hàn thanh tống cổ câm (kim).

* Long Giang hay Thanh Long giang: sông Lam

Lược dịch1:

Đêm xuân

Đêm mãi đen hoài nắng đẹp đâu?
Ngoài song bóng liễu phủ lên nhau
Giang hồ thân bệnh hoài vương vấn
Mưa gió đêm xuân cứ dãi dầu
Lưu lạc bao năm đèn nhỏ lệ
Quê nhà ngàn dặm ánh trăng thâu
Nam Đài ơi với sông Lam đó!
Sóng lạnh muôn đời tiếng lắng sâu.

Năm 1789, Tây Sơn chiếm Bắc Hà, cụ vừa 24 tuổi. Để tránh nạn binh lửa, cụ đã về ẩn tại quê vợ, huyện Quỳnh Côi (Thái Bình). Bài thơ trên nằm trong Thanh Hiên tiền hậu tập, có lẽ đã được cụ Nguyễn Du làm trong thời gian này, lúc cụ chưa tới 30 tuổi. Qua đấy ta có thể thấy thể chất của cụ không mấy khỏe mạnh do cuộc sống nghèo túng và bản thân cụ cũng hay đau ốm. Chính nơi đây đã chôn vùi quãng đời thanh xuân của cụ. Sống nơi thôn ổ, cụ đã gần gũi và hiểu biết rõ ràng đời sống và tâm tình của tầng lớp dân quê nghèo khó. Mãi hơn 10 năm sau, lúc đã 37 tuổi (1802) cụ mới ra làm quan với triều Nguyễn với chức vụ Tri Huyện Phù Dung (Hưng Yên) rồi sau đó thăng Tri phủ Thường Tín (Hà Tây).

Những mùa xuân tha hương tại Quỳnh Côi vẫn là đề tài cho cụ viết các bài thơ khác, cũng chất ngất lòng nhớ quê hương, xót thân mình đau yếu và cảnh sống nhờ ở tạm trong nghèo túng thiếu thốn như trong bài Mạn hứng: Bách niện thân thế ủy phong trần / Lữ thực giang tân hựu hải tân (Trăm năm thân thế mặc phong trần / Bãi biển bờ sông kiếm miếng ăn). Nguyễn Du thường gọi mình là “tha hương nhân” (Xuân nhật ngẫu hứng) hay “bạch đầu nhân” (Mạn hứng, Tạp thi I…) luôn mang cái “Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ” (Sơn cư mạn hứng: Một mảnh lòng quê soi bóng nguyệt) mà cuộc sống thì “Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa.” (U cư II: Đầy nhà xuân lạnh thêm nhiều bệnh) hay “Tam niên tích bệnh bần vô dược” (Mạn hứng: Ba năm đau ốm, thuốc thang không). Theo ông Đào Duy Anh, trong Thanh Hiên tiền hậu tập, Nguyễn Du có 17 bài nói về bạch phát hay bạch đầu. Nguyễn Du đã phát họa cuộc đời trẻ trung của mình như sau:

雜 詩

Tạp thi I

壯 士 白 頭 悲 向 天

Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên

雄 心 生 計 兩 茫 然
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên

春 蘭 秋 菊 成 虛 事
Xuân lan thu cúc thành hư sự

夏 暑 冬 寒 奪 少 年
Hạ thử đông tàn đoạt thiếu niên

黃 犬 追 歡 鴻 嶺 下
Hoàng khuyển truy hoan Hồng Lĩnh hạ

白 雲 臥 病 桂 江 邊
Bạch vân ngọa bệnh Quế Giang biên

村 居 不 厭 頻 沽 酒
Thôn cư bất yếm tần cô tửu

尚 有 囊 中 三 十 錢
Thượng hữu nang trung tam thập tiền.

Lược dịch1:

Bài thơ vớ vẩn

Bạc đầu tráng sĩ nhìn trời

Miếng ăn, chí lớn tơi bời lòng son

Xuân thu muôn sự héo mòn

Hè đông đoạt sạch trẻ non sức người

Chó vàng Hồng Lĩnh rong chơi

Mây nằm nghỉ bệnh trắng trời Quế Giang

Cứ mua cho hết rượu làng

Tiền thì ba chục sẵn sàng túi đây.

Có lẽ không gì làm cho ta chạnh lòng hơn những câu thơ như thế, nhất là đối với một con người tài hoa như cụ Nguyễn Du. Một cõi lòng tan nát, không dám mơ một ngày được trọng dụng và liệu khi ấy thì có còn “hùng tâm” để dâng hiến hay không. Vả lại, triều Lê mà Nguyễn Du ví như muốn phù trợ cũng chỉ là một triều đại ươn hèn, mục nát, tham tàn và về cuối lại rướt voi về giày mổ, gây nên lắm điều sỉ nhục.

Với “Mộ xuân mạn hứng”, Nguyễn Du lại bày tỏ một nhân sinh quan đậm màu sắc Lão Trang, xem kiếp sống như một trò mộng huyễn và công danh lại càng phù ảo như ánh nắng cuối xuân.

暮 春 漫 興

Mộ xuân mạn hứng

一 年 春 色 九 十 日

Nhất niên xuân sắc cửu thập nhật

拋 擲 春 光 殊 可 憐

Phao trịch xuân quang thù khả liên

浮 世 功 名 看 鳥 過

Phù thế công danh khan điểu quá

閒 庭 節 字 帶 鶯 遷

Nhàn đình tiết tự đái oanh thiên

側 身 不 出 有 形 外

Trắc thân bất xuất hữu hình ngoại

千 歲 長 憂 未 死 前

Thiên tuế trường ưu vị tử tiền

浮 利 榮 名 終 一 散

Phù lợi vinh danh chung nhất tán

何 如 及 早 學 神 仙

Hà như cập tảo học thần tiên.

Lược dịch1:

Làm thơ vào cuối xuân

Một năm xuân đẹp chín mươi ngày
Vùn vụt thiều quang ngẫm xót thay
Cõi thế công danh chim cánh lướt
Sân nhàn thời tiết bóng oanh bay
Xét thân không thoát vòng sinh hoại
Lo mãi làm chi cuộc sống này
Rốt cuộc lợi danh tan tác cả
Phải chi sớm học phép tiên hay.

Sau khi ra làm quan với triều Nguyễn, cụ lại tiếp tục xa nhà. Cuối năm 1803, với tư cách là Đông các điện Đại học sĩ, cụ Nguyễn Du đi đón sứ thần Thanh triều ở Lạng Sơn. Ở địa vị này, cụ vẫn mang tinh thần chán danh lợi trần thế và nỗi niềm bất đắc chí khi cộng tác với triều Nguyễn. Phải chăng cụ Nguyễn Du còn mang tâm trạng của một di thần triều Lê với quan điểm Nho giáo cứng nhắc “Trung thần bất sự nhị quân”? Ta nên nhớ rằng quãng đời làm quan của cụ rất hanh thông và nhà Nguyễn rất trọng dụng cụ.

Dẫu vậy, qua “Xuân tiêu lữ thứ”, được làm ra trong thời điểm này, tâm sự của cụ được bộc bạch rất bi thương:

春 宵 旅 次

Xuân tiêu lữ thứ

蕭 蕭 蓬 鬢 老 風 塵

Tiêu tiêu bồng mấn lão phong trần

暗 裏 偏 驚 物 候 新

Ám lý thiên kinh vật hậu tân

池 草 未 闌 千 里 夢

Trì thảo vị lan thiên lý mộng

庭 梅 已 換 一 年 春

Đình mai dĩ hoán nhất niên xuân

英 雄 心 事 荒 馳 騁

Anh hùng tâm sự hoang trì sính

名 利 營 場 累 笑 顰

Danh lợi doanh trường lụy tiếu tân

人 自 蕭 條 春 自 好

Nhân tự tiêu điều, xuân tự hảo

團 成 成 下 淚 沾 巾

Đoàn thành thành hạ lệ triêm cân.

Lược dịch1:

Đêm xuân xa nhà

Tóc mai phơ phất giữa phong trần
Mê muội lòng lo việc mới dần
Giấc mộng văn chương chưa dứt bóng
Mai vàng sân trước đã mời xuân
Anh hùng chí lớn thôi rong ruổi
Danh lợi quan trường chỉ lụy thân
Người dẫu xác xơ, xuân vẫn đẹp
Chân thành* riêng lão lệ đầm khăn.

* Đoàn thành là thành Lạng Sơn.

Khi đi tiếp sứ trở về, cụ ở tại Phú Xuân một thời gian. Đến năm 1809, Nguyễn Du được cử làm Cai bạ Quảng Bình. Năm 1913 cụ đi sứ hơn một năm tròn ở Trung Quốc. Về nước cụ lại được thăng làm Tham tri Bộ lễ và làm việc tại kinh đô Huế. Trong quãng thời gian làm quan này, cụ Nguyễn Du vẫn thường đau ốm bệnh tật và cuộc sống có nhiều khó khăn. Vì thế, Huế cũng chỉ là một đất khách, nơi khiến cụ thấm thía hơn nỗi đời luân lạc. Huế trong mắt cụ cũng buồn bã vì lòng thương nhớ quê nhà bao la trong tim cụ như cụ viết trong bài Thu chí: Hương giang nhất phiến nguyệt/Kim cổ hứa đa sầu (Sông Hương một mảnh trăng soi/Dáng sầu vời vợi bao đời đêm nay).

Đúng ra, chúng ta có thể nói cụ Nguyễn Du một đời luân lạc tha phương, nếm đủ mọi cay đắng phong trần không thua gì cô Kiều trong tác phẩm của cụ. Điều đáng chú ý là chính nhờ trải qua cuộc phong trần mà cụ Nguyễn Du gần gũi và hiểu được nỗi cơ cực của dân chúng thời cụ sống ngày ấy.

Phải chăng chính vì nhờ hiểu thấu đời sống cơ cực của dân chúng mà cụ chẳng chút bằng lòng với chế độ dân chủ thời bấy giờ. Năm thế lực phong kiến Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn và Tây Sơn với những cuộc tương tranh của họ đã gây nên bao mất mát tang tóc cho người dân nghèo khổ. Cuối cùng, Nguyễn Vương Ánh nắm được ngai vàng và mở ra một triều đại mới. Thế nhưng các lý tưởng nhân bản mà Nho gia hướng đến như thay trời chăn dân, thương dân như con đỏ, dân là quý, quan lại là cha mẹ của dân,… vẫn còn trong sách vở. Qua một số bài thơ khác Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả, Thăng Long cầm giả ca, Văn tế thập loại chúng sinh,… chúng ta càng cảm thấy rõ ràng cụ cảm thông rất sâu sắc đến lớp người thấp cổ bé họng, gặp muôn vàn bất hạnh trong cuộc đời. Con người Nho sĩ lý tưởng trong cụ đụng độ với thực tế lầm than trong xã hội. Bi kịch cuộc đời Nguyễn Du-Từ Hải-Thúy Kiều là ở đây. Từ đấy, cụ không thể lấy cái cớ được triều Nguyễn trọng dụng, vui với cái thành đạt của riêng mình mà làm ngơ trước khổ đau của dân chúng. Hơn hết, với một tâm hồn nhạy cảm, một hiểu biết sâu sắc, cụ đã nhận ra sự bế tắc của chế độ dân chủ phong kiến. Lẽ tât nhiên, trong vòm tư tưởng của thời đại, chúng ta không thể trông đợi cụ có thể nghĩ tới một hình thức xã hội cấp tiến hơn là chỉ chán ngán than thở xã hội thời ấy còn đầy bất công và hà lạm, như cụ viết “Đã mang lấy nghiệp vào thân/Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”. Chỉ hiểu vậy, chúng ta họa mới giải thích được những nỗi niềm u sầu hay chán ngán công danh trong thơ của cụ.

Đọc suốt Truyện Kiều, có lẽ không ai kìm được xúc cảm trước mười lăm năm luân lạc của Kiều mà tai họa, khổ nạn chan đều trong những tháng ngày đau thương, bi đát của Kiều. Nếu cụ Nguyễn Du bản thân không trải những xót xa phong trần thì hẳn chúng ta cũng không có cái may mắn được thưởng thức những vần thơ trác tuyệt như thế. Viết Truyện Kiều hay là viết cuộc đời trôi nổi của mình, khóc Tiểu Thanh hay khóc Tố Như cũng thế mà thôi. Đọc những bài thơ chữ Hán trên, ta thấy rõ hơn cuộc đời tác giả để đối chiếu với nhân vật mà tác giả xây dựng nên. Âu cũng là số phận của giới sĩ phu một thời, của “con tằm đến thác vẫn còn vương tơ”.

Ngày xuân, đọc lại những bài thơ xuân chữ Hán của cụ gọi là nén nhang, bát nước dâng cho một con người tài hoa mà mệnh bạc.

Nguyễn Phúc Vĩnh Ba dịch.

MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Suy Nghĩ Lại Về Lễ Tạ Ơn (Song Ngữ Vietnamese-English)

Suy nghĩ lại về lễ tạ ơn (song ngữ Vietnamese-English)

SUY NGHĨ LẠI VỀ LỄ TẠ ƠNRethinking the Thanksgiving TurkeySonia Faruqi | Tịnh Thủy chuyển ngữ   Tôi yêu Lễ...

Độc Thoại Của Ngài Potowa (1027 – 1105)

Độc Thoại Của Ngài Potowa (1027 – 1105)

ĐỘC THOẠI CỦA NGÀI POTOWA (1027 – 1105)CHỨNG CỚ CĂN BẢN ĐỂ THỰC HÀNH PHÁPKagyu Monlam Kagyupa International Monlam Trust Sujata Bypass Bodhgaya,...

Câu Chuyện Thứ Hai: Còn Và Hết Duyên

Câu chuyện thứ hai: CÒN VÀ HẾT DUYÊN

SỰ ĐỜI THỈNH MỜI PHÁP ĐẠOCâu chuyện thứ hai:CÒN VÀ HẾT DUYÊN                Một thiện nam hỏi vị Y...

Nhân Quả Đồng Thời

NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜINguyễn Thế Đăng Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa,...

Giữ Giới Lợi Mình Và Ích Người

Giữ giới lợi mình và ích người

Giới là hàng rào bảo hộ. Người Phật tử giữ giới để an toàn tự thân và lợi lạc xã...

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Quyền 1 Và Quyển 2

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Quyền 1 và Quyển 2

KINH HOA NGHIÊM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT QUYỂN 1 & QUYỂN 2HT. TUYÊN HÓA Việt dịch Thích Minh Định Lời tựa   Bộ...

Nam Cư Sĩ Phật Tử Đối Với Đạo Pháp Trong Thời Đức Phật

Nam Cư Sĩ Phật Tử Đối Với Đạo Pháp Trong Thời Đức Phật

NAM CƯ SĨ PHẬT TỬ ĐỐI VỚI ĐẠO PHÁP TRONG THỜI ĐỨC PHẬTThích Trung Định   Ảnh minh họa Hàng...

Đức Phật Đản Sinh Vào Ngày Nào?

Đức Phật đản sinh vào ngày nào?

Các kinh sách Phật giáo không ghi rõ ngày sinh của Đức Phật Thích ca mà chỉ chép lại Đức...

A-La-Hán, Phật Và Bồ Tát

A-la-hán, Phật Và Bồ Tát

  A-LA-HÁN, PHẬT VÀ BỒ TÁT (Arahants, Buddhas and Bodhisattvas) Nguyên tác: Bhikkhu Bodhi Việt dịch: Trần Như Mai Tỳ...

Phật Dạy: Pháp Tu Của Người Cư Sĩ

Phật dạy: Pháp tu của người cư sĩ

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, trong khu vườn cây bàng. Rồi Mahànàma đi đến đảnh lễ,...

Lý Giải Chuyện Nàng Bhadda

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Thành Vương Xá đang xôn xao với tin tên tướng cướp Satthuka sẽ bị chặt đầu vào sáng mai. Tại...

Học Phât vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 15)

Giảng đường Nhân Ái Hoà BìnhHỌC PHẬT VẤN ĐÁPGiảng ngày 11 tháng 04 năm 2008HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG TRẢ LỜI...

Thiền Sư Hương Vân Đại Đầu Đà

Thiền Sư Hương Vân Đại Đầu Đà

Thiền SưHƯƠNG VÂN ĐẠI ĐẦU ĐÀNhư HùngĐỗ quyên đề đoạn nguyệt như trúBất nhị tầm thường không quá Xuân. “Tiếng quyên...

Bertrand Russell Cơn Ác Mộng Của Các Nhà Thần Học

BERTRAND RUSSELL CƠN ÁC MỘNG CỦA CÁC NHÀ THẦN HỌCBertrand Russell - Việt dịch: Lê Dọn Bàn Lời Người Dịch:...

Cái Gì Là Bản Lai Diện Mục Của Tâm?

Cái gì là bản lai diện mục của Tâm?

CÁI GÌ LÀ BẢN LAI DIỆN MỤC CỦA TÂM? Lê Huy Trứ Thiền Sư Bạch Vân An Cốc Thiền Sư...

Suy nghĩ lại về lễ tạ ơn (song ngữ Vietnamese-English)

Độc Thoại Của Ngài Potowa (1027 – 1105)

Câu chuyện thứ hai: CÒN VÀ HẾT DUYÊN

Nhân Quả Đồng Thời

Giữ giới lợi mình và ích người

Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Quyền 1 và Quyển 2

Nam Cư Sĩ Phật Tử Đối Với Đạo Pháp Trong Thời Đức Phật

Đức Phật đản sinh vào ngày nào?

A-la-hán, Phật Và Bồ Tát

Phật dạy: Pháp tu của người cư sĩ

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Học Phât vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 15)

Thiền Sư Hương Vân Đại Đầu Đà

Bertrand Russell Cơn Ác Mộng Của Các Nhà Thần Học

Cái gì là bản lai diện mục của Tâm?

Tin mới nhận

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca

Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?

Tôi tìm đường giác ngộ

Con không còn sợ cô đơn…

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm

Phật dạy các tỳ kheo nên nói, nên làm điều gì?

Nhân duyên Đức Phật quở trách 2 vị đệ tử đệ nhất thần thông

Những câu chuyện ám hại Đức Phật

Lời Phật dạy xưa và nay

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Cúng dường trân bảo

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

40 Năm Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Hơn 20 Năm Xẻ Núi Xây Chùa Núi Rừng Bị Cào Nát Lớp Áo Xanh.

Soi sáng lời Phật dạy

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Bảy loại phước xuất thế gian

Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”

Lời Phật dạy về ngày tốt

Cảm ơn với những gì tôi có, cảm ơn với những gì tôi không có

Tin mới nhận

Thẩm Mỹ Mùa Xuân Thích Thông Huệ

Năng lực tâm từ thiết lập tịnh độ nhân gian

Tìm Hiểu Phật Giáo Nguyên Thủy

Đọc Thơ Xuân Nguyến Bính

Ngọc trên đường bùn

Học Tập Ba Pháp Tu Của Kinh Viên Giác

Không tiền mua tiên vẫn được

Phật giáo với tuổi trẻ học đường trong thời hiện đại

Oán Hận Nên Giải Không Nên Kết

Thông Điệp Chào Mừng Năm Mới 2018 của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tăng cường 3 tâm lực ngăn chận dịch bệnh Corona

Niềm tin vào Đức Phật

Tâm sinh tướng

Phật pháp cứu đời tôi

Mê ở Ta Bà, Sực Nhớ Quê Hương Là Cực Lạc

Khám Phá Bản Chất Của Thực Tại

Chế độ Tăng quan và quản lý Tăng tịch ở Trung Quốc cổ đại

Thông Điệp Vesak Liên Hiệp Quốc Pl. 2556 Dl. 2012

Cám Ơn Phật

Tôi, Đồng Nghĩa Với Loài Vật

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

Chuyện Các Vì Sao (Tiền Thân Nakkhatta)

Kinh hành đúng pháp sẽ đạt đạo Bồ đề

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Vượt Thoát Sợ Hãi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết, Tóm Tắt Nội Dung 12 Chương Bản Tiếng Phạn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Kim Cương Bát Nhã Luận

Người Câu Cá (Trích Kinh Tương Ưng Bộ)

Sen Nở Trời Phương Ngoại, Thầy Nhất Hạnh Giảng Kinh Pháp Hoa

Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác

Kinh Anan vấn Phật sự cát hung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 275)

The Metta Sutta (Discourse On Loving-kindness – Suttanta Pitaka Kuddaka Nikaya Suttaniparta -8)

Kinh Bách Dụ: Xem nắn bình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

48 Cách Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 20)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Tây Phương Quyết Yếu Thích Nghi Thông Quy

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 71)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

L Iên Trì Cảnh Sách

Liên Trì Cảnh Sách

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 30)

Tịnh Độ Là Lòng Trong Sạch, Di Đà Là Tính Sáng Soi

Học Phât vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 15)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 17)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 350)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.