PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đính Chính Về Chữ Evaṃ mayāśrutaṃ – Như Thị Ngã Văn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

ĐÍNH CHÍNH VỀ CHỮ EVAM MAYĀŚRUTAM – NHƯ THỊ NGÃ VĂN

*****

BlankỞ đây chúng ta nói về Evaṃ mayāśrutaṃ, Tạng ngữ gọi là: འདི་སྐད་བདག་གིས་ཐོས་པ་དུས་གཅིག་ན།, trong Pāli chúng ta có từ  Evaṃ me sutaṃ.  Các bản Hán đều đa phần đều dịch Evaṃ mayāśrutaṃ là: “Như Thị Ngã Văn 如是我聞” (Tôi nghe như vậy). Bài viết này tạm dùng Kinh Kim Cương Phạn ngữ, để làm ví dụ dẫn chứng cho việc phân tích từ này.

1/Evaṃ एवं  (Như vậy)

Phạn ngữ và Pāli: एवं evaṃ;  Bất biến từ Sanskrit. Có nghĩa là: như vậy, như thế…

Tạng ngữ Kim cang viết là འདི་སྐད ‘di skad:  dịch Anh ngữ là thus, these [words], in these words, speaking these words, accordingly, these…

Edward Conze, trong  The Diamond Sutra dịch là: “thus”; La Thập, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh đều dịch là: Như Thị 如 是.

Ngài Long Thọ giải thích: “Như vậy”  (Evaṃ): “Phật pháp như biển cả, có tin thì vào được, có trí thì qua được. Nghĩa của Như vậy (Evaṃ) tức là tin (…) không có tin thì nói: “việc ấy không như vậy (tan naivaṃ)”; ấy là sự tướng của bất tin; có tin thì nói “việc ấy như vậy (evaṃ etat)”[1]. 

2.     Mayā मया  (Tôi)

Phạn ngữ là mayā मया (Pāli. मे me), được thiết lập từ aham; Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, Biến cách thứ ba Instrumental (dụng cụ cách).

Tạng ngữ Kim cang viết:  བདག་གིས bdag gis dịch anh ngữ là: I, by me v.v..

Edward Conze dịch là: “I”,  La Thập, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh đều dịch là: ngã 我.

3.    Śrutam श्रुतम  (Nghe)

Phạn ngữ: श्रुतम śrutam, được thành lập từ động từ căn śru: nghe (căn śru-5); phân từ quá khứ, số ít, trung tính. 

Tạng ngữ Kim cang viết: ཐོས་པ Thos pa dịch anh ngữ là: understand; study, be told, to hear; heard; learning; listening; hear v.v..

Thí dụ: 

Dpag tu med

Dịch Anh ngữ là immeasurable hearing: nghe vô lượng…

Edward Conze dịch là: “heard”;  La Thập, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh đều dịch là: văn聞.

Từ “Như 如” trong Như  Thị Ngã Văn 如 是 我 聞, không phải là chân như, như thật, thực tại, nên không thể dịch là: “Đúng như thực tôi được nghe v.v…”. Cho đến thời hiện đại, rất nhiều vị luận sư, học giả Trung hoa vẫn không ngờ đến ba chữ evam, yathā và tathā trong tiếng Sanskrit mà Hán văn chỉ có võn vẹn một chữ Như 如.

Nhiều vị chỉ căn cứ trên chữ Như thị, không cần để ý và biết đến nguyên ngữ của đó là “evam” hay “tathā“, chúng ta có thể minh chứng bằng việc dẫn một đoạn giải thích của Thái Hư đại sư, một bậc thạc học Phật giáo Trung Hoa thời hiện đại: “Hai chữ này tổng quát tông chỉ của toàn kinh. Nói về tông chỉ toàn kinh, đấy tức là nói về thật tướng của vạn pháp; tức nói về Kim cang bát nhã, tức nói về cứu cánh vô thượng bồ đề. Do đó gọi là Như thị.[2]

Đoạn văn vừa dẫn đủ ta thấy được ngay như thị trong Như  Thị Ngã Văn 如 是 我 聞 được hiểu như là Như Thật, Chân Như hay Nhất Như. Tuy evam và tathā đều có nghĩa là “Như vậy”; nhưng phải phân biệt rằng:

Evaṃ : “như vậy”, biểu lộ cho lòng xác tín về điều mà người ta chưa thấy;

Còn Tathā cũng được dịch là như vậy nhưng với nghĩa là: như thực thực tại hay chân như, chỉ cho sự tương ứng giữa trí tuệ và thực tại. 

Đại Trí Độ luận[3] giải thích hai từ này như sau:  

Như vậy  (Evaṃ): “Phật pháp như biển cả, có tin thì vào được, có trí thì qua được. Nghĩa của Như vậy (Evaṃ) tức là tin (…) không có tin thì nói: “việc ấy không như vậy (tan naivaṃ)”; ấy là sự tướng của bất tin; có tin thì nói “việc ấy như vậy (evaṃ etat)”[4].  Eutienne Lamotte nói rằng: Tín thường được so sánh như một chiếc thuyền: Saddhāya taratirgham; ông trích các kinh Pāli: Suttanipāta, Samyutta và một số kinh điển Sanskrit[5].

Còn tathā hay Tathātā: Như Thật, Chân Như, Thực Tại hay Nhất Như, cũng được giải thích trong Đại Trí độ luận: “như pháp tướng mà hiểu, như pháp tướng mà giảng thuyết, như con đường an ổn của chư Phật mà đi đến. Phật cũng như vậy mà đến…”[6].

Chúng ta nói tiếp đến chữ yathā: mà Hán cũng dịch như 如. Trong việc dịch thuật, bớt những rườm rà là điều có thể chấp nhận, giống như việc Ngài La-thập đã làm trong công trình phiên dịch của Ngài; nhưng nếu thêm thắt bất cứ nơi nào dịch giả muốn thì quả tình khó chấp nhận. Đối với kinh Pháp hoa, rất có ảnh hưởng tại Trung Hoa, nó bị hiểu lầm quá nhiều. Nhất là đoạn Thập Như: Như thị tánh, Như thị tướng… Trong lối thêm như vậy, độc giả sẽ phải hiểu chữ Như ở đây đồng nghĩa với Như lai; thực sự trong nguyên bản, nó không phải là Tathā, mà là yathā: (…) ye ca yathā ca yā drsāsca yallaksanāsca yatsvabhāvsca te dharmā iti. Yathā diễn tả cái ý tưởng về tình trạng “giống như…” chứ không phải “Như vậy là như vậy“, của Tathā. 

Cho nên, Evaṃ mayāśrutaṃ, Tạng ngữ tương đương འདི་སྐད་བདག་གིས་ཐོས་པ་དུས་གཅིག་ན།. Có  śrutaṃ: Quá khứ  phân từ, thể cách, còn công năng của ngã mayā nó làm cụ cách; dịch sát theo Phạn ngữ phải là: “Tôi được nghe (là) như vậy”; Ta cũng có thể dịch sát câu này từ Phạn sang Hán văn như sau: “Bị ngã sở văn giả (thị) như thị 被我 所聞者(是)如是” . Động từ “là” (Thị是, as) được tĩnh lược.  Hay chúng ta cũng có thể sử dụng cách dịch phổ thông hiện này là: Như Thị Ngã Văn 如是我聞: Tôi nghe như vậy, tôi nghe như thế v.v.. dịch như vậy mới khả dĩ chính xác và chấp nhận được.

Tóm lại, Evaṃ mayāśrutaṃ, hay Như Thị Ngã Văn 如是我聞, không thể dịch là: Đúng thật như thế tôi nghe, chính xác như thế tôi được nghe, như thực tôi nghe v.v.. hay những cách dịch tương tự như vậy đều là đi ngược lại và nhầm lẫn với nghĩa gốc của nó.

Phân tích nặng về ngôn ngữ như vậy, có lẽ không thể tránh khỏi sự “đụng chạm” và “sự phiền trách”: ngôn ngữ chỉ dùng để diễn tả các ấn tượng; một ấn tượng mà có nhiều chữ thì có gì đáng phải đính chính, phải thắc mắc?

Nhưng thực sự chúng ta nên biết “mồm, mỏm hay miệng” thì cũng chỉ cho một thứ, nhưng không thể thay thế nhau trong bất cứ trường hợp nào cả. Ví dụ như: không thể gọi miệng của một người phải kính trọng là “mồm hay mỏm của Ngài” được[7].

Hiểu được thể cách diễn đạt của ngôn ngữ như vậy, chúng ta mới dễ dàng vượt qua và thông hiểu những vấn đề “phiền toái” này.

 
Phước Nguyên

 



[1] Đại Trí Độ, T25n1509, tr. 63a1. Cf. Bản việt, Tuệ sỹ, thảo bản 10 quyển.

[2] Kim Cang giảng lục. Toàn Thư 11, tr. 25

[3] T25n1509, tr. 63a1.Cf. Bản việt, Tuệ sỹ, thảo bản 10 quyển.

[5] Le traité de la Grande Vertu de Sagesse, Louvain, 1644, tr, 56, n. 2. Cf. Tuệ Sỹ Văn Tuyển II : Triết học, Hương Tích ấn hành.

[7]Le traité de la Grande Vertu de Sagesse, Louvain, 1644, tr, 56, n. 2. Cf.Tuệ Sỹ Văn Tuyển II : Triết học, Hương Tích ấn hành.

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Vấn Đề Sử Dụng Facebook Của Tăng Ni Hiện Nay

Vấn đề sử dụng facebook của tăng ni hiện nay

Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, một thế giới ngày càng “phẳng hơn” và mọi...

Pháp Môn Hạnh Phúc: Tình Cảm Nên Đặt Ở Đâu

Pháp môn hạnh phúc: Tình cảm nên đặt ở đâu

Có một phụ nữ đến chùa Phật Quang tìm tôi, vẻ mặt rất ủ dột. Tôi hỏi cô đã xảy...

Sáng Tạo Trong Khoa Học – Kristnamurti – Nhất Như Dịch

Sáng Tạo Trong Khoa Học – Kristnamurti – Nhất Như Dịch

Cuộc Hội Thảo Chuyên Đề Đầu TiênNgày 20, Tháng Ba, Năm 1984tại Phòng Thí Nghiệm Quốc Gia Los Alamos, Hoa...

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

VỀ PHÁP QUÁN NIỆM HƠI THỞPháp sư Tăng-già-bạt-đà-la (Sanghabhadra - Chúng-Hiền) Tỳ kheo Tâm Hạnh dịch Việt Người học về...

Đất Nước Thanh Bình – Minh Mẫn

Đất Nước Thanh Bình – Minh Mẫn

ĐẤT NƯỚC THANH BÌNH Minh Mẫn Thiên hạ chộn rộn mấy hôm trước tết để có mùa Xuân ấm cúng chung...

Thất Bại, Minh Niệm

THẤT BẠIMinh NiệmAUDIO: Hãy vui vẻ sống những ngày tháng "chưa thành công" như đón nhận cơ hội để đào...

Pháp Tu Sám Hối

Pháp tu sám hối

PHÁP TU SÁM HỐIThích Nữ Hằng Như   DẪN NHẬP             Trong kinh có ghi lại lời cảnh giác của Đức...

Bát Nhã Tâm Kinh. Nguồn Gốc: Nghiên Cứu Về Nội Dung

Bát Nhã Tâm Kinh. Nguồn gốc: Nghiên cứu về nội dung

Lời Giới Thiệu:Như đã trình bầy trong bài thứ nhất nhận định về bài viết của Jan Nattier “The Heart Sutra:...

Video: Lễ Hội Cuồng Tín Chặt Đầu 6000 Con Trâu Để Tế Thần Ở Nepal

Video: Lễ hội cuồng tín chặt đầu 6000 con trâu để tế thần ở Nepal

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chia Vui Nếp Sống Tịnh Thường

Chia vui nếp sống tịnh thường

Con người thì luôn mắc lỗi. Cuộc sống là sự tiếp nối không ngừng của triệu triệu những sát na....

Chân Thiện Mỹ

Chân Thiện Mỹ

 CHÂN - THIỆN - MỸ Thích Thông Huệ  Từ xưa đến nay, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt...

Tản Mạn Về Bộ Tượng Tam Không

Tản Mạn Về Bộ Tượng Tam Không

TẢN MẠN VỀ BỘ TƯỢNG TAM KHÔNG Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật     Thời còn đi học trong một lần ghé...

Nhân Quả

Nhân Quả

Lời giới thiệu: Một số người đặt câu hỏi: “Người tu Phật có thể thay đổi được quả khổ của đời mình...

Luận Tạng Phật Giáo Tuệ Quang

Luận Tạng Phật Giáo Tuệ Quang

Mỗi dân tộc đều có một thứ Tiếng nói (Ngôn ngữ) và Chữ viết (Văn tự) chính thức. Như thế thì...

Đạo Phật, Vũ Trụ Học, Và Tiến Hóa Tác Giả: David Loy – Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Đạo Phật, Vũ Trụ Học, Và Tiến Hóa Tác Giả: David Loy – Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

ĐẠO PHẬT, VŨ TRỤ HỌC, VÀ TIẾN HÓATác giả: David Loy Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Hình ảnh bề mặt từ kính...

Vấn đề sử dụng facebook của tăng ni hiện nay

Pháp môn hạnh phúc: Tình cảm nên đặt ở đâu

Sáng Tạo Trong Khoa Học – Kristnamurti – Nhất Như Dịch

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Đất Nước Thanh Bình – Minh Mẫn

Thất Bại, Minh Niệm

Pháp tu sám hối

Bát Nhã Tâm Kinh. Nguồn gốc: Nghiên cứu về nội dung

Video: Lễ hội cuồng tín chặt đầu 6000 con trâu để tế thần ở Nepal

Chia vui nếp sống tịnh thường

Chân Thiện Mỹ

Tản Mạn Về Bộ Tượng Tam Không

Nhân Quả

Luận Tạng Phật Giáo Tuệ Quang

Đạo Phật, Vũ Trụ Học, Và Tiến Hóa Tác Giả: David Loy – Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Tin mới nhận

Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Phật dạy cách hóa giải đau buồn

‘Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không’

Lời Phật dạy về cách quý trọng cuộc sống

Làm thế nào để chiến thắng cái xấu ác?

Soi sáng lời Phật dạy

Cách hóa giải hận thù trong nhiều kiếp dưới góc nhìn Phật giáo

Khéo tích công bồi đức

Phật dạy: Tám nguyên nhân làm tổn hại các gia đình

Ý nghĩa thâm sâu từ tư thế ngủ của Đức Phật

Lời Phật dạy về Y phục

Đức Phật thành đạo và giá trị thực tiễn

Cúng dường trân bảo

Thế nào là hạng người có tội?

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

Lời dạy của Đức Phật về làm hại và không làm hại

Thư Kêu Gọi của Thầy chủ trì chùa Moitri Buddhist Vihara, Goussainville (France)

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Đức Phật không phải là vị thần linh, thượng đế

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (I)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Bảo vệ trái đất bài 6: bảo vệ trái đất bắt đầu từ mỗi người chúng ta

Trung ương GHPGVN đề nghị tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo trang nghiêm, phù hợp

Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh

Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

Lòng tham làm tối mắt

Giản dị trong nếp sống

Chuyển hóa đố kỵ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 7)

Tụng kinh cầu siêu thì có siêu được không?

Hãy Chân Thật

Kinh Bách Dụ: Thấy bóng vàng dưới nước

Phật Giáo Vấn Đáp (song ngữ)

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Phá Thai

Hòa Bình và Từ Bi

Chết An Lạc Tái Sinh Hoan Hỷ

Sở tri chướng – nên hiểu thế nào?

Ý Nghĩa Sự Thực Hành Trí Huệ Bát Nhã

Công đức và phước đức

Đời Sống Từ Bi

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Kim Cang Diệu Cảm

Đọc và học Kinh Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 183)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Không Phải Là Lời Của Phật *

Kinh Tiểu Bộ Tập X (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Kinh Từ bi thủy sám – thầy Chơn Thức tụng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

Chiếc Bè

Ba Bài Pháp Đầu Tiên

Pháp Ấn

Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Kinh Bách Dụ: Mài đá

Thọ giới và giữ giới trong kinh điển Phật học

Tám Điều Giác Ngộ – Ứng Dụng Kinh Bát Đại Nhân Giác Trong Cuộc Sống

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 121)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 104)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 2

Khai Thị

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 134)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

Mê ở Ta Bà, Sực Nhớ Quê Hương Là Cực Lạc

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 7)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 2

Lời Vàng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 9)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 324)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese