PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đi Tìm Bản Ngã

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

ĐI TÌM BẢN NGÃ
Geshe Ngawang Dhargyey | Thanh Danh dịch Việt

Geshe Ngawang DhargyeyGeshe Ngawang Dhargyey (1921-1995) sinh ra ở vùng Trehor thuộc Kham, phía đông của Tây Tạng và học ở Tu viện Dhargyey địa phương cho đến khi 18 tuổi. Khi đó, ngài đến Tu viện Sera ở Lhasa. Ngài rời khỏi Tây Tạng năm 1959 và đến năm 1971 được bổ nhiệm làm người truyền Pháp chính tại Thư viện lưu trữ các tác phẩm Tây Tạng. Ngài ở đó cho đến khi sang New Zealand vào năm 1985 và qua đời 10 năm sau đó. Ngài giảng những lời này ở Trung tâm thiền đại thừa Tushita, New Delhi ngày 2 tháng 1 năm 1980. Robert Thurman đã biên tập lại và xuất bản lần đầu trong quyển Những lời dạy ở Tushita vào năm 1981. 

—

Tất cả chúng ta đều lo buồn; rất nhiều chúng sinh hữu tình thường xuyên khốn khổ. Tuy nhiên, ngay tại đây và bây giờ, chúng ta có thời gian, không gian và năng lực để suy nghĩ cách từ bỏ khổ đau – không phải chỉ là vượt qua một vấn đề hoặc trở nên yên bình hơn, mà là hoàn toàn chấm dứt khổ đau. 

Con người chúng ta có rất nhiều phương pháp tìm kiếm hạnh phúc cho mình nhưng ngay cả khi sống trong một căn nhà đầy đủ mọi thứ chúng ta vẫn cảm thấy không thỏa mãn. Đó là bởi vì chỉ có một thứ duy nhất có khả năng xóa bỏ sự bất thỏa mãn và mang lại hạnh phúc thực sự: đó chính là thực hành Pháp. 

Nếu chúng ta kiểm lại bên trong chính mình, chúng ta sẽ khám phá ra rằng tất cả bất hạnh của chúng ta đến từ bám luyến hoặc sân hận. Những thứ này thì lại đến từ cái thấy không đúng về bản ngã. Ngay tại giây phút này, chúng ta vẫn coi “Tôi” là một điều rất thật. Trong Nhập Trung Đạo, Chandrakirti phát biểu rằng tất cả khổ đau cảm xúc khởi sinh từ vô minh – hiểu sai về bản tánh của ngã. Đây chính là cội rễ. Để từ bỏ mọi cành nhánh của khổ đau và ngăn ngừa chúng quay trở lại thì chúng ta cần chặt bỏ từ gốc rễ. Bằng cách đó chúng ta chấm dứt khổ đau ngay cả sanh, bệnh, già và chết. 

Những giáo lý chính của đức Phật để xóa bỏ vô minh bằng cách hiểu rõ và quán chiếu trí huệ tánh Không được ghi lại trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajnaparamita), và những đoạn văn này là nguồn biên soạn chính của ngài Long Thọ trong tác phẩm Sáu Mươi Kệ Tụng Biện Luận Lý Tính Duyên Khởi, đặc biệt là Luận Trung Quán (Mulamadhyamakakarika). Những lời dạy khác về trí huệ quán chiếu tánh Không có thể tìm thấy trong tác phẩm Bốn trăm bài tụng của ngài Thánh Thiên (Aryadeva); tác phẩm Luận về Trung quán của ngài Phật Hộ (Buddhapalita); tác phẩm Minh Cú Luận của ngài Nguyệt Xứng (Chandrakirti) và chương thứ chín trong tác phẩm Con Đường Bồ Tát Hạnh của ngài Tịch Thiên. 

Điểm cốt tủy của tất cả các kỹ thuật được miêu tả trong các bản văn trên và các ghi chú khác nhằm phát triển một hiểu biết về tánh Không của tự ngã là một phương pháp được gọi là “Bốn điểm cốt yếu” hay “Bốn chiếc chiếc chìa khóa”. Những điểm này cung cấp một cách tiếp cận rất hiệu quả đến tánh Không. Chúng ta bắt đầu bằng cách áp dụng bốn phương pháp phân tích này để đạt được hiểu biết về vô tự tánh của con người (vô ngã) và sau đó dùng chúng để đạt được hiểu biết về vô tự tánh của hiện tượng (vô pháp). 

ĐIỂM CỐT YẾU ĐẦU TIÊN 

Chiếc chìa khóa đầu tiên là “xác quyết đối tượng cần được tiêu trừ”. Chúng ta không thể quán chiếu tánh Không mà đầu tiên còn không biết cái gì là rỗng không. Tánh Không không phải chỉ là hư vô mơ hồ. Điểm đầu tiên này giúp chúng ta hiểu cách bản ngã giả tạm – đối tượng cần bác bỏ và tiêu trừ – tồn tại. Chúng ta cần nhận ra cách mà chúng ta xem cái “Tôi” là một tồn tại riêng rẽ, như thể nó độc lập khỏi tổng hòa thân và tâm này. Cái “Tôi” xuất hiện như kiểu đã được hình thành đầy đủ, tự tồn tại và kiểu tồn tại này thì không có vẻ bị tác động bởi những phóng chiếu của tâm. 

Cách mà chúng ta níu giữ và tin rằng cái “Tôi” tồn tại trở nên đặc biệt rõ ràng khi chúng ta giận dữ hoặc sợ hãi. Vào những lúc đó, chúng ta nên phân tích cách mà bản ngã xuất hiện trong tâm cũng như cách mà tâm diễn giải nó. Chúng ta có thể khơi gợi những cảm xúc này trong khi thiền định và trong lúc duy trì chúng, sử dụng một phần tinh tế của thức của mình để nhận ra cách chúng ta tiếp tưởng về cái “Tôi”. 

Để bắt được kẻ trộm, trước tiên chúng ta phải biết hắn là ai và hắn trông như thế nào. Kẻ trộm lớn nhất chính là tri kiến sai lầm về bản ngã – khái niệm cho rằng ko chỉ bản thân ta mà tất cả sự vật hiện tượng đều thật sự tồn tại. Chúng ta tin rằng sự vật hiện tượng thật sự tồn tại theo cách mà chúng xuất hiện đến các giác quan của chúng ta, cũng như chúng cũng tự tồn tại hết sức khách quan. Điều này, khi đó chính là điều chúng ta cần biết để tóm được kẻ đã trộm mất hạnh phúc và an lạc của mình. 

Nếu chúng ta không nhận ra được khái niệm sai trái này mà vẫn đi vòng quanh và hô to “tánh Không, tánh Không” chúng ta sẽ dễ rơi vào một trong hai thái cực của đoạn kiến hoặc  thường kiến – tin rằng hoặc mọi thứ tự tồn tại hoặc chẳng có gì tồn tại cả, do vậy tiếp tục phóng đại hoặc chối bỏ hiện thực vốn có. 

Do đó, chúng ta phải nhận ra bản ngã giả tạm này chính là đối tượng cần bác bỏ trước khi thực hành bác bỏ và loại trừ nó. Đây là bước khởi đầu trong việc phát triển hiểu biết về tánh Không và nền tảng để quán chiếu tánh Không. Đầu tiên chúng ta phải tìm kiếm bản ngã giả tạm chứ không phải không có bản ngã. Điều này đòi hỏi phải thực hành thật tinh tấn. 

Để việc thực hành tánh Không được được hiệu quả, chúng ta trước hết cần chuẩn bị tâm bằng cách tịnh hoá uế trược (tiêu cực) và tích tập công đức. Cốt tủy của tịnh hoá và hình thành công đức là thực hành bảy điểm bao gồm: lễ lạy , cúng dường, sám hối, tùy hỉ, thỉnh cầu và hồi hướng. Chúng ta cũng có thể thực hành những nghi quỹ ban đầu như cúng dường mười vạn mạn đà la, trì chú Kim cương tát đỏa…

Khi chúng ta bắt đầu quán sát được bản ngã giả tạm – bản ngã mà chúng ta theo thói quen cho rằng tồn tại trong mỗi con người, mỗi sự vật hiện tượng, biểu lộ, chúng ta sẽ thật nhanh chóng nhận ra rằng nó chẳng hề tồn tại. Trước khi gặt hái được nhận thức này, cái “Tôi” trông rất thật, rất cụ thể. Nhưng ngay khi chúng ta bắt đầu kiểm tra thì lại chẳng thấy nó đâu cả. Nó biến mất. Nếu cái “Tôi” thật sự tồn tại thì càng tìm kiếm chúng ta càng phải thấy nó rõ hơn chứ? … Hoặc ít ra phải thấy được nó. Nếu không thể tìm thấy thì làm sao nó tồn tại được? 

ĐIỂM CỐT YẾU THỨ HAI 

Cái “Tôi” hoặc là tồn tại đồng nhất cùng với thân và tâm hoặc tự tồn tại một cách độc lập. Không có một cách thứ ba nào khác để nó có thể tồn tại. Đây là chiếc chìa khóa thứ hai, xác quyết sự tồn tại luận lý của hai khả năng, hoặc là tồn tại cùng với thân tâm hoặc là độc lập. 

Chúng ta hãy xem xét cái “Tôi” độc lập – cái tự nó hình thành mà không phải được tạo ra bởi tâm. Nếu ngã không tồn tại như cách nó xuất hiện thì chúng ta không tin vào nó. Chúng ta có lẽ nghĩ rằng nó đang ở một chỗ nào đó khác – rằng nó sẽ xuất hiện khi chúng ta gặp đạo sư của mình hay nó vẫn đang trôi nổi đâu đó ngoài cửa sổ kia. Nhưng chúng ta cần hiểu rằng không có một cách thứ ba nào cả. Do đó, chúng ta nên thực hành điều cốt tủy thứ hai với nhận thức rằng cái “Tôi” hiển hiện này nếu không đồng nhất hoặc cũng không tách rời khỏi năm uẩn của thân tâm thì không có cách gì nó có tồn tại cả. Tại điểm này, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn cho chúng ta khi muốn hiểu về đặc tính tổng quát của tánh Không. 

ĐIỂM CỐT YẾU THỨ BA 

Chìa khóa thứ ba là xác quyết sự vắng mặt của sự đồng nhất giữa cái “Tôi” và năm uẩn. Một khi chúng ta đã xác quyết mục tiêu của sự bác bỏ bằng cách thiền định về tánh Không và đã thấy được rằng cái “Tôi” không thể tồn tại độc lập khỏi năm uẩn cũng như không thể là một với năm uẩn, chúng ta tiếp theo tập trung xem xét nếu nó tồn tại với một trong năm uẩn này. 

Nếu “Tôi” là một trong năm uẩn thì bởi vì có năm uẩn, phải có năm trạng thái liên tục của cái “Tôi. Còn nếu chỉ có một cái “Tôi” thì năm uẩn không thể là năm mà chỉ một, không thể chia cắt. Chúng ta do vậy, nên xem xét từng uẩn coi nó có phải chính là tự ngã hay không. Chúng ta hỏi: “Có phải tôi và thân tôi là một?”, “Có phải tôi và cảm giác của tôi là một?”, “Có phải tôi và nhận thức phân biệt của tôi là một?” và tiếp tục đặt ra những câu hỏi tương tự như vậy. 

Có nhiều quy trình phân tích khác nhau cho thấy khái niệm bản ngã đồng nhất với một trong các uẩn là không đúng. Tôi sẽ nói ngắn gọn về chúng một chút. Ví dụ, nếu bản ngã là một thực thể thường hằng, tự tồn tại, thì phá hủy nó là điều không thể. Tiếp đến, nếu cái “Tôi” tồn tại trong cùng cơ thể này thì cơ thể này sẽ không chết, giả sử có chết thì xác cũng không bị thiêu cháy vì cái tôi cũng sẽ bị phá hủy theo. Việc này thật vô lý đúng không. 

Cũng như vậy, thân và tâm lý ra sẽ không thay đổi bởi vì đó là bản tánh của ngã trường tồn. Xa hơn thế, nếu cái “Tôi” tồn tại không phân biệt với thân và tâm vậy thì sẽ chỉ có một thực thể tồn tại không phân biệt. Lúc đó, cái tồn tại riêng rẽ “thân tôi”, “tâm tôi” sẽ không còn đúng nữa. 

Do đó, có nhiều cách để làm rõ và và thiền định để đi đến kết luận rằng sự thực và cách mà chúng ta nhận thức sự vật hiện tượng là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta không phải là những thực thể cố định và bất biến. 

ĐIỂM CỐT YẾU THỨ TƯ 

Sau khi đã xác quyết như trên, rằng bản ngã và năm uẩn không phải là một, chúng ta hãy xem xét nếu bản ngã khác và không liên quan gì đến năm uẩn này. Đây là chiếc chìa khóa thứ tư, xác quyết sự vắng mặt của sự khác nhau giữa bản ngã và năm uẩn. 

Ví dụ nếu bạn có một con cừu, một con dê và một con trâu thì bạn có thể thấy được con trâu nếu bỏ đi con cừu và con dê. Tương tự như vậy, nếu cái “Tôi” tồn tại độc lập khỏi thân và tâm, khi chúng ta loại bỏ thân và tâm, chúng ta sẽ còn lại một thực thể thứ ba gọi là “Tôi”. Nhưng khi chúng ta khởi sự tìm kiếm bên ngoài thân, ngoài cảm giác, ngoài ý thức thì lại chẳng thấy cái “Tôi” nào cả. Hàng thế hệ các hành giả du già đã tìm kiếm và thấy rằng chẳng thấy gì cả ngoài năm uẩn. 

Một lần nữa, có nhiều cách để làm rõ khi quán chiếu về các khả năng mà bản ngã tách rời khỏi năm uẩn. Nếu chúng thật sự khác nhau thì sẽ không có liên hệ nào giữa chúng. Ví dụ khi chúng ta nói “Đầu của tôi đau”, từ “của tôi” chiếu đến một cái gì khác chứ ko phải “đầu” (sắc) và “đau” (thọ); nó là một cái gì đó nằm ở chỗ khác. Chính uẩn gây đau, không phải tôi. Nếu bản ngã là một cái gì đó khác, khác hẳn với uẩn thì thật ngớ ngẩn khi nói rằng “Đầu tôi đau”, “Tay tôi đau”… mặc dù cơn đau bằng cách nào đó cũng tác động đến bản ngã. 

Bằng nhiều cách phân tích khác nhau, chúng ta thu hoạch được một điều chắc chắn là bản ngã và năm uẩn không thật sự khác biệt. 

THIỀN TẬP VỀ TÁNH KHÔNG 

Vì bốn chiếc chìa khóa chứa đựng những điểm cốt yếu trong kiến giải của ngài Long Thọ về Trung Đạo, chúng giúp cho thiền định về tánh Không có phần dễ dàng hơn. 

Nếu chúng ta thiền định với bốn chiếc chìa khóa nhằm tìm kiếm bản ngã trong thân này thì từ đầu đến chân và cả trong các uẩn của tâm chúng ta đều sẽ không tìm thấy gì cả. Khi đó, chúng ta ngộ ra được một điều là cái tôi cứng chắc, không lay chuyển chẳng hề tồn tại. Điều này trông giống như tìm kiếm một con bò trên cánh đồng, chúng ta tìm trên đồi, dưới thung lũng, xuyên qua đám cây, mọi nơi có thể. Sau khi tìm kiếm toàn bộ khu vực mà không thấy gì, chúng ta đi đến kết luận rằng con bò không có ở đó. Tương tự như vậy, chúng ta cũng không tìm thấy một cái tôi có tự tánh khi tìm kiếm trong các uẩn của thân tâm. Đây chính là hiểu biết về tánh Không. 

Chúng ta khi đó tập trung vào chỉ một điểm duy nhất là sự vắng mặt của bản ngã mà chúng ta vẫn luôn cho rằng có tồn tại. Mỗi khi sự chắc chắn này yếu hoặc mờ đi, chúng ta lại quay về với thiền phân tích bằng bốn chiếc chìa khóa như đã nói. Khi sự sắc bén quay trở lại chúng ta tập trung vào một điểm duy nhất này. Bằng cách này, chúng ta gặt hái được hai thứ: chắc chắn rằng không có cái tôi nào ngoài kia và kinh nghiệm khách quan làm cách nào nhận thức này đã xuất hiện. Bằng cách giữ hai điều này cùng với nhau và không cho phép tâm đi lang thang, chúng ta sẽ đạt được sự tập trung duy nhất vào một điểm hấp thu cân bằng không gian. Nơi mọi thứ xuất hiện không hai, như nước rót vào nước vậy. 

Chúng ta cũng cần phải học cần phải làm gì khi ra khỏi thiền định – trong giai đoạn hậu thiền định phải thấy mọi thứ như huyễn. Mặc dù mọi thứ xuất hiện như thể nó có tự tánh, nó cũng chỉ là một biểu hiện của tánh Không mà thôi, như các trò ảo thuật vậy. Trạng thái này gọi là định của những huyễn hiện.

Việc thực hành của chúng ta bằng cách này, luân chuyển giữa định hoà tan như không gian và định của huyễn hiện, sẽ giúp chúng ta tránh rơi vào các cực của thường kiến và đoạn kiến. Điều này sẽ kích hoạt một nhân tố kích thích thần kinh (ectasy) và giúp chúng ta kinh nghiệm trạng thái rất thư giãn của tinh thần và thể chất. Việc thiền định lúc này tự nó cất cánh mà không cần nhiều nỗ lực. Một khi chất ectasy này được kích hoạt, năng lực thiền định sẽ tăng lên hàng trăm lần giúp chúng ta xuyên thấu tới trí huệ tánh Không. 

Chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn cho việc thiền định về bốn chiếc chìa khóa này. Sẽ có nhiều khó khăn nhưng đây là cách thiền định mạnh mẽ nhất và lợi lạc nhất để đối phó với mê lầm. Như ngài Thánh Thiên từng nói: “Ngay cả nghi ngờ về căn cứ của tánh Không cũng có thể xé toạc sinh tử luân hồi”. 

Thiền định về tánh Không cũng là cách mạnh mẽ nhất để thanh tịnh nghiệp xấu. Trong thời của đức Thích Ca Mâu Ni, có một vị vua đã giết chính cha mình. Nhưng ông ấy quá sợ hãi về việc mình sẽ bị đày xuống địa ngục nên đã cầu xin đức Phật lời khuyên. Đức Phật dạy nhà vua thiền định về tánh Không. Nhà vua đã toàn tâm thực hành theo phương pháp này và về sau thanh tịnh được nghiệp xấu trong dòng tâm thức của mình. 

Sau khi đức Tsong Khapa – Tông Khách Ba thành tựu giác ngộ, ngài đã viết bài thơ “Xưng Tán Duyên Khởi” trong đó ngài nói rằng mặc dù tất cả lời dạy của đức Phật là lợi lạc và sáng suốt nhưng cái lợi lạc và sáng suốt nhất chính là lời dạy về tánh Không bởi vì chính nhờ thiền định về tánh Không mà chúng sinh hữu tình có thể cắt đứt cội rễ của sinh tử luân hồi và đạt được giải thoát khỏi khổ đau. Trong sự kinh ngạc và hân hoan, đức Tsong Khapa xưng tán nhận thức siêu việt và trí huệ đáng tin cậy của đức Phật như là một triết gia và cũng là một nhà khoa học. 

Khi chúng ta hiểu rằng đức Phật đã thật sự thấu suốt và mô tả bản tánh của hiện tại bằng các lời dạy của ngài về tánh Không, một niềm tin vững chắc sinh khởi bên trong chúng ta. Niềm tin này không phải dựa trên những câu chuyện hay tưởng tượng mà chính dựa vào kinh nghiệm mà mỗi chúng ta đã có thông qua thực hành và quán chiếu. Chúng ta thấy được hiện tại hiện hữu một cách chính xác như đức Phật đã mô tả. Hơn thế nữa, ngài đã tìm ra điều này lâu, rất lâu trước khi có các phương tiện khoa học kỹ thuật như ngày nay. 

Trích từ “NHỮNG GIÁO LÝ TỪ TÂY TẠNG – Hướng dẫn của những Lạt Ma vĩ đại”

Nicholas Ribush biên tập bản tiếng Anh. NXB. Lama Yeshe Wisdom Archive, 2005.

Thanh Danh dịch sang tiếng Việt, 2021.

Tin bài có liên quan

Patrul Rinpoche Là Ai?

Patrul Rinpoche Là Ai?

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Từ Bi Tâm Là Đệ Nhất

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Thực Hành Nhẫn Nhục

Thực Hành Nhẫn Nhục

Load More

Discussion about this post

Gặp Gỡ Trong Đời Một Chữ Duyên

Gặp gỡ trong đời một chữ DUYÊN

GẶP GỠ TRONG ĐỜI MỘT CHỮ DUYÊN Thích Tánh Tuệ Theo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn...

Bát Cơm Hương Tích

Bát Cơm Hương Tích

BÁT CƠM HƯƠNG TÍCH Thích Nguyên Tạng Ban Trai Soạn Trường Hạ Minh Quang năm nay cúng dường cơm nước...

Thông Điệp Đầu Năm 2014 Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thông Điệp Đầu Năm 2014 Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư (8)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (8)

  9- Ngày thứ 9 (Bài thứ 8). - Chiều ngày 24/6 ÂL Hòa thượng Giới Đức đang giảng pháp...

Biết Ơn Những Điều Bình Thường Bé Nhỏ

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài...

Ngủ Dưới Gốc Cây

Ngủ dưới gốc cây

NGỦ DƯỚI GỐC CÂY Huệ Trân Xưa, Đức Thế Tôn dạy các đệ tử: “Chớ ngủ hai đêm, dưới cùng...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 120)

 Các vị đồng học, xin chào mọi người.                Hôm nay các đồng học ở Bắc Kinh đã nêu ra 7...

Lời Thật Mất Lòng – Thượng Tọa Thích Chân Tính

Lời Thật Mất Lòng – Thượng Tọa Thích Chân Tính

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ngày Phật Đản: Bức Thông Điệp Hòa Bình, Tình Thương, Và Sự Lãnh Đạo Có Chánh Niệm (Song Ngữ)

Ngày Phật Đản: Bức Thông Điệp Hòa Bình, Tình Thương, và Sự Lãnh Đạo Có Chánh Niệm (song ngữ)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Tissametteyya (Kinh Xa Lìa Ái Dục)

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

814. Tissa Metteyya, Tôn giả nói như sau: Thế Tôn hãy nói lên, Sự tai hại của người, Đắm say về dâm dục, Sau khi nghe, chúng con Sẽ học tập...

Cầu Trời, Khẩn Phật

Cầu Trời, Khẩn Phật

CẦU TRỜI, KHẨN PHẬTThiện ý Khẩn xin Trời Phật để mãn nguyện những điều mình mong muốn tự nó không có...

Phẩm Định Huệ – Pháp Bảo Đàn Kinh

Phẩm Định Huệ – Pháp Bảo Đàn Kinh

PHẨM ĐỊNH HUỆ(Nói về phápThiền Định và Trí Huệ) PHÁP BẢO ĐÀN KINHMinh Trực Thiền Sư Việt dịch Đại Sư...

Chân Lý Qua Nghĩa Duyên Sinh Mùa Xuân

Chân Lý Qua Nghĩa Duyên Sinh mùa Xuân

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hãy Nói Lời Yêu Thương – Ni Sư Thích Nữ Giới Hương – 15-10-2016

Hãy nói lời yêu thương – Ni Sư Thích Nữ Giới Hương – 15-10-2016

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chép Kinh Vu Lan Để Kiếm Tiền Tiêu Tết

Chép kinh Vu Lan để kiếm tiền tiêu tết

CHÉP KINH VU LAN ĐỂ KIẾM TIỀN TIÊU TẾT *Tuyết Minh   Tôi là một cô gái học trường đại học...

Gặp gỡ trong đời một chữ DUYÊN

Bát Cơm Hương Tích

Thông Điệp Đầu Năm 2014 Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (8)

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

Ngủ dưới gốc cây

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 120)

Lời Thật Mất Lòng – Thượng Tọa Thích Chân Tính

Ngày Phật Đản: Bức Thông Điệp Hòa Bình, Tình Thương, và Sự Lãnh Đạo Có Chánh Niệm (song ngữ)

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Cầu Trời, Khẩn Phật

Phẩm Định Huệ – Pháp Bảo Đàn Kinh

Chân Lý Qua Nghĩa Duyên Sinh mùa Xuân

Hãy nói lời yêu thương – Ni Sư Thích Nữ Giới Hương – 15-10-2016

Chép kinh Vu Lan để kiếm tiền tiêu tết

Tin mới nhận

Hạnh hiếu của Đức Phật

Bàn về luân hồi và số mệnh

Tranh Chấp Chùa Bảo Quang Ở Santa Ana Có Hồi Kết, Bên Thua Phải Trả $18,000 Án Phí

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

Đức Phật dạy thế nào là người đàn ông lý tưởng?

Đắc đạo rồi đức Phật có giáo hóa chúng sinh không?

Bồ tát Thích Quảng Đức: Cuộc đời và lửa từ bi

Tôi đến bên chân Phật vì học được luật nhân quả, là không, là vô thường

Vui trong đau khổ

Lời Phật dạy về cách quý trọng cuộc sống

Ý nghĩa biểu tượng ngày đức Phật Đản Sinh

Xây chùa và xây đạo tràng

Tu tâm dưỡng tánh để không rời vào cuộc đời nghiệt ngã

Vì sao Phật giáo được bầu chọn là tôn giáo tốt nhất trên thế giới?

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

Tu hành như khúc gỗ trôi sông

Phật có bao giờ nói lời khó chịu làm buồn khổ người khác?

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Tin mới nhận

Cá Nhảy Khỏi Lưới Mới Hay

Kinh Vô Lượng Thọ

Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản 2526 Của Hòa Thượng Chánh Thư Ký, Xử Lý Viện Tăng Thống.

Pháp Sư Tinh Vân Giảng Về Những Điều Tâm Đắc Qua Việc Ăn Chay (Thoại Tu Dịch)

Ngài Gyalwang Drukpa Thứ 12 Có Được Gọi Là Pháp Vương?

Giáo Lý Trung Đạo

Các Kinh Nói Về Chánh-Niệm

Đóa Hoa Mùa Hạ

Cậu Bé Và Cây Táo The Boy And The Apple Tree

Ứng Dụng Lý Nhân Duyên Vào Cuộc Sống

Sinh Tử qua Lăng Kính của Người Giác Ngộ

Để Có Một Tương Lai – Chú Giải Về Năm Giới

Giáo Lý Chính Của Đạo Phật

Về giữa thiên nhiên

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

Uzbekistan, con đường tơ lụa đầy huyền thoại

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Ăn Chay Vì Môi Trường

Về Ý Nghĩa của Saṅkhārā (Hành) Trong Đạo Phật

Luận Hiển Dương Thánh Giáo

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

Kinh Tiểu Bộ Tập V (Khuddhaka Nikàya)

Pháp luân công xuyên tạc Kinh Phật, Phật Di Lặc nhằm mục đích gì?

Kinh Bách Dụ: Thầy đau chân nhờ hai đệ tử xoa bóp

Kinh Bách Dụ: Đi thuyền làm rơi chén xuống biển

Chú Giải Kinh Pháp Cú Trọn Bộ 4 Quyển

Bát-nhã tâm kinh diễn giải

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (I)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Các Bản Dịch Của Tỳ Khưu Indacanda

Niệm Hơi Thở Vào – Hơi Thở Ra

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 13)

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Kinh Bách Dụ: Năm trăm cái bánh hoan hỷ

So Sánh Kinh Trung A Hàm Chữ Hán & Kinh Trung Bộ Chữ Pali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Kinh Phật cho người tại gia: Sách cần có cho gia đình Phật tử

Bài Kinh Dài Về Tánh Không

Tin mới nhận

Ý Nghĩa Chính Chư Phật An Lập Tịnh Độ

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 6)

MUỐN CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, TRƯỚC PHẢI KHẮC PHỤC PHIỀN NÃO TẬP KHÍ CỦA MÌNH

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Tổ Bồ Đề với Pháp Môn Niệm Phật Quá Khứ và Hiện Tại

Tịnh Độ Tông Và Pháp Môn Niệm Phật trong Giáo Pháp Của Phật Tổ

Chú Sa Di Niệm Phật Vãng Sanh

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 182)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 15)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 54)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Luận Tỳ Bà Sa

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.