PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đem pháp Phật tô sắc cho đời

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Với mong muốn cống hiến cho Phật pháp và cuộc đời, hai Sư cô Thích nữ Huyền Linh, Thích nữ Tịnh Chúc đã bỏ công cần mẫn biên soạn và cho ra đời quyển Tranh minh họa kinh Vu lan & Báo hiếu, song ngữ Anh-Việt.

Tranh Minh Hoa Vu Lan Bao HieuMột trang trong quyển Tranh minh họa kinh Vu lan & Báo hiếu

Vẽ những trang kinh

Kinh Vu lan là bản kinh dạy con người về ân nghĩa song thân, phương pháp báo hiếu và nhân quả tất yếu bằng những câu chuyện như Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ. Bắt nguồn từ câu chuyện đó, thông qua các bức tranh minh họa trong quyển Tranh minh họa kinh Vu lan & Báo hiếu, hai tác giả là Sư cô Huyền Linh và Tịnh Chúc đã giúp người xem dễ hình dung về lời Phật dạy về việc đền đáp công cha nghĩa mẹ, hiểu luật nhân quả hiện hữu trong cuộc đời, khuyên răn con cái hiếu thảo với cha mẹ, giữ trọn đạo làm con.

Tấm lòng đáng quý của hai Sư cô thể hiện ở mong muốn đem tất cả kiến thức, sự hiểu biết của bản thân để làm gì đó có ích cho Phật pháp, cho đời. Đi cùng với phương tiện hoằng pháp là mong muốn thành quả mình tạo ra có thể góp phần đem lại lợi ích cho nhân sinh, giáo dục thế hệ trẻ hiểu được “chữ hiếu” trong cuộc đời để hình thành một nhân cách cao đẹp.

Tranh ở đây không đơn giản là hình ảnh minh họa, mà thông qua tranh chúng ta có thể thấy được những câu chuyện, những bài học về đạo hiếu làm con. Hiểu được công ơn lớn lao tựa trời biển của đấng sinh thành, người làm con phải có bổn phận làm tròn chữ hiếu, báo đáp công ơn cha mẹ dưỡng dục.

Mỗi bức tranh minh họa do hai Sư cô thực hiện đều thể hiện được ý nghĩa lớn lao như hình ảnh người mẹ mang thai con chín tháng mười ngày đầy vất vả, gian lao; hình ảnh người cha nhọc nhằn lao động để nuôi con khôn lớn. Những thông điệp về giáo dục, gieo hạt giống thiện lành cho các em nhỏ, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc, hướng các em đến chân-thiện-mỹ được tác giả chuyển tải nhẹ nhàng, nhưng sâu lắng.

Sư cô Huyền Linh cho biết: “Quyển Tranh minh họa kinh Vu lan & Báo hiếu ra đời với mong muốn được phổ biến rộng rãi đến mọi người, đặc biệt giúp người trẻ hiểu sâu sắc hơn về tinh thần hiếu đạo trong nhà Phật, đồng thời trải nghiệm giáo pháp và thực hành lời dạy của Đức Phật để có được pháp lạc ngay trong đời sống hiện tại. Thế hệ trẻ ngày nay thường chạy theo những cuộc vui mà bỏ quên gia đình, bỏ quên bổn phận, trách nhiệm của người làm con đối với cha mẹ. Lời Phật dạy trong quyển kinh sẽ giúp mọi người hiểu được sự hy sinh to lớn của cha mẹ dành cho con cái, hiểu được thế nào là chữ hiếu”.

Chính vì ý niệm đó, mà khi thực hiện quyển Tranh minh họa kinh Vu lan & Báo hiếu này, Sư cô Huyền Linh và Sư cô Tịnh Chúc chỉ có một ước mơ: “Mơ một ngày nào đó quyển sách này sẽ được đến tay tất cả các trẻ em, các trường học ở trong nước và ngoài nước để các em thực hiện sự hiếu đạo với cha mẹ và người thân của mình, thực hiện lời dạy của Đức Phật, cố gắng học thật giỏi để sau này báo đáp công ơn của đấng sinh thành”.

Sc.tn Tịnh Chúc Và Sc.tn Huyền LinhSC.TN Tịnh Chúc và SC.TN Huyền Linh (bên trái) với Tranh minh họa kinh Vu lan & Báo hiếu

Với suy nghĩ rằng việc in quyển kinh này sẽ đem theo lời Phật dạy tới với mọi người ở khắp mọi nơi, hai Sư cô đã cố gắng rất nhiều. Bao nhiêu tịnh tài Phật tử cúng dường, hai Sư cô đều ưu tiên dùng cho việc in ấn. Sư cô Huyền Linh chia sẻ: “Bản thân mình và Sư cô Tịnh Chúc đã phải cố gắng tiết kiệm để có một phần kinh phí để in ấn quyển Tranh minh họa kinh Vu lan & Báo hiếu này. Đôi lúc khó khăn, hai chị em phải uống bột sắn dây trong hai tuần và áp dụng phương pháp ‘gạo lứt muối mè’ để một phần thanh lọc cơ thể, phần khác trang trải chi phí”. Vì mong muốn quyển kinh có thể ra đời sớm và đến tay các Phật tử nên dù kinh phí có eo hẹp, hai Sư cô vẫn cho in trước 10.000 bản, đồng thời cố gắng kêu gọi lòng phát tâm của quý vị Phật tử để hoàn trả số tiền nợ 100 triệu còn lại cho nhà in.

Số quyển Tranh minh họa kinh Vu lan & Báo hiếu nào vừa được “ra lò”, hai sư cô liền gửi đến cúng dường các đạo tràng có tổ chức khóa tu cho thiếu nhi ở trong, ngoài nước và trao tặng cho các em nhỏ ở Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM, các em thiếu nhi ở các vùng nông thôn. Quyển kinh trao đi, gói trọn trong đó là tấm lòng, là tình thương của người đệ tử Đức Phật, muốn lan tỏa cái đẹp đến mọi ngóc ngách của cuộc đời. 

 

Hướng đến điều thiện lành

Với mong muốn cống hiến đời mình cho Phật pháp, hai vị Sư cô luôn cố gắng từng ngày để đem lời Phật dạy truyền tải đến cho quần chúng một cách dễ hiểu và gần gũi hơn. Và chính sự hoan hỷ của quý Phật tử khi đón nhận quyển Tranh minh họa kinh Vu lan & Báo hiếu, là động lực lớn nhất để hai Sư cô tiếp tục với công việc đầy ý nghĩa của mình.

Sư cô Tịnh Chúc bộc bạch: “Ban đầu khi thực hiện biên soạn và vẽ tranh minh họa cho kinh Phật, có nhiều người tán thán nhưng cũng có nhiều ý kiến phản đối. Nhưng giờ đây, sau khi ra đời, quyển Tranh minh họa kinh Vu lan & Báo hiếu, với nhiều ưu điểm lẫn khuyết điểm, đã nhận được sự ủng hộ và niềm hoan hỷ của không ít Phật tử trong nước và cả ngoài nước. Chia sẻ với chúng tôi, một nhóm đồng bào Phật giáo ở Mỹ đã ngỏ ý muốn xin ấn tống quyển tranh này. Đây là niềm hoan hỷ vô lượng đối với hai chị em khi đứa con tinh thần của mình nhận được sự ủng hộ của mọi người”.


Tranh Minh Hoa Vu Lan Bao Hieu 2“Và đối với người con Phật, có lẽ không gì quý giá bằng sẻ chia Chánh pháp, làm lan tỏa lời hay, ý đẹp…”

Từ những hoa trái thơm thảo thu được với việc thực hiện quyển Tranh minh họa kinh Vu lan & Báo hiếu, quý Sư cô lại có thêm động lực và bắt tay vào tiếp tục biên soạn và vẽ ảnh minh họa cho phẩm Phổ môn của kinh Pháp hoa. “Tác phẩm này đang trong giai đoạn hoàn tất và sẽ sớm được xuất bản. Bên cạnh đó, quyển kinh Thương yêu và quyển kinh Phước đức bản dịch của Sư ông Làng Mai cũng đang được hai Sư cô biên soạn, vẽ tranh, chuyển ngữ và hứa hẹn sẽ xuất bản, chia sẻ trong thời gian sớm nhất đến các vị Phật tử”, tâm sự về những kế hoạch sắp tới, ánh mắt hai Sư cô ánh lên niềm hạnh phúc rạng ngời.

Một trong những điều đem đến hạnh phúc cho cuộc sống là sự cho đi. Và đối với người con Phật, có lẽ không gì quý giá bằng sẻ chia Chánh pháp, làm lan tỏa lời hay, ý đẹp, hướng con người đến với những giá trị nhân văn. Đó cũng là ý niệm của hai Sư cô Huyền Linh và Tịnh Chúc khi chọn cho mình phương cách chuyển tải lời dạy của Đức Phật bằng việc vẽ tranh minh họa cho những câu kinh.
Lan Anh | Giác Ngộ

Tin bài có liên quan

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Giác Minh Luật chia sẻ pháp thoại “Trăng Thầm Lặng”

Sống Để Yêu Thương

Sống Ảo

Sống Ảo

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Sa Di Bom

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Ra Mắt Sách Mới “Khổ Răng Mà Khổ Rứa” Của Sư Giác Minh Luật

Quán Không (Một Câu Chuyện Về Quán “Không”)

Phương Pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học

Phương pháp thực hành chánh niệm trong lớp học

Load More

Discussion about this post

Mai Vàng Và Áo Nâu

Mai vàng và áo nâu

MAI VÀNG VÀ ÁO NÂU TN Huệ Trân   Kéo chiếc mũ len kín xuống khỏi vành tai, kiểm soát...

Luận Thành Duy Thức

Luận Thành Duy Thức

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Quy Y Tam Bảo

Ý NGHĨA QUY Y TAM BẢO Barbara O'Brien Tâm An dịch Trở thành một Phật tử là trở về nương...

Sống Viễn Ly

Sống viễn ly

Aṅguttara NikāyaX. Phẩm Hạt Muối92. SỐNG VIỄN LY —Có ba hạnh viễn ly này được các du sĩ ngoại đạo...

Công Án Thiền Và Vấn Đề Nhận Thức

CÔNG ÁN THIỀN VÀ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC Thích Đức Thắng Khi chúng tôi đặt vấn đề này, chúng tôi...

Ngàn Cánh Sen Xanh Biếc (Thay Lời Kết)

Ngàn cánh sen xanh biếc (thay lời kết)

Tôi người thầy thuốc, học cái học khoa học thực nghiệm, khoa học ứng dụng, ráng tìm kiếm những phương...

Văn Hóa Phật Giáo Phong Phú Và Hòa Nhập

Văn hóa Phật giáo phong phú và hòa nhập

VĂN HÓA PHẬT GIÁO PHONG PHÚ VÀ HÒA NHẬP(Budaya Buddhis yang Multikultur dan Inklusif)Tác giả: Cư sĩ Sasanasena HansenThích Vân...

Tùy Duyên Trong Bất Biến

Tùy duyên trong bất biến

có những buổi lễ người ngồi ra cả ngoài lòng đường. Phật tử đến chùa để cúng bái, cầu nguyện...

Chuyến Từ Thiện Hà Tĩnh (Thanh Tuyền)

Chuyến Từ Thiện Hà Tĩnh (Thanh Tuyền)

CHUYẾN TỪ THIỆN HÀ TĨNHThanh Tuyền Sau một đêm không ngủ trên xe “đầy giường ngủ “ vì quá đông...

Bộ Chú Giải Kinh Pháp Cú: Trọn Bộ 4 Quyển

Bộ Chú Giải Kinh Pháp Cú: Trọn Bộ 4 Quyển

BỘ CHÚ GIẢI KINH PHÁP CÚ: trọn bộ 4 quyển Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật...

Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm

Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Gặp Gỡ Và Thảo Luận Với Đoàn Phật Tử Việt Nam – Ngày Thứ Nhì

Thekchen Choeling, Dharamsala, ngày 25 tháng 9 năm 2012 - Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa vào...

Người Đẹp Tuyệt Trần

Người đẹp tuyệt trần

Trong Luật Di-sa-tắc, có câu chuyện nói về một kỹ nữ rất xinh đẹp, trải qua bao đau thương và...

Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành

Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành

TỨ DIỆU ĐẾ, 3 CHUYỂN 12 HÀNH Thích Nữ Hằng Như   NGUỒN GỐC Ni sư Thích Nữ Hằng Như...

Giáo Dục Phật Giáo Và Vấn Đề Giáo Dục Tăng Ni Tại Tỉnh Đồng Nai – Thích Nhật Quang

Giáo Dục Phật Giáo Và Vấn Đề Giáo Dục Tăng Ni Tại Tỉnh Đồng NaiThích Nhật Quang Nói đến giáo...

Mai vàng và áo nâu

Luận Thành Duy Thức

Quy Y Tam Bảo

Sống viễn ly

Công Án Thiền Và Vấn Đề Nhận Thức

Ngàn cánh sen xanh biếc (thay lời kết)

Văn hóa Phật giáo phong phú và hòa nhập

Tùy duyên trong bất biến

Chuyến Từ Thiện Hà Tĩnh (Thanh Tuyền)

Bộ Chú Giải Kinh Pháp Cú: Trọn Bộ 4 Quyển

Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm

Đức Đạt Lai Lạt Ma Gặp Gỡ Và Thảo Luận Với Đoàn Phật Tử Việt Nam – Ngày Thứ Nhì

Người đẹp tuyệt trần

Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành

Giáo Dục Phật Giáo Và Vấn Đề Giáo Dục Tăng Ni Tại Tỉnh Đồng Nai – Thích Nhật Quang

Tin mới nhận

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Trước Phật Thích Ca, bạc vàng chức trọng cũng chỉ là hư vô

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Phật pháp nhiệm mầu

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Điều đặc biệt nhất của Đức Như Lai

Phú Khánh Tự – Điểm Hẹn Của Những Tấm Lòng

Tôi vẽ Phật

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Phật dạy: Muốn phát tài hãy tránh sáu nghiệp gây tổn tài

Người giải thoát như bánh xe quay tròn đều, thông suốt

Đức Phật – Nhà đại giáo dục

Phật dạy về phái yếu

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Suy ngẫm lời Phật dạy nhân chuyện Phật tắm cho Tỳ kheo bệnh nặng

Câu chuyện cái bè qua sông

Trí viên giác chiếu soi vô minh

Dạy con như Đức Phật: 5 nguyên tắc vàng tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Tin mới nhận

Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giải Diễn Nghĩa

Thực Hành Không Khoa Trương

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 7

Đạo Phật Và Giáo Dục – Tác Giả: Ed Halliwell – Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Phật dạy: Không thể đánh giá con người qua vẻ bề ngoài

Lên Núi Bảo Đài

Lịch sử văn minh Ấn Độ

Nhớ Mùa Phật Đản

Mùa xuân của hiện tại

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Phật Nói Kinh Công Đức Của Tam Quy, Ngũ Giới, Từ Tâm Và Yểm Ly

Quên Và Nhớ

Pháp Ngữ Của Hòa Thượng Tịnh Không

Buddha’s Teachings

Ni Sư Sensei Myokei Caine – Barrett

Vài Vấn Đề Về Phật Giáo & Nhân Sinh

Vận Dụng Phật Pháp Nguyên Cứu Phật Pháp

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 19)

Nhớ Ôn.

Biển Lớn Không Dung Chứa Tử Thi

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Kinh Bách Dụ: Người nuôi dê

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566

Cho tôi bát nước

Thủ Lăng Nghiêm Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

Không Giải Đoán Điềm Lành Điềm Dữ (Trích Tiểu Phẩm, Tạng Luật)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

Kinh Phật là gì?

PHẬT NÓI KINH DIÊN /DUYÊN MỆNH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT

Niềm Tin Và Kinh Kalama

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người

Dẫn Luận Kinh Tạp A-hàm

Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 101)

Người Phật tử đọc kinh Phật phải chân thành và cung kính

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 62)

Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 20)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 111)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 131)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 54)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 39)

Cáo Phó

Tịnh Tông Nhập Môn – Pháp Sư Tịnh Không

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 29)

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Tăng Thân Làng Mai Kính Viếng Giác Linh Đại Lão Ht.thích Trí Tịnh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.