PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đất Nước Nhìn Từ Đỉnh Cao Yên Tử – Dương Trung Quốc

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter


ĐẤT NƯỚC NHÌN TỪ ĐỈNH CAO YÊN TỬ
Dương Trung Quốc

Hà Nội những ngày cuối năm, nắng đẹp lung linh một màu trầm tích. Đó là dịp kỷ niệm 700 năm ngày vua Trần Nhân Tông nhập diệt. Một dịp để nhìn lại đất nước từ đỉnh cao Yên Tử.

Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của vương triều Trần. Ông lên ngôi lúc mới 20 tuổi (Mậu Dần 1278). Hai mươi năm trưởng thành trong sự giáo dưỡng của vua cha là Trần Thánh Tông, người được lên ngai vàng sau khi vị vua đầu triều cũng là người lãnh đạo cao nhất của cuộc kháng chiến rút lên làm Thái thượng hoàng, đến lượt Trần Thánh Tông theo cách của tiên đế cũng trao ngai vàng cho con mình là Trần Nhân Tông kế vị. 

Người trẻ sớm được trao quyền lực nhưng vẫn được người tiền nhiệm trong cương vị thượng hoàng kèm cặp đào luyện. Nó cho thấy cả một tầm nhận thức của triều đại nhà Trần dù đã làm nên chiến công hiển hách đánh bại đạo quân xâm lược hùng mạnh của đế quốc Nguyên – Mông trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1228) những vẫn cảnh giác và dự phòng một trận chiến tranh xâm lược thứ hai (1285) và trên thực tế là cả cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ ba (1288).

Chính nhờ vậy, sau khi lên ngôi được ngót thập kỷ, sau bao nhiêu ứng xử khôn ngoan và bền bỉ trên mặt trận ngoại giao, và chuẩn bị thực lực phòng thủ quốc gia mà lịch sử đã ghi nhận các sự kiện như Hội nghị Bình Than bàn kế sách giữ nước, hay tập trận thuỷ ở Đông Bộ Đầu, Trần Nhân Tông và triều đại cùng nhân dân Đại Việt của mình liên tiếp chỉ cách nhau 3 năm đánh thắng 2 cuộc chiến tranh “tổng lực” của Nguyên – Mông lúc này đã thống trị toàn Trung Hoa. 

Khi đó vị nguyên thủ quốc gia mới ở độ tuổi 27-30. Cần nhắc thêm khi đánh trận đầu (1258) Trần Quốc Tuấn mới 30 tuổi. (Và đánh thắng trận cuối gắn liền với chiến công Bạch Đằng lừng lẫy người anh hùng được dân phong Thánh vừa tròn tuổi 60).

Một bức tranh tổng thể của ba mươi năm chống giực Nguyên-Mông cũng là 30 năm đầu đời để Trần Nhân Tông bước vào tuổi “tam thập nhi lập” đã đủ lòng tự tin đưa ra một lời tuyên ngôn về thế nước của một thời đại được gọi là “hào khí Đông A”:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/Sơn hà thiên cổ điện kim âu” (Xã tắc hai phen phiền ngựa đá/Non sông ngàn thưở vững âu vàng)

Nhưng thực ra nếu chỉ làm con tính cộng lại thì thời gian chiến trận diễn ra trên đất nước 3 lần giặc tràn qua mỗi lần cũng chỉ là vài tháng. Chiến tranh bao giờ cũng chỉ là những khoảnh khắc của lịch sử. 

Còn diện mạo lịch sử quan trọng hơn chính là đời sống của một dân tộc tạo nên những giá trị về đạo lý trong đời sống lao động và trong công cuộc trị nước mà kết cục chiến tranh chỉ là tấm gương phản ảnh sức mạnh của dân tộc và thời đại ấy vào những thời điểm khắc nghiệt nhất mà thôi. 

Đất nước luôn mang sức sống của tuổi trẻ nhưng lại có kinh nghiệm của những con người đã từng trẻ.
 

Vai trò của cá nhân hay của một triều đại đối với lịch sử cũng được đời sau soi xét từ đây. Người đọc sử rồi viết sử thời Trần, nhất là vơi hai niên hiệu Thiệu Bảo (1279-1284) và Trùng Hưng (1285-1293) thường nói nhiều đến sự khoan nhường với dân sự khoan hoà đối với cái thiên hạ, sự khoan dung đối với kẻ đối nghịch, sự khoan giản an lạc của xã hội v.v… 

Bức tranh ấy hợp với tinh thần từ bi hỉ xả của đạo Phật lúc này cũng như thời Lý vẫn chiếm vị thế thượng tôn và chính Trần Nhân Tông cũng là một vị Phật hoàng hiểu theo cả nghĩa Đời là Vua, và Đạo là người khai sáng một Phật phái Thiền Việt, làm nên một đỉnh cao Yên Tử vòi vọi trong dòng lịch sử Việt.

Sau ngày thắng giặc Nguyên Mông, trước khi rời bỏ ngai vàng rồi toàn tâm cho việc tu hành, với tầm nhìn xa trông rộng, để củng cố cho xã tắc “vững âu vàng”, Trần Nhân Tông còn đưa tầm nhìn khắp để vừa cảnh giác với phương Bắc vừa định vị cho con đường phát triển về phương Nam. Cầm quân đánh dẹp tiêu trừ những nguồn bất ổn hay gả Nàng Huyền Trân cho Vua Chiêm cũng chỉ vì muốn gây nền thịnh trị lâu dài cho Đại Việt…

Ngô Thời Nhậm sau này khi bình về việc Trần Nhân Tông, cũng theo gương các vị vua cha lên núi Yên Tử, đương nhiên Ngài lo việc tu cho Thiền phái Trúc Lâm mà ngài là Đệ nhất tổ nhưng vẫn còn một gánh nặng đời trần canh cánh đó là: 

“Ta biết rằng đức Ngài lúc bấy giờ biết xem thiên hạ là công, trong nước vô sự, nhưng ở phía Bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, chưa được an tâm. Cái ý ấy không tiện nói rõ, sợ người ta dao động. Cho nên, nhằm được ngon Yên Tử là núi cao nhất, phía đông nhìn về Yên Quảng, phía Bắc liếc sang tỉnh Lạng, dựng nên ngôi chùa, thời thường dạo chơi , để xem động tĩnh, cốt đề ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm, thật là một vị Vô lượng Lực Đại thế chí Bồ tát”. 

Mùa xuân nay nhìn lại mùa xuân xưa, thấy những con người khổng lồ trong lịch sử thường là những con người được đào luyện và làm nên những sự nghiệp lớn khi tuổi còn rất trẻ – như Trần Nhân Tông là một biểu tượng. 

Bởi lẽ ai rồi cũng già nhưng biết cách nuôi dưỡng truyền trao như các nhà lãnh đạo thời Trần thì đất nước luôn mang sức sống của tuổi trẻ nhưng lại có kinh nghiệm của những con người đã từng trẻ. Đó chính là sức trẻ trung của một dân tộc ở thời đỉnh cao thịnh trị như như nhà Trần mà muôn đời dân tộc ta mơ ước.
 
Dương Trung Quốc 
(Tiền Phong)
 
 
 
 
 

01-26-2008 09:23:13

Tin bài có liên quan

Kế Lâu Dài – Minh Triết Trần Nhân Tông – Thích Thanh Thắng

Bức Tranh Triệu Đô Tác Giả Là Người Việt Nam?

Bức Tranh Triệu Đô Tác Giả Là Người Việt Nam?

Vua Trần Nhân Tông Và Tinh Thần “Bụt Ở Trong Nhà” – Ht. Thích Hải Ấn

Vị Sư Tổ Của Thiền Phái Trúc Lâm – Yên Khương

Vì Sao Vua Trần Nhân Tông Về Yên Tử Tu Hành – Nguyễn Trần Trương

Vai Trò Của Trần Nhân Tông Và Hòa Giài – Bbc

Vai Trò Của Trần Nhân Tông Và Hòa Giài – Bbc

Truyền Thuyết Về Trần Nhân Tông – Tạp Chí Thăng Long

Trao Đổi Với Tác Giả Bài Viết “Suy Nghĩ Về Một Đoạn Dịch Ngắn Trong Dịch Phẩm “Hữu Cú Vô Cú” Của Dịch Giả Viên Như” – Viên Như

Trần Nhân Tông Vị Hoàng Đế, Thiền Sư, Thi Sĩ – Nguyễn Hữu Sơn

Trần Nhân Tông Vị Anh Hùng Dân Tộc Khai Sáng Tư Tưởng Phật Giáo Việt Nam – Trần Lưu

Load More

Discussion about this post

Quy Tắc An Cư Và Điều Hành Trường Hạ

Quy tắc an cư và điều hành trường hạ

QUY TẮC AN CƯ VÀ ĐIỀU HÀNH TRƯỜNG HẠ Thích Đạt Ma Phổ Giác   Đến mùa an cư, chư...

Hiệu Dụng Của Việc Niệm Phật

Hiệu dụng của việc niệm Phật

Phương pháp tu tập trong Phật pháp có rất nhiều, có đến tám mươi tư nghìn pháp môn, vô lượng...

Như Vậy

Như vậy

NHƯ VẬY Nguyễn Thế Đăng Kinh Pháp Hoa nói: “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất mà Phật thành tựu,...

Nói Chuyện Thiền Định

Nói Chuyện Thiền Định

NÓI CHUYỆN THIỀN ĐỊNH Nhưng quý vị có hiểu thiền định là gì không? Philippe Cornu Hoang Phong chuyển ngữ...

Lời Khuyên Từ Một Bà Mẹ Phật Giáo: Năm Bài Học Để Dạy Con Gái Của Chúng Ta

Lời khuyên từ một bà mẹ Phật giáo: năm bài học để dạy con gái của chúng ta

LỜI KHUYÊN TỪ MỘT BÀ MẸ PHẬT GIÁO: NĂM BÀI HỌC ĐỂ DẠY CON GÁI CỦA CHÚNG TA  Kelly Battese...

Được Gặp Đức Phật

Được gặp Đức Phật

Sự tu học của mỗi người, phải để ý, quán sát từng cử chỉ hành vi của mình. Ngay khi...

Tiêu Giải Nghiệp Chướng Theo Lời Phật Dạy

Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

Chúng ta hay nói về nghiệp lực nhưng không phải ai cũng biết cách làm cách nào để trả nghiệp....

An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả – Quyển Thượng

An Sĩ Toàn Thư – Khuyên người tin sâu nhân quả – Quyển thượng

AN SĨ TOÀN THƯ KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ Nguyên tác: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa – Quyển Thượng Chu An...

Bi Kịch Eudipe Làm Vua Qua Nhân Quả Nghiệp Báo

Bi Kịch Eudipe Làm Vua Qua Nhân Quả Nghiệp Báo

BI KỊCH EUDIPE LÀM VUAQUA NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO (1) THÍCH THIỆN HƯNG Viết hơn 120 vở kịch, 20 lần đoạt...

Tìm Thầy Tu Thiền Ở Đâu?

Tìm Thầy Tu Thiền Ở Đâu?

TÌM THẦY TU THIỀN Ở ĐÂU? Đào Văn Bình             Vào cuối Thế Kỷ XX sau khi cuộc Chiến Tranh...

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC LƯỢC GIẢI Hậu Hán Sa Môn An Thế Cao dịch - Minh Ngẫu Ích Thích...

Thế Nào Là Tu Tâm Và Tu Tướng?

Thế nào là tu tâm và tu tướng?

THẾ NÀO LÀ TU TÂM VÀ TU TƯỚNG?THÍCH NỮ HẰNG NHƯ   Sống ở đời người ta hay xem trọng...

Lễ Tang Trong Thiền

LỄ TANG TRONG THIỀNSa-môn Giác Nhường thấy và viết Khi Trưởng lão HT.Thích Giác Dũng còn sinh tiền, ngài thường...

Muốn Cuộc Sống Viên Mãn, Phật Khuyên Bỏ Những Điều Này: Sát Sinh, Bất Hiếu

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người thì nhất định sẽ có...

Thói Quen Ân Cần

Thói Quen Ân Cần

Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân...

Quy tắc an cư và điều hành trường hạ

Hiệu dụng của việc niệm Phật

Như vậy

Nói Chuyện Thiền Định

Lời khuyên từ một bà mẹ Phật giáo: năm bài học để dạy con gái của chúng ta

Được gặp Đức Phật

Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

An Sĩ Toàn Thư – Khuyên người tin sâu nhân quả – Quyển thượng

Bi Kịch Eudipe Làm Vua Qua Nhân Quả Nghiệp Báo

Tìm Thầy Tu Thiền Ở Đâu?

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Thế nào là tu tâm và tu tướng?

Lễ Tang Trong Thiền

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Thói Quen Ân Cần

Tin mới nhận

Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức

Sự vĩ đại của vị thầy có một không hai ở đời

Đức Phật có để tóc hay không, tướng nhục kế là gì?

Học Phật tâm Phật

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

7 việc Phật dạy không đáng “hy sinh” trong đời

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (I)

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Kinh Kiến Chánh

Phật dạy: Tham đắm danh lợi là căn bệnh khó chữa

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Vận mệnh trong lòng bàn tay

Tôi đến bên chân Phật vì học được luật nhân quả, là không, là vô thường

Học theo gương hạnh Đức Phật

Đức Phật là bậc Vô thượng Y vương

Phật ở đâu?

Nhân quả không cố định

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Tin mới nhận

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Ham muốn ngủ nghỉ

Tài Sản Của Người Con Phật Theo Quan Điểm Phật Giáo

Bức thông điệp muôn đời cho thế gian

Lời Phật dạy về cuộc sống con người

Đôi Điều Trăn Trở Về Ni Trẻ Và Giáo Dục Phật Giáo Trong Thời Đại Mới – Thích Nữ Huệ Hương

Vài Nét Sơ Quát Về “Ưng Vô Sở Trụ” Nơi Kinh Kim Cang Qua Duy Thức Học

Có một người

Đừng phủ nhận trách nhiệm biến đổi khí hậu

Hòa thượng Giới Đức: người học Phật có thể hiểu sai và tu sai Tứ Diệu Đế

Năm tỉnh thức

Dự Cảm Về Ngũ Tịnh Nhục, Loại Thịt Không Mạng Căn

Phật nói kinh Phạm Võng 62 tà kiến

Khi Chết Ta Đem Theo Được Gì …?

An lạc và bất an

Tam Qui Ngũ Giới – Tt. Thích Chơn Tính

Thiên thu trong khoảnh khắc

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Lược Khảo ‘Xưng Tôn’ Tỳ Kheo Nguyên Các

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (5)

Tin mới nhận

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa

Kinh Kim Cang Giảng Giải – Đoạn 18 – Nhất Thể Đồng Quán

Kinh Bách Dụ: Giết cả đàn trâu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Kinh Bách Dụ: Móc mắt của vị tiên chứng ngũ thông

Không Giải Đoán Điềm Lành Điềm Dữ (Trích Tiểu Phẩm, Tạng Luật)

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Bát Nhã Tâm Kinh

Kinh Bách Dụ: Vì hai vợ nên mù đôi mắt

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 47)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 43)

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Chú Giải Kinh Đại Duyên

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 03)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

Kinh Bách Dụ: Bà lão bắt gấu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Vài Vấn Đề Về Văn Bản Kinh A-Di-Đà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 127)

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 3)

Lời Giáo Huấn Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 2)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 3)

Giáo Pháp Của Đức Phật Di Đà Trong Thế Giới Hiện Đại

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 24)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 34)

Chuyển hóa cuộc đời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.