PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Cuộc Đời Nữ Hành Giả Jetsun Jampa Chökyi

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

CUỘC ĐỜI NỮ HÀNH GIẢ JETSUN JAMPA CHÖKYI

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

Jetsun Jampa ChökyiBà Jetsun Jampa Chokyi sinh vào ngày 30 tháng 12 năm Thủy Tuất (1922). Cha Bà, Sonam Tobgyal, xuất thân từ gia đình Do-Gon và là hậu duệ của Vua Trisong Deutsen. Mẹ Bà, Dekyi Nordzom, về phía cha – Rinpong Desid, thuộc về Zanri Sarpa, gia đình hay bộ tộc thứ sáu của Tây Tạng.

Sự giáo dục của Bà Jetsun Jampa Chokyi được giao cho nhiều thầy giáo thọ; nhưng từ rất sớm, Bà đặc biệt yêu thích thiền định và thực hành tâm linh và mọi người đều yêu mến Bà bởi lòng từ và bi. Lên bảy tuổi, Bà gặp vị thầy đầu tiên, Drakshung Rinpoche, và thọ nhận từ Ngài những chỉ dẫn về luyện tâm và thực hành sơ khởi. Lên tám tuổi, Bà gia nhập Ni viện Samten Yangtse ở Nyemo và rất được ngưỡng mộ vì sự xả ly và thực hành thiền định. Bất cứ khi nào Bà thấy chúng sinh khác đau khổ, dù là con người hay động vật, Bà làm mọi điều có thể để xoa dịu rắc rối của họ. Bà bảo vệ động vật khỏi bị làm hại hay giết mổ và thường xuyên trao tặng đồ ăn, y phục và nơi ở cho những người gặp khó khăn. Bà thường vét cạn kho ngũ cốc để cung cấp cho người nghèo.

Bởi địa vị xã hội cao, cha mẹ Bà thường xuyên phải viếng thăm các tỉnh phía Nam và Đông của Tây Tạng và thời trẻ, Bà Jetsun Jampa Chokyi thường đi cùng. Nhờ những chuyến đi này, Bà có dịp gặp gỡ, và học hỏi với, nhiều đạo sư vĩ đại. Trước khi qua đời, Drakshung Rinpoche bảo đệ tử trẻ của Ngài rằng Bà ấy sẽ sớm gặp được Bổn Sư, vị mà Bà có kết nối nhiều đời. Và như thế, vào năm 1936, mười bốn tuổi, Bà Jetsun Jampa Chokyi đi hành hương đến các thánh địa ở phía Nam Tây Tạng. Khi đến Samye Chimpu, từ một trong những Khenpo của Tu viện Dzogchen (người sau này trở thành cha của vị Dzogchen Rinpoche thứ sáu), Bà biết được rằng sự trao truyền toàn bộ giáo lý của Đức Phật (Kangyur) sắp được ban bởi một đạo sư vô cùng lỗi lạc tên là Kangyur Rinpoche[1]. Vị Khenpo hết mực khuyên Bà tham dự và thọ nhận trao truyền này, điều hiếm có và quý báu. Khi nghe được danh hiệu của Kangyur Rinpoche, tâm Bà ngập tràn niềm hoan hỷ và Bà lập tức biết rằng Bà phải gặp Ngài bằng mọi giá. Vì thế, Bà cử vài thị giả và một trong những vị Ni về nhà để thu thập đủ nhu yếu phẩm cho họ trong suốt lễ trao truyền.

Theo lời khuyên của Khenpo và để chuẩn bị cho những trao truyền này, Bà Jetsun Jampa Chokyi hoàn thành các thực hành sơ khởi và thiền định về nghi quỹ Đạo Sư gọi là Đại Dương Ngọc Báu (Norbu Gyatso) theo truyền thống của Padma Lingpa. Trong lúc thực hành, ở địa điểm linh thiêng của Đạo Sư Liên Hoa Sinh, Bà trải qua nhiều dấu hiệu vô cùng cát tường. Đêm nọ, Bà nằm mơ thấy rằng Đạo Sư Liên Hoa Sinh, vị Tôn chính yếu trong nghi quỹ Đại Dương Ngọc Báu, biến thành một đạo sư vô cùng ấn tượng và quyền uy. Khi thức giấc, Bà có cảm giác mạnh mẽ rằng Bà đã gặp vị thầy này nhiều lần, mặc dù Bà không thể nói là khi nào.

Sau đấy, khi Bà thấy Kangyur Rinpoche đến Samye Chimpu, Bà nhận ra rằng Ngài chính là đạo sư mà Bà thấy trong giấc mơ. Bà cảm thấy rằng Bà đã biết Kangyur Rinpoche trong nhiều đời. Bà được Ngài cho phép tham dự trao truyền Kangyur và trong thời gian ấy, Bà đã nhận nhiều quán đỉnh quan trọng khác. Năm 1938, Bà Jetsun Jampa Chokyi thọ giới Sa Di Ni và theo hướng dẫn của Kangyur Rinpoche, Bà tham gia vào các thực hành thiền định cao cấp tại nhiều thánh địa. Cũng trong thời gian ấy và trong khoảng thời gian nhiều năm, Bà tiếp tục nghiên cứu với các vị giáo thọ riêng, trở nên cực kỳ tinh thông về thi ca, âm nhạc, ngữ pháp, vũ điệu, điêu khắc và hội họa. Cũng vào lúc này, Bà phục vụ mẹ của Kangyur Rinpoche ở Nyemo.

Năm 1941, mẹ của Kangyur Rinpoche qua đời. Nhận về mình mong ước đi hành hương chưa được hoàn thành của bà cụ, Kangyur Rinpoche quyết định viếng thăm các thánh địa của Ấn Độ và Nepal. Ngài khởi hành cùng với nhiều đệ tử và Bà Jetsun Jampa Chokyi có được phước báu tham dự nhóm người. Du hành qua Sikkim, chư vị hướng đến Kalimpong, Patna, Vaishali, Nalanda, Udhampur, Rajgir, Linh Thứu, Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath, Kushinagara, và sau đó đi về phía Bắc đến Nepal, nơi chư vị viếng thăm Boudha, Swayambhu, Namo Buddha và Lâm Tỳ Ni. Sau đấy, chư vị lại đi về phía Nam, vào Ấn Độ, viếng thăm Sravasti, Sankisa, Delhi, Sanchi, Ajanta, và Allora. Sau đó, họ lại trở về Delhi và tiếp tục đến Amritsar, Baijnath, Shimla, Mandi và Tso Pema (Rewalsar). Tại Tso Pema, Kangyur Rinpoche tiến hành nhập thất trong nhiều tháng và chính tại đó, Ngài soạn nghi quỹ Cơn Mưa Gia Trì. Kế đó, từ Manali, đoàn trở về Tây Tạng, đi bộ đến Kailash, sau đó đến Shigatse và cuối cùng trở về Nyemo. Toàn bộ hành trình kéo dài hơn một năm; trong thời gian đó, Kangyur Rinpoche trải qua nhiều linh kiến và khám phá nhiều Terma hay kho tàng tâm linh.

Năm 1943, Kangyur Rinpoche và Jetsun Jampa Chokyi kết hôn và cùng nhau, hai vị có sáu người con. Bà tiếp tục phụng sự Kangyur Rinpoche và thúc đẩy các hoạt động của Ngài cho đến những ngày cuối đời. Bà qua đời ở Bồ Đào Nha vào ngày 25 tháng 12 năm Mộc Dậu (tức ngày 15/02/2004) ở tuổi 84. Mặc dù vô cùng khiêm nhường, Bà Jetsun Jampa Chokyi truyền cảm hứng cho mọi người gặp Bà nhờ trí tuệ và lòng bi mẫn, thứ dường như luôn tỏa ra từ Bà. Bà dành trọn cuộc đời để nghiên cứu và thực hành Giáo Pháp. Nhiều đạo sư cao cấp và thực sự, tất cả những ai biết Bà đều xem Bà là một hành giả thực sự thành tựu. Nhờ lòng từ và bi của Bà, Bà thay đổi cuộc đời của tất cả những vị có phước báu gặp gỡ. Hằng năm, để tưởng niệm Bà, cộng đồng Chanteloube thường tập hợp lại để cúng dường Tsok và kỷ niệm cuộc đời phi phàm của Bà.

 

Nguồn Anh ngữ: http://www.songtsen.org/songtsen/founding-teachers/jetsun-jampa-chokyi/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Tin bài có liên quan

Patrul Rinpoche Là Ai?

Patrul Rinpoche Là Ai?

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Từ Bi Tâm Là Đệ Nhất

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Thực Hành Nhẫn Nhục

Thực Hành Nhẫn Nhục

Load More

Discussion about this post

Vài Ý Nghĩ Rời Về Hoằng Pháp

Vài Ý Nghĩ Rời Về Hoằng Pháp

VÀI Ý NGHĨ RỜI VỀ HOẰNG PHÁP Nguyên Giác Khóa tu mùa hè Hoằng Pháp Những suy nghĩ trong bài...

Sang Nhật Bản Cùng Nhặt Rác Cho Sạch Môi Trường

Sang Nhật bản cùng nhặt rác cho sạch môi trường

SANG NHẬT BẢN CÙNG NHẶT RÁC CHO SẠCH MÔI TRƯỜNG Tôi vẫn nhớ những lần một mình lang thang nhặt...

Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa

Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa

NHỮNG LỜI DẠYTỪ CÁC THIỀN SƯ VIỆT NAM XƯATeachings From Ancient Vietnamese Zen MastersTranslated and Commented by Nguyen GiacPhap Vuong...

Với Tôi Làng Mai Là Một Công Án

Với Tôi Làng Mai Là Một Công Án

VỚI TÔI LÀNG MAI LÀ MỘT CÔNG ÁNHoàng Hưng Bài này viết ngay sau hai khóa tu Mùa Hè 2012...

Diễn Văn Phật Đản Phật Lịch 2557 Của Ht Chủ Tịch Hđts Ghpgvn

Diễn Văn Phật Đản Phật Lịch 2557 Của Ht Chủ Tịch Hđts Ghpgvn

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ  DIỄN VĂN PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2557 của Hòa thượng...

10 Đầu Sách Hay Phật Giáo Nên Đọc

10 đầu sách hay Phật Giáo nên đọc

Phật giáo hiện là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, với mục đích hướng con người đến...

Triết Học Phật Giáo Ấn Độ

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘNguyên tác: Hayes RichardViệt dịch: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng   Phật giáo (PG) là một...

4 Phương Pháp Định Hướng Cuộc Đời

4 phương pháp định hướng cuộc đời

4 PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH HƯỚNG CUỘC ĐỜI Thích Đạt Ma Phổ Giác   Định hướng cuộc đời để đạt được...

Giữ Giới Và Quả Phước

Giữ Giới và Quả Phước

GIỮ GIỚI (SILA) VÀ QUẢ PHƯỚC Tỳ Khưu Ni Pháp Hỷ Dhammananda   Có hai loại giới là giới tự nhiên...

Lễ Hằng Thuận Vân Anh

Lễ Hằng Thuận Vân Anh

LỄ HẰNG THUẬN Vân Anh Cứ mỗi độ thu qua, đông về là các đôi trai gái yêu nhau bắt...

Sống Theo Lời Phật: Cách Chế Ngự Tâm

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Học hạnh buông xả để dễ gần gũi với mọi người, để tiếp nhận những cái hay tốt khác. Nếu...

Năng Lực Của Sự Tùy Hỷ

I. MỞ ĐẦUTất cả người xuất gia cũng như người tại gia, một khi phát tâm tu hành đều mong...

Tự Tình Mùa Xuân

Tự tình mùa xuân

TỰ TÌNH MÙA XUÂN  Quảng Tánh   Xuân về, tiết xuân ấm áp, trời xuân quang đãng, muôn vật muôn...

Năm Cũ, Năm Mới

Năm Cũ, Năm Mới

NĂM CŨ, NĂM MỚI Huỳnh Kim Quang   Ảnh minh họa Tôi nhớ lúc còn bé ở miền quê Việt...

Tây Phương Xác Chỉ

Tây Phương Xác Chỉ Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát giảng Bồ Tát giới đệ tử Thường Nhiếp kết tập(dịch...

Vài Ý Nghĩ Rời Về Hoằng Pháp

Sang Nhật bản cùng nhặt rác cho sạch môi trường

Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa

Với Tôi Làng Mai Là Một Công Án

Diễn Văn Phật Đản Phật Lịch 2557 Của Ht Chủ Tịch Hđts Ghpgvn

10 đầu sách hay Phật Giáo nên đọc

Triết Học Phật Giáo Ấn Độ

4 phương pháp định hướng cuộc đời

Giữ Giới và Quả Phước

Lễ Hằng Thuận Vân Anh

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Năng Lực Của Sự Tùy Hỷ

Tự tình mùa xuân

Năm Cũ, Năm Mới

Tây Phương Xác Chỉ

Tin mới nhận

Không giận không oán sẽ không đau khổ

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Chùa Cháy

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Tôi tìm tôi trong Phật

Được gặp Đức Phật

Con đường hướng tới hạnh phúc nhân sinh qua việc thực hành lời Phật dạy

Phật dạy cách làm đẹp

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

Muôn vật trên đời đều do duyên sinh nên không có thật

Học làm Phật: Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại như thế nào?

Ai thấy Phật là người ấy thấy pháp, ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Hành trì theo lời Phật dạy

Phật dạy: Có sáu sức mạnh ở đời

Tin mới nhận

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang

Bốn Tâm Vô Lượng

Bạch Ẩn Thiền Định Ca

Bốn Điều Mang Lại Hạnh Phúc

Cái Thấy Vô Thường

Về lợi ích của Quỹ Lương Thực Sera Je

Cố Đô Sukhothai, Cội Nguồn Của Nền Văn Hóa, Nghệ Thuật Thấm Nhuần Hương Sắc Phật Giáo

Nhân sinh như mộng

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 37)

Có giấc mơ

Cơn ác mộng của người già trong viện dưỡng lão

Tự Hữu Thần Tiên Thái

Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Kinh – Quyển 7

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 33)

Cái thiện và hạnh phúc

Thông tư kêu gọi cứu trợ nạn nhân bão Damrey tại Việt Nam

Tiểu luận về Phật A Di Đà

Phương hướng bảo vệ và phát triển Phật Giáo Việt Nam tại Úc Châu

Đức Phật ‘im lặng’ để trả lời có tự ngã không?

Hồi ấy và bây giờ

Tin mới nhận

Tam Pháp Ấn, Giáo Lý Đặc Trưng Trong Đạo Phật

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 236)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 43)

Kinh Thập Thiện Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Tìm hiểu ý nghĩa kinh “Nhất Dạ Hiền Giả”

Tam giới trong kinh Phật là gì?

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Kinh Cetana Sutta: Chớ Dựng Lập Ý Niệm

Niềm Tin Và Kinh Kalama

Kinh Duy Ma Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 2

Kinh Phật là gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Hương Quê Cực Lạc

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 17)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 128)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 39)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 236)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 1)

Tu Tịnh Độ Không Phải Chỉ Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần cuối)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 47)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 96)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 4)

Pháp Sư Tịnh Không – Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 32)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.