PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Cùng Đón Tân Xuân Lành Mạnh – Thích Hạnh Chơn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Tuyentapmungxuan

CÙNG ĐÓN TÂN XUÂN LÀNH MẠNH
Thích Hạnh Chơn

 

Như một quy luật, khi mùa xuân đến khí trời trở nên mát dịu,
muôn loại cỏ cây xanh tươi đâm chồi nảy lộc, trăm hoa cùng nghiêng mình khoe sắc
thắm. Con người, hòa theo quy luật tạo hóa cộng với văn hóa truyền thống tổ
tiên
, cũng hân hoan đón mừng mùa xuân mới bằng những sinh hoạt lễ hội vui chơi.
Năm cũ đi qua, năm mới tiếp nối. Trong thâm tâm, mỗi người đều mong muốn những
điều lạc hậu, xấu ác qua mau và hy vọng đón mừng những niềm an vui, hạnh phúc.
Các lễ hội diễn ra muôn màu muôn vẻ nhưng tựu trung không ngoài mục đích thể hiện
lòng biết ơn thông qua truyền thông tổ tiên – con cháu; củng cố và làm mới tình
người qua các lễ nghĩa bà con làng xóm, bạn bè; và xa hơn là sự mong mỏi cuộc sống
bình an, thịnh vượng thông qua hình thức tạo phước, cầu an. Lễ hội truyền thống
như thế tự nó đã nói lên giá trị thiết thực và cần được duy trì phát huy trong
cuộc sống. Mùa xuân đang đến, lễ Tết cũng cận kề. Chúng ta hãy cùng nhau phát
huy giá trị truyền thống của nó và đón một mùa xuân an vui, lành mạnh.

Kết
nối tình thân

Không
cần phải nói, người việt Nam ai cũng công nhận rằng Tết là lễ truyền thống lớn
nhất của dân tộc. Hằng năm, cứ đến tháng chạp mọi người không ai bảo ai tự khắc
tất bật chuẩn bị đón xuân, đón Tết. Mỗi gia đình dù nghèo hay giàu vẫn phải có
hoa, hương, trà, nước và ít bánh trái để trước dâng cúng tổ tiên, thần linh thổ
địa
, sau là để con cháu hưởng lộc. Những người xa xứ, trong điều kiện cho phép,
đều muốn thu xếp công việc để về đoàn tụ gia đình, thăm quê hương, xứ sở. Có
lẽ, được vây quần bên nhau trong không khí gia đình chuẩn bị ngày Tết chắc là
hạnh phúc lắm. Vào ngày cuối cùng của năm, đại diện gia đình kính cẩn dâng
hương
mời tổ tiên về để cùng vui với con cháu trong ba ngày Tết. Dù tổ tiên ở
‘xa’ và dù con cháu mỗi người mỗi xứ, ngày Tết đến đều được mời hướng về mái ấm
gia đình, họ tộc để kết nối tình thân huyết thống. Do đó, mỗi gia đình nên tổ
chức bữa cơm tất niên để cho các thành viên, dù may mắn quay về đoàn tụ hay vẫn
phải ở phương xa, đều có cơ hội kết nối với nhau qua truyền thông liên lạc hay
trực cảm nội tâm. Bữa cơm ấy sẽ có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với những hình thức
tiệc tùng linh đình, phô trương tốn kém nhưng chỉ để phục vụ bản năng.

Giữ
gìn
truyền thống

Trong
giờ phút giao thời linh thiêng được báo hiệu bởi âm thanh vang vọng của tiếng
pháo, tiếng chuông, tiếng trống…mọi người dường như dừng lại các ý niệm lăng
xăng
để hướng về thời khắc của năm mới với những ước nguyện bình an, hạnh phúc.
Những người có đạo thì đi chùa, nhà thờ…để lễ bái cầu nguyện, còn những người
không theo đạo nào cụ thể thì thường lễ tổ tiên chúc tụng trong gia đình. Ta
cảm nhận rằng, ước nguyện bình an, hạnh phúc là đặc điểm chung của đa số người
Việt, nó thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình, thương yêu sự sống. Trong
những ngày Tết, theo tục lệ là dành cho cha, mẹ, thầy hay nói rộng ra là dành
cho những bậc sanh thành, giáo dưỡng, truyền thụ kiến thức hữu ích cho ta nên
người hữu dụng; là dành cho bà con thân thích, cô bác xóm giềng, bạn bè thân
quen…. Tinh thần hiếu thuận, tri ân, uống nước nhớ nguồn, tình làng nghĩa xóm,
giao hảo bạn bè sẽ được củng cố thêm khi mọi người cùng dành thời gian để thể
hiện
chúng. Sự thăm viếng, chúc tụng, quan tâm, chia sẻ là biểu hiện của tinh
thần
ấy. Tuy nhiên, nó chỉ có giá trị đích thực khi vắng mặt của sự toan tính,
miễn cưỡng.

Ý
thức
hưởng thụ

Nói
đến Tết là nói đến vui chơi, nghỉ ngơi và hưởng thụ. ‘Tháng giêng là tháng ăn
chơi’ là câu nói dân gian dù không hoàn toàn đúng nhưng phản ảnh thời gian
hưởng thụ phổ biến của người dân trong năm. Hưởng thụ từ thành quả lao động
chính đáng suốt một năm là điều chính đáng được xã hội công nhận. Vấn đề là
chúng ta có đủ khôn ngoan để hưởng thụ thành quả chúng ta tạo ra hay không!?
Thông thường trước và những ngày Tết, cảnh tượng tiêu thụ bia rượu diễn ra khắp
nơi từ nhà riêng cho đến quán xá và ngay cả cơ quan, nhà máy. Sự tiêu thụ quá
mức
dẫn đến lãng phí tiền bạc, thời gian, đốt cháy trí năng làm cho con người
mất kiểm soát dẫn đến những hậu quả thương tâm như tai nạn xe cộ, gây gỗ đánh
nhau
, người thân khổ sở….Thứ đến là ý thức hưởng thụ vui chơi. Các trò đỏ đen
thường xuất hiện rộng rãi trong dịp Tết với nhiều hình thức để kích thích lòng
tham, ưa cầu may mắn của một số người. Một khi lao vào chúng, đa phần buồn khổ,
lo lắng vì tiền mất tật mang, sức khỏe tiêu hao, tinh thần suy sụp. Do vậy,
thay vì lao vào thú vui vô bổ này, nhiều người đã khôn ngoan dành thời gian thư
giản, nghỉ ngơi, tham quan du lịch và tu tập. Đó là sự lựa chọn đáng được
khuyến khích, nhân rộng vì nó giúp chúng ta lấy lại năng lượng và tinh thần
thoải mái để bước vào công việc sau kỳ nghỉ.

Gieo
duyên tạo phước, thực hành chuyển hóa

Một
tâm lý đặc trưng của người Việt nói chung và Phật tử Việt nói riêng là cầu an
xin lộc. Với nhiều người và đặc biệt là Phật tử thì việc đi chùa đầu năm để lễ
bái
cầu nguyện, gieo duyên tạo phước là không thể thiếu. Thể hiện lòng tôn kính
với bậc giác ngộ và ước nguyện bình an, sáng suốt cộng chút lòng mưu cầu thịnh vượng
cho bản thân và gia đình thông qua hình thức xin lộc vào những ngày đầu của năm
mới thực sự là nét đẹp! Tuy nhiên, khi ý niệm xin lộc đầu năm đã trở thành nét
văn hóa ứng xử thì hy vọng rằng nét đẹp của nó sẽ được giữ gìn. Nghĩa là, không
nên tự tiện bẻ cành, ngắt hoa được bài trí nơi tôn nghiêm vì làm như thế là
chúng ta đang đi ngược lại nét văn hóa đẹp, ngược lại ý niệm ‘xin lộc’. Khi
lòng tham ngự trị và thiếu tinh thần bảo vệ cái đẹp chung thì kết quả có được
không còn là lộc nữa mà là sản phẩm của thói quen ích kỷ.

Những
ngày Tết, Phật tử thường hành hương thập tự để gieo duyên tạo phước, nghe pháp
tu tập. Ý thức được giá trị của giáo lý nhân quả mà tạo nhân lành đầu năm thì
hành động ấy đáng được trân trọng và khích lệ. Cũng nên hiểu rằng, việc tạo
phước không chỉ là tiền tài vật chất mà nó còn thể hiện qua nhiều mặt khác bao
gồm
cách ứng xử, thái độ, hành vi đẹp. Cho nên, sự trang nghiêm của Phật tử
trong suốt chuyến hành hương là đang tạo phước bình an, tự tại. Những hình ảnh
chen lấn, tranh giành với toan tính đạt được nổi danh hay nhiều lộc trở nên
phản cảm. Ý thức để hạn chế những hành vi như thế là chúng ta đang đóng góp
phước báo và chính chúng ta đang thọ hưởng phước báo ấy qua sự bình an, thoải
mái
hiện tiền.

Nhắc
đến cầu an không thể bỏ qua ý niệm cúng sao giải hạn. Không biết tự bao giờ tập
tục này đã trở thành ‘chùm gởi’ bám chặt vào đạo Phật và trở thành ‘dịch vụ’
trong đạo Phật. Mặc dù danh từ cầu an được dùng để giảm nhẹ tính chất mê tín
của nó nhưng về hình thức cử hành thì nó cũng còn nguyên vẹn. Tập tục do con
người
tạo ra nhưng con người không dám bỏ bởi một mặt do có nhu cầu và mặt khác
do siêu lợi của nó.

Nếu
ta làm một cuộc khảo sát các chùa có tổ chức lễ cầu an đầu năm thì kết quả sẽ
là một trăm phần trăm các chùa đều có nghi thức đọc tên cầu an kèm theo tên sao
hạn xấu. Thầy cô nào cũng thừa nhận rằng đây là phương tiện để dẫn dắt Phật tử
vào đạo nhưng Phật tử vào đạo mấy chục năm rồi cũng vẫn cứ được dẫn dắt theo
tập tục này. Lẽ ra, Phật tử thuần thành hiểu rõ nhân quả và biết rõ sao hạn là
mê tín do quý thầy cô giảng dạy thì sớm từ bỏ nó nhưng ít người làm được. Lẽ
ra, các chùa không cung cấp ‘dịch vụ’ này nữa nhưng hầu như ít ai dám làm vì sợ
mất Phật tử và vì chưa có sự đồng bộ chung. Phải chăng ma lực của mê tín quá mạnh
hay là do siêu lợi chi phối!? Phải chăng Phật tử kiên cường khó chuyển hay là
do ta đang dễ duôi chiều chuộng!?

Rõ
ràng
, quý thầy cô và Phật tử thuần thành đều biết rõ là Phật không ở đó nghe
tên Phật tử để mà gia bị hay làm việc tiêu tai giải nạn. Thứ nhất, không có bài
kinh
nào (cả Nam tông và đại thừa) Phật dạy về đều này. Ngược lại, Phật đưa ra
quan điểm rõ ràng thông qua ví dụ hòn đá nặng phải chìm và vết dầu nhẹ phải nổi
trên mặt nước dù có ra sức cầu nguyện. Thứ hai, sao hạn do chính con người đặt
ra để lý giải các hiện tượng thiên nhiên cũng như sự thăng trầm của kiếp người
nhằm trấn an nỗi sợ hơn là sự thật. Bằng chứng là không có cơ sở khoa học nào
để bảo vệ quan điểm này ngoại trừ niềm tin. Thứ ba, chỉ việc đọc tên mà không
làm điều thiện nào thì không thể có kết quả bình an được. Nếu quý thầy cô đủ
năng lực cầu an cho Phật tử thì chính quý thầy cô không có ai chết vì tại nạn,
hay rủi ro nhưng thực tế thì không phải vậy. Thế thì, việc cầu an – cúng sao
theo hình thức xưa nay là chỉ để đáp ứng nhu cầu quá nặng của Phật tử và tín đồ
nói chung hơn là cách thức cầu an đúng nghĩa – sự tu tập chuyển hóa thân tâm.
Do vậy, thiết nghĩa cũng nên cải cách hình thức tập tục này.

Sau
ba ngày Tết, các chùa nên đồng loạt khai kinh trì tụng cầu quốc thái, dân an. Sự
tu tập này được chư vị tổ sư thích nghi và truyền lại rất có ý nghĩa bởi nó thể
hiện
lòng tri ân và trách nhiệm của người con Phật đối với tổ quốc và nhân dân.
Chính sự tu tập là chánh nhân đưa đến hòa bình an lạc chứ không phải những lời
cầu suông. Trên tinh thần ấy, Phật tử thuần thành đâu cần nhất thiết phải chờ
tới ngày mùng tám hay rằm rồi tranh nhau ‘bắt’ quý thầy cô phải dâng tâu sớ,
đọc tên trong khi mình biết rõ là chỉ có người sống mới nghe và hài lòng. Sao
ta không bắt đầu từ ngay khai kinh, nếu có thời gian, cùng về chùa cùng tụng
kinh
tu tập để tạo năng lượng bình an gởi đến mọi người. Sao ta không tận dụng
thời gian tập trung vào tu tập, học hỏi giáo pháp thay vì suy nghĩ lo lắng tốt
xấu lăng xăng trong đầu cho đến khi nghe tên mình được đọc lên mới gọi là an.
Phật tử chúng ta hãy cùng suy ngẫm lại xem!

Tất
nhiên, tu tập thì cần có nội dung và hình thức, cần thân lẫn tâm vì hai cái
chưa từng tách khỏi bao giờ. Cho rằng có sự tách rời là một ngộ nhận, một sự
sai lầm.

Về
hình thức, Phật tử có thể tự mình ghi tên gia đình theo phiếu có sẵn và tự đọc
cầu nguyện theo ước muốn riêng chứ đừng nên ‘bắt’ quý thầy cô đọc. Phật tử
thương tưởng và kính trọng tăng ni cúng dường thì phước báo rất nhiều còn ‘ngã
giá’ cho quý thầy cô thì tội nghiệp cho họ và cũng cho Phật tử nữa. Hãy để cho
quý thầy cô làm phận sự tu tập của họ hơn là làm những việc mang hình thức tín
ngưỡng
. Nếu Phật tử cầu trí tuệ, phước báo thì có thể cúng đèn, cúng hoa với
lòng thành kính dâng lên đức Phật. Phật tử cũng có thể đóng góp nhà chùa bằng
cách dùng một thứ gì đó do nhà chùa phát hành. Những hình thức như vậy đáng
khích lệ vì nó thiết thực và mang tính giáo dục.

Về
nội dung, không có sự bình an hay phước báo nào mà không xuất phát từ những
hành động cụ thể thiết thực. Phật tử cùng thực tập với tăng ni, phát tâm chia
sẻ tài vật, tình thương và sự ứng xử tình người là đang tạo phước báo lớn đưa
đến bình an. Chẳng hạn, thay vì chiếm một chỗ trong chánh điện để nghe thầy đọc
tên mà trở nên bực dọc với ai đó thì tốt hơn hết là lễ Phật xong đi thiền quanh
chùa một cách bình an. Sự bình an thực sự có thể có mặt trong ta nếu ta biết
cách. Do vậy, cách cầu an và cầu nguyện hay nhất và đúng cách là tập trung vào
tu tập quán chiếu để định tuệ phát sinh, nhờ đó, ta thấy rõ nguyên nhân bất an mà
dùng pháp để chuyển hóa. Làm cho tâm ta an và người khác an là cách cầu an hữu
hiệu nhất.

Sẽ
có sự đồng tình và phản đối khi có điều gì đi ngược lại thói quen. Chỉ mong
rằng mọi người hãy lắng lòng thật sâu mà suy ngẫm và tự hỏi chính mình. Lời
Phật dạy
vẫn còn đầy đủ để chúng ta soi sáng. Phương tiện tổ vẫn hữu dụng cho
những ai khéo dùng bởi nó giống con dao hai lưỡi. Chỉ e rằng từ phương tiện bị
lạm dụng
mà thôi. Mùa xuân sắp đến, ước nguyện rằng mọi người sẽ đón Tết an vui
và lành mạnh.

 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Truyện Ngắn: Bóng

Truyện ngắn: BÓNG

Truyện ngắn                                                                                                                                                  BÓNG             Vầng dương đã lên cao.             Nắng đổ nung nóng đều cát đá. Cây...

Đạo Phật Là Nghệ Thuật Để Sống An Vui

Đạo Phật là nghệ thuật để sống an vui

Đạo Phật là nghệ thuật để sống an vui. Dĩ nhiên, an vui có nhiều cấp độ, từ bậc thấp,...

Con Gái Đức Phật

Con Gái Đức Phật

Cổ sử truyện CON GÁI ĐỨC PHẬT (Hành trạng của chư Thánh ni & những cận sự nữ đặc biệt...

Đốn Ngộ Tiệm Tu

Đốn ngộ tiệm tu

ĐỐN NGỘ TỆM TU Nguyễn Thế Đăng 1. Tổng quan về Thiền tông Đốn ngộ tiệm tu là một vấn...

Con Người Và Phật Pháp

Con người và Phật Pháp

MỤC LỤC  - Lời đầu sách của HT Thích Giác Toàn- Lời tựa của tác giả * Phần Một: Con Người là......

Có Thượng Đế Không?

THEO DÕI TRANH LUẬN CÓ THƯỢNG ĐẾ KHÔNG?Nguyễn Hùng (BBC) Một lần khi những tranh chấp xung quanh khu đất...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Nguyện thứ ba mươi mốt: Nguyện bất tham kế thân. Kinh văn: “Nhược khởi tưởng niệm, tham kế thân giả,...

Chùa Vĩnh Phúc An Vị Tôn Tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Chùa Vĩnh Phúc an vị tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Chùa Vĩnh Phúc (xã Hưng Thành, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) đã tổ chức lễ an vị tôn tượng...

Mây Trắng Hỏi Đường Qua

Mây trắng hỏi đường qua

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nói Hai Lưỡi Và Gây Tổn Thương Nhau Trong Công Sở

Nói hai lưỡi và gây tổn thương nhau trong công sở

NÓI HAI LƯỠI VÀ GÂY TỔN THƯƠNG NHAU TRONG CÔNG SỞ Thích Thánh Nghiêm   Những lời ác ý, chê...

Đúng Và Sai

ĐÚNG VÀ SAIHoàng Tá Thích Trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, có câu chuyện kể về một...

Kinh Bách Dụ: Lạc Đà Của Người Lái Buôn Chết

Kinh Bách Dụ: Lạc đà của người lái buôn chết

Thuở xưa, có người lái buôn cùng với em và con dùng lạc đà chở các thứ hàng vải tơ...

Phá Ngũ Uẩn Vào Thế Giới Tâm Linh

Phá ngũ uẩn vào thế giới tâm linh

Trong khóa cấm túc an cư 10 ngày tại Học viện Phật giáo TP.HCM, tôi có đôi lời nhắc nhở...

Ta Không Tranh Luận Với Đời – Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

TA KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜIKinh Bông Hoa (Puppha Sutta, SN 22.94) 1) Tôi nghe như vầy:Một thời Đức Thế...

Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh

NIỆM PHẬT ĐẠT BẤT NIỆM TỰ NIỆM BẢO ĐẢM VÃNG SANH Thích Minh TuệLỜI NGỎ Nam Mô A Di Đà...

Truyện ngắn: BÓNG

Đạo Phật là nghệ thuật để sống an vui

Con Gái Đức Phật

Đốn ngộ tiệm tu

Con người và Phật Pháp

Có Thượng Đế Không?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Chùa Vĩnh Phúc an vị tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Mây trắng hỏi đường qua

Nói hai lưỡi và gây tổn thương nhau trong công sở

Đúng Và Sai

Kinh Bách Dụ: Lạc đà của người lái buôn chết

Phá ngũ uẩn vào thế giới tâm linh

Ta Không Tranh Luận Với Đời – Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh

Tin mới nhận

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Cách hóa giải hận thù trong nhiều kiếp dưới góc nhìn Phật giáo

Mọi giới đều niệm Phật

Quét sân chùa

Tôi tìm đường giác ngộ

Đức Phật không phải là vị thần linh, thượng đế

Tin lời Phật dạy giúp ta chuyển hóa nỗi khổ niềm đau bằng chánh tín nhân quả

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Lời Phật dạy về công ơn người mẹ khi mang thai

Tư tưởng bình đẳng của Đức Phật

Bụt đã để lại cho ta những gì? Và ta đã thừa hưởng được những gì?

Chùa Long Phước, Ấp Giồng Chùa, Xã Nhuận Phú Tân, Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

Phật dạy các tỳ kheo nên nói, nên làm điều gì?

Học làm Phật: Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm

Tin mới nhận

Thuyền Trôi Trên Sa Mạc

Cây mai vàng trổ một bông trắng

Tham Ái Qua Lăng Kính Phật Giáo

Trước vấn nạn tin giả

Một Số Nhận Định Về Phật Giáo Hoà Hảo – Nguyễn Bạch Trúc

Thông điệp của Niệm Phật tịnh độ

Bốn nỗi khổ tinh thần theo lời Phật dạy

Đồng và Bất Đồng

Khóa Tu “Returning Home” Dành Cho Giới Trẻ Tại Hoa Kỳ

Mười câu chuyện hiếu dưỡng cha mẹ

Thế Tôn vẫn làm phước

Thái độ tâm linh của Đạo Phật

Những Lời Tiên Tri Của Thiền Giả Yuval Noah Harari

Tâm Phật hay tâm ma

Vài Ghi Chú Về Pho Tượng Phật Giáo Tạc Từ Một Khối Thiên Thạch – Hoang Phong

Ý Nghĩa Ngày Phật Thành Đạo – Video

Vòng Luân Hồi

Giáo Sư Khoa Trưởng Phật Học Uc Berkeley Lewis Lancaster Nói Về: Thoáng Nhìn Về Phật Giáo Của Thế Kỷ 21

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 47)

Thực hành giáo pháp trong đời sống hàng ngày

Tin mới nhận

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Bát Nhã Ba-la-mật Đa Tâm Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Kinh Sedaka, Tại Sedaka có người nghệ sĩ xiếc nhào lộn

Kinh Kỳ-lợi-ma-nan (Girimànandasutta)

Ba Bài Pháp Đầu Tiên

Đôi Điều Về Kinh Kalama

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Kinh Pháp Cú

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Nghĩ Từ Trái Tim

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 24)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 90)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 182)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 81)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Ba Bài Khai Thị Cho Oan Gia Trái Chủ

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 109)

Luận Niệm Phật

Niệm Phật Chính Là Thâm Diệu Thiền

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.