PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Có Một Sự Cúng Dường Thật Dễ Thương

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

CÓ MỘT SỰ CÚNG DƯỜNG THẬT DỄ THƯƠNG

GIÁC MINH LUẬT

Cung DuongHiền tên thật là Hương, nhưng cô hổng cho tôi kêu cô là Hương mà phải kêu là Hiền, vì cô nói: cái tên Hương là tên đời, người ta kêu Hương mỗi ngày nhiều quá rồi, như kiểu: Hương thế này – Hương thế nọ, Hương đẹp – Hương xấu, Hương ngọt ngào và Hương chua chát – Ối cha! Hương cả ngày với trăm điều đắng cay đầy mỏi mệt, nên vì thế mà cô bắt tôi là phải kêu đúng pháp danh mà cô đã quy y là Hiền (Như Hiền) cho có chút gì đó thắm mùi tương chao và ý đạo.

Rồi cũng là cách để tôi nhắc cô trở về mỗi khi được gọi đúng tên người.

Tôi cứ cười mà bảo: Ừ, vậy thì gọi là Hiền, bé Hiền.

Cô hỏi: Ủa sao kêu con là bé, con lớn tuổi hơn sư á nha.

Tôi cười mủm mỉm như kiểu các cụ đang nhai trầu mà đáp: Ừ thì kêu bé cho nó trẻ vậy ấy mà.

–         À dạ dạ, cảm ơn sư. Rồi cô cười tít mắt vì khoái.

Nhưng thỉnh thoảng tôi cứ kêu lộn là Hương, bé Hương, rồi tôi cười thầm cho cái tế nhị hơi bị hố như thế đó, nghĩ cũng vui.

Hiền có một điểm đặc biệt mà tôi phải kể về, là Hiền rất thích cúng dường, cái sở thích thật ngộ, vì khi gặp quý Thầy-quý sư cô nào dễ thương là Hiền cúng ngay, có cái gì thì cúng cái đó, có nhiều cúng nhiều, có ít cúng ít, có là cứ cúng, cúng trong thảnh thơi, cúng trong niềm hoan hỷ kiểu như vậy đó.

Hiền bảo với tôi là Hiền thích gieo duyên với Tam bảo với chúng Tăng, với lại Hiền thương các vị xuất gia lắm, thấy các vị sao mà dễ thương, hiền lành và giản dị như một sự từ bỏ thanh cao giữa đời sống thế tục ở đời để đi tìm con đường giải thoát của đạo, mà đôi lúc Hiền hổng làm được vậy, vì Hiền nói là ở chùa buồn lắm, buồn rười rượi vậy đó, mà sao các Sư – các Thầy trẻ lại sống thật an lạc và hạnh phúc như thế chứ, rồi Hiền thường đem tôi và các sư ra mà so sánh với các cô cậu thanh niên ngoài đời mà đôi lần Hiền gặp phải khi đi trên đường, Hiền nói: Họ rồ ga ịn ịn như sấm nổ rồi chạy khuất mất trong màn đêm chớp nhoáng mà đôi lần làm cho Hiền như muốn “vãng sanh” ngay tức thì luôn vậy đó, rồi họ nhuộm đầu vàng đầu bạc trông thật dễ thương vậy mà Hiền cứ bảo với tôi là hổng thích, chỉ thích nhìn các sư có cái đầu “sa mạc” vậy mà giản dị thanh cao hổng đụng hàng.

Ối trời! Cái cô Hiền này thật bạo gan hỉ. Dám nói mấy thầy – mấy sư cô có cái đầu “sa mạc”.

Thôi kệ!

Nhưng chắc rằng cũng vì thế mà Hiền thương kính các thầy – các sư nhiều là vậy đó, nên Thầy nào – cô nào từ Nam ra Bắc, trong và ngoài nước Hiền cũng quen, quen hết, biết cả lịch sử từ xuất gia tới “thành đạo” luôn. Chỉ cần nói tên thôi là Hiền sẽ đưa ngay một bản sơ yếu lý lịch trích ngang để tham khảo như: ở đâu, chùa nào, tu bao lâu, đẹp hay xấu…

Mà cũng từ cái ngày mà Hiền biết trở về, biết gần gũi và thương kính các vị xuất gia trẻ để cúng dường và gieo duyên như thế, mà Hiền đã trở thành một con người yêu đời hơn, phóng khoáng hơn và nhìn đời với cặp mắt biểu tượng bồ câu trắng hơn.

Vì rằng: Hiền có nơi để trở về, để nương tựa, để tâm sự và để sẻ chia mỗi lúc vui buồn. Hiền có quý Thầy – quý cô trẻ, lúc nào cũng ngồi nghe Hiền nói, Hiền thở than, Hiền bộc bạch, Hiền thủ thỉ nên sau những lần hấp hối như thế Hiền sẽ tự nhiên khỏe ra, đẹp ra và trở thành một loài hoa bất tử và mạnh mẽ đến lạ kỳ.

Đi đến đâu Hiền cũng cười, cười thật tươi, vì Hiền biết mình có được những người Thầy – người bạn thật dễ thương để mỗi khi nhắc đến, rồi Hiền thảnh thơi bước đi trên những con đường từ nhà đến chỗ làm, rồi cứ thế mà Hiền cứ so sánh cái rồ ga ầm ầm và bước đi an lạc cho đến đầu xanh đầu bạc với cái đầu sa mạc hoang vu, rồi Hiền cười tiếp, cười như chưa bao giờ được cười vậy đó.

Cứ thế mà Hiền hạnh phúc, Hiền vui rồi cứ vui giữa đời hoài vậy đó.

Rồi khi nào đi làm về, hay đi đâu đó vô tình hay bất chợt Hiền thấy cái gì đẹp là Hiền mua về liền rồi phân ra từng gói trong danh sách có sẳn mà Hiền đã lưu trong đầu để tận tay mang đến các chùa để cúng dường cho các Thầy – các sư cô trẻ mà Hiền có dịp biết đến vì được tiếp xúc, gần gũi nhiều nên Hiền biết các thầy – các sư cô đang cần và thiếu gì, mỗi lần như thế Hiền thấy hạnh phúc và vui lắm, vui như một chú chim non đang tập cất cao giọng hót thanh thót đầu đời vậy đó.

Rồi Hiền bảo cái đó là Sở thích, là hạnh nguyện, là những mảnh ghép thật đẹp cho đời – cho đạo mà trong khả năng Hiền có thể làm được, rồi Hiền đưa mắt ngước nhìn lên bầu trời trong xanh mà nở một nụ cười tươi thật tươi.

 

Nghĩ mà thương, mà quý cái tấm lòng của bé Hiền, thật đẹp, thật bình dị làm sao.

 

Giác Minh Luật

 San Diego, California.

Tin bài có liên quan

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Giác Minh Luật chia sẻ pháp thoại “Trăng Thầm Lặng”

Sống Để Yêu Thương

Sống Ảo

Sống Ảo

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Sa Di Bom

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Ra Mắt Sách Mới “Khổ Răng Mà Khổ Rứa” Của Sư Giác Minh Luật

Quán Không (Một Câu Chuyện Về Quán “Không”)

Phương Pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học

Phương pháp thực hành chánh niệm trong lớp học

Load More

Discussion about this post

Dùng Từ Bi Hỷ Xả Đối Trị Tam Độc

Dùng từ bi hỷ xả đối trị tam độc

I. Người tu hành nhất định là phải bồi dưỡng Tứ Vô Lượng Tâm. Khi có Tứ Vô Lượng Tâm...

Phật Giáo: Khoa Học, Tâm Lý Học, Và Tín Ngưỡng

Phật giáo: khoa học, tâm lý học, và tín ngưỡng

PHẬT GIÁO: KHOA HỌC, TÂM LÝ HỌC, VÀ TÍN NGƯỠNG Tác giả: Alexander Berzin, Sofia, Bulgaria, 2012 Chuyển ngữ: Tuệ...

Ttt-Diễn Văn Khai Mạc Hội Nghị Đại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam Của Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Ttt-diễn Văn Khai Mạc Hội Nghị Đại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam Của Hòa Thượng Thích Trí Thủ

DIỄN VĂN KHAI MẠC HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM của Hòa thượng Thích Trí Thủ...

Nhất Quán Đạo Có Phải Là Phật Giáo Không?

Nhất Quán Đạo Có Phải Là Phật Giáo Không?

NHẤT QUÁN ĐẠO CÓ PHẢI LÀ PHẬT GIÁO KHÔNG? HT. Thích Thánh Nghiêm & TT Thích Nhật Từ trả lời...

Ngôn Ngữ Của Đức Phật Thích Ca Và Ngôn Ngữ Của Kinh Điển Phật Giáo

Ngôn ngữ của Đức Phật Thích ca và Ngôn ngữ của Kinh điển Phật giáo

NGÔN NGỮ CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA & NGÔN NGỮ CỦA KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO. GS Nguyễn Vĩnh Thượng Lời...

Những Điều Cần Biết Về Tham Thiền Của Phật Giáo

Những điều cần biết về tham thiền của Phật giáo

Thông qua công phu của thiền định, Chân như (tathata) Phật tính (buddha-dhatu) vốn có trong mỗi con người, sẽ...

Tin Không Nổi !

Tin Không Nổi !

TIN KHÔNG NỔI ! Một phê bình Thiên Chúa giáo từ góc độ Phật giáo Trí Tánh Đỗ Hữu Tài dịch từ Beyond...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

 Các vị đồng học, xin chào mọi người. Tối nay là đêm giao thừa Tết âm lịch của chúng ta,...

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 30)

Xin chào các vị bằng hữu! Chúc mọi người một buổi chiều tốt lành!Bài học trước, chúng ta nói đến...

Vấn Đề Tự Lực Và Tha Lực

Đứng trước sức mạnh cuồng bạo của thiên nhiên, loài người tự cảm thấy mình nhỏ nhoi yếu đuối, sợ...

An Lạc Từng Bước Chân

An Lạc Từng Bước Chân

Lời tựa của Đức Đạt Lai Lạt Ma  Muốn đem lại hòa bình cho thế giới , trước hết mỗi...

Ngày Cuối Tuần Đi Phát Cháo Yêu Thương Cùng Chùa Cổ Am Tỉnh Hưng Yên

Ngày cuối tuần đi phát cháo yêu thương cùng chùa cổ am tỉnh Hưng Yên

NGÀY CUỐI TUẦN ĐI PHÁT CHÁO YÊU THƯƠNG CÙNG CHÙA CỔ AM TỈNH HƯNG YÊN TS Nguyễn Mạnh Hùng  ...

Thực Hành Phật Pháp

THỰC HÀNH PHẬT PHÁP Nhuận-Bảo Đức Phật vừa mới dạy đại chúng "Như lai thuyết, nhất thiết pháp giai thị...

Bình Bát Cung Dưỡng

Bình Bát Cung Dưỡng

BÌNH BÁT CUNG DƯỠNG NÉT RIÊNG TRONG VĂN HÓA ĂN CHAY CỦA HÀN QUỐC(BALWOO - GONGYANG) Hàn Quốc là một...

Giới Thiệu Thất Thập Không Tính Luận Của Long Thọ

Giới Thiệu Thất Thập Không Tính Luận Của Long Thọ

  GIỚI THIỆU THẤT THẬP KHÔNG TÍNH LUẬN CỦA LONG THỌThất Thập Không Tính   Tôn tượng Long Thọ Bồ...

Dùng từ bi hỷ xả đối trị tam độc

Phật giáo: khoa học, tâm lý học, và tín ngưỡng

Ttt-diễn Văn Khai Mạc Hội Nghị Đại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam Của Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Nhất Quán Đạo Có Phải Là Phật Giáo Không?

Ngôn ngữ của Đức Phật Thích ca và Ngôn ngữ của Kinh điển Phật giáo

Những điều cần biết về tham thiền của Phật giáo

Tin Không Nổi !

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 30)

Vấn Đề Tự Lực Và Tha Lực

An Lạc Từng Bước Chân

Ngày cuối tuần đi phát cháo yêu thương cùng chùa cổ am tỉnh Hưng Yên

Thực Hành Phật Pháp

Bình Bát Cung Dưỡng

Giới Thiệu Thất Thập Không Tính Luận Của Long Thọ

Tin mới nhận

Đùa chơi với khổ

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Phật dạy các tỳ kheo nên nói, nên làm điều gì?

Đạo Phật là đạo yêu đời

Đức Phật thành đạo và giá trị thực tiễn

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

Lời răn dạy cuối cùng của đức Phật trước khi đi vào cõi Niết bàn

Đức Phật sử dụng thần thông, phép lạ như thế nào

Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ

Điếu Văn Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Đầu Tiên Tại Chùa Ấn Quang

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Ngũ ấm ma trong chúng ta (II)

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn

“Công ơn cha mẹ” theo lời Phật dạy

Mừng Phật đến với chúng sinh

Chùa Giác Linh

Cảm Nhận Về Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm

Phật dạy không nên có tâm ỷ lại người khác

Kinh Phật nói ân nặng của cha mẹ khó báo đáp

Tình yêu của Phật

Tin mới nhận

Trộm hương

An Cư Kho Báu Niềm Tin Và Trí Tuệ

Lời Khuyên Của Thầy

Rèn Luyện Tâm

Giảng Giải Kinh Chuyển Hoá Bạo Động Và Sợ Hãi

Liệu Pháp Tâm Lý Trong Thơ Trần Nhân Tông

Phật Giáo Và Chính Trị

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch – Chú Kinh Pháp Hoa (saddharmapundarīkasūtra)

Bồ Đề Tâm

Kinh Phạm Võng Bồ Tát – Tâm Địa Phẩm Lược Sớ

Vai Trò Phật Giáo Trong Thời Đại Mới

Quan Niệm Giải Thoát Trong Phật Giáo Và Bà La Môn Giáo

Đọc sách ngàn lần – Tập 3

Cái Gọi Là “đạo Sư” Thinley Nguyên Thành

Giàu lên dễ sinh tật

Sức Mạnh Của Nội Tâm

Hãy Giơ Tay Vẫy Chào

Chạo Tôm Chay

Phật Giáo và Tái Sinh | Buddhism and Rebirth (Video song ngữ Vietnamese-English)

Tướng Tùy Tâm Sinh

Tin mới nhận

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

Thập Thiện Lược Giải

Kinh Lời Vàng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

Audio Book Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Kinh Bách Dụ: Ăn nửa cái bánh

Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

Bài Kinh Về Lòng Từ Tâm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Địa Tạng Mật Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 244)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Tìm Hiểu Kinh Mettâ-sutta – Bài Kinh Về Lòng Nhân Ái

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Tìm hiểu ý nghĩa kinh “Nhất Dạ Hiền Giả”

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Tập I

Tin mới nhận

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Của Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 212)

Phật Học Vấn Đáp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 101)

Tịnh Độ Hiện Tiền

Tịnh Không Pháp Sư gia ngôn lục (Tập 1)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Liên Trì Cảnh Sách

Nghiên Cứu Thiền Tông Và Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Dạy Con Niệm Phật – Diệu Âm Lê Hiếu

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 31)

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 23)

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 21)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 49)

Thiện Căn, Phước Đức Và Nhân Duyên

Bốn Mươi Tám Cách Niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.