PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Chuyện Vãn Ngày Xuân: Khi Đại Sư Tự Nhận Là Sa-di

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Chuyện vãn ngày Xuân:

KHI ĐẠI SƯ TỰ NHẬN LÀ SA-DI

Chúc Phú

 

Hoa_Cuc_VangVào năm 2013, trong quá trình xử lý văn bản để viết tác phẩm Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định, chúng tôi vô tình đọc được Lời tựa trong tác phẩm Phật Tổ tam kinh (佛祖三經) do Vân Thủy Sa-di Thích Tại Tại (雲水沙彌釋在在) viết. Vì nhân vật này không phải là yếu tố trọng tâm của chủ đề nghiên cứu thế nên chúng tôi không đi sâu tìm hiểu mà chỉ thoáng chút ngỡ ngàng trước danh xưng của một vị Sa-di, nhưng sao lại được viết lời giới thiệu cho một tác phẩm kinh điển mang tính phổ biến vào thời ấy như thế.

Những ngày cuối năm 2021, nhân đọc một chú thích trong bài nghiên cứu về Thiền sư Minh Như của một chuyên gia có thẩm quyền về văn khắc Hán – Nôm hiện nay là thầy Thích Đồng Dưỡng, chúng tôi được biết thêm về tác giả Vân Thủy Sa-di Thích Tại Tại trong Phật Tổ tam kinh chính là Thiền sư Minh Hành (明行禪師: 1595-1659)[1], bài tựa này được viết vào năm Qúy Tỵ (1653). Từ những cơ sở này, trong tôi chợt liên tưởng đến phẩm tính khiêm hạ của các bậc Đại sư thuở trước, ở Trung Quốc cũng như Việt Nam, trong việc tự nhận mình là Sa-di trong khi giới phẩm thực tế là Tỳ-kheo.

Tri Huc

Trí Húc Đại Sư

Một trong những tác giả được nhiều môn phong, học phái ở Trung Quốc cũng như Việt Nam ghi nhận xứng tầm Đại sư là ngài Thích Trí Húc (釋智旭:1598-1654). Theo Gia Hưng Đại tạng kinh (嘉興大藏經)[2] và  Bổ biên Đại tạng kinh (大藏經補編)[3], ngài Thích Trí Húc tự là Tố Hoa (素華), về sau xưng là Ngẫu Ích lão nhân (藕益老人) hoặc Bát Bất Đạo Nhân (八不道人)[4]. Ngài mang họ Chung, người nước Ngô (鍾氏吳人), ngày nay thuộc Giang Tô (江蘇). Bẩm tính của ngài thông minh lanh lợi, ban đầu tôn sùng Nho học, viết Tỵ Phật luận (闢佛論) khoảng mười chương để phỉ báng Phật pháp. Khoảng năm hai mươi tuổi, nhân đọc Tự tri lục (自知錄) và Trúc song tùy bút (竹窗隨筆) của Đại sư Liên Trì (蓮池) nên ngài tỏ ngộ, hối lỗi và đã đốt bỏ Tỵ Phật luận. Năm hai mươi bốn tuổi[5], ngài phát nguyện xuất gia và được đệ tử của ngài Hám Sơn (憨山:1546-1623), là ngài Tuyết Lĩnh ( 雪嶺), thế độ. Năm 27 tuổi[6], ngài phát nguyện thọ giới Tỳ-kheo và giới Bồ-tát, khởi đầu của con đường nghiên cứu trước tác, thuyết giảng và phụng sự suốt cả cuộc đời. Ngài viên tịch vào niên hiệu Thuận Trị (順治)[7] năm thứ mười một (1654), hưởng thọ 57 tuổi.

Có thể nói, tuy xuất gia vào độ trung niên và thọ mạng chưa đến sáu mươi nhưng năng lực trước thuật của ngài Trí Húc quả là vĩ đại. Theo thống kê của Đại sư Hoằng Nhất (弘一大師), toàn bộ trước tác của ngài Trí Húc bao gồm 47 thể loại, gồm 203 quyển và chưa kể 21 thể loại chú, sớ chưa được biên tập thành sách[8]. Trong số những tác phẩm đó phải kể đến những tác phẩm nổi tiếng như Duyệt tạng tri tân (閱藏知津), 40 quyển, Phạm Võng hợp chú (梵網合註), 8 quyển, Tỳ-ni tập yếu (毘尼集要), 17 quyển, Chu dịch thiền giải (周易禪解), 10 quyển…

Mặc dù trong phần lớn tác phẩm, ngài Trí Húc có khi ghi là Sa-môn, có khi ghi là Đạo nhân, nhưng đặc biệt, có khoảng hơn mười tác phẩm ngài ghi phẩm vị là Sa-di, cụ thể như:

  1. Phật thuyết Phạm Võng kinh, Bồ-tát tam địa phẩm hợp chú (佛說梵網經菩薩心地品合註). Bộ này ngài ký tên là: Đời Minh, Sa-di Bồ-tát, nước Ngô xưa, Trí Húc chú (明菩薩沙彌古吳智旭註).
  2. Phật thuyết Phạm võng kinh, Bồ-tát tâm địa phẩm huyền nghĩa (佛說梵網經菩薩心地品玄義). Bộ này ngài ký tên là: Đời Minh, Sa-di Bồ-tát, nước Ngô xưa, Trí Húc thuật (明菩薩沙彌古吳智旭述).
  3. Đại Phật đảnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ-tát vạn hạnh Thủ-lăng-nghiêm kinh huyền nghĩa (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經玄義). Bộ này ngài ký tên là: Đời Minh, Sa-di Bồ-tát, nước Ngô xưa, Trí Húc soạn thuật (明菩薩沙彌古吳智旭撰述).
  4. Phật thuyết Vu-lan bồn kinh tân sớ (佛說盂蘭盆經新疏). Bộ này ngài ký tên là: Sa-di Bồ-tát, nước Ngô xưa, Trí Húc tân sớ (菩薩沙彌古吳智旭新疏).
  5. Phật thuyết Trai kinh khoa chú (佛說齋經科註). Bộ này ngài ký tên là: Đời Minh, Cầu tịch nam[9] Trí Húc khoa chú (明求寂男智旭科註).
  6. Tứ phần luật tạng đại tiểu trì giới kiền-độ lược thích (四分律藏大小持戒犍度略釋). Bộ này ngài ký tên là: Sa-di Bồ-tát, nước Ngô xưa, Trí Húc, Tế Minh[10] thích (菩薩沙彌古吳智旭際明釋).
  7. Kim cang Bát-nhã Ba-la-mật kinh phá không luận (金剛般若波羅蜜經破空論). Bộ này ngài ký tên là: Triều Minh, Sa-di Bồ-tát Trí Húc, Tế Minh tạo luận (皇明菩薩沙彌智旭際明造論).
  8. Kim cang Bát-nhã Ba-la-mật kinh quán tâm thích (金剛般若波羅蜜經觀心釋). Bộ này ngài ký tên là: Sa-di Bồ-tát Trí Húc, Tế Minh thuật (菩薩沙彌智旭際明述).
  9. Bát-nhã Ba-la-mật đa tâm kinh thích yếu (般若波羅蜜多心經釋要). Bộ này ngài ký tên là: Đời Minh, Sa-di Bồ-tát Trí Húc thuật (明菩薩沙彌智旭述).
  10.  Tán Địa Tạng Bồ-tát sám nguyện nghi (讚禮地藏菩薩懺願儀). Bộ này ngài ký tên là: Đời Minh, Sa-di Bồ-tát, nước Ngô xưa, Trí Húc thuật (明菩薩沙彌古吳智旭述).

Trên đây là mười tác phẩm mà ngài ký tên là Sa-di, ngoài ra còn vài tác phẩm nữa, điều đó cho thấy việc sử dụng phẩm vị Sa-di trước tên gọi Trí Húc là do chủ ý của ngài. Chủ ý đó có thể chuyên chở nhiều ý nghĩa, chỉ xét riêng về phương diện phẩm hạnh của một người xuất gia thì điều đó đã nói lên một giá trị đạo đức Phật giáo luôn được tôn vinh ở bất cứ thời kỳ nào, đó là tính khiêm hạ.

Trong bối cảnh hiện tại, do điều kiện hạn chế về nhiều mặt nên chúng tôi chưa đủ phúc duyên để tiếp cận với nhiều nguồn thư tịch liên quan đến danh xưng Sa-di của các bậc cao tăng thuở trước. Tuy nhiên, từ tư liệu của Thầy Đồng Dưỡng, ở Hoài Cổ lâu, Quảng Nam và kho tư liệu của chùa Thắng Nghiêm, Thanh Oai, Hà Nội, chúng tôi biết được rằng, có ít nhất hai bậc cao tăng như Thiền sư Minh Như[11], vị danh tăng hữu công trùng hưng chùa Ngọa Vân và Thiền sư Minh Hành, người viết Lời tựa cho tác phẩm Phật Tổ tam kinh, mặc dù mang phẩm vị là Tỳ-kheo nhưng vẫn tự khép mình dưới danh xưng Sa-di khiêm tốn. Qua đối khảo niên đại của các bậc Đại sư vừa nêu, đã cho thấy tính độc lập tương đối mà không có sự thừa tiếp lẫn nhau về cách vận dụng danh xưng Sa-di. Điều này đã khẳng định phẩm tính đạo đức của Phật giáo luôn là một vị mát ngọt, thuần nhất bởi chúng lưu xuất cùng một cội nguồn.

Trong hiện hữu của thực tại thì phạm trù Danh và Thực phải cùng đi với nhau, đúng như lời Phật dạy trong kinh Tương ưng bộ (S.7.5-I.165): Yathā nāmaṁ tathā cassa (Danh phải tương xứng người, HT.Thích Minh Châu dịch). Tuy nhiên, riêng ở lãnh vực này, trong câu chuyện này, mặc dù Danh và Thực có vẻ như chưa tương ưng, chưa trùng khớp với nhau nhưng thực chất chúng rất tương ưng theo chiều hướng của giải thoát.

 



[1] Vị này là đệ tử của Thiền sư Chuyết Chuyết (拙拙禪師:1590-1644). Theo Chuyết Chuyết Thiền sư ngữ lục (拙拙禪師語錄).

[2] 嘉興大藏經 (新文豐版) 第 36 冊 No. B348 靈峰蕅益大師宗論, 0253a13- 0254b20.

[3] 大藏經補編第 27 冊 No. 151 新續高僧傳, 卷第九, 0094a12-0095b08.

[4] Ngài am tường Nho, Thiền, Luật, Giáo (儒, 禪, 律, 教)  mà luôn tự tại, thong dong không dính mắc, nên gọi là Bát bất.

[5] 大藏經補編第 23 冊 No. 130《靈峰宗論(選錄〈蕅益大師年譜〉、〈書重刻靈峰宗論後〉,〈刻闢邪集序, 0426a28.

[6] 大藏經補編第 27 冊 No. 151 新續高僧傳, 卷第九, 釋智旭傳 ghi: 天啟二年…, 明年…又明年受比丘菩薩戒, tức ngài thọ giới Tỳ-kheo và giới Bồ-tát vào niên hiệu Thiên Khải năm thứ tư, tức là năm 1654. Tuy nhiên, theo Ngẫu Ích Đại sư niên phổ (蕅益大師年譜 vừa dẫn ở trên thì ngài thọ Tứ phần giới bổn vào năm 24 tuổi (受四分戒本).

[7] Theo tư liệu vừa dẫn. Tuy nhiên theo tác phẩm Thông sử Phật giáo Triều Tiên (朝鮮佛教通史) thì ngài Trí Húc viên tịch vào niên liệu Vĩnh Lịch năm thứ chín (永曆九年), tức năm 1655. Từ điển Phật Quang sử dụng nguồn này.

[8] 大藏經補編第 23 冊 No. 130《靈峰宗論(選錄〈蕅益大師年譜〉、〈書重刻靈峰宗論後〉、〈刻闢邪集序, 0431b11- 0431b26.

[9] Cầu tịch nam (求寂男): Nam Sa-di. Nam hải ký quý nội pháp truyện 南海寄歸內法傳 (T.54. 2125.3. 0219b02)  giải thích: Gọi là Thất-la-mạt-ni-la (Sāmaṇera) dịch là Cầu tịch, nghĩa là mong cầu hướng về chốn Niết-bàn viên mãn. Xưa gọi Sa-di là lược bớt vì âm tiết chưa đúng, phiên làm Tức từ, ý thì chuẩn mực nhưng không có căn cứ vậy (名室羅末尼羅 (譯為求寂言欲求趣涅槃圓寂之處舊云沙彌者言略而音訛翻作息慈意准而無據也).

[10] Tế Minh (際明): Một trong những danh xưng của ngài Trí Húc.

[11] Theo, Thích Đồng Dưỡng, Sơ lược hành trạng Thiền sư Minh Như-Thích Vân Phong, chùa Ngọa Vân, Đông Triều, đã dẫn: Bia Tập Phúc tự lưu huệ bi/Bản xã tính danh (ký hiệu 2177/2178), Sau lạc khoản có hàng cuối ghi: “Phật đệ tử Sa-di Minh Như hạ tự” (佛弟子沙弥明如下字); và bia Chủng phúc tu huệ bi/sáng lập nghĩa điền ân ký (ký hiệu 2194/2195), lạc khoản ghi: Phật đệ tử Sa-di Minh Như Thích Vân Phong dư chuyết soạn (佛弟子沙弥明如釋雲峯予拙撰).

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Kinh Đại Phước Đức

Kinh Đại Phước Đức

Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu...

Đức Phật Đản Sinh Qua Thi Phẩm Của Edwin Arnold

Đức Phật Đản Sinh Qua Thi Phẩm Của Edwin Arnold

ĐỨC PHẬT ĐẢN SINHQUA THI PHẨM CỦA EDWIN ARNOLDTrần Phương Lan dịch và chú giải Đức Phật đã xuất hiện...

Những Vấn Đề Của Con Người Tác Giả: Dr.k.sri Dhammananda Dịch Giả: Pháp Thông

Những Vấn Đề Của Con Người Tác Giả: Dr.k.sri Dhammananda Dịch Giả: Pháp Thông

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Quan Điểm & Giải Pháp Của Đạo Phật Về Vấn Đề Vong Nhập?

Quan điểm & giải pháp của Đạo Phật về vấn đề vong nhập?

Ảnh minh họa HỎI: Theo ghi nhận xưa nay, tình trạng vong nhập (người âm nhập vào người dương) diễn ra trong xã...

Một Thời Vạn Hạnh – Như Đức

Một Thời Vạn Hạnh – Như Đức

Qua ngày Rằm tháng Bảy, Hòa thượng Minh Châu viên tịch vào buổi sáng chớm thu. Vu Lan ngưng đọng,...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 37)

  “Bát, dĩ hòa nhẫn cố, tốc sanh Phạm thế thị vi bát”. Đây là loại thứ tám trong tám loại...

Cầu Nguyện Và Thờ Phượng

Cầu nguyện và thờ phượng

CẦU NGUYỆN VÀ THỜ PHƯỢNG(English Version Attached)Nguyễn Thúy Loan, Ph. D. (Đề Tài này rất rộng, tác giả hạn chế...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

 Các vị đồng học, xin chào mọi người. Tối nay là đêm giao thừa Tết âm lịch của chúng ta,...

Món Nợ Lớn Nhất Đời Người Là Gì?

Món nợ lớn nhất đời người là gì?

MÓN NỢ LỚN NHẤT ĐỜI NGƯỜI LÀ GÌ? Thích Đạt Ma Phổ Giác Phật tử Phúc Đức hỏi: Món nợ...

Đời Là Bóng Hiện Của Cảnh Tâm

Đời Là Bóng Hiện Của Cảnh Tâm

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Drapa Ngonshe (1012-1090)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Drapa Ngonshe (1012-1090)

TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC DRAPA NGONSHE (1012-1090) Ron Garry soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ  Ngài Drapa...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 51)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 51) Pháp Sư Tịnh Không   PHẨM 4 PHÁP TẠNG NHÂN ĐỊA Kinh văn:...

Kinh Bách Dụ: Đệ Tử Phạm Thiên Tạo Vật

Kinh Bách Dụ: Đệ tử Phạm thiên tạo vật

Mẩu chuyện này ngụ ý rằng: Hình tướng của mọi người đều do nghiệp của chính họ tạo nên, không...

Tâm Linh Không Tôn Giáo

Tâm Linh Không Tôn Giáo

TÂM LINH KHÔNG TÔN GIÁO  Trước hết, xin chào mừng tất cả các bạn đã tới tham dự thời pháp...

Hạnh Nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm

MỤC LỤCTẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14THÁNG 02 NĂM 2012Hạnh nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm phương pháp khơi...

Kinh Đại Phước Đức

Đức Phật Đản Sinh Qua Thi Phẩm Của Edwin Arnold

Những Vấn Đề Của Con Người Tác Giả: Dr.k.sri Dhammananda Dịch Giả: Pháp Thông

Quan điểm & giải pháp của Đạo Phật về vấn đề vong nhập?

Một Thời Vạn Hạnh – Như Đức

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 37)

Cầu nguyện và thờ phượng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

Món nợ lớn nhất đời người là gì?

Đời Là Bóng Hiện Của Cảnh Tâm

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Drapa Ngonshe (1012-1090)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 51)

Kinh Bách Dụ: Đệ tử Phạm thiên tạo vật

Tâm Linh Không Tôn Giáo

Hạnh Nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm

Tin mới nhận

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

Lời Phật dạy về tác hại của việc uống rượu

Lời Phật dạy về những điều khó

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Trái Tim Không Nói Hận Thù, Thích Nguyên Hùng

Đeo mang thân ngũ uẩn là gánh nặng

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Nhân quả hiện tại

Phật thuyết Bát Chánh Đạo Kinh

Nhân duyên Đức Phật Thích Ca Giáng sinh

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Có ai thấy Phật không?

Tỷ phú Bill Gates đã thực hiện lời Phật dạy như thế nào?

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Tụng kinh và niệm Phật có ý nghĩa gì?

Tin mới nhận

Triết Lý Sống Của Người Phật Tử Việt Nam

Ăn chay là một pháp môn tu

Chấm dứt những lễ hội dã man!

Giảng kinh Chiếc Lưới Ái Ân

Chùa To Phật Lớn

Đạt Ma Huyền Trang

Nguyệt xứng giải thích “sáu mươi kệ tụng biện luận lý tính duyên khởi” của Long Thọ (kệ tụng 1 – 6)

Cứu cánh của việc thành Phật là đi về đâu?

Đạo Phật Và Con Người

Một Đặc Trưng Rất Riêng Của Phật Giáo – Pháp Hiền

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Viết trên cát

Phật Thuyết Thắng Quân Vương Sở Vấn Kinh

Quan niệm thế giới địa ngục

Vẻ Đẹp Phật Pháp (Chân – Thiện – Mỹ)

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui

Tô Tiểu Muội, Tô Đông Pha & Thiền Sư Phật Ấn

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Tt. Thích Vĩnh Hóa (Pdf)

Cách Phát Tâm Bi (Tiến sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén)

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Giết cả đàn trâu

TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

Kinh Kim Cang Giảng Giải

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (7)

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 60)

Kinh Bách Dụ: Người hay sân hận

Kinh Bách Dụ: Vì hai vợ nên mù đôi mắt

Ý Nghĩa Đề Kinh Kim Cang

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán

Audio Book Kinh Duy Ma Cật

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Ông Bāhiya: Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy (song ngữ)

Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm – Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh Của Lục Tổ Huệ Năng

Kinh Tiểu Bộ Tập Vi (Khuddhaka Nikàya)

Giảng Giải Kinh Thừa Tự Pháp

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

Tin mới nhận

Tịnh độ ngũ kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 82)

Ba Bài Khai Thị Cho Oan Gia Trái Chủ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 109)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 53)

Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 53)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Sự Mô Tả Tịnh Độ Của Chư Phật Trong Tạng Pāli

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Lời Phật Dạy Vua A Xà Thế Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.