PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Chân Thiện Mỹ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Blank

 CHÂN – THIỆN – MỸ

Thích Thông Huệ 

BlankTừ xưa đến nay, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam đã lưu tồn nhiều phong tục, trong đó có phong tục nói lời chúc. Thông thường, người ta chúc nhau Tam đa, đó là đa phúc, đa lộc và đa thọ. Cụ thể hơn, mọi người chúc nhau tài lộc dồi dào, phát đạt giàu sang, an khang thịnh vượng, sống lâu trăm tuổi… Trong mọi lời chúc luôn hàm chứa niềm tin tốt đẹp của cuộc sống chân-thiện-mỹ. Vậy ý nghĩa của chân-thiện-mỹ là gì? Đây là ba khía cạnh tạo nên sự toàn bích của cuộc sống, ba khía cạnh này có quan hệ mật thiết với nhau. Truyền thống Đông phương thường nhắc nhở mọi người ăn ở, sống và ứng xử sao cho cuối cùng đạt được cuộc sống hoàn mỹ, còn giáo lý nhà Phật khuyên chúng ta hãy cố gắng tu tập hướng đến mục tiêu chính là cuộc sống hướng thiện, giải thoát, tự tại. Vì thế, mọi người cần có sự chân thật, hướng về nẻo thiện và đạt được thẫm mỹ nơi thân tâm mình. Người nào đạt được ba điều đó thì người ấy hạnh phúc nhất trần gian.

Khía cạnh thứ nhất, nói về “chân” thì có hai nghĩa, một là chân thật, hai là chân lý. Nếu quan hệ giao tiếp giữa con người với con người thiếu chân thật thì sẽ mất lòng tin, mất tình người, mất đi lẽ sống, gặp nhiều chướng ngại rồi đưa đến thất bại. Ngược lại, nếu biết tế nhị trong giao tiếp, chân thành trong hành động và thân thiện với mọi người thì sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công. Nếu sống trung thực thì trong cách đối nhân xử thế sẽ không quan hệ giao tiếp chỉ bằng hình thức mà bằng cả tấm lòng chân thành, không giả dối, không hư ngụy. Vì thế, sự chân thật rất cần thiết đối với con người. Cho nên tất cả chúng ta phải hướng đến cách ứng xử theo đúng đạo lý để xứng đáng được mọi người tôn trọng. Chân thật còn là trạng thái chân chất, hồn nhiên, trong sáng tự cõi lòng mỗi người, nhưng dần dần mất đi do sau này huân tập những chủng nghiệp không tốt, không lành khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên người ta thường nói phải tập sống theo hạnh Anh nhi, không gian dối, không tính toán. Chúng ta cần tu tập để gột rửa vô minh, phiền não và trở về sống hồn nhiên, trong sáng, trạng thái đó gọi là chân. Tiếp theo là chân lý của cuộc sống mà tất cả mọi người đều hướng đến. Chẳng hạn, nói về các pháp là vô thường, giả tạm, duyên sinh, vô ngã, con người có sanh phải có tử, có hợp phải có tan, có còn phải có mất, đó là chân lý không bao giờ thay đổi. Chúng ta cần phải hướng về lẽ chân thật, thoát khỏi mê lầm, không còn vô minh tăm tối, biết thân này là bất tịnh, cuộc đời này như giấc chiêm bao mà hướng đến ánh sáng chân lý. Trong ba khía cạnh toàn bích của cuộc sống, trước tiên phải đạt đến lẽ chân. Để hướng đến lẽ chân, người ta cần sống chân chất, hồn nhiên, trong sáng tự cõi lòng, không hề giả dối với bất cứ ai trong cách đối nhân xử thế. Chân lý vô thường, duyên sinh, vô ngã, giả tạm của cuộc sống là như thật nên cần thắp lên ngọn đèn trí huệ để không sai lầm. Chúng ta là người đệ tử Phật cần thấy được lẽ chân thật của đạo lý để không còn mê lầm giữa thật với giả. Theo quan niệm thế gian, những gì tồn tại đều là thật nhưng thực ra là giả, vì tất cả đều là vô thường, duyên sinh, bằng những yếu tố khác nhau kết hợp lại, phải vay mượn nhiều yếu tố, nhiều nhân duyên và nhiều điều kiện để tạo thành, nên có mặt một cách giả tạm, sau một thời gian thì tàn phai. Con người được sanh ra rồi chết đi, có hợp rồi có tan, có sanh thì có diệt, có còn thì phải có mất, đó chính là lẽ tự nhiên. Cho nên người nào quên được cái giả thì sẽ sống được gần với cái thật, mà sống với cái chân thật thì sẽ không còn mê lầm với cái giả tạm nữa. Vì thế, chúng ta cần phải khéo léo nhận biết giữa cái giả tạm và cái chân thật. Người chưa biết tu thì thấy thân này là mình, nhưng khi học hiểu giáo lý đạo Phật, nghe quý Thầy thuyết pháp thì hiểu được thân này là vay mượn các yếu tố đất, nước, gió, lửa hợp thành, nếu rời các yếu tố đó thì chẳng còn tồn tại. Con người đến với cõi đời là mang thân tạm đến cõi tạm, không thể trường sinh bất tử được. Đạo lý này khuyên nhủ, nhắc nhở và thức tỉnh chúng ta đừng quá mê muội rồi tạo nghiệp mà thọ khổ triền miên. Khi thấy được cái giả của thân, của tâm, của cảnh thì hiểu được đạo lý, hiểu được ý nghĩa của chân thật, sẽ sống bằng tình thương và lòng nhân ái đối với mọi người.

Khía cạnh thứ hai, “thiện” là gì? Thiện là một đời sống hiền thiện, làm lành tránh ác. Con người biết hướng thiện thì được người đời hâm mộ, nể trọng và quý kính. Điều thiện giúp mọi người sống có lương tâm, lương tri. Chính cái thiện tạo cho con người biết độ lượng bao dung, biết tha thứ và thông cảm, biết che chở, đùm bọc và cưu mang. Nhờ lẽ đó, con người làm được mọi hạnh lành, xây dựng cuộc sống tươi đẹp và trở nên nhân hậu. Nếu cuộc đời không có cái thiện thì con người sẽ sống tà ác, xã hội loài người ngày càng rối ren. Cuộc đời phải được xây dựng từ cái thiện thì cuộc sống mới có hạnh phúc chân thật. Nếu ai cũng hướng về nẻo thiện thì mỗi người là một tế bào lành mạnh của xã hội. Nếu trong gia đình, mọi người đều hướng đến cái thiện thì gia đình đó sẽ được an vui, hạnh phúc. Nếu xóm làng hướng đến cái thiện thì nơi ấy được bình yên, tránh được mọi tệ nạn xã hội. Người người, nhà nhà, làng xóm cho đến phố phường đều hướng tâm về nẻo thiện thì chắc chắn thế giới sẽ được hòa bình, an lạc, dân chúng được an cư lạc nghiệp. Trong xã hội có nhiều lãnh vực như: kinh tế, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, văn học, thi ca và còn có cả đạo lý, tâm linh… tạo nên bức tranh tổng thể về xã hội. Nếu tất cả chỉ lo làm giàu về của cải vật chất mà sống không có đạo đức thì sẽ tạo ra mầm họa lớn cho xã hội.

“Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ tông.”

Đối với xã hội, ngôi chùa có vị trí vô cùng quan trọng trong lòng dân tộc, vì đây chính là nơi giúp con người chọn được lẽ sống hướng thiện, xóa mờ cái ác, tạo được niềm an vui hạnh phúc, đóng góp vào sự an bình của xã hội để tất cả cùng vui sống lành mạnh, tự do. Hướng tới cái thiện là hướng tới lương tâm, lương tri và lòng trắc ẩn. Tu theo đạo Phật là nguyện đoạn các điều ác, nguyện làm tất cả điều lành, nguyện thành Phật độ tất cả chúng sinh. Chúng ta quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới cấm, không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không uống rượu… chính là hướng đến đời sống gương mẫu đạo đức. Đạo Phật giúp chúng ta tu tập năm giới vững vàng, truyền cho chúng ta thập thiện để hướng đến con đường thuần thiện. Mười điều thiện đó là thân tam, khẩu tứ, ý tam. Thân tam là không sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Khẩu tứ là không lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ. Ý tam là không tham, không sân, không si. Đạo Nho hướng mọi người tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nếu không tu thân thì dễ trở thành người vô nghì, tà ác, hung hiểm và làm cho người khác sợ hãi tránh xa. Trong gia đình, nếu mọi người biết tu thân thì mới tề gia và từ đó sẽ hạnh phúc an vui. Ngoài xã hội có trị quốc thì mới có bình thiên hạ. Lý tưởng của đạo Nho khuyến khích mọi người làm người quân tử để tu tâm thì mỗi người phải biết sống có hiếu, biết ăn ở hiền lương, có tư cách đức hạnh, biết cách ứng xử đẹp trong cuộc sống.

Khía cạnh thứ ba, nói về “mỹ” tức là thẫm mỹ. Con người có chân thật, có thiện mà không có thẫm mỹ thì cuộc sống khô khan chưa được gọi là toàn bích. Cái đẹp của vóc dáng hình hài phải gắn liền song song với cái đẹp của đức hạnh, tư cách, nết na. Loài người có xu hướng vươn tới cái đẹp, chính là thẫm mỹ. Nếu chúng ta chân thật tận cõi lòng, hướng đến chân lý, tìm về nẻo thiện và làm tất cả mọi hạnh lành thì sẽ đạt được thẫm mỹ của cuộc sống. Đức Phật vốn biết chúng sanh luôn ưa chuộng cái đẹp nên mới thị hiện thân tướng của Ngài thật đẹp với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp để tiếp cận và tiện bề giáo hóa chúng sanh. Có thể nói, trên thế gian chưa một ai có nhân dáng và hình hài đẹp bằng Đức Thế Tôn. Ngài đẹp cả về vóc dáng, đức hạnh và trí tuệ siêu phàm. Ngài có tấm lòng từ bi, hỷ xả, độ lượng và bao dung. Nếu một người sanh ra đời, đạt được tiêu chí của chân-thiện-mỹ thì người đó đạt được toàn hảo của cuộc sống. Đó là chân lý hiện sinh mà mỗi người có thể trải nghiệm ngay trong đời sống hiện tại này. Chân lý ấy là cái chung mà mỗi chúng ta đều có thể vươn tới, vì chân-thiện-mỹ không chỉ dành riêng cho bất cứ một ai. Bởi lẽ, chân thật cõi lòng, hướng đến đời sống thiện lành và đạt được thẫm mỹ thì cuộc sống sẽ đạt được chân lý hiện sinh. Đó chính là lẽ sống mà tất cả chúng ta thường chúc nhau đạt đến Chân-Thiện-Mỹ trong quan hệ giao tiếp hàng ngày.

                                                       
Thiền Tự Trúc Lâm Viên Giác
Xuân Ất Mùi – PL. 2558

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Nakulapita Sutta – Kinh Về Tuổi Già Và Sự Sáng Suốt

NAKULAPITA SUTTAKinh về Tuổi già và sự Sáng suốtHoang Phong Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong...

Lịch Trình Pháp Hội

Lịch Trình Pháp Hội

LỊCH TRÌNH PHÁP HỘI   07/04: (Chủ Nhật 27/2 âl) Cung đón Đức Nhiếp Chính Vương và Tăng đoàn tại...

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thiền Quán Tiếng Chuông Vượt Thời Gian

Thiền Quán Tiếng Chuông Vượt Thời Gian

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Sự Phát Triển, Phân Loại Và Giải Thích Về Không

SỰ PHÁT TRIỂN, PHÂN LOẠI VÀ GIẢI THÍCH VỀ KHÔNG (Trích dịch từ Chương III của tác phẩm Nghiên cứu...

Phật Giáo Việt Nam Thời Minh Mạng (1820 – 1840)

Phật Giáo Việt Nam Thời Minh Mạng (1820 – 1840)

PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI MINH MẠNG (1820 – 1840)Nguyễn Duy Phương   - Luận án là kết quả của...

Tân Xuân, Thông Điệp Thơ

Tân Xuân, Thông Điệp Thơ

TÂN XUÂN, THÔNG ĐIỆP THƠMinh Đức Triều Tâm Ảnh   Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống Thấy...

Hôn Nhân, Hạn Chế Sanh Đẻ Và Cái Chết Hòa Thượng K. Sri Dhammananda – Thích Tâm Quang Dịch Việt

HÔN NHÂN, HẠN CHẾ SANH ĐẺ VÀ CÁI CHẾT Hòa thượng K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt -...

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận Đã Viên Tịch

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận đã Viên Tịch

Trước giờ Di quan Sư Bà Ni Trưởng Như Thông 07 Huệ ở Sài Gòn Việt Nam, có đôi lời...

Mùa Xuân Trong Lòng Người Con Phật

Mùa Xuân Trong Lòng Người Con Phật

MÙA XUÂN TRONG LÒNG NGƯỜI CON PHẬT Thích Nữ Giác Anh Chúng ta đang sống trong một thế giới có...

Chớ Quên Đường Đi Lối Về

Chớ quên đường đi lối về

CHỚ QUÊN ĐƯỜNG ĐI LỐI VỀ Nguyễn Hữu Đức Năm mới Kỷ Hợi 2019 đến, xin chúc mọi sự xảy...

Bản Đồ Hoạt Hình Này Cho Thấy Tôn Giáo Lan Tỏa Khắp Thế Giới Như Thế Nào

Bản đồ hoạt hình này cho thấy tôn giáo lan tỏa khắp thế giới như thế nào

BẢN ĐỒ HOẠT HÌNH NÀY CHO THẤY TÔN GIÁO LAN TỎA KHẮP THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀOPublished on Mar 24,...

Điên Đảo Mộng Tưởng Là Gì?

Điên đảo mộng tưởng là gì?

Hiện giờ quí vị có điên đảo không? Như tôi thường nói điên đảo là cái nhìn lộn ngược.  Hiện...

Nakulapita Sutta – Kinh Về Tuổi Già Và Sự Sáng Suốt

Lịch Trình Pháp Hội

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Thiền Quán Tiếng Chuông Vượt Thời Gian

Sự Phát Triển, Phân Loại Và Giải Thích Về Không

Phật Giáo Việt Nam Thời Minh Mạng (1820 – 1840)

Tân Xuân, Thông Điệp Thơ

Hôn Nhân, Hạn Chế Sanh Đẻ Và Cái Chết Hòa Thượng K. Sri Dhammananda – Thích Tâm Quang Dịch Việt

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận đã Viên Tịch

Mùa Xuân Trong Lòng Người Con Phật

Chớ quên đường đi lối về

Bản đồ hoạt hình này cho thấy tôn giáo lan tỏa khắp thế giới như thế nào

Điên đảo mộng tưởng là gì?

Tin mới nhận

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Dự án xây dựng sân biện kinh (tranh biện) cho tu viện Sera May

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Đường về Câu Thi Na hôm nay

Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy

Đức Phật giảng về viễn cảnh thời Mạt pháp

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 1)

Chi tiết bộ kinh 10 điều lành giúp con người sống được bình an của đức Phật

Trong lòng không có hoa, khó tìm hoa bên ngoài

Giết gì được Phật khen?

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Lời Phật dạy về cách chọn bạn mà chơi

Bình tĩnh thản nhiên với sự vu oan giá họa

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn ‘Thành đạo’

Đức Phật dạy: trong tất cả các loại bố thí, bố thí Pháp là vĩ đại hơn hết

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Những việc nên làm khi có người thân mới qua đời

Hành vi thiện ác của mỗi người qua vầng trăng

Cây cổ thụ Phật giáo

Tin mới nhận

Phật Giáo Và Đạo Ja-in – Hoang Phong

Tây Tạng: Đòn mới của Mỹ nhắm vào các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc

Phật Giáo Tại Tích Lan – Duy Nhất Dịch

Phiêu Linh Huỳnh Trung Chánh

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 46)

Một Lịch Sử Lớn Dậy Từ Những Đổ Nát Của Các Tượng Phật ở A-phú-hãn

Pythagore và Thuyết Luân Hồi

Bạn Có Tin Vào Tái Sinh Không?

Đạo Đức Kinh Tế Theo Quan Điểm Của Phật Giáo Peter Harvey Đỗ Kim Thêm Dịch

Đạo Phật: Điều Gì Đấy Cho Mọi Người

Luận Về Bồ Đề Tâm

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư

Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa

Quan Âm Cứu Khổ Chân Kinh Tựa

Ttt-tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Sức mạnh của sự tử tế

Tứ Vô Úy Theo Quan Điểm Của Thành Thật Luận

Cùng nghiệp thì kết duyên với nhau

Phát Biểu Khai Mạc Của Ht.thích Thanh Nhiễu

Ki-tô Hữu Truyền Giáo Bất Hợp Pháp Tại Đại Tháp Giác Ngộ Ấn Độ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 247)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 60)

423 lời vàng của Đức Phật trong Kinh Pháp cú

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 09)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Ba Bài Pháp Đầu Tiên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

Tìm hiểu ý nghĩa kinh “Nhất Dạ Hiền Giả”

Giới Thiệu Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta)

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Rebirth Views In The Surangama Sutra

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Niệm Phật không phải là kêu Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 281)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya)

Tin mới nhận

Đọc sách ngàn lần – Tập 8

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Thi Hóa Phật Thuyết A Di Đà Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Hộ Niệm: Hướng Dẫn, Khai Thị

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 152)

Học Phật chớ nên hồ đồ, ngộ nhận…

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 183)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 73)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Đọc sách ngàn lần – Tập 2

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.