PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Cây nêu ngày tết

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank
CÂY NÊU NGÀY TẾT

Thích Trung Định

 

Cay Neu Ngay TetHằng năm cứ mỗi độ xuân về, mọi người đang sửa soạn đón chào năm mới cùng với việc chuẩn bị cổ bàn để cúng gia tiên, tiển đưa ông táo về trời…thì nhà nào cũng trồng một cây nêu trước cổng nhà. Phong tục này đã được người dân Việt duy trì từ bao đời nay. Người ta quan niệm rằng, chính vì từ ngày Táo quân về trời cho đến đêm giao thừa là vắng mặt Táo công, nên ma quỷ nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, do đó phải trồng cây nêu để trừ tà. Cây nêu được trồng ngay trước cửa nhà từ ngày 23 tháng chạp, chậm nhất là chiều 30 Tết cho đến ngày 7 tháng Giêng thì triệt hạ, gọi là ‘hạ nêu’. Phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi.

 Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: ‘bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là ‘lên nêu’… có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ”. Ngày xưa quan niệm về ma quỷ rất phổ biến, nên theo phong tục chiều 30 tết trong làng thường tổ chức một nhóm trẻ mặc áo đỏ đi khắp làng đánh trống khua chiêng để trừ ma quỷ, giúp mọi người ăn tết an lành. Ma quỷ thường sợ màu đỏ, tục đốt pháo ngày xưa cũng mang ý nghĩa trừ ma, vì pháo cũng màu đỏ.

Chuyện kể rằng, ngày trước ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của loài quỷ. Loài người phải ăn nhờ ở đậu trên đất đai của quỷ nên hằng năm phải cống nạp thuế cho chúng. Lũ quỷ vô cùng hiểm độc, chúng bày lắm mưu nhiều kế hòng chiếm đoạt công sức lao động của con người. Số thuế phải nộp ngày càng gia tăng thêm, chúng tác oai tác quái để làm khổ cho con người. Chúng đặt ra những điều lệ hết sức vô lý, dùng bạo lực buộc con người phải tuân thủ điều lệ “ăn ngọn cho gốc” (nghĩa là chúng lấy phần ngọn còn phần gốc để lại cho người). Thế là sau vụ lúa năm ấy, mọi người đành chịu đói khổ, ngậm ngùi nhìn lũ quỷ đánh chén no nê.

 Thấy cảnh tượng đói khổ của con người, đức Phật động mối từ tâm, hiện đến để cứu giúp người dân thoát khỏi sự hà hiếp của lũ quỷ. Ban đầu đức Phật dạy người trồng khoai lang, đến mùa thu hoạch, cứ theo quy định đã đưa ra, lũ quỷ lấy phần ngọn còn phần gốc là của con người. Thế là người dân được một mùa bội thu, còn lũ quỷ ngán ngẫm nhìn đống dây và lá khoai khô héo. Sau đó chúng lại đổi điều lệ thành “ăn gốc cho ngọn”. Đức Phật dạy người dân chuyển trồng khoai sang trồng lúa. Cuối mùa, lũ quỷ lại một phen ngậm ngùi cay đắng gậm nhấm góc rạ. Lần này, chúng lại đặt ra điều lệ mới là “ăn cả ngọn lẫn gốc”. Lũ quỷ tưởng rằng như thế là chúng nắm chắc được phần lợi trong tay, nhưng đức Phật đã dạy con người trồng ngô. Vụ mùa đến, người dân thu hoạch ngô đem về nhà, còn lũ quỷ thì lại bị một vố chua cay, tức tối. Cuối cùng lũ quỷ tức giận thu hồi lại cả đất đai, không cho con người thuê đất nữa, chúng thà không có gì chứ không chịu cho loài người ăn một mình. Trước tình hình đó, đức Phật bảo người dân đến điều đình với quỷ cho tậu một miếng đất bằng tấm áo cà sa. Nghĩa là con người sẽ trồng một cây tre, trên ngọn tre chỉ treo một tấm áo cà sa, bóng của cà sa phủ được bao nhiêu diện tích ở mặt đất thì số đất đó là đất của con người sử dụng. Ban đầu quỷ không chấp thuận, nhưng sau chúng nó suy tính thấy bóng của một chiếc áo cà sa chẳng bao nhiêu bèn nhận lời. Khi người dân trồng xong cây tre, đức Phật đứng trên ngọn tre tung chiếc áo cà sa ra, cây tre càng lúc càng cao, áo cà sa càng lúc càng rộng, bóng của áo cà sa phủ đến đâu lũ quỷ phải rút lui đến đấy. Cuối cùng chiếc áo che phủ cả đất đai lũ quỷ không còn đất để ở, phải rút ra biển.

Bị mất hết đất đai, quỷ vừa tiếc vừa hầm hực tức giận, chúng chiêu tập binh mã vào cướp lại. Nhờ có sự giúp đở của đức Phật nên người dân đã đánh bại tất cả những đợt tấn công của lũ quỷ. Nhận thấy không thể nào đánh thắng loài người, lũ quỷ đành quỳ xuống van xin đức Phật rũ lòng thương tưởng, mỗi năm vào những ngày Tết cho chúng trở lại đất liền để viếng thăm mồ mã tổ tiên của chúng. Phật thương tình hứa khả, nhưng để lũ quỹ không vào quấy nhiễu người dân, đức Phật dạy người dân trồng cây nêu vào dịp Tết để xua đuổi chúng.

Trong trạng cúng tống mộc chúng ta cũng thấy có câu: “…Hải ngoại ngao du, bất đắc hồi cố, ẩn nặc gia trung, yêu cầu tế tự, phụng sắc Như Lai… Nghĩa là các loài ngũ quỷ mộc ương mộc ách nên ra ngoài biển mà ngao du, không được trở lại chỗ củ để ẩn núp trong nhà mà yêu cầu cúng tế, nên phụng mạng sắc chỉ của đức Phật. Có thể  câu trong trạng tống mộc xuất phát từ điển tích này.

Qua câu chuyện này nhiều người cho đó là hủ tục, mê tín dị đoan. Hãy khoan! Chúng ta đừng vội quy kết, mà hãy nhìn sâu vào từng chi tiết bên trong câu chuyện để thấy được tính nhân văn, nhân đạo của nó mà cảm nhận được ý nghĩa cao quý của việc trồng cây nêu ngày Tết như thế nào.

Trước hết, cây tre là biểu trưng cho tính chất, bản sắc riêng của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Tre là thể hiện cương nhu phối triển! Tre có thể uốn cong trước gió. Gió bão cực mạnh cũng không làm tre đổ hay bật rễ. Cây tre cũng có thể chẻ mỏng để làm các vật dụng đồng thời có thể dùng để làm khiêng, chống đỡ nhà cửa…

Trồng tre vào đầu năm mới để khẳng định tinh thần Việt Nam và trồng tre trước cửa nhà trong bảy ngày đầu năm còn là đánh dấu những ngày vui, hạnh phúc nhất trong năm, những may mắn mới với ước mong nhiều đổi mới hơn, nhiều thành đạt hơn. Không những thế, trên cây nêu, ông cha ta còn treo đèn lòng vào buổi tối với ý nghĩa để soi đường cho hương linh ông bà tổ tiên thấy đường về nhà đón tết cùng con cháu. Đây cũng nói lên ý nghĩa cao quý của tộc Việt qua tinh thần hiếu đạo, tưởng nhớ ông bà tổ tiên như thế nào.

Câu chuyện này cho thấy tinh thần nhập thế độ đời của đạo Phật, đức Phật xuất hiện một cách gần gũi trong đời sống của con người, nhất là người nông dân chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà thành quả lao động vẫn còn trong chờ vào trời đất. Đức Phật không những chỉ dạy cho con người về nếp sống đạo đức nhân tâm mà còn dạy con người biết nghề trồng trọt, chăn nuôi hợp thời, hợp thổ nhưỡng.

Trong sự tích này còn có một triết lý rất nhân đạo đó là lòng bao dung độ lượng. Khi đối phương đã thất bại, đã đầu hàng thì phải mở cho họ một con đường sống, hãy mở rộng lòng thương mà khoan dung, tha thứ cho họ, đừng dồn họ vào con đường cùng, bế tắc. Tính cách này đã được thể hiện trong huyết mạch của lòng người dân Việt. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước tinh thần này đã được thể hiện qua các triều đại của những vị Vua anh minh đã làm cho kẻ thù phải khấu phục, chuyển thù thành bạn.

Ngoài câu chuyện trên, còn có nhiều dị bản kể về tục dựng cây nêu ngày tết. Chẳng hạn như truyện Nông dân với Thành hoàng của  người miền Đông Chiết-giang (Trung-quốc). Người Pháp có truyện Nông dân với quỷ. Truyện ngụ ngôn Con cáo và con gấu của người Nga cũng có những hình ảnh tương tự. Đồng bào Tày cũng có một truyện giống với các truyện trên nhưng không  có kết cục cây nêu. Truyện Sự tích hồ Hai bể do người Dao kể phần nào cũng giống với truyện của đồng bào Tày. Đồng bào miền Nam có người kể truyện Cây nêu ngày Tết về Thiên linh cẩu và nhà sư Khương Thượng. Về hình tượng Phật tậu Quỷ một miếng đất rộng bằng chiếc áo cà sa, người Thổ-nhĩ-kỳ (Turquie) ở Nam Xi-bê-ri (Sibérie) cũng có truyện gần giống…

Tóm lại, tục cây nêu ngày Tết mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp, ngày nay tục này dường như bị người ta quên lãng, cây nêu ngày Tết cùng chịu chung số phận của ông đồ cho chữ:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay”

Và để rồi mỗi ngày Tết về câu đối tết:

“Thịt mở dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Chỉ còn trong tiềm thức của những người dân Việt trong thời hiện đại mà thôi. Quả  thật đây là một mất mát không nhỏ trong văn hoá của người Việt, là một thiệt thòi lớn cho thế hệ con cháu hôm nay và mai sau.

 

 Thư Viện Hoa Sen

 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Cuộc Đời Chỉ Là Những Sự Chọn Lựa

Cuộc Đời Chỉ Là Những Sự Chọn Lựa

CUỘC ĐỜI CHỈ LÀ NHỮNG SỰ CHỌN LỰA Tác Giả: Vô Danh | Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến(Life Is All...

3. It Looks Like That But Is Not The Way It Is

3. It looks like that but is not the way it is

  3. Vậy mà chẳng phải vậy!Lại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “…làm...

Pháp Thủ Nhãn

Pháp Thủ Nhãn

  Tóm lược bài giảng PHÁP THỦ NHÃNThầy Hằng Trường thuyết giảng Ngày 6 tháng 12 năm 2020   Phần...

Nhân Giới Sanh Định, Nhân Định Phát Tuệ

Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ

Nhân Giới sanh ĐịnhGiới, nói một cách dễ hiểu là ngăn chặn người ta làm những điều tội lỗi, lỗi...

Thái Tú Hạp: Làm Thơ Như Chép Kinh

Thái Tú Hạp: Làm Thơ Như Chép Kinh

  THÁI TÚ HẠP: LÀM THƠ NHƯ CHÉP KINHNguyên Giác   Bạn đã từng yêu thơ, đã từng đọc thơ,...

Ghpgvntn Hải Ngoại – Canada Thành Kính Phân Ưu

Ghpgvntn Hải Ngoại – Canada Thành Kính Phân Ưu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hội Nghị Nữ Giới Phật Giáo Thế Giới Lần Thứ Xi

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ý Nghĩa Ngày Phật Thành Đạo – Video

Ý Nghĩa Ngày Phật Thành Đạo – Video

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

Nguyện thứ 19: "Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, phát Bồ Đề Tâm, tu...

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Vĩ Đại Như Thế Nào?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại như thế nào?

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni trong quá khứ đã: "Tam kỳ tu phước huệ, Bách kiếp chủng tướng hảo"....

Xúc Thực

Xúc Thực

XÚC THỰCNguyễn Viết Thanh ảnh minh họa Hằng ngày, cơ thể chúng ta cần thức ăn để nuôi sống thân....

Họa và phước

HỌA VÀ PHƯỚC Hồi ký của Hương Đức Về trước một ngày để cùng anh chị em trong gia đình...

Tình Người – Thích Nhất Hạnh

Tình Người – Thích Nhất Hạnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trần Nhân Tông Con Người Và Tác Phẩm – Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trung Đạo – Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài 3

Trung Đạo – Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài 3

Đức Đạt Lai Lạt Ma TRUNG ĐẠO Bài 3 Phân tích về Ngã và Vô ngã Bản dịch Việt: Đặng...

Cuộc Đời Chỉ Là Những Sự Chọn Lựa

3. It looks like that but is not the way it is

Pháp Thủ Nhãn

Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ

Thái Tú Hạp: Làm Thơ Như Chép Kinh

Ghpgvntn Hải Ngoại – Canada Thành Kính Phân Ưu

Hội Nghị Nữ Giới Phật Giáo Thế Giới Lần Thứ Xi

Ý Nghĩa Ngày Phật Thành Đạo – Video

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại như thế nào?

Xúc Thực

Họa và phước

Tình Người – Thích Nhất Hạnh

Trần Nhân Tông Con Người Và Tác Phẩm – Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát

Trung Đạo – Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài 3

Tin mới nhận

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Con dao trong tâm

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Đức Phật đản sanh tay nào chỉ lên là đúng?

Vị Tỳ kheo chứng Thánh quả ngay khi Đức Phật thay đổi đề mục thiền quán

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Suy nghiệm lời Phật: Sinh nhà tôn quý

Đức Phật – Người Thầy vĩ đại về nhân cách

Đức Phật dạy Ca Diếp Bồ tát phân biệt chính tà

Phật nói “Tại vì sao bạn được thân người?”

Đi theo dấu chân Phật và các bậc tiền nhân

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo

“Trên đời này, người như thế nào đáng yêu nhất?”

Phật dạy: Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Đức Phật dùng sen độ người

Phật ở đâu?

Chùa Bửu Minh Ấp Lân Tây, Xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Tin mới nhận

Thiền Thất Khai Thị Lục

Phật thuyết A Di Đà Kinh

Thái độ phi thường của Lòng Từ Bi bao la

Phiếm Luận Về Ma

Vấn nạn tử tử trong giới trẻ và hậu quả sau khi chết

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (8)

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Câu Chuyện Hậu Đại Dịch

Tâm Là Gì? Tiến sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén

Đại Thừa Quảng Ngũ Uẩn Luận

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 25)

Chúc Mừng Đại Hội Hoằng Pháp

Khổ Vì Vợ Nghiện Mua Sắm

Tết chay an lạc nơi niềm vui toả khắp muôn nơi

Ở đây không sầu muộn

Con Người Thật Của Thượng Tọa Thích Trí Quang – Đào Văn Bình

Bồ Đề Tâm | Bodhicitta (song ngữ) sách PDF

Tôi đã giác ngộ đạo Phật như thế nào?

Con đốt ô tô ba có nhận được không

Tin mới nhận

Tìm hiểu ý nghĩa kinh “Nhất Dạ Hiền Giả”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 75)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ 

Kinh Akkosa: Sự Nhục Mạ

Kinh Bách Dụ: Diễn viên mặc trang phục quỷ cả đoàn đều sợ

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 324)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 44)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 303)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

Tin mới nhận

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Ý Nghĩa Vãng Sanh

Lược Giải Kinh A Di Đà

Tịnh Không Pháp Ngữ

Bước chuyển từ triết lý Niệm Phật đến tín ngưỡng Niệm Phật

Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Niệm Phật Thập Yếu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 198)

Pháp Môn Niệm Phật

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Phương Thức Niệm Phật Của Phật Giáo Nam Tông Và Bắc Tông

Phương Thức Niệm Phật Đời Trần

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Thích Nhật Từ Khể Thủ

Duy Thức Và Tịnh Độ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 48)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.