PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Buông bỏ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Có câu chuyện về một người nọ kể cho những người bạn mình nghe một câu truyện vui, khi nghe xong ai cũng đều bật cười.  Rồi anh nói muốn kể thêm một câu truyện vui nữa, nhưng anh lặp lại cũng cùng câu truyện ấy, và chỉ có vài người cười.  Xong, anh tiếp tục kể lại một lần nữa, lần này thì ai cũng im lặng.  Đến khi anh lặp lại thêm lần nữa thì bắt đầu có nhiều người lộ vẽ khó chịu và bực mình.

Anh ta im lặng một lúc rồi nói, “Quý vị thấy lạ không, một câu truyện dầu vui hay thú vị đến đâu mà khi mình cứ lặp đi, lặp lại mãi rồi thì nó cũng trở thành nhàm chán và vô duyên.  Thế nhưng chúng ta có những câu chuyện buồn, hay nỗi phiền giận, mà mình cứ lặp đi lặp lại mãi, và kể cho nhau nghe hoài, mà vẫn không bao giờ cảm thấy chán!”

Ví dụ của câu truyện trên cũng có phần nào đúng phải không bạn.  Vì dường như trong đời sống, chúng ta lại thường ôm giữ những việc đau buồn trong quá khứ, mà những chuyện vui thì ít khi mình lại nhớ đến.

Vì tâm ta dễ tương ứng với tham sân

Trong quyển “Thiền quán, Con đường hạnh phúc”, bà Sylvia Boorstien có chia sẻ một câu chuyện.  Bà có một chị bạn, bà Ngoại của chị ta giận Mẹ chị, và hai mẹ con đã không còn nói chuyện với nhau nữa.  Khi bà Ngoại của chị bệnh nặng sắp mất, chị có đến thăm, bà nắm tay chị và hỏi “Cháu có biết ta giận Mẹ con về chuyện gì không?”  Cô biết, nhưng trả lời “Dạ cháu không nhớ nữa Ngoại!”  Bà nhìn xa xôi rồi nói, “Thật ra bây giờ Ngoại cũng không nhớ là việc gì nữa, nhưng ta chỉ biết là ta giận Mẹ con lắm thôi.”

Và đôi khi chúng ta cũng giống như bà ấy, có những muộn phiền mà mình cứ giữ chặt mãi trong lòng, như đó là một việc tất nhiên, dù biết rằng chúng không còn cần thiết hay ích lợi gì cho ai nữa…

Tôi có được nghe một vị thiền sư dạy rằng, sở dĩ chúng ta hay nhớ nghĩ đến những việc đau buồn, là vì trong giờ phút hiện tại này tâm chúng ta rất dễ tương ứng với những tham sân si, hơn là những vô tham, vô sân và vô si trong ta.  Và nếu như ta chỉ cần biết chú tâm, quan sát, thì tâm mình chắc chắn sẽ nhớ đến hiện tại trong niềm hoan hỷ.  Thật ra những buồn phiền đó cũng có một ích lợi, là nó chỉ cho ta thấy được những gì mình còn dính mắc để mà buông bỏ.

Buông bỏ là để trong sáng tự nhiên

Mà bạn biết không, thật ra muốn buông bỏ, chúng ta cũng không cần phải làm gì nhiều lắm đâu.  Ôm giữ và mang vác thì phải cần đến sự tính toán và tạo tác này nọ, chứ buông thả ra thì càng ít dụng công bao nhiêu lại càng hiệu quả bấy nhiêu.

Bà Sharon Salzberg có kể, vài năm trước trong lúc đang đứng trong chiếc thang máy ở một khách sạn tại thành phố New York, bà chợt ý thức rằng mình vẫn còn đang mang vác chiếc hành lý rất nặng trên vai.  “Và tôi chợt nghĩ đến điều này”, bà nói, “Tại sao mình lại không đặt chiếc hành lý nặng này xuống đi, và để cho chiếc thang máy tự nó mang lên chứ?” 

Bà chia sẻ, mỗi giây phút của cuộc sống là một cơ hội mới để ta buông xuống những nặng nhọc của mình – ta không cần bắt mình phải trở thành một cái gì tốt hơn, cố tập luyện để đạt đến một trạng thái nào cao hơn, hay để vượt qua một khó khăn nào đó, và ta cũng không cần thực tập miên mật với một thái độ mong cầu nào khác.  Chúng ta chỉ cần biết buông bỏ mà thôi, trong giây phút này sang giây phút kế.

Bà Sharon nói, tuy phương pháp bà dạy học trò mình là thực tập có ý thức về hơi thở, nhưng điều bà luôn nhấn mạnh là chúng ta bao giờ cũng có thể trở về với thực tại, dù bất cứ đang ở trong hoàn cảnh hay tình trạng nào.  Và giây phút bắt đầu mới ấy chính là sự buông bỏ với một tâm từ, biết chấp nhận và tha thứ.  Buông bỏ cũng có nghĩa là tiếp xúc với thực tại này với một tâm rộng mở, để cho sự việc được trong sáng tự nhiên.

Để làm gì?

Tôi nhớ câu chuyện về vị thiền sư người Nhật, ngài Đạo Nguyên, trong thời gian ông sang Trung Hoa tầm đạo.  Một hôm vị thầy của Đạo Nguyên thấy ông đang ngồi học kinh, Ngài hỏi ông học kinh để làm gì.  Đạo Nguyên đáp, “Dạ, con học kinh vì muốn biết các thầy tổ ngày xưa đã tu tập như thế nào.”  Vị Thầy hỏi, “Chi vậy?”  Đạo Nguyên đáp, “Vì con muốn được giải thoát khỏi khổ đau như các vị ấy.”  Vị thầy lại hỏi, “Chi vậy?”  “Và vì con cũng muốn cứu giúp chúng sinh có quá nhiều khổ đau!”  “Chi vậy?”  Thầy ông lại hỏi tiếp, “Rồi một ngày nào đó con muốn sẽ được trở về quê hương, giúp dân làng của con.”  “Chi vậy?”  Cuối cùng, Đạo Nguyên lặng thinh, ông không còn gì để trả lời nữa hết.

Bạn nghĩ sự thinh lặng của ngài Đạo Nguyên ấy là gì?  Có lẽ vị thầy đã giúp ông trở về tiếp xúc lại với cái nguyên nhân sâu xa nhất của mình.  Và cái nguyên nhân ấy, thật ra ta không thể dùng một lý do nào để diễn đạt được hết, vì mọi ý niệm đều không đúng với sự thật.  Sự tu tập của ta chỉ có thể là để giúp mình thật sự có mặt trong giây phút hiện tại này, và buông bỏ hết mọi ý niệm mong cầu nào khác.

Cũng như ngài Đạo Nguyên, chúng ta có thể đặt ra những mục tiêu cho sự tu tập của mình như là để được giải thoát khổ đau, để được an lạc hơn, hoặc để giúp ích người khác…  Nhưng đôi khi chính những ý niệm ấy lại mang đến cho ta, và người chung quanh, những khổ đau không cần thiết.  Chúng có thể dẫn ta đi xa khỏi một thực tại linh động và trong sáng đang hiện hữu ngay trước mắt mình.

Việc ấy có thể được

Bạn biết không, dầu bất cứ đang ở nơi đâu, hay trong hoàn cảnh nào, ta đều cũng có thể bắt đầu lại từ đầu.  Ta bắt đầu lại bằng cách buông bỏ những gánh nặng, lo âu, muộn phiền của quá khứ.  Ngày xưa khi học thiền, trước mỗi thời công phu, tôi thường được dạy niệm thầm một lời nguyện ngắn:  “Trong quá khứ, vì vô tình hay cố ý, nếu như tôi có đã lỡ gây khổ đau cho ai, tôi xin người ấy tha lỗi cho tôi.  Trong quá khứ nếu như, vì vô tình hay cố ý, có ai lỡ gây khổ đau cho tôi, tôi xin được tha thứ cho người ấy.”

Đó là sự buông bỏ của một tâm từ, ta tử tế với những muộn phiền của mình.  Và bạn biết không, một tâm ý thiện lành nhỏ cũng có công năng chuyển hóa rất lớn.  Mà vấn đề buông bỏ những khổ đau của mình, việc ấy có thể thực hiện được không bạn hả?  Hay đó chỉ là một lý thuyết hay đẹp suông mà thôi?  Tôi nhớ lời dạy của Phật,

“Này các thầy, hãy buông bỏ những gì là bất thiện!  Này các thầy, ta có thể buông bỏ những gì là bất thiện, nếu như việc ấy không thể thực hiện được, thì tôi đã không khuyên bảo các thầy mà làm chi.

Nếu như buông bỏ những điều bất thiện sẽ mang lại cho ta khổ đau, tôi đã không khuyên bảo các thầy mà làm gì.  Nhưng vì sự buông bỏ ấy mang lại hạnh phúc và nhiều lợi lạc mà tôi mới nói với các thầy ‘hãy buông bỏ những gì là bất thiện’ “

Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara-Nikaya)

Nguyễn Duy Nhiên

Tin bài có liên quan

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải

Triệu Châu Ngữ Lục

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Ngữ Lục Thiền Sư Tuệ Chiếu Tôn Lâm Tế

Lâm Tế Ngữ Lục

Lâm Tế Ngữ Lục

Ebook Pdf Ngữ Lục Của Dịch Gỉa Dương Đình Hỷ

Ebook Pdf Ngữ Lục Của Dịch Gỉa Dương Đình Hỷ

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bàng Uẩn Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục

Bá Trượng Ngữ Lục

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Load More

Discussion about this post

Trời Và Thượng Đế Phải Chăng Chỉ Là Một ? Phải Chăng Phật Giáo Là Một Tín Ngưỡng Vô Thần ?

Trời và thượng đế phải chăng chỉ là một ? phải chăng Phật giáo là một tín ngưỡng vô thần ?

  TRỜI VÀ THƯỢNG ĐẾ PHẢI CHĂNG CHỈ LÀ MỘT ? PHẢI CHĂNG PHẬT GIÁO LÀ MỘT TÍN NGƯỠNG VÔ...

Hành Trình Vào Đạo Phật

Hành Trình Vào Đạo Phật

HÀNH TRÌNH VÀO ĐẠO PHẬTElizabeth J. HarrisNguyên Tâm và Tâm Đăng dịch Giới Thiệu Vào giữa thập niên 1980, Elizabeth...

Đợi Chờ – Huỳnh Trung Chánh

Đợi Chờ – Huỳnh Trung Chánh

ĐỢI CHỜKiếp người, một giấc mộng thôiBiết buông huyễn mộng thảnh thơi an nhànHuỳnh trung Chánh Dì Tư Lợi có...

Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt

Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt

KINH TĂNG CHI BỘ Trích từ các chương Một Pháp, Hai Pháp, Ba Pháp và Bốn PhápDịch từ Pali ra Anh ngữ...

Chiến Dịch Nước Lũ Của Ngô Đình Nhu 20-8-1963 – Quán Như Phạm Văn Minh

Chiến Dịch Nước Lũ Của Ngô Đình Nhu 20-8-1963 – Quán Như Phạm Văn Minh

CHIẾN DỊCH NƯỚC LŨCỦA NGÔ ĐÌNH NHU 20-8-1963Quán Như Phạm Văn Minh Trong khi các Tướng Lãnh bận rộn tổ...

Tâm Sinh Tướng

Tâm sinh tướng

Tướng hảo do tâm lành - Ảnh minh họa Nghiên cứu khoa học cho thấy ý nghĩ của con người...

Vai Trò Của Nhà Nước Trong Đại Lễ Vesak Và Kinh Phí Tổ Chức

Vai trò của Nhà nước trong Đại lễ Vesak và kinh phí tổ chức

* Vai trò của Nhà nước trong Đại lễ Vesak lần này như thế nào?  - Ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng...

Vô Thường Trong Kinh Pháp Cú (I)

Vô thường trong kinh Pháp cú (I)

Vô thường nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên trong một trạng thái cố định, luôn luôn thay...

Mẹ Hát

Mẹ Hát

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tâm Xuân

TÂM XUÂN   Lác đác ngoài sân tuyết đã tan  Tươm tất ngũ quả bày trên bàn  Sột soạt trên...

Ký Sự Dhamma

Ký Sự Dhamma

S. N. GOENKAKÝ SỰ DHAMMA Giới Thiệu Chương Một. Sự Giảng Dạy Về Vipassana Giới Thiệu Bài Giảng Đầu Tiên Của Đức Phật Hãy Luyện...

Cho Và Nhận – Một Phương Pháp Thực Tiển Hướng Đến Từ Ái Và Bi Mẫn

Cho Và Nhận – Một Phương Pháp Thực Tiển Hướng Đến Từ Ái Và Bi Mẫn

CHO VÀ NHẬNMột Phương Pháp Thực Tiển Hướng Đến Từ Ái và Bi Mẫn Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaAnh...

Phan Châu Trinh, Người Đi Trước Thời Đại Của Mình Cả Trăm Năm

Phan Châu Trinh, Người Đi Trước Thời Đại Của Mình Cả Trăm Năm

PHAN CHÂU TRINH,NGƯỜI ĐI TRƯỚC THỜI ĐẠI CỦA MÌNH CẢ TRĂM NĂM                                                                                         Lương Nguyên Hiền   Nếu tính...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 125)

 Các vị đồng học, xin chào mọi người!Xin mời mở Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 118, những đoạn tiếp theo...

Tái Sanh

Tái sanh

TÁI SANHNguyên tác: On ReincarnationTuệ Uyển chuyển ngữ   Những người Phật tử có tin trong việc tái sanh kiếp...

Trời và thượng đế phải chăng chỉ là một ? phải chăng Phật giáo là một tín ngưỡng vô thần ?

Hành Trình Vào Đạo Phật

Đợi Chờ – Huỳnh Trung Chánh

Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt

Chiến Dịch Nước Lũ Của Ngô Đình Nhu 20-8-1963 – Quán Như Phạm Văn Minh

Tâm sinh tướng

Vai trò của Nhà nước trong Đại lễ Vesak và kinh phí tổ chức

Vô thường trong kinh Pháp cú (I)

Mẹ Hát

Tâm Xuân

Ký Sự Dhamma

Cho Và Nhận – Một Phương Pháp Thực Tiển Hướng Đến Từ Ái Và Bi Mẫn

Phan Châu Trinh, Người Đi Trước Thời Đại Của Mình Cả Trăm Năm

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 125)

Tái sanh

Tin mới nhận

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (I)

Nhân duyên Đức Phật quở trách 2 vị đệ tử đệ nhất thần thông

Ngôi Chùa Trên Sông – Vĩnh Hảo

Lời Phật dạy về Y phục

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Tâm Thư Vận Động Xây Chùa Việt Nam Tại Hàn Quốc

Phật dạy lãng phí thức ăn nước uống là tạo nghiệp lớn

Đức Phật dạy: trong tất cả các loại bố thí, bố thí Pháp là vĩ đại hơn hết

Đức Phật – Nhà đại giáo dục

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Đức Phật dùng sen độ người

Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh

Lời Phật dạy: 4 nguyên tắc để thoát khỏi nghèo khổ

Người đẹp tuyệt trần

Phật dạy cách làm đẹp

Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Thập Trụ Bồ Tát

Lời Phật dạy về các hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

Tin mới nhận

Bóng Của Đại Sư – Cao Huy Thuần

Giảng rõ về báo ứng

Từ Lời Phật Dạy Trong Kinh Trường Bộ Nghĩ Về Việc Cầu, Cúng Thần Tài.

Giải Thích Trung Luận – Bài Tụng Kính Lễ Mở Đầu Trung Luận Bài 2

Giá trị thực tiễn của Đạo Phật

Hoa Sen Trong Bùn

Tại sao Hoàng Hậu Ubbirī khóc cho tám mươi bốn ngàn cô con gái?

Ngồi Uống Trà Cùng Mẹ – Thích Đồng Tâm

Vì sao tôi không thể hạnh phúc?

Trí Tuệ Là Sự Nghiệp

Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2021

Ấn Độ Phật Giáo Sử Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Ăn chay

Chánh niệm trong cuộc sống

Lăng Nghiêm Bách Ngụy

Sống Vui Sống Khoẻ – Thích Nhật Từ (Sách)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Phật dạy tu trong lúc uống, ăn

Cali đang mưa

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

423 lời vàng của Đức Phật trong Kinh Pháp cú

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Thư Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Kinh Người Đất Phương Tây (hay Người Đã Chết)

TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Kinh Bách Dụ: Bị bọn cướp đoạt áo lông

Tâm thư của một Phật tử gửi Thiền sư Thích Nhất Hạnh

135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (cùlakammavibhanga sutta) song ngữ

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Bách Dụ: Lạc đà của người lái buôn chết

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 33)

Kinh Anan vấn Phật sự cát hung

Khái Quát Về Nguồn Gốc Kinh A Hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Tin mới nhận

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 66)

Đường về cực lạc, tịnh độ nhân gian

Hỏi Đáp Khai Thị – HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012

Tịnh Độ Tông Với Xã Hội Ngày Nay

NHẪN NHỤC BA LA MẬT

Sự Dung Hợp Thiền Và Tịnh Độ ở Trung Quốc

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 15)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 5)

Ý niệm sai lầm

Khuyên Người Niệm Phật Tập 2

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 331)

Tịnh Độ Tông Nhật Bản

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 27)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.