PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

BÓNG TỐI TRẢI DÀI CỦA BUỔI HOÀNG HÔN
Khenchen Konchog Gyaltshen
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

 

Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo.
Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
Ngoài Giáo pháp, không điều gì có thể trợ giúp được.
Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.

 

Khenchen Konchog Gyaltshen

Khenchen Konchog Gyaltshen

Bài kệ này nói về sự vô thường, bản chất nhất thời của mọi hiện tượng. Bốn suy niệm sau đây áp dụng cho mọi hiện tượng hiện hữu trong thế giới này và biểu thị tính chất vô thường:

*  Chấm dứt của sự gặp gỡ là chia ly. Mọi người mà ta gặp trong cuộc đời, dù là bằng hữu hay kẻ thù – cuối cùng thì ta cũng phải chia lìa họ mà không có cách nào khác. Hãy nghĩ về một buổi họp mặt vĩ đại trong một sảnh đường nơi hàng ngàn người cùng tụ hội và sau một thời gian, tất cả đều phân tán đi, mỗi người theo cách của mình. Đây là một biểu hiện của sự vô thường. Ngay cả gia đình yêu quý của ta – vợ, chồng, con cái – ta sống với nhau trong nhiều năm. Mặc dù như  thế, một ngày kia, bởi năng lực của sự vô thường, chúng ta buộc phải chia lìa mà không có chọn lựa nào khác. Vào ngày đó, ta chỉ có thể tìm được nguồn an ủi từ việc thực hành Pháp của ta.

*  Của cải mà ta tích tập cũng không tránh khỏi sự tiêu tan. Một số người thâu thập rất nhiều, nhưng trong chốc lát có thể mất sạch tất cả. Một số người rất giàu có và trong chốc lát có thể trở nên vô cùng nghèo túng. Đây cũng là một biểu hiện của sự vô thường.

*  Mọi sự được xây dựng – các dinh thự, những con đường, tòa tháp, máy bay – cuối cùng đều vỡ tan thành từng mảnh.

*  Tất cả những ai sinh ra trong thế giới này đều phải đối mặt với cái chết. Từ ngày ta sinh ra, hành trình đi đến cái chết của ta không hề ngưng nghỉ ngay cả một giây phút. Trong quá khứ, nhiều người đầy quyền uy về mặt chính trị hay tâm linh ra đời, nhưng tất cả đều đã chết. Chỉ có lịch sử của họ là còn lại. Cho dù ta có sống hàng trăm hay hàng ngàn năm, một ngày nào đó cuộc đời ta sẽ chấm dứt.

Bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn được sử dụng ở đây như một ẩn dụ cho điều không thể tránh khỏi. Từ lúc bình minh ở phương đông cho tới hoàng hôn ở phương tây, mặt trời di chuyển không ngơi nghỉ ngay cả một giây phút. Không ai có bất kỳ nghi ngờ nào về điều này, đúng không? Tương tự như thế, từ lúc sinh ra, ta đang làm một cuộc hành trình hướng về cái chết trong từng giây phút. Ta không tỉnh giác về điều đó, mặc dù ta đang chạy marathon nhưng mỗi ngày ta vẫn xông tới để nhìn mặt Thần Chết. Ta cho rằng mình đang sống, nhưng về cơ bản thì bản chất của ta là sự chết. Thân thể này chỉ là một cái xác sống. Cho dù kỹ thuật của ta có mạnh mẽ tới đâu chăng nữa, không ai có thể làm mặt trời ngừng lặn. Cái chết thì giống như thế. Không ai có thể khước từ cái chết. Chết là điều không thể tránh khỏi. 

Duc Phat Niet Ban

Pháp là phương cách duy nhất để trợ giúp những
người đang trải nghiệm cái chết

Vào lúc chết, hiển nhiên là không điều gì có thể giúp đỡ ta. Cho dù một người có thể mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, cho dù người ấy là nhà cai trị uy quyền nhất của thế giới, quyền lực ấy cũng không thể giúp họ ngăn cản cái chết của chính họ. Một người có thể có nhiều bạn hữu và người thân thuộc, nhưng không ai có thể giúp được gì cho người ấy vào lúc chết. Một người có thể đã tích tập của cải bao la, nhưng vào lúc chết, họ cũng hoàn toàn bất lực. Vị bác sĩ tài giỏi nhất, người hiểu biết mọi sự về thuốc men và bệnh tật: người ấy cũng bất lực trước cái chết. Cho dù chính Đức Phật xuất hiện trước bạn, Ngài không thể làm điều gì cho bạn trừ phi bạn có một nối kết với Pháp. Vào lúc chết, mọi máy móc và kỹ thuật tinh vi trong thế giới đều bất lực. Hiện nay, bạn có thể nhìn thấy người ta hấp hối trong bệnh viện có máy móc bao quanh. Vào lúc ấy, Pháp là phương cách duy nhất để trợ giúp những người đang trải nghiệm cái chết.

Giáo pháp là điều duy nhất có thể giúp đỡ ta – nếu ta có kinh nghiệm trong việc thực hành. Người nào đó có thể nói với ta: “Hãy an bình, hãy chánh niệm,” nhưng trừ phi ta thực hành điều này, tất cả những lời nói đó chỉ là ngôn từ. Hiểu biết tri thức suông thì không đủ. Cho dù ta có tài giỏi đến đâu hay dù ta đã đọc bao nhiêu quyển sách, nếu không thực hành – không có kinh nghiệm về ý nghĩa chân thực của Giáo pháp trong tâm ta – chỉ có kiến thức không thôi thì chẳng ích lợi gì. Đây là lý do vì sao mọi người đều có trách nhiệm nghiên cứu và thực hành.

Ta không có nhiều thời giờ để thực hiện điều này. Cuộc đời trôi qua trong từng giây phút, vì thế hãy thực hành Pháp một cách chân thành. Khi đến lúc, bất chấp những viện cớ của ta, Thần Chết sẽ không cho phép ta ở lâu hơn nữa. Ta cũng không thể thương lượng với Thần Chết. Vì thế ta phải chuyên chú thực hành trong khi còn cơ hội. Nếu ta không có cơ hội để thực hành thì ta có thể làm điều gì? Nhưng bởi hoàn cảnh của ta đang cho phép ta làm điều đó – bởi ta có sự quan tâm, có thời gian và cơ hội – ta nên thực hành ngay khi quan tâm của ta phát khởi. Câu chuyện dưới đây minh họa việc tận dụng những cơ hội mà ta có:

Một hôm, một người đang đi theo một đường mòn nguy hiểm, một mặt của nó là vách đá và mặt kia là dốc đứng trên mặt biển. Bởi không chú ý, ông ta hụt chân và ngã xuống bờ vực. Khi đang rơi xuống, ông ráng hết sức để chộp lấy bất kỳ thứ gì lướt qua. Khi rơi nửa chừng, tay ông nhận ra một bụi cỏ và ông nhanh chóng chụp lấy nó. Ông cũng tìm thấy một mũi đất nhỏ để tựa chân, vì thế ông nghỉ ngơi an toàn một lát. Ông nhanh chóng khám phá một tổ ong đầy mật ở trong tầm tay khiến ông tha hồ thưởng thức. Mật vô cùng thơm ngon; mỗi lần thưởng thức mật thì ông lại càng dính mắc vào nó hơn nữa.

Có hai con chuột đến thăm ông ta mỗi ngày, một con trắng và một con đen, chúng luân phiên nhau ăn một lá cỏ mà ông đang nắm. Ông rất lo lắng là có ngày tất cả đám cỏ sẽ bị hai con chuột này gặm hết. Nhìn xuống dưới, ông có thể thấy ba con vật ở trên mặt đất – một con heo, một con chim và một con rắn. Trên mặt đất là một con sông cuồn cuộn đổ nước ra đại dương. Khi nhìn lên, ông thấy xa xa là những cung điện lộng lẫy. Đặc biệt là có một cung điện rất đẹp, vô cùng trang nhã và thanh khiết, khiến các vị trời vui thích.

Ý tưởng bị rơi xuống làm ông khiếp sợ và khát khao được leo lên những cung điện đó. Chỉ cần ông ta yêu cầu là những người ở phía trên sẵn sàng giúp kéo ông lên. Ông ta nghĩ: “Một ngày nào đó ta thực sự phải làm điều này. Được sống ở đó thì thật là tuyệt vời.” Cùng lúc đó, ông dính mắc vào mật ong đến nỗi không thể từ bỏ nó. Ông nhìn bụi cỏ đã thu nhỏ lại và nghĩ: “Ta phải mau chóng ra khỏi chỗ này,” nhưng mật ong luôn luôn giữ ông ta lại. Cuối cùng, chẳng làm được gì về những điều đã nghĩ, ông rơi xuống và chết. 

Chittapatti

Chittapatti (Các bộ xương Nhảy múa –
Các Bổn Tôn bảo vệ bãi tha ma)

Trong đoạn văn này, các cung điện tượng trưng cho các cõi trời và người, và trên đó là trạng thái giác ngộ. Chuồng heo tượng trưng cho cõi súc sinh, tổ chim là cõi ngạ quỷ, và hang rắn là cõi địa ngục. Nước là đại dương sinh tử vô tận. Mật mô tả những vui thú sinh tử của ta. Mặc dù ta có hạt giống giác ngộ, Phật tánh vô thủy, ta vẫn lang thang theo lối mòn sinh tử với những mê lầm của ta. Bụi cỏ là thọ mạng của ta. Thay vì sử dụng cuộc đời đó để thực hành Pháp, ta chỉ lãng phí nó trong việc thụ hưởng năm giác quan. Chuột trắng tượng trưng cho ban ngày, chuột đen tượng trưng cho ban đêm và cũng biểu thị cho sự trôi chảy của thời gian, thọ mạng liên tục ngắn dần đi của ta. Nếu ta khẩn cầu sự giúp đỡ bằng cách quy y Phật, Pháp và Tăng, ta có thể nhận được sự trợ giúp và thoát khỏi việc rơi xuống những cõi thấp hay thậm chí thoát khỏi toàn bộ sinh tử luân hồi. Nhưng thay vào đó, ta không chú tâm vào việc chân thành thực hành Pháp và cuối cùng lãng phí cuộc đời ta mà không tạo ra nhiều lợi lạc. Hãy suy xét điều này thật kỹ càng và tận lực thực hành Pháp.

Mục đích khi kể ra câu chuyện này không phải là để ta sợ hãi. Cái chết sẽ đến dù ta có sợ hay không. Nhưng sự tỉnh giác về cái chết mang lại thôi thúc cần thiết cho việc nghiên cứu và thực hành nghiêm cẩn, sự tịnh hóa mọi lầm lạc và phiền não của ta. Nếu không, ta có thể lãng phí rất nhiều thời gian và cơ hội khi mê đắm trong những tưởng tượng và ảo ảnh của ta. Đức Milarepa nói: “Vì sợ chết, tôi trốn vào núi. Khi lên núi, tôi thực hành bền bỉ bằng cách thiền định về thời gian bất định của cái chết. Nhờ thế, tôi đoạt được thành trì bản tánh bất biến của tâm. Giờ đây tôi thoát khỏi nỗi sợ chết.” Bởi ta có những phương pháp, giáo lý và giáo huấn như thế khuất phục nỗi sợ chết của ta và giúp ta nhận ra bản chất của cái chết như một sự huyễn hóa, điều quan trọng là phải chuyên chú càng nhiều càng tốt. Nếu ta không có các phương pháp để chiến thắng nỗi sợ chết thì bàn về cái chết chỉ là điều vô ích. Sẽ không có giải pháp, không có cách chữa trị nó. Nhưng bởi ta có những phương pháp đó nên việc thực hành rất quan trọng.

Khi ta chết, ta không biết mình sẽ đi đâu. Ta sẽ hoang mang và lang thang trong bóng tối mịt mù. Chúng sinh rất lo lắng và sợ hãi về điều này. Ta sẽ đi đâu? Điều gì sẽ xảy đến cho ta? Nhưng việc thực hành Pháp tốt lành thì giống như một bản đồ. Nhờ Pháp, ta sẽ được chuẩn bị chu đáo, và biết rõ nơi ta đi và điều được cho là sẽ xảy ra. Đây là điều mà thực hành Pháp nhắm đến. Bạn có nhận thấy nó quý báu thế nào không? Đây là lý do vì sao Đức Phật đã ban những giáo lý quý báu này. Nếu ta áp dụng Giáo pháp thành công, ta có thể chết mà không sợ hãi. Ta có thể chết một cách hoan hỉ, hay ít nhất là có thể chết mà không hối tiếc. Vì thế, điều quan trọng là phải liên tục quán chiếu về sự vô thường của mọi hiện tượng để chiến thắng tánh lười biếng và thực hành Pháp một cách hữu hiệu.

Hãy dành ra một lát để suy nghĩ. Nếu bạn thất vọng, hãy quán chiếu về sự vô thường. Mọi sự đều phù du, như gió thoảng. Nếu bạn đau khổ vì sự tham luyến, hãy quán chiếu về lẽ vô thường. Mọi sự đều nhất thời, tạm bợ, giống như sự phai tàn của một bông hoa tuyệt đẹp. Nếu bạn đang đau khổ vì sự oán giận hay cuồng nộ, hãy quán chiếu về lẽ vô thường. Chắc chắn là một ngày nào đó đối tượng của sự giận dữ của bạn sẽ phải chết mà không kiểm soát được. Theo cách này, ta nên nỗ lực để giảm bớt những đau khổ này và khuyến khích mình phát triển trí tuệ và sức mạnh hơn nữa để tâm trí thêm minh mẫn. Quá khứ là quá khứ; nó không có mặt ở đây vào lúc này. Tương lai thì chưa tới. Giây phút hiện tại trôi đi trong chốc lát, như một tia chớp.

 

Trích từ nguyên tác: “A Complete Guide to the Buddhist Path” (MỘT HƯỚNG DẪN ĐẦY ĐỦ VỀ CON ĐƯỜNG PHẬT PHÁP) by Khenchen Konchog Gyaltshen

 

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Giáo Tây Tạng Với Sự Sống Và Môi Trường

Phật giáo Tây tạng với sự sống và môi trường

Trả lời nhà báo Nguyễn Giang (trái) hôm 11/07/2017, Shayalpa Tenzin Rinpoche nói cuốn sách mới xuất bản của ông...

Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán Tập I

Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán Tập I

T. R. V. MURTI TRIẾT HỌC TRUNG TÂM CỦA PHẬT GIÁO NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌCTRUNG QUÁNA Study of the Mādhyamika...

Con Đường (Song Ngữ)

Con đường (song ngữ)

Con Đường  Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư...

Nhẹ Gót Hóa Thân – Vĩnh Hảo

NHẸ GÓT HÓA THÂN Điếu văn tưởng niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu Vĩnh Hảo (viết tại North...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 341)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁCTẬP 341 Các vị Pháp sư các vị đồng...

Hai Thứ Tự Do

Hai Thứ Tự Do

Nền văn hóa phương Tây hiện đại chỉ công nhận loại tự do đầu tiên, tự do thỏa mãn dục...

Lá Thư Tòa Soạn Báo Chánh Pháp Số 118 Tháng 9 Năm 2021

Lá thư tòa soạn báo Chánh Pháp Số 118 Tháng 9 năm 2021

KHÔNG AI ĐỨNG MỘT MÌNHVĩnh Hảo Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá...

Mong Muốn Chính Đáng

Mong muốn chính đáng

MONG MUỐN CHÍNH ĐÁNG Quảng Tánh   Người học Phật ai cũng biết, để thăng hoa tiến đạo thì phải...

Thiền Trà Cùng Trăng

Thiền trà cùng trăng

THIỀN TRÀ CÙNG TRĂNGDiệu Trân Chiều nay, những nụ quỳnh óng mượt đã uốn cong, báo hiệu khi mặt trời...

9. The other eye…

Con mắt còn lại Phật bỗng hỏi Tu Bồ Đề, ông nghĩ sao? Như Lai có “mắt thịt” không? Dạ...

Cải Xào Thập Cẩm

Cải Xào Thập Cẩm

CẢI XÀO THẬP CẨM Chân Thiện Mỹ Nguyên liệu: 10 cộng cải Đài Loan loại nhỏ. 1 khúc ham chay thái lát. 1/2...

Những Chiếc Lá Rơi

Những Chiếc Lá Rơi

NHỮNG CHIẾC LÁ RƠI Thích Châu Viên Chuyển Ngữ từ cuốn sách "Opening the Door of Your Heart" của Ajahn...

Phật Giáo Góp Phần Giải Quyết Vấn Nạn Môi Trường Tt. Thích Gia Quang

Phật Giáo Góp Phần Giải Quyết Vấn Nạn Môi Trường Tt. Thích Gia Quang

PHẬT GIÁO GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN NẠN MÔI TRƯỜNG TT. Thích Gia Quang     MÔI TRƯỜNG - VẤN...

Sao Mai, Một Sớm Trời Phương Đông

Sao mai, một sớm trời phương đông

SAO MAI, MỘT SỚM TRỜI PHƯƠNG ĐÔNGVĩnh Hảo(Kính dâng Đức Thế Tôn nhân Ngày Thành Đạo, đầu năm 2015)  ...

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

Phật giáo Tây tạng với sự sống và môi trường

Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán Tập I

Con đường (song ngữ)

Nhẹ Gót Hóa Thân – Vĩnh Hảo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 341)

Hai Thứ Tự Do

Lá thư tòa soạn báo Chánh Pháp Số 118 Tháng 9 năm 2021

Mong muốn chính đáng

Thiền trà cùng trăng

9. The other eye…

Cải Xào Thập Cẩm

Những Chiếc Lá Rơi

Phật Giáo Góp Phần Giải Quyết Vấn Nạn Môi Trường Tt. Thích Gia Quang

Sao mai, một sớm trời phương đông

Tin mới nhận

Trái Tim Bất Tử – Quốc Việt

Phật dạy sắc đẹp làm con người mê muội

“Công ơn cha mẹ” theo lời Phật dạy

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Chớ xúc phạm bậc Thánh

Một nhà sư có thể làm việc như một bác sĩ không?

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Ý nghĩa biểu tượng ngày đức Phật Đản Sinh

Con không còn sợ cô đơn…

Ứng xử của Đức Phật trong quan hệ thân tộc, anh em

Lời Phật dạy về những điều khó

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Đi Tìm “Trái Tim Bất Diệt” Của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc

Người yêu rốt cuộc là ai?

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Tin mới nhận

Luận Đại Thừa Khởi Tín

Cốt Lõi Kinh Kim Cang Và Duy Thức

Xin hãy cứu lấy mạng sống em tôi….!

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 108)

Trả lời những câu hỏi của độc giả (7)

Thảnh Thơi Trong Cõi Vô Thường

Thế Giới Cực Lạc – Phân Tích Ứng Dụng Kinh A Di Đà

Bài học về sự dối trá

Giáo Pháp là công truyền

Hành Hương Năm Quốc Gia, Thăm Trường Delhi Và Từ Thiện Ấn Độ

Đột quỵ ngăn ngừa được không?

Tất cả pháp môn tu đều dẫn đến quả vị Phật

Nói về hoạt động trí não

Sớm muộn sẽ có nghiệp quả

Đạo Đức Kinh Doanh Và Giáo Lý Nhà Phật – Ht. Thích Chơn Thiện

Đạo Đức Kinh Tế Theo Quan Điểm Của Phật Giáo Peter Harvey Đỗ Kim Thêm Dịch

Dòng Họ Thích Ca

Chùa Khánh Sơn Dak Lak

D.m. Jayaratne, Thủ Tướng Sri Lanka

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 49)

Tin mới nhận

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Bài kinh về sự Chú Tâm Tỉnh Giác

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 05)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Thư Pháp

Kinh Tụng – Thích Trí Thoát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Kinh Bách Dụ: Quỷ Tỳ- Xá- Xà

Trong cái nghe chỉ biết cái nghe, trong cái thấy chỉ biết cái thấy

Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 17)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Tập I

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 57)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 75)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 47)

Tin mới nhận

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 38)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 40)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Thích Nhật Từ Khể Thủ

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntn Hải Ngoại Tại Canada

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 15)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 19)

Hướng Về Miến Tịnh Độ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 46)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 54)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.