PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Bố Thí Pháp

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Phat_Thich_Ca_Ton_TuongHạnh nguyện căn bản của người tu Phật là tự lợi và lợi tha. Tự lợi là chọn một pháp môn tu phù hợp với mình nhằm thanh lọc tâm thanh tịnh và thăng hoa tuệ giác để thành tựu giải thoát. Lợi tha là tùy duyên làm lợi ích cho chúng sanh trong khả năng có thể. Trong vô vàn công hạnh lợi tha thì bố thí là hạnh nguyện dễ thực hành và phổ biến nhất.

Một người đệ tử Phật tại gia, ngoài việc lo cho bản thân và gia đình, thường dành dụm chút tài sản hay vật thực để sẻ chia với người nghèo khó hơn mình, nghĩa cử này thật cao cả và đẹp đẽ, phước báo vô lượng. Thế nhưng, người đệ tử Phật xuất gia, trong quá trình thực thi hạnh nguyện lợi tha bằng các Phật sự từ thiện nói chung, lại không được Thế Tôn khuyến khích, dù Ngài không nghiêm túc la rầy nhưng xem ra Ngài không hoan hỷ lắm. Vì sao như vậy? Có thể vì sai chức năng. Lý ra người xuất gia thực hành lợi tha bằng bố thí pháp sẽ phù hợp và lợi ích thiết thực hơn bố thí tài vật nhiều lần.

Sinh thời, Đức Phật đã mạnh mẽ khuyến cáo các Tỳ-kheo “hãy nhớ pháp thí, chớ quen theo tài thí” hẳn có căn nguyên sâu xa của nó. Đoạn kinh dưới đây cho chúng ta thấy rõ điều này:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Thường nên thí pháp, chớ tập thí thức ăn. Sở dĩ như thế vì ngày nay các thầy có phước báo. Nếu đệ tử Ta cung kính đối với pháp thì không tham lợi dưỡng. Nếu người tham lợi dưỡng thì có lỗi lớn với Như Lai. Vì sao? Vì là chúng sanh không phân biệt pháp, phá hủy lời dạy của Thế Tôn. Đã hủy lời dạy của Thế Tôn, về sau không đến đạo Niết-bàn được, Ta bèn phải hổ thẹn. Vì sao thế? Vì đệ tử Như Lai tham đắm lợi dưỡng, chẳng hành đúng pháp, chẳng phân biệt pháp, hủy lời dạy của Thế Tôn, chẳng thuận theo Chánh pháp. Đã hủy lời dạy của Thế Tôn lại chẳng đến đạo Niết-bàn.

Nay Tỳ-kheo các thầy, hãy nhớ pháp thí, chớ nghĩ dục thí, liền được danh dự nghe khắp bốn phương. Cung kính pháp, không tham tài vật, thì không bị xấu hổ. Sở dĩ như thế vì ưa pháp thí, không tham nghĩ về dục thí. Đó là, này Tỳ-kheo, hãy nhớ pháp thí, chớ quen theo tài thí. 

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Tàm quý, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.262)

Rõ ràng, theo quan điểm của Thế Tôn, những Phật sự liên quan đến từ thiện hẳn sẽ thích hợp hơn cho hàng cư sĩ nhằm giúp họ vun bồi công đức. Còn hàng đệ tử xuất gia nên chọn pháp lợi tha theo sở trường của mình là bố thí pháp, không nên quá chú trọng đến bố thí tài vật.

Thế Tôn xác quyết rằng bố thí pháp là quan trọng hơn hết. Bởi chúng sanh không hiểu pháp thì “tham đắm lợi dưỡng, chẳng hành đúng pháp, chẳng phân biệt pháp, hủy lời dạy của Thế Tôn, chẳng thuận theo Chánh pháp. Đã hủy lời dạy của Thế Tôn lại chẳng đến đạo Niết-bàn”. Và như thế, nếu một Tỳ-kheo lấy việc phụng sự tài vật cho chúng sanh làm đạo nghiệp thì không thuận theo lời dạy của Thế Tôn, bỏ sở trường mà chọn sở đoản, khác nào người vào rừng lấy lõi cây mà chỉ mang về cành lá mà thôi.

Trong bối cảnh tu học hiện nay, người tu thì rất nhiều nhưng người bố thí pháp đúng như Chánh pháp lại không nhiều. Trong khi, người xuất gia với các dự án “từ thiện xã hội” đã và đang triển khai, ngày càng được nhiều người ủng hộ. Lẽ tất nhiên làm thiện thì được phước hữu lậu, làm được cái gì hay cái nấy, nhưng làm việc thiện nhiều mà thiếu sót chức năng sở trường là bố thí pháp cũng là điều mà các Tỳ-kheo cần phải xem xét lại.

Bởi làm từ thiện, bố thí tài vật chỉ giúp chúng sanh bớt khổ, còn bố thí pháp sẽ giúp chúng sanh thoát khổ. Mặt khác, thực thi trực tiếp những việc từ thiện thì hàng Phật tử tại gia có thể làm rất tốt, không cần người xuất gia. Tỳ-kheo chỉ tham gia chứng minh chỉ đạo, hỗ trợ về mặt tinh thần cho hàng cư sĩ làm tốt Phật sự, còn lại phải dành thời gian cũng như công sức lo tu tập và nghiên tầm kinh pháp để trao truyền cho Phật tử. Nếu làm được như vậy là thực hành theo lời dạy Thế Tôn: “Này Tỳ-kheo, hãy nhớ pháp thí, chớ quen theo tài thí”.

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 9)

CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI HÀI HÒA THUẦN THIỆN, THUẦN TỊNHCÁI GỐC CỦA TU ĐỨC LẬP NGHIỆPCHIA SẺ TÂM ĐẮC HỌC...

Hãy Sống Với Lòng Từ Bi, Thôi Kết Tội Kẻ Khác

Hãy sống với lòng từ bi, thôi kết tội kẻ khác

Hãy sống với lòng từ bi, thôi kết tội kẻ khác. Đó là câu chuyện cho tất cả chúng ta...

Thấy Nghe Mà Không Dính Mắc

Thấy nghe mà không dính mắc

THẤY NGHE MÀ KHÔNG DÍNH MẮC Quảng Tánh Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo...

Tại Sao Tay Đức Phật Chạm Đất

Tại Sao Tay Đức Phật Chạm Đất

TẠI SAO TAY ĐỨC PHẬT CHẠM ĐẤTTác giả: David LoyChuyển ngữ: Tuệ Uyển Toàn bộ vũ trụ là một sự...

Làm Lễ Tắm Phật Mùa Covid-19

Làm Lễ Tắm Phật Mùa Covid-19

LÀM LỄ TẮM PHẬT MÙA COVID-19Tâm Trí   Hỏi: Gia đình tôi có truyền thống đi chùa vào dịp mùa...

Khảo Nghiệm Duy Thức Học

Khảo Nghiệm Duy Thức Học

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nương Tựa Chính Mình Để Làm Chủ Bản Thân

Nương tựa chính mình để làm chủ bản thân

NƯƠNG TỰ CHÍNH MÌNH ĐỂ LÀM CHỦ BẢN THÂNThích Đạt Ma Phổ Giác Theo thực tế, cuộc sống hiện tại...

Hoa Sen Trong Bùn

Hoa Sen Trong Bùn

HOA SEN TRONG BÙNTác gỉa: HT. Thích Thanh Từ Có lắm người xuất gia cũng như tại gia cho rằng,...

Pháp Môn Tịnh Độ – Con Đường Tu Tắt

CON ĐƯỜNG TU TẮT - PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ Trích trong Tây-Qui Trực-Chỉ và Lão-Nhơn Đắc-Ngộ Phật Lịch 2531 -...

Khái Niệm Niết Bàn Từ Quan Điểm Tâm Lý Học

Khái Niệm Niết Bàn Từ Quan Điểm Tâm Lý Học

Khái niệm về Niết Bàn vốn được giảng giải bởi Đức Phật (566-486 BCE). Vào năm 35 tuổi, Đức Phật...

Hãy Đọc Các Dòng Chữ Trong Tâm Thức Mình (Bài 5)

Hãy đọc các dòng chữ trong tâm thức mình (bài 5)

HÃY ĐỌC CÁC DÒNG CHỮ TRONG TÂM THỨC MÌNH (5)Reading the Mind / Savoir lire notre esprit Upasika  Kee Nanayon |...

Ba Điều Tâm Niệm

Ba điều tâm niệm

Trong những chuyến hoằng pháp, tôi nhận thấy có nhiều người muốn nghe tôi giảng vì họ đang tìm cách...

Phật Dạy Vượt Qua Thiện Ác

PHẬT DẠY VƯỢT QUA THIỆN ÁCCư Sĩ Nguyên Giác Phật Tử vẫn thường nằm lòng với câu 183 trong Kinh...

Tu Tập Chánh Niệm (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Tu Tập Chánh Niệm (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

TU TẬP CHÁNH NIỆMThiện PhúcTU TẬP CHÁNH NIỆM  Chánh niệm là nhớ đúng, nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy...

Đứng Trên Tất Cả – Vĩnh Hảo

ĐỨNG TRÊN TẤT CẢ Vĩnh Hảo Trong cuốn Tăng Già Việt Nam của Hòa Thượng Thích Trí Quang, có một câu...

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 9)

Hãy sống với lòng từ bi, thôi kết tội kẻ khác

Thấy nghe mà không dính mắc

Tại Sao Tay Đức Phật Chạm Đất

Làm Lễ Tắm Phật Mùa Covid-19

Khảo Nghiệm Duy Thức Học

Nương tựa chính mình để làm chủ bản thân

Hoa Sen Trong Bùn

Pháp Môn Tịnh Độ – Con Đường Tu Tắt

Khái Niệm Niết Bàn Từ Quan Điểm Tâm Lý Học

Hãy đọc các dòng chữ trong tâm thức mình (bài 5)

Ba điều tâm niệm

Phật Dạy Vượt Qua Thiện Ác

Tu Tập Chánh Niệm (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Đứng Trên Tất Cả – Vĩnh Hảo

Tin mới nhận

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?

Đức Phật may y cho đệ tử

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Đức Thế tôn ra đời – Sự kiện hi hữu của thế gian

Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời

Clip Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu Diễn Lại: Từ Điểm Nhìn Chuyên Môn – Minh Thạnh

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

Điếu Văn Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Đầu Tiên Tại Chùa Ấn Quang

Khi nào là Phật?

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Học theo hạnh Phật

Bụt trong con sinh chưa?

Xây chùa cho ai?

Chùa Vĩnh Phúc an vị tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Phật là cơm

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Biết nhớ ơn và báo ơn để tăng thêm phước đức

Bồ Tát Thích Quảng Đức Từ Lời Nguyện Đến Trái Tim

Tin mới nhận

Thể Dạng Trung Gian Giữa Cái Chết Và Sự Sinh Trong Phật Giáo (Hoang Phong)

Triết Học Upanisad – Thích Nhuận Thịnh

Đặc tính của ngã

Pháp thoại bên ao Di Hầu

Đối Thoại Với Sulak Sivaraksa

Ngày Ý Thức Về Căng Thẳng

Tâm Linh Không Tôn Giáo

Đôi lời về cơn dịch bệnh và tín tâm

Quyển Sách Của Cuộc Đời – Jiddu Krishnamurti

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 14)

Thiền Phái Trúc Lâm Qua Đường Lối Thực Hành

Mục Đích Chúng Ta Có Mặt Trong Cuột Đời Này

Kinh Pháp Cú Bắc Truyền Quyển Hạ

Tuổi Trẻ Ăn Chay

Khảo Cứu Tịnh Độ Luận Của Thế Thân

Làm sao đối phó với bệnh tật?

Vương Đường Phật Giáo

Tiền bạc & hạnh phúc

Thiện Và Ác Là Gì?

Hành Hương Năm Quốc Gia, Thăm Trường Delhi Và Từ Thiện Ấn Độ

Tin mới nhận

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Tâm đặt sai hướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 52)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 40)

Giảng Giải Kinh Chiếc Lưới Ái Ân

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Kinh Bách Dụ: Hẹn con đi sớm

Một Câu Chuyện Sợ Ma Trong Kinh Điển Pali

BTS Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Kinh Từ Bi (Metta Sutta)

Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Các Bản Dịch Của Tỳ Khưu Indacanda

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 121)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Không Phải Là Lời Của Phật *

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

48 Cách Niệm Phật

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 1)

Phật Quốc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

Đường về cực lạc, tịnh độ nhân gian

Bớt Duyên – Chuyên Tâm Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 43)

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Niệm Phật

Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội

Thiện Và Ác Là Gì?

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần 2)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.