PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Bồ Tát vào đời với nhiều hình thức khác nhau

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

BỒ-TÁT VÀO ĐỜI VỚI NHIỀU HÌNH THỨC KHÁC NHAU
Thích Đạt Ma Phổ Giác

Ai cũng có ước mơ đáng quý và trân trọng với bao niềm hy vọng vô biên để gây dựng niềm tin cho chính mình. Những khó khăn, trở ngại chỉ là thử thách trong cuộc hành trình đến đỉnh cao của niềm vui an lạc và hạnh phúc. Những thất vọng, lo lắng, sợ hãi, bất an, buồn chán luôn đến với người yếu đuối, bạc nhược, phó thác cuộc đời mình cho số phận.

Có lần, sau khi chia sẻ bài pháp thoại ngắn, chúng tôi phát quà cho 200 gia đình nghèo và hết sức khâm phục, quý kính trước tấm lòng nhân ái của một phụ nữ nghèo có 6 đứa con đang chịu đói khát mấy ngày nhưng bà vẫn giúp cho một gia đình hàng xóm vượt qua cái chết trong tầm tay.

Chúng tôi đã đến thăm bà mẹ và 6 đứa con ấy. Chồng bà bị chết trong cơn lũ lụt, nhà cửa, tài sản đều bị cuốn trôi. Cuộc sống của gia đình hiện đang nhờ vào sự giúp đỡ của chính quyền và những tấm lòng hảo tâm thương xót, cả 7 mẹ con cùng sống trong túp lều nhỏ chờ cứu trợ, có lúc mấy đứa trẻ run lên bần bật vì đói khát. Nhìn những khuôn mặt thiếu ăn, hốc hác, xám xịt, làm cho chúng tôi thêm xúc động nghẹn ngào.

Người mẹ vui vẻ nhận phần quà từ tay chúng tôi rồi lặng lẽ chia ra làm hai, một phần để lại ở lều, phần kia bà nhanh chân mang đến cho một gia đình hàng xóm nào đó. Chỉ trong chốc lát, bà quay về với vẻ mặt hớn hở, mãn nguyện nói, “nhà con diễm phúc được thầy và phái đoàn đến tận nơi giúp đỡ; tuy nhiên, trong làng còn nhiều gia đình rất khó khăn chưa được ai giúp, vì vậy con phải san sẻ bớt cho họ chút đỉnh để qua cơn nguy kịch”. Nghe bà nói đến đây, tôi sực nhớ đến câu ca dao:

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Đúng là tình làng nghĩa xóm của người Việt Nam tuy đơn sơ nhưng thấm đậm tình người. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”; dù đang thiếu thốn, khó khăn mà vẫn mở lòng san sẻ là điều rất đáng quý trong cuộc đời.

Người có tiền dư, bạc hậu đem ra giúp đỡ người khác là chuyện dễ làm, còn người đang thiếu thốn, khó khăn mà sẵn sàng chia sẻ một nửa của mình cho người khác thì không phải là người tầm thường.

Hành động đó chính là người có tâm Bồ-tát cao thượng. Tuy đơn giản như vậy nhưng không phải người nào cũng làm được. Trong lúc mình đang thiếu thốn, khó khăn, con cái còn đói rách, được quà cứu trợ đáng lẽ mình hưởng trọn vẹn nhưng vẫn chia sẻ một nửa cho người có cùng cảnh ngộ thật sự không phải dễ.

Họ luôn mặc cảm, tự ti, chờ sự trợ giúp của thần linh hay đấng quyền năng nào đó để rồi suốt đời sống trong hiềm hận, khổ đau. Họ không biết rằng, mọi sự nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo ra, không ai có quyền sắp đặt hay định đoạt cuộc sống của mình.

Người không đủ niềm tin sẽ tuyệt vọng, trốn chạy cuộc đời bằng cách quyên sinh; bởi họ than oán, trách móc số phận để rồi chịu gục ngã trong những cơn giông tố cuộc đời.

Trong đêm tối của vô minh, chúng ta hãy thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ để vượt qua những khó khăn, bế tắc, đừng để cuộc sống trôi qua một cách vô ích. Ta không mãi đắm chìm trong quá khứ và thất vọng ở tương lai mà phải sống trọn vẹn ngay tại đây và bây giờ bằng tất cả tấm lòng chân thật với nhiệt huyết làm mới cuộc đời.

Mọi việc sẽ không có ý nghĩa và giá trị khi ta chấp nhận có số phận an bài, buông xuôi cuộc sống theo dòng đời nghiệt ngã. Ai cũng có thể làm mới chính mình bằng sự quyết tâm, dũng cảm, ý chí thì mới có thể biến ước mơ của mình thành sự thật.

Người phụ nữ vừa kể ở trên thật đáng để cho chúng ta tôn kính và khâm phục trước tấm lòng bao dung đầy tình nghĩa, sẵn lòng chia sẻ với người trong lúc mình đang rất thiếu thốn, khó khăn. Chúng ta phải học ở người phụ nữ ấy sự hy sinh cao cả, biết chia sẻ một cách chân thành, không vì mình mà bỏ qua việc làm tốt để cứu người.

Khác với hành động của bà Thanh Đề trong thời đức Phật còn tại thế, khi bà nhận được bát cơm của tôn giả Mục-kiền-liên, bà che bát cơm để bốc ăn vì sợ người khác nhìn thấy đến xin. Nghiệt ngã thay, bà vừa bốc cơm đưa vào miệng thì cơm bỗng nhiên hóa thành lửa, không thể ăn được. Đó là quả báo từ lòng tham lam, ích kỷ, thói quen xấu của bà đã huân tập từ nhiều đời, nhiều kiếp nên bà phải chịu như vậy.

So sánh giữa hai mẫu chuyện xưa và nay để mỗi người chúng ta ý thức trách nhiệm, bổn phận của đời sống con người qua lời Phật dạy. Sự sống trên thế gian này từ con người cho đến muôn loài, muôn vật đều phải cưu mang, nương tựa lẫn nhau, không có cái gì tách rời nhau mà có thể tồn tại và phát triển được. Đạo Phât dạy chúng ta phải biết thương yêu, cảm thông và chia sẻ với nhau trên tinh thần vô ngã, vị tha.

Chúng ta đừng tự hạ thấp giá trị bản thân mình mà phải so sánh với người cao thượng, với bậc vĩ nhân hay nhà đạo đức suốt đời vì lợi ích tha nhân; đừng bao giờ nản lòng, thất chí khi ta còn có thể làm được điều gì đó cho đến khi mọi thứ thật sự chấm dứt, không còn hoạt động được nữa. Ta không nên quá sợ sệt, lo lắng về tương lai mà ngay trong giờ phút hiện tại ta phải bình tĩnh, sáng suốt trước mọi vấn đề.

Mấy ai trong cuộc đời này không từng nếm trải mùi vị của đau khổ? Khổ đau và hạnh phúc luôn song hành bên nhau, nếu ta biết nắm lấy hạnh phúc thì khổ đau không có mặt. Hãy cố gắng học hỏi và hành trì theo lời Phật dạy, ta sẽ thành công; đừng sợ phải đối mặt với khó khăn, nghịch cảnh và những điều không được hài lòng, như ý, nó như để thử thách ta rèn luyện ý chí, sức chịu đựng thêm vững vàng để trưởng thành hơn. “Sau cơn mưa trời lại sáng”, bóng tối sẽ bị xua tan khi trời quang, mưa tạnh.

Qua nhiều chuyến đi từ thiện vùng sâu, vùng xa, chúng tôi được chứng kiến mắt thấy, tai nghe nhiều sự hy sinh cao thượng để giúp người, cứu đời. Ấn tượng nhất là nghĩa cử cao đẹp của người phụ nữ nghèo chồng chết trong cơn lũ lụt để lại 6 con thơ dại, đói khát nhiều ngày nhưng vẫn không ngần ngại chia sớt nửa phần quà ít ỏi của mình cho người đồng cảnh ngộ.

Người sẵn lòng giúp người hoạn nạn, khó khăn trong khi hoàn cảnh của mình cũng khó khăn, thiếu thốn là người tốt thực sự. Người tốt thì trong hoàn cảnh nào đi nữa cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cho người hoạn nạn, khốn khổ như mình.

Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau, chúng ta đừng nên mặc cảm tự ti, phó mặc cuộc sống cho số phận an bài mà vô tình giết chết quãng đời còn lại. Hãy tự mình đứng dậy sau khi vấp ngã, biết mình có lỗi thì cố tâm sám hối làm mới lại chính mình. Biết sai thì ta sửa sai, bậc Thánh hiền vẫn còn sai sót huống hồ chúng ta là những phàm phu tục tử thì làm sao không lầm lỗi.

Điều quan trọng là ta có dám buông bỏ các thói quen không tốt để làm mới cuộc đời hay không? Xin thưa, nếu vững lòng tin vào khả năng của mình, không có gì không thể làm được, chỉ sợ ta không can đảm, thiếu nghị lực, chán nản hay thối chí bỏ cuộc nửa chừng mà thôi.

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Kinh Hoa Nghiêm Và Quán Thế Âm – Lắng Nghe Tâm Mà Tu Tập

Kinh Hoa Nghiêm và Quán Thế Âm – Lắng Nghe Tâm Mà Tu Tập

KINH HOA NGHIÊM VÀ QUÁN THẾ ÂM – LẮNG NGHE TÂM MÀ TU TẬPTỳ Khưu Giới Đức (Minh Đức Triều...

Phật Dạy: Trong Thiên Hạ, Không Có Ân Nào Bằng Ân Cha Mẹ

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Đời người vô thường, chúng ta không biết lúc nào cha mẹ cần mình chăm sóc, càng chẳng biết lúc...

Chúm Thơ Mùa Vu Lan 2018

CHÙM THƠ VỀ MẸ NHÂN NGÀY ĐẠI LỄ VU LANMinh Đạo   THIẾU MẸ TRÊN ĐỜIThiếu Mẹ trên đời thấy...

Dự Cảm Về Ngũ Tịnh Nhục, Loại Thịt Không Mạng Căn

DỰ CẢM VỀ NGŨ TỊNH NHỤCLOẠI THỊT KHÔNG MẠNG CĂNChu Minh Khôi Trong kinh Lăng nghiêm, có đoạn Đức Phật...

Lời Di Huấn Của Hòa Thượng Tuyên Hóa

Lời Di Huấn Của Hòa Thượng Tuyên Hóa

LỜI DI HUẤN CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA Trích Di Ngôn của Hòa Thượng Tuyên Hóa Ngày 4 và 5 tháng...

Thông Điệp Chúc Mừng Vesak 2643 (2019) Của Thủ Tướng Úc Đại Lợi Ông Scott Morrison

Thông Điệp Chúc Mừng Vesak 2643 (2019) Của Thủ Tướng Úc Đại Lợi Ông Scott Morrison

THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG VESAK 2643 (2019)CỦA THỦ TƯỚNG ÚC ĐẠI LỢIÔNG SCOTT MORRISON Lễ Hội Vesak là một ngày có ý...

Giác Ngộ Đạo Đăng Luận Của Atisha

Giác Ngộ Đạo Đăng Luận Của Atisha

GIÁC NGỘ ĐẠO ĐĂNG LUẬN CỦA ATISHANguyên bản: Atisha’s Lamp For The Path To EnlightenmentTác giả: Đức Đạt Lai Lạt...

Tâm Diệu Minh Thường Trụ [Bài 8] Sinh Và Chết Bản Dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Kalu RinpocheTÂM DIỆU MINH THƯỜNG TRỤ SINH VÀ CHẾT: TÍNH TƯƠNG TỤC CỦA HUYỄN TƯỢNGBản dịch Việt: Đặng Hữu PhúcTrích...

Nói Thêm Về Phương Pháp Thở Bụng

Nói Thêm Về Phương Pháp Thở Bụng

Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội...

Phật Giáo Yếu Lược (Song Ngữ Việt Anh)

Phật Giáo Yếu Lược (Song ngữ Việt Anh)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Giáo Và Người Hy-Lạp – Đào Viên – Rudyard Kipling

Phật Giáo Và Người Hy-lạp – Đào Viên – Rudyard Kipling

PHẬT GIÁO VÀ NGƯỜI HY-LẠPĐào ViênEast is East, and West is West, and never the twain shall meet - Rudyard...

Phi Thân Thị Chơn Thân Phi Thuyết Thị Chơn Thuyết

PHI THÂN THỊ CHƠN THÂNPHI THUYẾT THỊ CHƠN THUYẾTNhuận-Bảo Một số bạn đạo thân thiết đã trực tiếp cũng như...

Tâm Kinh Trí Tuệ Cứu Cánh Rộng Lớn (song Ngữ Việt Anh)

TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU CÁNH RỘNG LỚN (The Heart Sutra, The Great Ultimate Wisdom Sutra)   Khi Bồ-tát Quán Tự...

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư (24)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (24)

53- Ngày Thứ 53, 54, 55, 56 Ngày 8/8/ÂL, chư tăng đi trì bình khất thực, được nghỉ ngơi. Ngày...

Làm Chủ Vận Mệnh

Làm chủ vận mệnh

  LÀM CHỦ VẬN MỆNHTác giả: Viên Liễu PhàmBiên dịch: Thích Minh QuangNhà xuất bản: Phương Đông & NXB Văn...

Kinh Hoa Nghiêm và Quán Thế Âm – Lắng Nghe Tâm Mà Tu Tập

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Chúm Thơ Mùa Vu Lan 2018

Dự Cảm Về Ngũ Tịnh Nhục, Loại Thịt Không Mạng Căn

Lời Di Huấn Của Hòa Thượng Tuyên Hóa

Thông Điệp Chúc Mừng Vesak 2643 (2019) Của Thủ Tướng Úc Đại Lợi Ông Scott Morrison

Giác Ngộ Đạo Đăng Luận Của Atisha

Tâm Diệu Minh Thường Trụ [Bài 8] Sinh Và Chết Bản Dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Nói Thêm Về Phương Pháp Thở Bụng

Phật Giáo Yếu Lược (Song ngữ Việt Anh)

Phật Giáo Và Người Hy-lạp – Đào Viên – Rudyard Kipling

Phi Thân Thị Chơn Thân Phi Thuyết Thị Chơn Thuyết

Tâm Kinh Trí Tuệ Cứu Cánh Rộng Lớn (song Ngữ Việt Anh)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (24)

Làm chủ vận mệnh

Tin mới nhận

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Lời Phật dạy về công ơn người mẹ khi mang thai

Có ai thấy Phật không?

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Tiếng chuông cảnh tỉnh những Phật tử trí thức

Lời Phật dạy về việc sử dụng tiền bạc đúng pháp

Gặp Phật ở đâu?

Duyên Đến Chùa Vạn Hạnh, Saugus, Ma

Phật dạy: “Thế gian có năm việc tuyệt chẳng thể được”

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Nhân duyên Đức Phật Thích Ca Giáng sinh

Sự vĩ đại của vị thầy có một không hai ở đời

Phật dạy: Chơn tâm phi tất cả tướng

An lạc – Trạng thái cần có để được hạnh phúc

Học lời dạy của Phật về vô thường

Đức Phật có để tóc hay không, tướng nhục kế là gì?

Phiền não: Buông xả chứ không buông bỏ

Lặng Lẽ 400 Năm, Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình

10 cách gieo trồng phước đức theo lời Phật dạy

Không làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh Tâm

Tin mới nhận

Bóng Hình Tăng Sỹ Phật Giáo

Mùa xuân viết về đạo ca

Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Thiền-Tịnh-Tự Tri

Ai là những người nổi tiếng?

Tìm Cầu Sự Giác Ngộ Vị Tha

Tinh thần Phật giáo bàng bạc trong “Muôn kiếp nhân sinh” phần 2

Làm Thế Nào Để Người Ta Tin Luật Nhân Quả Trong Ba Đời

Thạch trụ

Bài học nghiêm khắc từ Covid-19

Học Phật Và Phật Học

Tám gió thổi chẳng động

Giới thiệu “Tuyển tập truyện ngắn Phật Giáo- Động cửa thiền” của Tâm Không Vĩnh Hữu

Phật Giáo Vùng Mê-kông: Lịch Sử Và Hội Nhập

Con Cọp Lông Vàng

Người Phật Giáo Nhìn Vạn Vật Như Thế Nào

Thiền Là Sự Sống Của Con Người

Lời Khuyên Bốn Điểm

Bàn Về Chín Pháp Tịnh Diệt Trong Kinh Trường A-hàm

Tin mới nhận

Đọc “Phật điển phổ thông: Dẫn vào tuệ giác Phật”

Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 105)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Kinh Bách Dụ: Cậu bé bắt được rùa lớn

Khái Quát Tư Tưởng Kinh Duy Ma Cật

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Đức Phật dạy có bốn loại vợ chồng sống chung với nhau

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 170)

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

Tin mới nhận

Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 1)

Pháp Môn Tịnh Độ

Phải Nên Phát Nguyện, Nguyện Sanh Nước Kia

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 56)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

Tịnh Độ Hoặc Vấn

Obituary His Holiness Thích Tri Tinh Died At 97

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 124)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 38)

Niệm Phật Kiếm (Sự Tích Ngài Cưu Ma La Thập)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 23)

Vấn đề giải thoát trong pháp môn Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 24)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.