PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Bồ Tát biết lắng nghe

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

BỒ TÁT BIẾT LẮNG NGHE

Thiện Ý 

 

          BlankBồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài. Các học giả cho rằng vào đời nhà Tống (960-1126) Ngài được tạo hình là thân đàn ông. Tại Ấn độ, Ngài thường được tô vẽ như là một hoàng tử trẻ đẹp, trên đầu đội mảo có hình Phật ở giữa. Nhưng từ thế kỷ thứ 12 về sau, Các hình tượng của Ngài khắp Á Châu được biểu tượng bằng hình dạng của một vị Thánh Nữ.  Không ai biết chính xác khi nào có sự thay đổi này.

          Tuy nhiên, dù là hình tượng thân nam, hay thân nữ ai trong chúng ta cũng đều xem Ngài là một bậc ‘Đại Cứu Khổ.’ Ngài như là mẹ hiền luôn ra tay cứu vớt tất cả những ai đang cầu đến, từ những tên tướng cướp giết người không gớm tay đến các bậc tu hành suốt cả cuộc đời không làm hại ai cả. Ngài bình dị mà gần gủi, hiện thân khắp các giai tầng trong xã hội và khắp nơi để cứu khổ mọi loài.  Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, Ngài hiện thân ra làm 33 tướng trạng khác nhau từ thân Phật cho đến thân các loài A-tu-la, ngạ quỷ… Có thể chính vì sự từ bi không phân biệt của Ngài:

Tâm Bi như sấm động

                             Lòng Từ như mây hiền

                                                (Sư Ông Làng Mai dịch)

 nên sự kính ngưỡng và tôn thờ Ngài không phải chỉ có các Phật tử, mà luôn cả những người không phải đạo Phật.

          Theo kinh lăng Nghiêm, Ngài tu hành chứng đắc được ‘nhĩ căn viên thông’ nên Ngài có thể lắng nghe và thấu cảm tất cả những tiếng ta thán, khổ đau khắp cả mọi nơi, mọi chốn. Tôi nhớ có xem qua một bộ phim Mỹ nói về một anh chàng nọ được đức Chúa Trời giao cho đóng vai của Chúa.  Nhưng mỗi ngày anh ta cứ phải nghe hàng triệu triệu lời cầu xin nên không chịu nổi.  Cuối cùng, đành năn nỉ đức Chúa Trời để bàn giao lại.  Cho nên, thực sự mà nói biết cách lắng nghe là cả một nghệ thuật và, đặc biệt, phải phát tâm từ bi rộng lớn mới có thể lắng nghe có hiệu quả.  Nhờ phát ra 12 nguyện lớn mà đức Quán Thế Âm mới chứng đắc được nhĩ căn viên thông. Chính 12 nguyện lớn này cho chúng ta thấy hạnh nguyện cao cả của Ngài. Nếu không có tấm lòng đại từ bi thì khó mà có thể biết cách lắng nghe để hiểu, để thương.

          Muốn có tấm lòng từ bi thì cũng như trồng hoa, trồng trái chúng ta phải biết cách tưới tẩm những hạt mầm thương yêu trong tâm.  Đây là một quá trình tu luyện, không phải tự dưng mà có.  Có người miệng nói từ bi nhưng không làm được vì hoàn toàn không biết tưới tẩm hạt giống từ bi.  Tưới tẩm hạt giống từ bi có nghĩa là chúng ta phải biết học pháp bố thí. Như chúng ta biết, bố thí không nhất thiết phải là tài vật.  Khi chúng ta nói những lời dễ thương, thông cảm thì đó chính là một hành động bố thí, hay mình có thể khuyên người vượt qua những khó khăn, sợ hãi cũng là một hình thức bố thí.  Nuôi dưỡng tâm từ bi bằng cách mở rộng lòng mình, học cách không phán xét, không phê bình, chỉ trích mà chỉ biết lắng nghe để hiểu, để thương.  Đương nhiên, có người nói rằng từ bi quá mà không có trí tuệ thì sẽ bị lợi dụng. Cho nên mình phải biết quân bình cả hai.  Nhưng đa số những người bị lợi dụng vì từ bi là do mình còn đắm say danh lợi.  Hễ nghe khen mình dễ thương, từ bi thì có gì cho nấy, thậm chí còn đi vay mượn để cho!  Cho nên, từ bi thực sự là không tham đắm những lời khen chê, thị phi.  Mình chỉ có thấy người đó đang đau khổ là mình ra tay giúp đỡ.  Giống như đức Quán Thế Âm, không phân biệt người cầu xin là ai và trong quá khứ họ đã làm những gì. Giờ đây họ đang đau khổ nên cầu xin thì Ngài đều ra tay cứu độ.      

          Sở dĩ đức Quán Thế Âm có tâm từ bi rộng lớn vì Ngài biết lắng nghe những gì cần nghe và loại bỏ những gì không cần thiết phải nghe. Muốn học cách lắng nghe để thương để hiểu, chúng ta phải biết uyển chuyển và thiện xảo trong cách lắng nghe.  Chúng ta không chỉ lắng nghe những gì người kia đang nói mà còn tìm hiểu câu chuyện đằng sau những lời nói đó.  Nếu khi chúng ta lắng nghe với tâm từ bi mình sẽ không bị chao đảo bởi những lời nói tiêu cực của người khác; ngược lại, mình quan tâm nhiều đến sự khổ đau và phiền não mà họ đang gánh chịu.  Một ngày nọ, một học sinh 12 tuổi, vốn rất là hiền lành, bổng nổi cơn thịnh nộ và phun nước miếng vào mặt vị Thầy dạy toán vì ông mắng em quá dốt. Em này bị gửi lên văn phòng để gặp vị hiệu trưởng và có thể sẽ bị đuổi học vì bất kính quá đáng đối với thầy cô.  Nhưng khi tìm rõ nguyên do thì nhà trường biết rằng ngày hôm trước ba em nhậu say về chửi mắng em và đánh đập mẹ em thậm tệ đến nỗi phải vào nhà thương.  Riêng ba em thì bị bắt vào tù.  Gia đình em đang đầm ấm bỗng dưng tan nát. Rõ ràng, em học sinh 12 tuổi đã không biết cách nào để giải tỏa nổi đau thương này nên đã có hành động nông nỗi như vậy!

          Ngoài việc biết lắng nghe những âm thanh kêu cầu của mọi loài, Ngài còn biết lắng nghe những nỗi sợ hãi, âu lo nên Ngài còn có danh hiệu là Thí Vô Úy Giả.  Nghĩa là người biết xoa dịu những nổi hoảng sợ, âu lo. Theo môn tâm lý học, rối loạn âu lo, hoảng sợ là những tâm lý vi tế, rất khó mà nhận biết vì người đang trải nghiệm những tâm lý này hay có khuynh hướng che dấu và lảng tránh. Theo Giáo sư Johannes Tauscher bệnh viện tâm thần trường đại học Viên (Áo), khi bị mắc các chứng rối loạn lo âu, thường người bệnh trì hoãn quá lâu.  Nỗi sợ có thể núp dưới vô vàn các dạng thức khác nhau: Chứng sợ nhện (arachnophobia), Sợ xã hội (social phobia), Chứng sợ đi máy bay (aerophobia), Chứng sợ bị nhốt kín (claustrophobia), Chứng sợ độ cao (acrophobia), Chứng sợ bị ung thư (carcinophobia), Chứng sợ chết hoặc sợ xác các vật đã chết (necrophobia), v.v… Với tâm từ bi bao la, khi niệm danh hiệu đức Quán thế Âm người bệnh có cảm giác như một đứa bé đang sợ hãi được nép vào lòng mẹ khiến cho mình cảm giác được an toàn nên sự rối loạn âu lo sẽ dần dần biến mất. 

“Từ nhãn thị chúng sanh, Phước tụ hải vô lượng.” Nghĩa là dùng mắt thương nhìn chúng sinh thì phước đức sẽ như biển rộng vô cùng. Với tâm từ bi vô lượng 33 ứng thân của Ngài cũng chỉ là con số tượng trưng. Thực sự mà nói tôi luôn tin rằng Bồ tát là hiện thân của chúng ta. Như trong câu kệ chúng ta thường tụng hằng ngày: ‘Năng lễ, sở lễ tánh không tịch…’ câu này có nghĩa là: năng lễ là người bái lạy; sở lễ là người được bái lạy tức là Phật hay Bồ tát; vốn đều là bản tính thanh tịnh. Nếu trong một ngày, chúng ta biết đem tâm từ bi cứu giúp người khác.  Chúng ta đang đóng vai hóa thân của đức Bồ tát Quán Thế Âm vì tâm chúng sinh và tâm Bồ tát đồng nhau, chẳng khác!  Tuy nhiên, vì còn vướng mắc nên tâm chúng sinh chưa được thực sự giải thoát.  Như vậy có nghĩa là hàng triệu triệu người nếu biết học pháp ‘Lắng Nghe’ của Ngài thì có thể đóng vai ứng thân của Ngài, ban rải lòng từ đến tất cả mọi người, mọi loài.   

                                                                   San Jose, tháng 9, 2014

                                                                               Thiện Ý  

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Phật Dạy Vua Ưu-điền Dùng Chánh Pháp Trị Nước – Thích Tâm Nhãn

Phật dạy vua Ưu-điền dùng chánh pháp trị nước Thích Tâm Nhãn DẪN NHẬPCách ngôn Trung Hoa có câu: ‘Tĩnh...

Vì Sao Chúng Ta Phải Tu?

Vì Sao Chúng Ta Phải Tu?

VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI TU?Thích Trung Định Có quan điểm cho rằng, chết là hết và cũng có quan...

Thông Bạch Phật Đản PL 2564 (2020) của Giáo Hội Âu Châu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phi thường trong bình thường

PHI THƯỜNG TRONG BÌNH THƯỜNG      Trong Đạo Đức kinh Lão Tử nói “Thắng ngàn quân địch, không bằng...

Tâm Vô Trụ, Chân Và Vọng

Tâm Vô Trụ, Chân Và Vọng

Kính B/S Lý Văn Kim (New York) Cảm ơn B/S, đã gởi cho tôi bài biết của GS Nguyễn Văn...

Tgđ Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến – Trần Uy Dũng Và Con Đường Thực Hiện Tâm Linh

Tgđ Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến – Trần Uy Dũng Và Con Đường Thực Hiện Tâm Linh

TGĐ LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN Trần Uy Dũng và con đường thực hiện tâm linhBằng Lăng Tím (thực...

Lẽ Sống Ở Góc Độ Lý Tưởng Ý Chí – Thích Nhật Hiếu

LẼ SỐNG Ở GÓC ĐỘ LÝ TƯỞNG Ý CHÍThích Nhật Hiếu Lý tưởng ý chí chính là dũng khí, tinh...

Làm sao để chết một cách an lành theo lời Phật dạy

LÀM SAO ĐỂ CHẾT MỘT CÁCH AN LÀNH THEO LỜI PHẬT DẠY Nguyễn Tối Thiện   Làm người ai cũng...

Phật Giáo Và Vấn Đề Kỳ Thị Chủng Tộc, Giai Cấp, Giới Tính

Phật Giáo Và Vấn Đề Kỳ Thị Chủng Tộc, Giai Cấp, Giới Tính

PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ KỲ THỊ CHỦNG TỘC, GIAI CẤP, GIỚI TÍNHHuỳnh Kim Quang   Ngày nay, vấn đề...

Nghiệp Và Tái Sinh Nên Được Hiểu Như Thế Nào

Nghiệp và tái sinh nên được hiểu như thế nào

NGHIỆP VÀ TÁI SINH NÊN ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO Bhante Kovida |  Biên dịch : Nguyễn Văn Nhật Bhante Kovida trưởng thành trên một hòn...

Tại Sao Người Giàu Sang Kẻ Nghèo Hèn ?

Tại sao người giàu sang kẻ nghèo hèn ?

TẠI SAO NGƯỜI GIÀU SANG KẺ NGHÈO HÈN ?Thích Đạt Ma Phổ Giác - Phật tử Linh An hỏi : -Tại sao người...

Ý Nghĩa Sự Đản Sanh Của Đức Phật

Ý nghĩa sự Đản sanh của Đức Phật

Ngược dòng lịch sử 2.638 năm về trước, tại vườn Lâm-tỳ-ni thuộc  thành  Ca-tỳ-la-vệ của đất nước Ấn Độ,  hoàng...

Chết Có Cần Làm Đám Tang Và Có Cần Mời Quý Thầy Về Cúng Hay Không – Ht. Pháp Tông Thuyết Giảng

Chết Có Cần Làm Đám Tang Và Có Cần Mời Quý Thầy Về Cúng Hay Không – HT. Pháp Tông Thuyết Giảng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Khoa Học Và Phật Giáo

Khoa Học và Phật Giáo

KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO Nguyễn Thế Đăng Khoa học Những mô hình của con người về thiên nhiên đều...

Năm Tầng Pháp Như Lai

Năm Tầng Pháp Như Lai

NĂM TẦNG PHÁP NHƯ LAI Mãn Tự Y Kinh Kinh Cang Bát Nhã Ba La Mật: Đức Thế Tôn Như...

Phật Dạy Vua Ưu-điền Dùng Chánh Pháp Trị Nước – Thích Tâm Nhãn

Vì Sao Chúng Ta Phải Tu?

Thông Bạch Phật Đản PL 2564 (2020) của Giáo Hội Âu Châu

Phi thường trong bình thường

Tâm Vô Trụ, Chân Và Vọng

Tgđ Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến – Trần Uy Dũng Và Con Đường Thực Hiện Tâm Linh

Lẽ Sống Ở Góc Độ Lý Tưởng Ý Chí – Thích Nhật Hiếu

Làm sao để chết một cách an lành theo lời Phật dạy

Phật Giáo Và Vấn Đề Kỳ Thị Chủng Tộc, Giai Cấp, Giới Tính

Nghiệp và tái sinh nên được hiểu như thế nào

Tại sao người giàu sang kẻ nghèo hèn ?

Ý nghĩa sự Đản sanh của Đức Phật

Chết Có Cần Làm Đám Tang Và Có Cần Mời Quý Thầy Về Cúng Hay Không – HT. Pháp Tông Thuyết Giảng

Khoa Học và Phật Giáo

Năm Tầng Pháp Như Lai

Tin mới nhận

Tuệ giác của Đức Phật

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Lời Phật dạy trong bốn hạng vợ có vợ như giặc

Phật dạy: “Bỏ tất cả mới được tất cả”

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Được gặp Đức Phật

Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên

Đức Phật đối trước bạo lực

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Chùa Bảo Đức Già Lam

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Lời Phật dạy cho người nóng tính

Phật dạy: Pháp tu của người cư sĩ

Ảnh Hưởng Từ Cuộc Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức Trong Phong Trào Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963 – Thích Pháp Như

Tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật (II)

Trong lòng không có hoa, khó tìm hoa bên ngoài

Tin sâu nghiệp báo để sống tốt và hạnh phúc hơn

Những lợi ích của việc biết đến Phật pháp sớm

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Tin mới nhận

Chùm Thơ Của Đại Đức Thích Pháp Trí Ca Ngợi Công Đức “Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thích Trí Hạ Tịnh”

Nghèo thì làm sao để bố thí và cúng dường

Trái Tim Không Nói Hận Thù, Thích Nguyên Hùng

Ngồi tĩnh tâm ở Paris sau khủng bố nghĩ về nhà sư gốc Ukraine đầu tiên

18 Vấn Đề Uống Bia Rượu Và Sử Dụng Các Chất Say

Giới Thiệu Pháp Thiền Nguyên Thủy Của Đức Phật

Những Người Nổi Tiếng Ca Ngợi Đạo Phật Kể Cả Tổng Thống Hoa Kỳ Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Lịch Sử Cây Bồ-đề Tại Bồ-đề Đạo Tràng – Diệu Hương

Tử biệt

Gieo Hạt Giống Lành – Gsts. Trần Kiêm Đoàn

Chết dại

Học Hạnh Không Kiêu Ngạo Và Nói Ít

Giấc mơ Mỹ con đường THÀNH CÔNG – Thầy Thích Chân Tính

Tuệ trí cổ xưa và tư tưởng hiện đại

Về pháp hành

Đi chùa online

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Tản văn: THẦN CHÚ VÀ THẦN LỰC

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Của Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Trí Tuệ Và Đại Bi

Tin mới nhận

Bài kinh về sự Chú Tâm Tỉnh Giác

Đọc Và Hiểu Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Lời Phật Dạy Về Pháp Tướng

Phẩm 25: Phổ Môn

Các Bản Dịch Của Tỳ Khưu Indacanda

Kinh Tụng – Thích Trí Thoát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Kinh Khemaka: Ưng Vô Sở Trụ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Kinh Bāhiya (song ngữ Việt Anh)

Những bản kinh Phật cổ nhất

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

Hạnh Phúc Kinh | Maṅgala Sutta

Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm

Bộ Kinh Trung (Trung Kinh Bộ)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Nhận Thức Phật Giáo

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 7)

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Tịnh Độ Cảnh Ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 167)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 80)

Niệm Phật Trong Tinh Thần Giới Định Tuệ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

Sám Hối Nghiệp Chướng

Tịnh Độ Vựng Ngữ

Tôi Đọc Kinh Di Đà

Hoàn Tướng Hồi Hướng

Giải Đáp Thắc Mắc

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.