PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Biết lắng nghe pháp

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

BIẾT LẮNG NGHE PHÁP
Thích Trung Định

            Nghe PhápPháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mỡ sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát niết bàn. Pháp là lời dạy của đức Phật được ghi chép lại thành Tam tạng kinh điển (Tipitaka). Pháp vị là vị giải thoát. Không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của đức Phật. Trong “A Tỳ-Đạt-Ma Tập Dị Môn túc luận”, Tôn giả Xá Lợi Phất giải thích rõ ràng, với đại ý: “Chánh Pháp” nghĩa là phương pháp giúp cho hành giả tu tập tăng trưởng thiện pháp, giác ngộ giải thoát, như pháp Tứ đế hay Nhân duyên , vv… gọi là Chánh pháp. Đối với pháp Tứ thánh đế hay những thánh pháp khác, nếu người nào dùng tâm hoan hỷ nghe, hoan hỷ tư duy, hoan hỷ thọ trì, cho đến hoan hỷ chứng đạt, như vậy mới gọi là lắng nghe Chánh pháp. Do vậy, là người con Phật bất luận lúc nào, nếu có pháp hội thì nên đến để nghe.

            Kinh Niết Bàn dạy: “Nếu lìa bốn pháp này mà được an lạc thanh tịnh thì điều đó không thể có được. Những gì là bốn? 1. Thân cận thiện tri thức.  2. Tín tâm nghe pháp.  3. Chánh niệm tư duy.  4. Như thật tu tập”.

            Thân cận thiện tri thức[1] là thân gần với những người tốt lành. Nghe tiếng đức hạnh gọi là tri, thấy hình dung cung kính gọi là thức. Người sơ cơ muốn thành tựu đạo quả phải thân gần thiện tri thức. Vì nương vào bậc thiện tri thức để được dạy bảo. Gần bạn tốt cầu mong sự giúp đỡ để tăng tiến, được mọi sự trợ duyên mới an tâm học đạo. Vì vậy, thiện tri thức là yếu tố quan trọng để mọi người thành tựu đạo nghiêp. Hơn nữa khi thân cận với bậc thiện tri thức, mình luôn được diễm phúc là nghe những điều mới mẻ, chưa từng nghe, để trau dồi thêm sự hiểu biết và kinh nghiệm cho bản thân.

            Tín tâm nghe pháp, là luôn có niềm tin bất hoại đối với diệu lý từ pháp. Tâm không khởi lên sự nghi ngờ hay do dự đối với đạo lý giải thoát của đức Phật.

            Chánh niệm tư duy, là khi nghe pháp phải chuyên chú để khéo tư duy về lời dạy đó. Tức khéo thực hành như lý tác ý, không khởi lên phi như lý tác ý.

            Như thật tu tập, khi đã nghe pháp, chánh niệm tư duy thì như pháp mà tu hành. Đây là tiến trình kết hợp từ tam huệ: Văn – Tư – Tu huệ để thành tựu trọn vẹn ý nghĩa của sự tu tập thánh đạo giải thoát.

            Nghe pháp là cơ hội để tiếp cận và thấu hiểu lời dạy của đức Phật nhằm áp dụng hành trì tu tập, gạn lọc thân tâm, thăng tiến đạo nghiệp. Đây là cơ hội để hành giả kết duyên, gieo trồng thiện căn đối với Phật pháp. Tuy nhiên, với nhiều pháp hội thì các vị pháp sư trình bày bài giảng với nhiều nội dung và phương cách khác nhau, nên người nghe pháp rất dễ sanh tâm so sánh hơn thua, hay dở, vô tình biến vấn đề đi nghe pháp trở thành đối tượng để bàn luận mà không thâm nhập được diệu lý từ buổi pháp thoại, làm mất ý nghĩa và lợi ích thiết thực từ việc nghe pháp. Nhằm tránh cho hành giả vướng mắc trong tình trạng này, theo bộ Du Già, có năm đối tượng giảng pháp mà người nghe không nên khởi tâm phân biệt, đó là:

            Nếu khi nghe pháp thì phải nên nhất tâm lãnh thọ, không nên khởi niệm rằng vị pháp sư này không hành trì luật nghi, nay ta không nên nghe pháp. Nếu khởi niệm như vậy gọi là “Hoại giới bất tác dị ý”.

            Khi nghe pháp nên nhất tâm thâm nhập, không nên phân biệt vị pháp sư này thuộc họ tộc thấp kém, ta nay không nên nghe pháp. Nếu khởi niệm như vậy gọi là “Hoại tộc bất tác dị ý”.

Nếu khi nghe pháp, nên nhất tâm hiểu rõ, không nên cho rằng vị pháp sư này hình dung xấu xí, nay ta không nên nghe pháp. Nếu khởi ý niệm như vậy thì gọi là “Hoại sắc bất tác dị ý”.

            Nếu khi nghe pháp, nên nhất tâm tín giải, không nên so sánh vị pháp sư này dùng từ ngữ không văn hoa chải chuốt. Ta nay không nên nghe vị pháp sư này giảng. Nếu khởi lên niệm tưởng như vậy thì gọi là “Hoại văn bất tác dị ý”.

            Nếu khi nghe pháp, nên nhất tâm lãnh hội, không nên đố kị vị pháp sư này có lời nói thô, không có từ tâm, không dịu dàng, ta nay không nên nghe pháp. Nếu nghĩ như vậy thì gọi là “Hoại mỹ bất tác dị ý”.

            Hành giả khi nghe pháp mà không khởi lên sự phân biệt, suy tưởng những điều như vậy thì họ sẽ được hưởng nhiều lợi ích. Người nghe pháp muốn được thâm hiểu trọn vẹn ý nghĩa thì nên tác quán năm vấn đề sau:

            Khi nghe phải tưởng niệm đây là chánh pháp tôn quý, hy hữu, khó gặp nên ta phải trân quý, gọi là “Tác bảo tưởng”.

            Chúng sanh nghe pháp liền nghĩ pháp như con mắt, khai mở sự hôn ám cho ta, khiến sanh trí huệ, gọi là “Tác nhãn tưởng”.

            Người nghe pháp thấy được chánh pháp như mặt trời quang rạng, chiếu soi cùng kháp đại địa, gọi là “Tác minh tưởng”.

            Khi nghe pháp hành giả nghĩ rằng, pháp này khiến ta đạt đến niết bàn và công đức thù thắng của quả Bồ đề, niệm tưởng như vậy gọi là “Tác đại quả công đức tưởng”.

            Trong khi nghe pháp, hành giả nên biết đối với pháp hiện tại tuy chưa chứng đắc niết bàn và đạo quả bồ đề, mà phải nên như thật tu tập chỉ quán, loại trừ các tội cấu, được sự hoan hỷ lớn, nên gọi là “Tác vô tội đại thích duyệt tưởng”.

            Nghe pháp phải nên suy nghĩ để hiểu, hiểu pháp không phải chỉ để đàm luận, nghiên cứu, mà hiểu rồi thì phải nên áp dụng tu tập để đạt được sự an lạc tự nội, tức là hiểu đạo qua sự thực nghiệm bằng con đường tu đạo và hành đạo. Cho nên, khi đạt đạo là lúc mới thực sự học đạo và hiểu đạo. Vì học đạo và hiểu đạo đúng đắn mới đạt đến được quả vị chứng đạo đích thực.

Giữa cuộc đời với bao phiền muộn, chúng ta luôn bị vô minh và tham ái ràng buộc trong vòng khổ lụy, tâm hồn ta có nhiều bế tắc, oán kết triền miên. Nghe pháp là dịp để chúng ta an định nơi cõi lòng, suy nghiệm về diệu lý nhiệm mầu để gội rửa cấu uế của tâm, cởi bỏ mọi ràng buộc. Ánh sáng Phật pháp sẽ soi rọi cho chúng ta vững vàng đi qua màn đêm vô minh đen tối, khai dòng tuệ giác để tiến bước trên con đường chánh đạo giải thoát. Cố nhiên, người nghe pháp phải biết trạch pháp và biết nương vào tứ y, đó là: Y pháp bất y nhân (Nương vào pháp chứ không nương tựa vào người nói pháp); Y nghĩa bất y ngữ (Nương vào nghĩa lý chứ không phải nương tựa vào ngôn ngữ văn tự); Y trí bất y thức ( Nương tựa vào trí không nương tựa vào thức. Vì trí là chắc thật, quyết trạch rạch ròi mọi sự việc, còn thức là dễ sai lầm) và Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa (Liễu nghĩa là sự khế hội hiểu biết đúng đắn, bất liễu nghĩa tức là không khế hội, không biết đúng đắn về pháp). Có như vậy chúng ta mới không bị phân tâm, và biết định hướng cho mình một pháp tu phù hợp với căn cơ của chính mình. Và điều quan trọng nhất đó là tâm kính pháp trong mình vẫn là bất thối chuyển. Nên luôn hướng tâm quay trở về nương tựa pháp, lấy pháp làm thầy đưa đường chỉ lối cho chúng ta vượt khỏi bể khổ sanh tử luân hồi.

            Ngày nay, chúng ta sống cách quá xa thời đức Phật, nên không thể nghe lời giảng pháp cao quý từ kim khẩu của Phật hay các vị thánh tăng A-la-hán. Bây giờ, chúng ta chỉ có thể nghe pháp từ những vị Pháp sư có sự hiểu biết và kinh nghiệm trong con đường tu tập. Có khi chúng ta nghe lời pháp từ vị pháp sư nổi tiếng đạo cao đức trọng, nhưng cũng có khi chúng ta nghe lời giảng pháp từ vị Pháp sư bình thường hoặc những vị thiện tri thức chỉ bày cho mình. Khi được nghe pháp từ những vị ấy chúng ta phải có tâm cung kính lắng nghe. Bất luận là vị pháp sư nào cũng nên cung kính để lắng nghe pháp. Vì họ là người đang trình bày lại diệu lý của pháp để hướng dẫn chúng ta đến bờ an vui giải thoát.

Nếu chúng ta “Lắng nghe Chánh pháp” đúng pháp sẽ sanh trưởng những công đức như sau: Trong “Quảng Nghĩa Pháp Môn kinh ” quyển thứ 1, có ghi lại rằng nếu ai lắng nghe chánh pháp, sẽ có mười pháp sanh khởi, có khả năng thành tựu bát nhã. Thứ nhất , được thân cận thiện tri thức, thiện tri thức là người hướng dẫn và giúp đỡ cho chúng ta trên con đường học tập Phật pháp; thứ hai, có khả năng trì giới; thứ ba, tâm mong cầu giải thoát; thứ tư, hoan hỷ đón nhận thiện pháp; thứ năm, hoan hỷ cúng dường pháp sư; thứ sáu, theo thời hỏi pháp; thứ bảy, lắng nghe chánh pháp; thứ tám, hằng tu tập chánh pháp; thứ chín, khởi tâm xa lìa ác pháp; thứ mười , suy nghĩ chánh pháp, suy nghĩ chánh pháp ở đây được nêu lên là tứ chánh cần.

Như vậy, nghe pháp vừa là dịp để hiểu pháp và hành pháp, mang lại an lạc giải thoát cho tự thân, lại vừa có được những công đức thù thắng. Trên đời có ba điều khó, đó là: thân người khó được, Phật pháp khó nghe, chúng Tăng khó gặp. Nếu được làm thân người, được nghe diệu pháp, được gặp chúng tăng thì người ấy hội đủ nhân duyên thù thắng. Do vậy, cần phải biết trân quý để lắng nghe diệu pháp.

            Con người ta khổ không phải vì không có hay thiếu phương tiện sống, mà khổ vì thiếu cách sống và một hướng đi đúng với bản thân. Chúng ta hiểu rõ rằng khi lắng nghe Chánh pháp phải nghe bằng tâm cung kính, tâm thanh tịnh, tâm hỷ lạc, tâm chuyên nhất, không khởi tâm hồ nghi, tâm hủy báng chánh pháp, đồng thời luôn suy tưởng rằng chúng ta đang bị bệnh sanh tử luân hồi đeo mang, cần phải lắng nghe chánh pháp, lấy chánh pháp làm ngọn đèn soi sáng và thực hành pháp để thoát ly khổ đau sanh tử.

           

Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 289.

 



[1] Thiện tri thức có ba: (a). Giáo thọ thiện tri thức: Thuyết giảng truyền trao lời của thánh nhân gọi là giáo, mong cho người thâm hiểu thực hành gọi là thọ. Thầy giáo thọ là người khéo tùy thuận phương tiện, thông đạt các pháp để khai mở mọi chướng ngại sai lầm cho người học trò; Người học trò được soi sáng, mở mang nên được gọi là giáo thọ thiện tri thức. (b). Đồng hành thiện tri thức: Là người bạn thân thiết luôn giúp đỡ, khuyên nhắc cho ta trong suốt cuộc đời tu tập. Như ngọc thường dũa, dao thường mài, huân tập tâm tánh kiên định, chí khí tự tin, cùng đồng một chí hướng thượng. Như sống trong một nhà, đi trong một thuyền, nên gọi là đồng hành thiện tri thức. (c). Ngoại hộ thiện tri thức: Là tất cả mọi người, trực tiếp hoặc gián tiếp, xa hay gần đều đồng trợ duyên cho ta về nhiều mặt trong cuộc sống. Hoặc vật chất, hoặc tinh thần, đều nhờ các vị thiện tri thức trợ duyên bên ngoài mà được an ổn, nên gọi là ngoại hộ thiện tri thức.

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Chùa Để Làm Gì?

Chùa để làm gì?

CHÙA ĐỂ LÀM GÌ? Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu...

Tác Hại Của Ngũ Dục Đối Với Người Phật Tử

Tác hại của ngũ dục đối với người Phật tử

Người mê ngũ dục thì đức Phật có dạy trong kinh Trung Bộ 2, kinh Potaliya. Ngũ dục ví như...

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

Xin chào mọi người, buổi sáng tốt lành!Chúng ta hôm qua nói đến: “Bằng hữu hữu tín”. Chữ “tín” này...

Súc Quyền Và Kinh Pháp Cú – Rosemary Amey – Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Đừng làm các việc ác, siêng làm các hạnh lành, giữ tâm ý thanh tịnh, là lời chư Phật dạy....

Sống Hài Hòa Cùng Thiên Nhiên

SỐNG HÀI HÒA CÙNG THIÊN NHIÊNNguyễn Thế Đăng Vào thập niên 70 của thế kỷ trước. Câu lạc bộ Roma...

Luận Niệm Phật

  Luận Niệm Phật Nguyên Tác: Đại Sư Đàm Hư Việt Dịch: Thích Tâm An Phật pháp có nguồn gốc...

Có Nên Tin Vào Duyên Số? Huyền Ngu – Quảng Tánh

Có Nên Tin Vào Duyên Số? Huyền Ngu – Quảng Tánh

CÓ NÊN TIN VÀO DUYÊN SỐ?Huyền Ngu - Quảng Tánh HỎI: Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi...

Sáu Pháp Môn Mầu Nhiệm

SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM  Thích Thái Hòa Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn....

Đức Đạt Lai Lạt Ma Với Phóng Viên Đài Loan

Đức Đạt Lai Lạt Ma Với Phóng Viên Đài Loan

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VỚI PHÓNG VIÊN ĐÀI LOAN Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và biên tập viên...

Mênh Mang Giữa Đạo – Giữa Đời

MÊNH MANG GIỮA ĐẠO - GIỮA ĐỜI GIÁC MINH LUẬT Đại Thí Chủ - tức là một người cao thượng...

Tôi Tìm Đường Giác Ngộ

Tôi tìm đường giác ngộ

Giác ngộ là nhận được chân thực tướng vạn hữu nên gọi Chân không diệu hữu, thật tính vạn hữu...

Cảm Nhận Tác Động Của Mối Liên Hệ Hổ Tương

Cảm nhận tác động của mối liên hệ hổ tương

Khi có dài, thì phải có ngắn.Chúng không hiện hữu qua bản chất tự nhiên của chúng. Vì điều tương...

Tinh Thần Đại Thừa Trong Sự Phát Triển Của Một Quốc Gia

TINH THẦN ĐẠI THỪATRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT QUỐC GIA Nguyễn Thế Đăng Tinh thần Đại thừa là mong...

Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn

Em là một sinh viên ở tỉnh xa. Có một lần nghe một người bạn thân theo đạo Phật nói...

Tinh Thần Cứu Thế Của Thanh Niên Tăng

Tinh thần cứu thế của thanh niên tăng

Thích Nhất Hạnh dịchBài giảng của Pháp Sư Diễn Bồi – người Trung Quốc Tại chùa Ấn Quang, ngày 13...

Chùa để làm gì?

Tác hại của ngũ dục đối với người Phật tử

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

Súc Quyền Và Kinh Pháp Cú – Rosemary Amey – Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Sống Hài Hòa Cùng Thiên Nhiên

Luận Niệm Phật

Có Nên Tin Vào Duyên Số? Huyền Ngu – Quảng Tánh

Sáu Pháp Môn Mầu Nhiệm

Đức Đạt Lai Lạt Ma Với Phóng Viên Đài Loan

Mênh Mang Giữa Đạo – Giữa Đời

Tôi tìm đường giác ngộ

Cảm nhận tác động của mối liên hệ hổ tương

Tinh Thần Đại Thừa Trong Sự Phát Triển Của Một Quốc Gia

Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn

Tinh thần cứu thế của thanh niên tăng

Tin mới nhận

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa Và Trái Tim – Lê Mạnh Thát Chủ Biên

Ăn mày cửa Phật

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

‘Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không’

Phương pháp sư phạm của Đức Phật

 Ý nghĩa bốn chân lý của Tứ Diệu Đế

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Vì sao người tốt hay gặp khó khăn, kẻ xấu vẫn thành công?

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

Nghe kinh thấy Phật đản sinh ở lòng

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Bình tĩnh thản nhiên với sự vu oan giá họa

Có ai thấy Phật không?

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Mừng ngày Phật đản

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Tin mới nhận

Phát Bồ Ðề Tâm, một lòng chuyên niệm

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 36)

Một sự uy nghi gây ngạc nhiên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Từ Thượng Đế đến Phật, Từ Sáng Tạo đến Nhận Biết

Cúng Dường Sur – Những Nguyên Tắc Căn Bản

Lắng Nghe Lời Thầy

Nụ cười của Đức Phật

Tạo một nền tảng tốt cho Thiền Quán

Thời Gian – Linh Long

Thực hành chân lý vô ngã: một biện pháp kết nối với thế giới nội tâm

Tây Phương Quyết Yếu Thích Nghi Thông Quy

Đạo Phật: Đạo Sự Thật, Đạo Cứu Khổ, Đạo Hòa Bình

Thực Hư Về Câu Chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu Của Thiền Tông.

Những Dự Bị Cần Thiết Cho Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Em là con ngoan trò giỏi (Sách đa ngôn ngữ PDF)

Như Thế Nào Là Giải Thoát

Chuyện thời cách ly phòng chống đại dịch Covid-19

Nhà sư Thái sáng tạo mô hình tài chính (Video tiếng Thái, phụ đề tiếng Việt)

Lễ Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu Tại Hà Nội

Tin mới nhận

Kinh Bāhiya (song ngữ Việt Anh)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Kinh Vakkali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 338)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Kinh Bách Dụ: Hai đứa trẻ tranh nhau phân biệt sợi lông

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 37)

Hà Nội: Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Trụ sở Trung ương GHPGVN

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 27)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

Kinh Bahiya

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

423 lời vàng của Đức Phật trong Kinh Pháp cú

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

Thập Thiện Lược Giải

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần 2)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 34)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 2

Dịch và đại dịch – xưa và nay.

Khuyên Người Niệm Phật

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 6)

Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại Sự Nhân Duyên

“Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Ấn Quang Đại Sư Khai Thị

Cửa Vào Tịnh Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Lời Phật Dạy Vua A Xà Thế Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Phương Thức Niệm Phật Của Phật Giáo Nam Tông Và Bắc Tông

Đọc sách ngàn lần – Tập 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 115)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.