PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Biển và Sóng

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Thông Điệp Từ Kinh Trái Tim

BIỂN VÀ SÓNG

Khải Thiên

BlankBạn thân mến,
Để có thể chấp nhận cả cái tốt lẫn cái xấu một cách tự tại, bạn cần phải nắm chắc trong tay một nguyên lý đó là tính cách “vô phân biệt” (không hai, không khác) của Bát nhã. Dĩ nhiên khái niệm “vô phân biệt” được dùng ở đây không có nghĩa là “không biết tốt, xấu”, mà trên căn bản nó là một “thách thức” của cái tự ngã độc tôn và vị kỷ. Vì thế, vấn nạn được đặt ra ở đây là: dẫu biết là chân lý của cuộc sống là vô thường và bạn cũng có thể chấp nhận điều đó một cách dễ dàng, nhưng từ trong đáy thẳm của tâm thức, làm sao bạn có thể chấp nhận rằng hạnh phúc không khác với khổ đau, hay hạnh phúc và khổ đau là một (sinh tử tức Niết bàn), hay như kinh.
Trái Tim nói: “Sắc tức là không, không tức là sắc”? Hay nói khác hơn, là một con người chúng ta khó có thể dung hòa hai lý niệm này làm một. Vì lẽ, theo tập quán của suy tư, ta luôn cho rằng hạnh phúc và khổ đau là hai yếu tố hoàn toàn trái ngược nhau, giống như thiên đường và địa ngục. Vậy thì làm sao để lĩnh hội được ý nghĩa “bất dị” và “tức thị” (không hai, không không khác) này?
Chúng ta hãy lấy một thí dụ về sóng và nước từ đại dương. Trên thực tế, sóng là biểu hiện của nước và nước là bản chất của sóng; sóng khác nước một điểm duy nhất đó là sự biểu hiện nó – trồi lên mặt nước xuống liên hồi theo chuyển động của gió – mà thôi. Do đó, về mặt hiện tượng, sóng và nước có vẻ như hai, tức là sóng khác với nước, nhưng về mặt bản thể, sóng và nước là một, vì cả hai có cùng một thể: nước. Đấy là ý nghĩa không hai, không khác của Bát nhã. Từ thí dụ này, bạn có thể thấy rằng khổ đau và hạnh phúc tuy khác nhau về mặt biểu hiện, như sự khác nhau giữa vui và buồn, nhưng về mặt bản thể, cả hai là một vì chúng đều phát sinh từ một dòng tâm thức. Sự thật là, vui cũng ở tại tâm mà buồn cũng ở tại tâm. Khổ đau và hạnh phúc, cho đến các phạm trù thuộc cảm thọ, mộng tưởng,v.v. cũng đều như vậy.
Tại sao bạn cần thiết phải suy ngẫm về hình ảnh của sóng và nước? Vì rằng càng quan sát về nó, bạn càng thấy rõ hơn về tác dụng của sự phân biệt, nhất là khi sự phân biệt đó nằm trong cơn khao khát của sự bám víu cuồng si vào “cái tôi” và “cái của tôi”, cũng như vào thế giới của dục vọng. Sự phân biệt dựa trên căn bản của tự ngã là con đường dẫn đến mọi sự bám víu, cố chấp.
Trên thực tế, nếu cuộc sống của bạn càng dựa trên đối đãi phân biệt chừng nào thì bạn càng cảm thấy bất an và căng thẳng chừng đó. Bạn có thể, chẳng hạn như, sẽ thấy rằng những ngường chung quanh không tốt như bạn, không bằng bạn, hay ở trong đẳng cấp khác với bạn, và do đó bạn không cảm thấy dễ chịu để trải lòng ra với họ. Những cái nhìn như thế chính là hiện thân của sự vị kỷ bắt nguồn từ ý niệm phân biệt. Khi càng chìm sâu vào ý niệm phân biệt, đời sống của bạn sẽ rơi vào trạng thái cố thủ; cũng từ đó, sự nghi ngờ, suy đoán, và tưởng tượng không ngừng tuôn trào trong tâm trí của bạn và nó sẽ phủ lấp mọi nguồn ánh sáng trong thực tại của tâm. Bạn sẽ trở thành một con người bận rộn với những miên man tư lự, sa đà với những niệm tưởng hão huyền chẳng khác nào một người điên lâm râm nói nhảm suốt ngày mà không biết mình đang nói cái gì. Và như thế, chính bạn đã đánh mất cuộc sống thực thụ của mình, đồng thời đánh mất luôn cả cái khả năng “sống tự tại” giữa lòng hiện hữu của mình. Ngược lại, bạn sẽ có khả năng sống tự tại trong mọi thăng trầm của cuộc đời – phong cách của bậc hành giả – khi nào mọi ý niệm phân biệt nhân – ngã đều được rũ bỏ.
Hơn thế nữa, như đã đề cập, mục tiêu của Bát nhã khi nói đến nguyên lý “vô phân biệt” là nhằm để đánh thức cái cơ đồ của bản ngã cá thể; nó luôn luôn là một chướng ngại lớn nhất gây ra mọi nỗi bất an trong đời sống tâm thức của bạn. Nó chia rẽ con người của bạn theo nhiều cách khác nhau: được, mất, hơn, thua, vui, buồn, danh vọng và không danh vọng. Nó cũng chính là lỗi ám ảnh mà bạn cưu mang canh cánh trong lòng từ khi biết cười, biết khóc. Bao bọc chung quanh cái bản ngã cá thể không gì khác hơn là những khoen xích  nhân duyên sinh diệt liên hồi mà bạn cứ ngỡ rằng chúng là tất cả những gì bản thể của bạn. Chính vì thế, ánh sáng “vô phân biệt” của Bát nhã là một thanh kiếm báu khả dĩ chặt đứt mọi tơ duyên lằng nhằng của cái tự ngã độc tôn để đưa nó về với nguyên thể ban đầu – dòng thực tại vô ngã luân lưu bất tuyệt. Dòng thực tại vô ngã này chính là bản thể của tâm thức uyên nguyên, hay nói khác hơn, đấy là Phật tính. Vì lý do này, chúng ta thường nghe cách ngôn của Bát nhã rằng “Quay đầu là bến” (hồi đầu thị ngạn).

Thật là một điều thú vị khi khám phá ra rằng, cuộc sống thực thụ của chúng ta không cần đến một bản ngã cá thể để hiện hữu, cũng như “hoa hồng, dẫu bạn gọi tên nó là gì đi nữa thì hương thơm của nó vẫn là như thế”. Cuộc sống thực thụ không cần một danh tính. Hạnh phúc thực thụ cũng không cần một danh tính. Bạn hãy một lần vô danh tính để thể nghiệm cuộc sống đang là. 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Sự Chuyển Đổi Tôn Giáo Trong Người Khmer Ở Tỉnh Trà Vinh

Sự Chuyển Đổi Tôn Giáo Trong Người Khmer Ở Tỉnh Trà Vinh

Lời Ban Biên Tập: Chúng tôi giới thiệu bài nghiên cứu về vấn đề chuyển đổi tôn giáo trong cộng...

Con Người Toàn Diện, Hạnh Phúc Toàn Diện – Nguyễn Thế Đăng

CON NGƯỜI TOÀN DIỆN, HẠNH PHÚC TOÀN DIỆN Nguyễn Thế Đăng Con người có được hạnh phúc khi những nhu...

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú(Tập 10A - 10B) Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.Thời gian: Ngày 22 tháng 03...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 42)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 42) Pháp Sư Tịnh Không   “Dĩ chư pháp dược, cứu liệu tam...

Nghiệp Nặng Và Sự Cứu Độ Của Đức Phật

Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

Một bậc trưởng lão, thọ giới Tỳ-kheo và tu hạnh đầu đà (khổ hạnh) đã hơn 50 năm. Ngài là...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 95)

 Chư vị đồng học, xin chào mọi người.Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 81, đoạn văn này vẫn...

Y Kinh Giải Nghĩa Tam Thế Phật Oan Với Thực Lý Duyên Khởi

Y Kinh Giải Nghĩa Tam Thế Phật Oan Với Thực Lý Duyên Khởi

Y KINH GIẢI NGHĨA TAM THẾ PHẬT OANVỚI THỰC LÝ DUYÊN KHỞIChân Hiền Tâm   Y kinh giải nghĩa tam...

Ai Đúng? Ai Sai?

Ai đúng? Ai sai?

AI ĐÚNG AI SAI? Thiện Ý Chiều hôm nay trời California bỗng dưng se lạnh và cơn hạn nhiều năm...

Cảm Niệm Mùa Phật Đản 2017

Cảm Niệm Mùa Phật Đản 2017

CẢM NIỆM MÙA PHẬT ĐẢN 2017Từ Trung   Một lần nữa mùa Phật đản lại trở về với nhân loại,...

Thiền Trong Tịnh Độ Tông

Thiền Trong Tịnh Độ Tông

THIỀN TRONG TỊNH ĐỘ TÔNGMeditation in Shin BuddhismTác giả: Tiến sĩ Alfred Bloom, Giáo sư Danh dự về Tôn giáo,...

Thánh Tích Nalanda, Nơi Bọn Giặc Hồi Sát Hại Hơn 3,000 Tăng Sĩ Phật Giáo

Thánh Tích Nalanda, Nơi Bọn Giặc Hồi Sát Hại Hơn 3,000 Tăng Sĩ Phật Giáo

Truyện kýthánh tích NALANDA, NƠI BỌN GIẶC HỒISÁT HẠI HƠN 3,000 TĂNG SĨ PHẬT GIÁOTHÍCH NỮ HẰNG NHƯ            ...

Hãy Lập Một Thệ Nguyện Thành Tựu Phật Quả

Hãy Lập Một Thệ Nguyện Thành Tựu Phật Quả

HÃY LẬP MỘT THỆ NGUYỆN THÀNH TỰU PHẬT QUẢKhenchen Konchog GyaltsenThanh LIên chuyển ngữ  Sinh, lão, bệnh và tử giống như...

Đối Thoại Về Tuổi Trẻ Ngày Nay

Đối Thoại Về Tuổi Trẻ Ngày Nay

ĐỐI THOẠI VỀ TUỔI TRẺ NGÀY NAY Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Sáng ngày 13/3/2014, tại thiền đường Nước Tĩnh, xóm...

Khai Thị Về Ái Dục

KHAI THỊ VỀ ÁI DỤC Hòa Thượng Tuyên Hóa Ái dục là gốc của sinh tử Vấn Đáp Khai Thị:...

Bình Đẳng Giới Và Trao Quyền Cho Nữ Giới Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Bình Đẳng Giới Và Trao Quyền Cho Nữ Giới Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY và MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA CỦA LIÊN HIỆP QUỐCBÌNH ĐẲNG GIỚI...

Sự Chuyển Đổi Tôn Giáo Trong Người Khmer Ở Tỉnh Trà Vinh

Con Người Toàn Diện, Hạnh Phúc Toàn Diện – Nguyễn Thế Đăng

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 42)

Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 95)

Y Kinh Giải Nghĩa Tam Thế Phật Oan Với Thực Lý Duyên Khởi

Ai đúng? Ai sai?

Cảm Niệm Mùa Phật Đản 2017

Thiền Trong Tịnh Độ Tông

Thánh Tích Nalanda, Nơi Bọn Giặc Hồi Sát Hại Hơn 3,000 Tăng Sĩ Phật Giáo

Hãy Lập Một Thệ Nguyện Thành Tựu Phật Quả

Đối Thoại Về Tuổi Trẻ Ngày Nay

Khai Thị Về Ái Dục

Bình Đẳng Giới Và Trao Quyền Cho Nữ Giới Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Tin mới nhận

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Có ai thấy Phật không?

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Một ngày của Đức Phật

Thư Ngỏ Của Chùa Bửu Minh, Đồng Tháp Xây Dựng Giảng Đường Tu Học

Tám Pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Làm sao trừ được khổ?

Lời Phật dạy xưa và nay

Tuệ giác của Thế tôn

Chi tiết bộ kinh 10 điều lành giúp con người sống được bình an của đức Phật

Đức Phật dạy có 5 điều người tu hành cần nên tránh

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Kính mừng ngày Đức Phật thành đạo

Tôi đến bên chân Phật vì học được luật nhân quả, là không, là vô thường

Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Tâm Phật ví như hoa sen

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thanh hòa

Tin mới nhận

Ngoại Giao Xá Lợi Sự Hồi Sinh Kỳ Diệu Của Tinh Thần Huyền Trang

Tu tập từ quán

Góp lời một số minh sư chỉ thẳng sự giác ngộ tối thượng

Bàn về đối tượng thờ trong các ngôi chùa việt ở miền Bắc

Bốn nỗi khổ tinh thần theo lời Phật dạy

Những bước chân quá khổ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Cuộc đời đau thương của loài chim yến

Hữu tướng, phi tướng, bản thể, thực tại, tính không, giải thoát.

Di hài còn nguyên vẹn của một nhà sư tịch diệt cách nay hai trăm năm

Giải pháp nào cho Phật tử vì mưu sinh mà tạo nghiệp?

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

Phật Tính

Trúng Số (song ngữ)

Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo | Thirty-seven Limbs Of Enlightenment (sách song ngữ PDF)

Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng

Kinh Cầu Siêu

Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa Di

Phật Đản Sinh Trong Tâm Mỗi Người

Đầu Năm Đi Chùa – Tỳ-khưu Thích-chân-tuệ

Tin mới nhận

Tâm tịnh thì quốc độ tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 256)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (3)

Kinh Bách Dụ: Cậu bé bắt được rùa lớn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Kinh Bách Dụ: Giả mù

Kinh Bách Dụ: Bị bọn cướp đoạt áo lông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Kinh Bách Dụ: Gánh ghế cho vua

Luận Giải Kinh Căn Bản Pháp Môn (Mūlapariyāya Sutta)

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

Kinh Bách Dụ: Khỉ bị đánh

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (2)

Tin mới nhận

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Đức Karmapa Đời Thứ 17

Ý Nghĩa 12 Lời Nguyện Niệm Phật

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 16)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 27)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 3)

Niệm Phật Chính Là Thâm Diệu Thiền

Lược Thuật Hành Trạng Hòa Thượng Quảng Khâm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 244)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Nghiên Cứu Thiền Tông Và Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Thiền Sư Duy Tắc Trả Lời Hành Giả Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 7)

Phá giới, phá chấp và phá kiến

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 8)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.