PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Biển Cả Và Phật Pháp

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter


BIỂN CẢ VÀ PHẬT PHÁP
Thích Trung Định

Atlantic_OceanBiển là không gian bao la, rộng lớn vô cùng, chiếm đến bảy phần mười của diện tích bề mặt quả đất. Cho nên, ai muốn khám phá biển đều khó mà hiểu hết được, bởi biển cả có gì đó vừa hiện thực, huyền bí lại vừa thâm sâu nhưng cũng rất gần gũi với con người. Biển cũng đang sống, đang reo vui những làn sóng vỗ, và cũng đang cảm nhận hết tất cả những tâm tư tình cảm của con người, và đang dang trải tấm lòng bao la dung chứa tất cả mọi loài, ấp ủ trưởng dưỡng nhân sinh như một người mẹ vĩ đại che chở cho đàn con yêu.

Biển có những đặc tính kỳ diệu, những thành tố nào tạo nên biển cả đều mang một ý nghĩa, một triết lý thù thắng. Bờ biển có những bãi cát thoai thoải có thể đưa chúng ta từ từ xuống nước, thuận tiện cho việc thả thuyền kéo lưới. Biển không bao giờ dời đổi mà luôn ở tại một chổ cố định, cho nên muốn ra biển ai cũng biết hướng để đi không lầm đường lạc lối. Biển không bao giờ chấp nhận thây chết. Mỗi khi có thây chết thì sóng biển tấp thây chết lên bờ, trả lại sự trong sạch cho biển cả. Biển luôn thâu nhận nước của tất cả các sông, không kể nước đó ở sông nào, lớn bé ra sao. Nước của các dòng sông trôi ra tới biển đều cũng bỏ tên riêng của mình để mang chung là biển cả. Tuy ngày đêm muôn sông liên tiếp đổ về biển cả nhưng không vì thế mà nước biển có khi vơi, khi đầy. Nước biển sâu rộng bao la nhưng ở đâu cũng có một vị là vị mặn dù nước ở trong bờ hay nước ở ngoài khơi. Lòng biển luôn có đủ thứ trân quý như san hô, xà cừ và ngọc quý, tha hồ cho tất cả những ai tìm kiếm. Biển cả là chỗ dung thân cho muôn triệu sinh vật, trong đó có loài lớn bằng trăm do tuần, có loài nhỏ bé như cây kim, tất cả đều nương vào biển cả để tồn tại.

Một người sống với biển nương nhờ biên, nên thương yêu và ca tụng biển hết lời. Cũng vậy, một người sống tu tập trong giáo pháp của Như Lai thì cũng thương yêu, trân quý và hết lời tán thán đối với chánh pháp Như Lai. Đó là những gì?

Thứ nhất, nếu biển có những bờ cát thoai thoải thuận tiện cho ta xuống nước, thì Chánh pháp cũng vậy. Trong đạo pháp này, mọi người đều có thể tu tập đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, đốn, tiệm, quyền, giáo, hiển, mật… vô lượng pháp môn, mở rộng cho tất cả mọi người đủ loài căn tính, già, trẻ, gái, trai, từ vua quan đến thứ dân, từ giàu sang đến nghèo hèn, ai cũng có thể đi vào Chánh pháp được cả. Đặc tính này cho thấy rằng người vào đạo không choáng ngợp trước hệ thống giáo lý đồ sộ của Phật pháp, mà từ từ tiếp cận dần dần rồi sẽ được trọn vẹn. Thành ra, Phật pháp không từ bỏ ai, bất cứ ai đều cũng có thể đến để tu tập trong giáo pháp này. Vì vậy cho nên quý Phật tử không nên ngần ngại để đến với đạo pháp. Hãy bước đi những bước đầu tiên rồi sẻ đến những bước trưởng thành.

Thứ hai, nếu biển luôn ở tại một chỗ mà không dời đi nơi khác, không cuốn phăng đi xóm làng thành thị, thì chánh pháp cũng vậy: Những nguyên tắc pháp luật của Phật pháp không bao giờ thay đổi, dù cho mặt trăng có nóng lên, mặt trời có thể nguội đi nhưng chân lý của Phật pháp đều vẫn vậy.

Thứ ba, nếu biển không bao giờ dung chứa tử thi, thì chánh pháp cũng vậy, không bao giờ dung túng vô minh biếng lười và hành động phạm giới. Đức Phật thường dạy: Tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta. Một Tỷ kheo phạm giới để đi đến gặp được Phật và một Tỷ kheo vì quyết tâm giữ giới mà phải chết, nên không đến gặp được Phật. Phật dạy: Tỷ kheo chết nhưng giữ giới, tuy xa Ta nhưng rất gần Ta. Còn Tỷ kheo kia phạm giới để được sống và được gặp Ta nhưng luôn cách xa ta ngàn dặm. Do vậy, một người lười biếng, dãi đãi không tu trong một đại chúng có tu thì không thể nào cư trú lâu dài được, sớm muộn gì y cũng phải đào thải ra ngoài giáo pháp chơn chánh của Như Lai.

Thứ tư, nếu biển chấp nhận nước của tất cả các dòng sông không phân biệt nước của sông nào, thì chánh pháp cũng vậy, thâu nhận tất cả mọi người, đủ mọi thành phần trong xã hội, dù người ấy là vua quan quyền quý, đến thứ dân bần cùng; dù người đó là thông minh lợi căn hay độn căn ngu đần, hết thảy đều được đón tiếp một cách bình đẳng như nhau, đều cùng xưng là sa môn Thích tử và cũng đều có thể chứng ngộ trong giáo pháp. “Nước trăm sông đổ về biển cả biến biển dơ thành sạch, người trăm họ quy y Tam bảo bỏ ác làm lành”.

Thứ năm, nếu biển không vơi đi thì cũng không đầy thêm dù đêm ngày muôn sông liên tục chảy về biển cả, chánh pháp cũng vậy, chánh pháp là chánh pháp, không phải vì nhiều người đi theo mới là chánh pháp, hay không phải ít người đi theo mà chánh pháp không phải là chánh pháp. Sự thịnh suy của nhân tình thế thái không bao giờ đánh giá được chân lý của đạo pháp này.

Thứ sáu, nếu nước biển ở đâu cũng có một vị là mặn thì chánh pháp cũng thế, dù giáo pháp được trình bày ra nhiều cách khác nhau, hay hàng vạn pháp môn tu tập, thì chánh pháp cũng có một vị duy nhất đó là vị giải thoát. Không có công năng giải thoát thì đó không phải là chánh pháp. Cho nên, thiền hay tịnh, tất cả đều đưa hành giả về một mối của sự giải thoát và giác ngộ.

Thứ bảy, nếu lòng biển có vô số các loài san hô, xa cừ và ngọc quý, thì chánh pháp cũng vậy, giáo pháp Như Lai có đủ các pháp môn cao quý vi diệu, như: Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề, Bát chánh đạo…

Thứ tám, nếu biển là chỗ dung thân thoải mái cho hàng triệu loại vi sinh vật, trong đó có các loài nhỏ bé như hạt cát, cho đến to lớn bao nhiêu, thì Chánh pháp cũng như vậy. Ở trong giáo pháp Như Lai, một em bé hoặc một người độn căn ít học vẫn có thể có cơ hội tu học thoải mái, cho đến bậc đại nhân như Bồ tát, Thanh văn, Bích chi, La hán, cũng đều có cơ hội tu tập và hoằng hóa trong môi trường rộng lớn thênh thang này.

Như vậy, biển cả là nguồn cảm hứng, là kho tàng vô tận không thể nghĩ bàn. Biển luôn có sự trũng thấp và rộng mênh mông, nhờ đó muôn loài khỏi phải chết ngộp; chánh pháp Như Lai luôn có sự khiêm cung và rộng mở để dung chứa và hóa giải tất cả phiền não của thiên hạ. Phật pháp có khả năng điều phục tham, sân, si trở thành từ bi, hỉ xả, vô ngã vị tha, luôn đề cao Giới, Định, Tuệ để tẩy sạch vô minh tham ái. Biển có khi hiền hòa dịu êm nhưng cũng có lúc cồn cào sóng dữ. Đạo pháp của Như Lai vẫn luôn đầy đủ đức tính từ bi, nhu hòa, nhẫn nhục nhưng0 vẫn luôn nêu cao tinh thần đại hùng, đại lực. Luôn mang sứ mệnh hưng thiện, xóa ác; đối với mọi u mê không dung thứ, đối với chút thiện căn thì không từ nan luống bỏ. Luôn nêu cao tinh thần phá tà hiển chánh, dẹp trừ ma quân thiệu long Tam bảo. Biển luôn tự tại tuyệt vời, tự tại vô ngại trước mọi gian nguy không bao giờ nao núng. Phật pháp bao giờ cũng là Phật pháp, dù cho vật đổi sao dời, lòng người thay đổi, biến hóa thăng trầm nhưng chân lý vẫn tự tại vượt qua mọi thời gian không gian.

Cho nên, một người yêu biển cả đứng ngày đêm ca tụng vẫn không bao giờ cạn nguồn cảm xúc. Chánh pháp của Như Lai có xưng tán muôn lời cũng không cùng tận. Vì Phật pháp để giải quyết vấn đề khổ đau muôn thuở cho hết thảy chúng sanh. Mà chúng sanh vô biên nên Phật pháp cũng phải vô tận, bất khả tư nghị:

“Chánh pháp đẹp vô cùng, lời vàng từ ý Phật

Con xin quay trở về, nương tựa Đạt-ma-da”

Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 355

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Phẩm Phổ Môn Phạn Bản Tân dịch (Bản Việt dịch đầu tiên từ Sanskrit)

PHẬT ĐIỂN PHẠN VĂN Buddhist Sanskrit Text No. 17 PHÁP HOA PHẠN BẢN TÂN DỊCH SaddharmapuṇḍarīkasūtramBẢN VIỆT DỊCH PHÁP HOA...

Ba Pháp Ấn

BA PHÁP ẤN Thích Viên Duy dịch Việt ‘‘Pháp Ấn’’ tức ấn chứng, dấu hiệu tiêu biểu, nhận định, đánh...

Hạnh Nguyện Và Sám Hối Quan Thế Âm

  HẠNH NGUYỆN & SÁM HỐI QUÁN THẾ ÂM Thích Đạt Ma Phổ Giác LỜI GIỚI THIỆU Chúng tôi được...

Làm Sao Nhận Diện Một Phương Pháp Thiền

Làm sao nhận diện một phương pháp thiền

LÀM SAO NHẬN DIỆN MỘT PHƯƠNG PHÁP THIỀN Tuệ thiện Thiền đã có mặt tại Ấn Độ trước khi Đức...

Học Cách Ứng Xử Khi Ai Đó Ghét Mình

Học cách ứng xử khi ai đó ghét mình

Hãy tập trung vào công việc của bạn, không nên làm mất thời gian không đâu vì những chuyện vớ...

Phật Giáo Với Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam

Phật Giáo Với Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam

PHẬT GIÁO VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Ngô Văn Trân * Tóm tắt: Trên cơ sở triết...

Trần Nhân Tông Sở Đắc Giải Thoát Và Tư Tưởng Phật Học – Thích Chơn Thiện

TRẦN NHÂN TÔNG SỞ ĐẮC GIẢI THOÁT VÀ TƯ TƯỞNG PHẬT HỌC Thích Chơn Thiện Về cuộc đời và sự...

Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (5) Nguyễn Hòa

VÀI Ý NGHĨ VỀ BÀI VIẾT CỦA HOẢ THƯỢNG THÔNG LẠC (5) Nguyễn Hòa (Nét chữ mầu đen là nguyên...

Hai Viên Gạch So Le

HAI VIÊN GẠCH SO LE Nguyên tác: Thiền sư Ajahn Brahm Người dịch: Quán Như Vào năm 1983, sau khi...

Thầy Và Trò Cao Huy Thuần

Thầy Và Trò Cao Huy Thuần

THẦY VÀ TRÒCao Huy Thuần Trò: Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày...

Thấy Mọi Vật Như Chúng Là

Thấy mọi vật như chúng là

THẤY MỌI VẬT NHƯ CHÚNG LÀZoketsu Norman Fischer | M.T Lược dịch Khi chúng ta quyết tâm ngồi thiền, quyết...

Phật Pháp Viên Dung Không Chướng Ngại

Xin chào chư vị đồng tu, chào quí vị. Xin mời khoa hội kinh A Nan Hỏi Phật Việc Tốt...

Bốn Hạng Người Đáng Kính

Bốn hạng người đáng kính

BỐN HẠNG NGƯỜI ĐÁNG KÍNH Quảng Tánh   Sự tu tập trong Phật giáo, cốt tủy vẫn là “Hãy tự...

Minh Triết Việt Nơi Rừng Hương Mây Tía – Tỳ-Kheo Giới Đức

Minh Triết Việt Nơi Rừng Hương Mây Tía – Tỳ-kheo Giới Đức

MINH TRIẾT VIỆT NƠI RỪNG HƯƠNG MÂY TÍA Tỳ-kheo GIỚI ĐỨC Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu....

Chương trình đem lại ánh sáng cho những người nghèo bị mù do đục thuỷ tinh thể

Chương Trình Đem Lại Ánh Sáng Cho Những Người Nghèo Bị Mù Do Đục Thuỷ Tinh Thể  Bệnh viện An Bình...

Phẩm Phổ Môn Phạn Bản Tân dịch (Bản Việt dịch đầu tiên từ Sanskrit)

Ba Pháp Ấn

Hạnh Nguyện Và Sám Hối Quan Thế Âm

Làm sao nhận diện một phương pháp thiền

Học cách ứng xử khi ai đó ghét mình

Phật Giáo Với Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam

Trần Nhân Tông Sở Đắc Giải Thoát Và Tư Tưởng Phật Học – Thích Chơn Thiện

Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (5) Nguyễn Hòa

Hai Viên Gạch So Le

Thầy Và Trò Cao Huy Thuần

Thấy mọi vật như chúng là

Phật Pháp Viên Dung Không Chướng Ngại

Bốn hạng người đáng kính

Minh Triết Việt Nơi Rừng Hương Mây Tía – Tỳ-kheo Giới Đức

Chương trình đem lại ánh sáng cho những người nghèo bị mù do đục thuỷ tinh thể

Tin mới nhận

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (I)

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Kính mừng ngày Đức Phật thành đạo

Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn

5 nhân duyên hội đủ để Đức Phật giáng sinh vào thế giới này

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Những lý tưởng từ tình yêu thương của Đức Phật

Đức Phật chỉ bày năm pháp làm gia tăng tuổi thọ

Lời Phật dạy về ngày tốt

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (I)

Đức Phật là ai? (phần 2)

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

Thư Ngỏ Của Chùa Bửu Minh, Đồng Tháp Xây Dựng Giảng Đường Tu Học

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Vì sao Phật nói: “Đàn bà sẽ vào địa ngục nhiều hơn đàn ông?”

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Niệm Phật Đường Từ Minh – Đắk Lắk

Lời Phật dạy về cách quý trọng cuộc sống

Ngôi Chùa Trên Sông – Vĩnh Hảo

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Ý nghĩa bảy bước chân của Đức Phật

Tin mới nhận

Trạm dừng vô định

Làm bạn với hiền thánh

Câu Chuyện Về Thánh Josaphat Hay Là Chuyện Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo Từng Phong Thánh Cho Đức Phật (Hoang Phong Chuyển Ngữ)

Lời Giảng Về Chết Và Cận Tử

Kho Tàng Pháp Âm

Gà Chay Xào Chua Ngọt

Làm gì trước dịch nghiệp

Bài Thơ Riêng Tặng Cô Tiên

Phật có bao giờ nói lời khó chịu làm buồn khổ người khác?

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Tìm nhà an cư gần Chùa

Thiên Thân Tịnh Độ Luận

Tịnh Độ Chân Tông Thực Hành

Một Số Nhận Định Về Phật Giáo Hoà Hảo – Nguyễn Bạch Trúc

Thơ Mùa Vu Lan dâng Thầy dâng Mẹ

Đặc tính của ngã

Bồ Tát Thích Quảng Đức, Cuộc Đời Và Hạnh Nguyện, Nhìn Qua Các Văn Bản Và Khảo Cứu

Ứng dụng Phật pháp trong xã hội hiện đại (Luận án Tiến Sĩ Phật Học)

Nhân Ác Lớn Nhất Là Sát Sanh, Ăn Thịt – Hòa Thượng Tuyên Hóa

Đời sống quý giá

Tin mới nhận

Kinh Thừa Tự Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 75)

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Giải

Kinh Thập Thiện Giảng Giải

Những Nguyên Nhân Của Hành Động, Kinh Tăng Chi Bộ

Kinh Bách Dụ: Người hay sân hận

Aputtaka-sutta Sự Giàu Có Của Một Người Keo Kiệt

Luận Về Pháp Hoa Kinh – An Lạc Hạnh Nghĩa

Ngôi chùa Việt Trúc Lâm Kharkov vẫn còn nguyên vẹn giữa vùng chiến sự khốc liệt ở Ukraine

BTS Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 230)

Đại Niệm Xứ

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Kinh Bách Dụ: Gánh ghế cho vua

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 131)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải Tập 1

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 37)

Tịnh độ ngũ kinh

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 6)

Thiết Lập Tịnh Độ – Kinh A Di Đà Thiền Giải

Hộ Niệm Là Một Pháp Tu

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 5

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 114)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 22)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 1)

Sáu Chữ Hồng Danh

Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 82)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese