PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Bất kỳ bạn ở đâu, giác ngộ ở đó

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

BẤT KỲ BẠN Ở ĐÂU, GIÁC NGỘ Ở ĐÓ
Thiền sư Shunryu Suzuki | Cao Huy Hóa dịch

 

Shunryu SuzukiĐây là bài giảng pháp của Thiền sư người Nhật Shunryu Suzuki (1904-1971) tại thiền đường Tassajara đã lâu rồi, nay được đăng lại trên tạp chí Phật giáo Lion‘s Roar ngày 19/5/2017. Thiền sư là vị sáng lập Trung tâm Thiền tại San Francisco và Trung tâm Thiền Tassajara trên núi. Nhiều bài giảng pháp của thiền sư đã được tập hợp thành sách, trong đó có sách rất nổi tiếng Zen Mind, Beginner’s Mind.

Trong tu tập của chúng ta, điều quan trọng nhất là nhận ra chúng ta có Phật tính. Chúng ta biết điều đó, về mặt trí tuệ, nhưng thật là khó để tiếp nhận. Cuộc sống hàng ngày là trong lãnh vực của tốt và xấu, lãnh vực của nhị nguyên, trong khi Phật tính chỉ tìm thấy trong tuyệt đối, ở đó không có cái tốt không có cái xấu. Có một thực tại hai mặt. Thực tập của chúng ta là để vượt ra ngoài lãnh vực của tốt và xấu, và để nhận ra cái tuyệt đối. Có thể khó để hiểu ra điều đó.

Thiền sư nổi tiếng Hashimoto, viên tịch năm 1965, bảo rằng, cách thức chúng ta (người Nhật) nấu ăn là sửa soạn mỗi thành phần một cách riêng rẽ. Gạo ở đây, dưa chua ở đó. Nhưng khi bạn nạp chúng vào dạ dày, bạn không biết cái nào là cái nào. Súp, cơm, dưa chua và mọi thứ trộn lẫn nhau. Đó là thế giới của tuyệt đối. Khi nào mà cơm, dưa chua và súp vẫn còn giữ riêng biệt thì chúng không hoạt động. Bạn sẽ không được nuôi dưỡng. Việc này cũng giống như sự hiểu biết về mặt trí tuệ hay kiến thức sách vở – nó vẫn tách biệt với đời sống thực của bạn.

Thực tập thiền tọa (Zazen) là hòa trộn những lối hiểu biết khác nhau mà chúng ta có được và để chúng cùng làm việc với nhau. Một ngọn đèn dầu hỏa không thể làm việc được chỉ vì nó đầy dầu hỏa. Nó còn cần không khí để cháy, và dù có không khí thì nó cũng cần diêm. Nhờ sự trợ giúp của diêm, không khí và dầu hỏa, ngọn đèn mới làm việc được. Đó là thực tập thiền zazen của chúng ta.

Cùng một cách như vậy, dầu ngay cả khi bạn nói, “Tôi có Phật tính,” điều đó vẫn chưa đủ. Nếu bạn không có người đồng tu hay tăng đoàn, thì vẫn chưa được. Khi chúng ta thực tập với sự trợ giúp của tăng đoàn – được Phật giúp đỡ – thì chúng ta thực tập zazen trong nghĩa đích thực của nó. Chúng ta sẽ có ánh sáng bừng nở ở đây trong thiền đường Tassajara hay trong đời sống hàng ngày.

Dĩ nhiên có được kinh nghiệm giác ngộ (tạm gọi như thế) là quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn là biết làm thế nào điều chỉnh ngọn lửa trong zazen và trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Khi ngọn lửa ở trong trạng thái đốt cháy hoàn toàn, bạn không thấy mùi dầu. Khi đèn bị khói, bạn ngửi phải mùi gì đó. Bạn có thể nhận ra đó là cây đèn dầu hỏa. Khi đời sống của bạn ở trong trạng thái đốt cháy hoàn toàn, bạn không than phiền và không thấy cần phải lưu tâm đến thực tập của bạn. Nếu chúng ta nói quá nhiều về zazen, ấy là cây đèn dầu hỏa đã có khói rồi đấy.

Có thể tôi là cây đèn dầu hỏa đầy khói. Tôi không nhất thiết muốn thuyết giảng gì cho ai. Tôi chỉ muốn được sống với các bạn: di chuyển đá, tắm suối nước nóng, ăn món ngon gì đó. Thiền (zen) là ở ngay đó. Khi tôi bắt đầu nói thì cây đèn dầu đã có khói rồi. Khi nào mà tôi còn thuyết giảng thì tôi phải giải thích: “Đây là thực tập đúng, đây là sai, đây là cách để thực tập thiền zazen…”. Giống như người ta cho bạn công thức làm món ăn. Công thức đó không tự làm việc được. Bạn không thể ăn công thức.

Thông thường, một thiền sư sẽ nói: “Thực tập zazen thì bạn sẽ đạt trạng thái giác ngộ. Nếu bạn đạt được giác ngộ, bạn sẽ buông bỏ mọi thứ, và bạn sẽ thấy mọi sự như nó là.” Tất nhiên đó là đúng, nhưng con đường của chúng ta không luôn luôn như thế. Chúng ta đang học làm thế nào để điều chỉnh độ to nhỏ của ngọn  lửa. Dogen Zenji1 (Thiền sư Đạo Nguyên) đã làm rõ điểm này trong Shobogenzo2 (Chánh pháp nhãn tạng). Lời dạy của ngài là sống mỗi thời điểm trong trạng thái đốt cháy hoàn toàn như một ngọn đèn dầu hay đèn cầy. Sống mỗi thời điểm, trở thành một với tất cả, đó là điểm nhấn của lời dạy và thực tập của ngài.

Thực tập Zazen là một chuyện rất tinh tế. Khi bạn thực tập zazen, bạn ý thức về những gì bạn không chú ý trong khi bạn làm việc. Hôm nay, tôi di chuyển đá một hồi, và tôi không thấy bắp thịt của tôi mỏi mệt. Nhưng khi tôi ngồi thiền tọa một cách tĩnh lặng, tôi nhận ra, “Ồ! Mấy bắp thịt của tôi đã khá rã rời rồi”. Tôi cảm thấy đau nhiều chỗ trong thân thể. Bạn có thể nghĩ bạn có thể thực tập zazen tốt hơn nếu bạn không có vấn đề gì, nhưng thật ra có vấn đề gì đó lại là cần thiết. Không cần phải là cái gì lớn lao. Nhờ có khó khăn, bạn có thể thực tập zazen. Đây là một điểm có ý nghĩa đặc biệt, chính vì thế nên Thiền sư Đạo Nguyên nói: “Thực tập và giác ngộ là một.” Thực tập là cái gì đó bạn làm một cách có ý thức, cái gì đó bạn làm với cố gắng. Thế đó! Giác ngộ là ở ngay đó.

Nhiều thiền sư sơ sót ở điểm này, trong khi họ cố gắng đạt zazen hoàn toàn: những gì hiện hữu đều không toàn hảo. Mọi thứ trên thế giới này đều thật sự hiện hữu như vậy. Không có gì ta thấy hay ta nghe là toàn hảo. Nhưng ngay ở trong sự bất toàn chính là thực tại toàn hảo. Điều này đúng về mặt trí tuệ và cũng đúng trong lãnh vực thực tập. Điều này là đúng trên giấy và đúng với thân thể của chúng ta.

Bạn nghĩ rằng bạn chỉ có thể tạo được thực tập đích thực sau khi bạn đạt được giác ngộ, nhưng không phải vậy. Thực tập đích thực được xây dựng trên ảo tưởng và trong bức bối. Nếu bạn phạm sai lầm nào đó thì đó chính là nơi để bạn tạo lập thực tập của bạn. Không có nơi nào khác cho bạn để tạo lập thực tập.

Chúng ta nói về giác ngộ, nhưng trong nghĩa đích thực của nó. Giác ngộ hoàn toàn ở ngoài tầm hiểu biết của chúng ta, ngoài tầm kinh nghiệm của chúng ta. Ngay cả trong thực tập không hoàn hảo, giác ngộ cũng ở đó. Chúng ta chỉ không biết thôi. Vì thế, điểm nhấn là tìm thấy ý nghĩa đích thực của thực tập trước khi ta đạt giác ngộ. Bất kỳ bạn ở đâu, giác ngộ ở đó. Nếu bạn đứng thẳng ngay tại nơi bạn ở, đó là giác ngộ.

Đây là cái gọi là thiền zazen tôi-không-biết. Chúng ta không còn biết zazen là cái gì nữa. Tôi không biết tôi là ai. Tìm được sự tĩnh lặng hoàn toàn khi bạn không biết bạn là ai hay bạn ở đâu, đó chính là bạn thừa nhận mọi sự vật như nó là. Ngay cả mặc dầu bạn không biết bạn là ai, bạn đã thừa nhận chính bạn. Đó là “bạn” trong nghĩa đích thực của nó. Khi bạn biết bạn là ai, “bạn” sẽ không phải là bạn trong thực tế. Bạn có thể đánh giá cao về mình quá dễ dàng, nhưng khi bạn bảo, “Ồ, tôi không biết”, thế là bạn-là-bạn, và bạn biết bạn một cách đầy đủ. Đó là giác ngộ.

Tôi nghĩ giáo lý của chúng ta là tốt, rất tốt, nhưng nếu ta trở nên ngạo mạn và tin vào mình quá sức, thì ta sẽ lạc lối. Sẽ không còn có giáo lý, không còn có đạo Phật gì hết. Khi chúng ta tìm thấy niềm vui sống trong sự tĩnh lặng của mình, chúng ta không biết nó là gì, chúng ta không hiểu điều gì cả, khi đó tâm chúng ta rộng lớn vô cùng. Tâm chúng ta mở ra với mọi sự vật, vì thế nó đủ lớn để biết, trước khi chúng ta biết được điều gì. Chúng ta biết ơn ngay cả trước khi chúng ta có được chút gì. Ngay cả trước khi chúng ta đạt giác ngộ, chúng ta vẫn thấy hạnh phúc để tu tập theo cách của chúng ta. Bằng không, chúng ta chẳng đạt được cái gì trong nghĩa đích thực của nó.

Cảm ơn các bạn rất nhiều.

 

Chú thích: 1. Thiền sư Đạo Nguyên, 1200-1253, theo Từ điển thiền và thuật ngữ Phật giáo (online) của Thiện Phúc. (Chú thích của người dịch). 2. Diệu pháp trí tạng, theo Từ điển thiền và thuật ngữ Phật giáo (online) của Thiện Phúc (Chú thích của người dịch). Nguyên tác: “Wherever You Are, Enlightment Is There” được lấy từ tuyển tập “Not Always So”

Tin bài có liên quan

Vô Ngã Vô Ưu

Vô Ngã Vô Ưu

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vì Sao Tu Thiền Định

Vì sao tu thiền định

Về Một Lời Khuyên Tu Thiền

Về một lời khuyên tu thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Ứng Dụng Bảy Yếu Tố Giác Ngộ Trong Quá Trình Thực Hành Thiền Định

Ứng dụng bảy yếu tố giác ngộ trong quá trình thực hành thiền định

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tứ Vô Lượng Tâm

Tứ vô lượng tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trần Thái Tông

Tu Thiền Định Bằng Cách Chuyên Tâm Vào Một Điểm

Tu thiền định bằng cách chuyên tâm vào một điểm

Load More

Discussion about this post

Tản Mạn Về Giống Hoa Mai Vàng Ngày Tết

Tản mạn về giống hoa mai vàng ngày tết

TẢN MẠN VỀ GIỐNG HOA MAI VÀNG NGÀY TẾT Trần Đăng Hồng, Ph D Người Việt thường lẫn lộn trong việc...

Diệt Ngay Lục Tặc Ngoài Đời

DIỆT NGAY LỤC TẶC NGOÀI ĐỜI ________________   “Lục căn” là sáu cơ quan Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi và Thân,...

Các Hiểu Lầm Phổ Biến Về Đạo Phật

Các hiểu lầm phổ biến về đạo Phật

CÁC HIỂU LẦM PHỔ BIẾN VỀ ĐẠO PHẬT Cư Trần Lạc Đạo Việt Nam là một quốc gia có truyền...

Lại Thương Nhớ Ôn Minh Châu

Lại Thương Nhớ Ôn Minh Châu

LẠI THƯƠNG NHỚ ÔN MINH CHẤU Minh Đức Triều Tâm Ảnh Tưởng niệm giác linh Người, Hỡi ôi! Kính quý...

Cáo Phó

Cáo Phó

Trở về mục lục: ● TƯỞNG NIỆM ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH   Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm...

Tính Dung Dị Của Người Việt

Tính dung dị của người Việt

TÍNH DUNG DỊ CỦA NGƯỜI VIỆT  Đào Văn Bình   Mỗi dân tộc đều có một lối sống, quan niệm...

Một Quan Điểm Phật Giáo Về Quyền Của Loài Vật Gs. Ronald Epstein

MỘT QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ QUYỀN CỦA LOÀI VẬTGS. Ronald Epstein Đại Học Pháp Giới Phật Giáo và Đại...

Đức Phật Dạy Pháp Thấy Tánh

Đức Phật Dạy Pháp Thấy Tánh

ĐỨC PHẬT DẠY PHÁP THẤY TÁNH Nguyên Giác Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn...

Sống Trong Hiện Tại

SỐNG TRONG HIỆN TẠI Nguyên tác: H. E. LIM - Dịch giả: Trần Minh Tài Electronic version: Trí Đạt Trong...

Xin Đừng Lạy Đức Phật

Xin đừng lạy Đức Phật

XIN ĐỪNG LẠY ĐỨC PHẬT Thiện Ngộ   Những lời chân thật của Đức Phật Trước tiên đây chính là...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Kinh văn: “Nhĩ thời Pháp Tạng, văn Phật sở thuyết, tất giai đỗ kiến khởi phát vô thượng, thù thắng...

Đâu Là Hạnh Phúc?

Đâu Là Hạnh Phúc?

ĐÂU LÀ HẠNH PHÚC? Đào Văn Bình             Kate Spade Vào ngày 4/6/2018,  nhà vẽ...

Chết – Sống

CHẾT - SỐNGHT. Thích Thông Phương Nhân mùa An cư tại Thiền viện Trúc Lâm, quý Phật tử trong đạo...

Xuân Trong Cửa Thiền Tập 4, Hoà Thượng Thích Thanh Từ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phê Bình Jayarava

PHÊ BÌNH JAYARAVA Viết bài phê bình chuyên môn, ví dụ như bài  “Thich Nhat Hanh's Changes to The Heart...

Tản mạn về giống hoa mai vàng ngày tết

Diệt Ngay Lục Tặc Ngoài Đời

Các hiểu lầm phổ biến về đạo Phật

Lại Thương Nhớ Ôn Minh Châu

Cáo Phó

Tính dung dị của người Việt

Một Quan Điểm Phật Giáo Về Quyền Của Loài Vật Gs. Ronald Epstein

Đức Phật Dạy Pháp Thấy Tánh

Sống Trong Hiện Tại

Xin đừng lạy Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Đâu Là Hạnh Phúc?

Chết – Sống

Xuân Trong Cửa Thiền Tập 4, Hoà Thượng Thích Thanh Từ

Phê Bình Jayarava

Tin mới nhận

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Bảy loại phước xuất thế gian

Vì sao Hoàng hậu Mallikā được đức Phật ngợi khen là hương thơm đức hạnh của người trì giới

Đức Phật có tha lỗi cho tội lỗi của chúng ta không?

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Tác hại của rượu qua lời Phật dạy trong kinh Trường A Hàm

Dìu con qua mỗi bước đi

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

”Trang điểm” đời mình bằng những lời Phật dạy

Người con đức Phật

Phật tại Tâm: Chìa khóa mở vào cửa Phật

Phật thuyết Bát Chánh Đạo Kinh

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Câu chuyện Đức Phật và 3 người đàn ông cùng bài học xương máu

Soi sáng lời Phật dạy

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thiên Quang

Tin mới nhận

Oan Gia Nghiệp Báo

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 1

Đôi điều luận về nhân quả nghiệp báo

Thông Điệp Vesak 2019 Của Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc (song ngữ)

Sinh về đâu là do mình

Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ

Sinh Thái Trong Thời Kỳ Phật Giáo Nguyên Thủy Tt. Thích Tâm Tường

Phật dạy: Đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 141)

Trả Lời Vấn Đề Ăn Thịt Prof. S. Weeratunga, Pita Kotte

Đại Trí Độ Luận Tập Iv – Bồ Tát Long Thọ – Dịch Việt: Thích Thiện Siêu

Tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Chánh kiến trong cuộc sống

Trung Cộng đang xây dựng Tây Tạng giàu có hơn và hạn chế Phật giáo

Đau Khổ

Thế Nào Là Phật Pháp?

Làm Thế Nào Để Đến Với Phật?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 348)

Phật Việt – Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam Số 1

Tin mới nhận

PHẬT NÓI KINH DIÊN /DUYÊN MỆNH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

Oán thù vay trả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Bát Nhã Tâm Kinh Việt Giải

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Bách Dụ: Nhà cũ có quỷ dữ

Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu

Nghe Giảng Kinh Của Quý Ht. Huyền Vi, Tâm Thanh Và Thanh Từ

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 05)

Nghe Ht. Thích Chơn Thiện Giảng Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Đọc “Phật điển phổ thông: Dẫn vào tuệ giác Phật”

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 25)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 15)

Tịnh độ ngũ kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 49)

Kinh A Di Đà Sớ Sao

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Vạn Thiện Đồng Quy Tập

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 289)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 24)

Đọc sách ngàn lần – Tập 3

Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.