PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Bất khả tư nghì

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

BẤT KHẢ TƯ NGHÌ
Đỗ Hồng Ngọc

Do-Hong-NgocBất khả là không thể. Tư là nghĩ suy. Nghì, nghị là luận bàn. Bất khả tư nghì hay bất khả tư nghị là… “không thể nghĩ bàn!”.  Có một ‘’pháp môn giải thoát” gọi là Bất khả tư nghị như thế của các vị Phật, các vị Bồ tát.

Cái gì mà không thể nghĩ bàn? Thế giới thì ngày càng nhỏ bé như lòng bàn tay, chuyện gì cũng chỉ cần cái chạm lướt nhẹ là đủ “thấy biết” hết trơn. Có việc gì mà “không thể nghĩ bàn” !

Thế nhưng có những chuyện như đem cái núi Tu-di to đùng kia nhét vào hạt cải nhỏ xíu nọ, như đem toàn thể khối nước bốn biển mênh mông kia… cho vào cái lỗ chân lông… thì đúng là những chuyện “không thể nghĩ bàn”! Nó kỳ cục! Càng nghĩ càng bàn càng dễ điên! Bởi nó nằm ngoài mấy nghìn tỷ mối nối thần kinh, nằm ngoài các chất dẫn truyền thần kinh rồi vậy. Nói khác đi, nó nằm ở “bờ bên kia” rồi! Phải ‘’đáo bỉ ngạn’’ họa may mới thấy biết. Khi các vị trí thức thần học, bạn của Edward Conze tình cờ đọc lướt bản dịch kinh Kim Cang của ông đã kêu lên: Điên! Điên hết rồi! Không điên sao được! Nào “đừng dựa vào đâu cả để mà sanh cái tâm””, nào “nói vậy mà chẳng phải vậy” (tức phi/thị danh), nào “diệt độ tất cả chúng sanh mà chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả”…! Điên quá đi chớ! Nhưng Edward Conze bảo không điên đâu. Cứ ‘’ứng dụng’’ đi rồi sẽ thấy hiệu quả, cái mà ông gọi là “perfection of wisdom”.

Kinh Duy-ma-cật sở thuyết, cũng còn gọi là kinh “Bất khả tư nghì giải thoát” khi Xá-lợi-phất nêu “thắc mắc”: nhà cửa trống trơn thế này thì các vị Bồ-tát sẽ ngồi ở đâu? Văn -Thù bảo: “từ đây đi về phương Đông, vượt qua số cõi nước nhiều như số cát ba mươi sáu sông Hằng, có một thế giới tên là Tu-di Tướng...” ở đó có nhiều… ghế đẹp có thể mượn được!

Số cát của một con sông Hằng không thôi đã là “hằng hà sa số” rồi huống chi đến số cát của ba mươi sáu con sông Hằng – mà mỗi hạt cát là một cõi nước – để… mượn ghế ngồi cho các vị Bồ tát thì đành phải cười trừ thôi! Không thể nghĩ bàn!

Dĩ nhiên “ghế ngồi” ở đây không phải là ghế ngồi. Xá-lợi-phất muốn hỏi “ vai trò, vị trí” của thế hệ Bố tát mới, Bồ tát tại gia này rồi sẽ làm gì trong cõi Ta-bà? Dĩ nhiên ngài cũng đã có câu trả lời. Hỏi chỉ để khẳng định sự cần thiết của thế hệ học trò mới này của Phật mà thôi.

Cõi Ta-bà này ngày càng ô trược, ngày càng bát nháo, xung đột, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đầy lo âu phiền não đến nỗi người ta đang tìm cách di tản sang các hành tinh khác, cõi nước khác… tiếc thay loay hoay mãi vẫn chưa tìm ra! Vậy chỉ còn có cách quay lại tìm ở chính mình: phản văn tự tánh. Cõi Phật đâu xa. Đâu có Phật ở trên núi cao, trong chùa lớn, cũng như đâu có sức khỏe ở trong bệnh viện 5 sao?

Thứ bệnh nguy hiểm nhất trong cõi Ta-bà ngày nay chính là SAD. SAD là chữ viết tắt của Stress(căng thẳng) Axiety (lo âu, sợ hãi) và Depression (trầm cảm). Cả thế giới. Không trừ nơi nào! Bởi ở đâu cũng tràn ngặp Tham Sân Si. Và các nhà Tâm lý trị liệu, các thầy thuốc phải tìm một phương thuốc “mới” để chữa trị: Thiền. Phải, chỉ có thiền may ra “cứu rỗi” được. Ấy là MBSR (Mindfullness-based Stress Redaction) và MBCT (Meditation-based Cognity Therapy). Thời đại khoa học tiến như vũ bão mà phải dựa vào Thiền mới mong  “giải thoát’’ được chẳng phải cũng là “bất khả tư nghì” đó sao?

Duy-ma-cật bảo: “Một vị Bồ- tát trụ ở pháp môn giải thóat bất khả tư nghì ấy thì có thể đem núi Tu-di cao lớn mà đặt vào hạt cải, không có bên nào thêm bớt. Tướng trạng núi Tu-di vẫn y nguyên như cũ”…

Chỉ ở trong thiền định, chỉ khi “hành thâm Bát Nhã” thì mới thấy được “pháp” Không. Không ở đây không phải là không có. Có chớ. Nhưng chỉ là giả tướng. Là do Duyên sanh. Khi nhìn kỹ vào bên trong, nhìn kỹ vào bên kia (kiến tướng phi tướng), thì ra, nó là chân không. Chân không mà diệu hữu. Núi Tu-di vẫn là núi Tu-di, vẫn đẹp đẽ, sừng sững cao ngất đó, nhưng thực tướng của nó vẫn là Không, là duyên sanh, cũng từ sỏi đá, từ đất nước gió lửa mà ra. Thì hạt cải tí xíu kia cũng là chân không, cũng từ đất nước gió lửa mà thành đó thôi. Nó có khác gì nhau đâu. Nó có phân biệt gì với nhau đâu. Bất khả tự nghị pháp môn đó chính là thấy được cái chân không mà diệu hữu, diệu hữu mà chân không đó. Tu-di cũng vậy mà hạt cải cũng vậy, nước bốn biển cũng vậy mà lỗ chân lông cũng vậy. Nhìn “phi tướng” thì thấy Như Lai đang tủm tỉm cười.

Khi Einstein bảo vật chất chính là năng lượng, năng lượng chính là vật chất,  có hẳn một công thức (E=mc2) để biến đổi vật chất thành năng lượng và năng lượng thành vật chất thì… không phải ai cũng có thể “nghĩ bàn” được. Cũng như khi nhà hoá học bảo chỉ với ba nguyên tố Carbone (C), Hydro (H) và Oxy (O) sẽ “tùy duyên” mà thành đường, dấm hay rượu… ! Nói cho cùng, các thứ gọi là vật chất hay năng lượng nọ kia, các nguyên tố này khác, chẳng qua là nhưng ‘’trình hiện’’ bên ngoài, tùy duyên thôi. Cũng chỉ là những electron và neutron quấn quít xà quần, rồi hạt, rồi sóng hỉ hả qua lại đó thôi. Đến một lúc, à há, thì ra “bổn lai vô nhất vật’’!

Nhưng chấp không vốn là một thứ bệnh nặng của Bồ-tát, Duy-ma-cật đã cảnh giác!

(Đỗ Hồng Ngọc, Văn hóa Phật giáo số 275 ngày 15.6.2017)

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Đừng Chết Vội Trước Khi Đọc Tin Này

Đừng Chết Vội Trước Khi Đọc Tin Này

ĐỪNG CHẾT VỘI TRƯỚC KHI ĐỌC TIN NÀY Kính chuyển đọc và chyển tiếp. Tôi đã làm chúc thư với...

Hãy Biết Sống Can Đảm

Hãy Biết Sống Can Đảm

HÃY BIẾT SỐNG CAN ĐẢM (Live Life Daringly) Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII Đã nhiều năm nay,...

An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả – Quyển Thượng

An Sĩ Toàn Thư – Khuyên người tin sâu nhân quả – Quyển thượng

AN SĨ TOÀN THƯ KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ Nguyên tác: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa – Quyển Thượng Chu An...

Nhà Sư Thái Lan Nổi Tiếng Luang Poh Koon Vừa Viên Tịch

Nhà sư Thái Lan nổi tiếng Luang Poh Koon vừa viên tịch

NHÀ SƯ THÁI LAN NỔI TIẾNG LUANG POH KOON VỪA VIÊN TỊCH Virinyano Hoang Phong chuyển ngữ   Tập san...

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 13)

Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn,...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Các Nhà Sư Miến Điện Hãy Chấm Dứt Bạo Lực

Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Các Nhà Sư Miến Điện Hãy Chấm Dứt Bạo Lực

 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KÊU GỌI CÁC NHÀ SƯ MIẾN ĐIỆN HÃY CHẤM DỨT BẠO LỰC Dharamsala, Ấn Độ, ngày 22...

Khảo sát các bài kệ truyền thừa pháp danh của Phật giáo đàng trong, liên hệ với cách đặt tên trong hoàng tộc nhà Nguyễn

KHẢO SÁT CÁC BÀI KỆ TRUYỀN THỪA PHÁP DANH CỦA PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG, LIÊN HỆ VỚI CÁCH ĐẶT TÊN...

Phật Học Trong Đạo Đức Kinh Doanh

Phật Học Trong Đạo Đức Kinh Doanh

  PHẬT HỌC TRONG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH (Entrepreneurship Dalam Perspektif Buddhis) Thích Vân Phong biên dịch   Là một...

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Các Tổ Chức Phật Giáo Quốc Tế

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Các Tổ Chức Phật Giáo Quốc Tế

Điện thư chia buồn ĐLHT. Thích Trí Tịnh viên tịch của các tổ chức Phật giáo quốc tế VĂN PHÒNG...

Hãy Lập Một Thệ Nguyện Thành Tựu Phật Quả

Hãy Lập Một Thệ Nguyện Thành Tựu Phật Quả

HÃY LẬP MỘT THỆ NGUYỆN THÀNH TỰU PHẬT QUẢKhenchen Konchog GyaltsenThanh LIên chuyển ngữ  Sinh, lão, bệnh và tử giống như...

Triết Học Sinh Thái Phật Giáo Và Ý Thức Sinh Thái Hiện Đại – Phương Lập Thiên – Thích Nhuận Đạt Dịch

Triết Học Sinh Thái Phật Giáo Và Ý Thức Sinh Thái Hiện Đại – Phương Lập Thiên – Thích Nhuận Đạt Dịch

TRIẾT HỌC SINH THÁI PHẬT GIÁO VÀ Ý THỨC SINH THÁI HIỆN ĐẠI Phương Lập Thiên - Thích Nhuận Đạt...

Đi Vào Đời Ác Năm Trược

Đi vào đời ác năm trược

ĐI VÀO ĐỜI ÁC NĂM TRƯỢC Nguyễn Thế Đăng Xã hội là sự hiện hành, sự biểu hiện của tâm,...

Phật Giáo & Việt Nam Trong Cuộc Giao Lưu Văn Hóa Đông Tây

PHẬT GIÁO & VIỆT NAMTRONG CUỘC GIAO LƯU VĂN HOÁ ĐÔNG TÂYNguyên Đạt Phạm Trọng Luật Phật Giáo Việt Nam...

Phá Mê Khai Ngộ

Phá Mê Khai Ngộ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thông Tin Đầy Đủ Về Kinh Phật Trên Cổng Thông Tin Phật Giáo

Thông tin đầy đủ về Kinh Phật trên Cổng thông tin Phật giáo

Kinh Phật chính là Pháp bảo là những lời dạy cao quý của Đức Phật, Phật tử tìm đọc và...

Đừng Chết Vội Trước Khi Đọc Tin Này

Hãy Biết Sống Can Đảm

An Sĩ Toàn Thư – Khuyên người tin sâu nhân quả – Quyển thượng

Nhà sư Thái Lan nổi tiếng Luang Poh Koon vừa viên tịch

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 13)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Các Nhà Sư Miến Điện Hãy Chấm Dứt Bạo Lực

Khảo sát các bài kệ truyền thừa pháp danh của Phật giáo đàng trong, liên hệ với cách đặt tên trong hoàng tộc nhà Nguyễn

Phật Học Trong Đạo Đức Kinh Doanh

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Các Tổ Chức Phật Giáo Quốc Tế

Hãy Lập Một Thệ Nguyện Thành Tựu Phật Quả

Triết Học Sinh Thái Phật Giáo Và Ý Thức Sinh Thái Hiện Đại – Phương Lập Thiên – Thích Nhuận Đạt Dịch

Đi vào đời ác năm trược

Phật Giáo & Việt Nam Trong Cuộc Giao Lưu Văn Hóa Đông Tây

Phá Mê Khai Ngộ

Thông tin đầy đủ về Kinh Phật trên Cổng thông tin Phật giáo

Tin mới nhận

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

Đường xưa mây trắng

Chỉ mất vài phút mỗi ngày, đổi lại một lối sống lành mạnh

Đức Phật đã dạy những gì?

Lời Phật dạy: Hãy nhớ tinh tấn, chớ có lười biếng

Trải nghiệm tuổi trẻ của Đức Phật

Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại

Hành trì theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

Vì sao người tốt hay gặp khó khăn, kẻ xấu vẫn thành công?

Dấu hiệu yêu quý hòa bình của Đức Phật thời niên thiếu

Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Đức Phật ví thân người như cái nồi đất…

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Khoảnh khắc hay là thiên thu?

Thiên ma dâng ngọc nữ

Trung ương GHPGVN đề nghị tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo trang nghiêm, phù hợp

Phật dạy: Giữ giới như giữ rễ cho cây

Vào chùa là tìm sự trong sạch của chính mình

Tin mới nhận

Luận lý học Phật Giáo Tập 1 và 2

Trả lời những câu hỏi của độc giả (6)

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Chùa Cháy

Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Sa Di Luật Nghi Yếu Lược Thượng Hạ

Toát Yếu Về Tâm Thức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 79)

Dấu xưa

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 40)

Phật giáo trong thời đại internet và công nghệ mới

Thông điệp Phật giáo về biến đổi khí hậu

Mặt Hồ Tĩnh Lặng

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Tiễn người

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Chánh niệm là liều thuốc tốt nhất

Mang y đẹp bị Phật rầy

Tuổi Già Ai Sẽ Là Tôi Cho Tôi ? Trần Mộng Tú

Tin mới nhận

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Sự Phát Triển Của Tư Tưởng Bát Nhã Tại Trung Quốc

PHẬT THUYẾT PHÁP ẤN KINH

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

Người Câu Cá (Trích Kinh Tương Ưng Bộ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định (Thích Chúc Phú)

Kinh Pháp Hoa Giảng Giải

Nghĩ Từ Trái Tim

Kinh Bahiya

Ý nghĩa đọc kinh sám hối là gì?

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

Kinh Đại Bát Niết Bàn

Kinh Bách Dụ: Đệ tử Phạm thiên tạo vật

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 20)

Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư

Khuyên Người Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 41)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 56)

Tịnh Độ Vấn Đáp

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 36)

Nhắc Nhở Tu Hành

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 12)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Tịnh Độ Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 81)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 64)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Tưởng Niệm Thầy Thích Trí Tịnh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.