PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Bài tụng 42: hoa và rác

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

 BÀI TỤNG 42: HOA VÀ RÁC
Thích Nhất Hạnh

Hoa Lục Bình

hoa lục bình tím trên sông Tiền, Việt Nam

Trong rác sẵn có hoa

Trong hoa sẵn có rác

Hoa và rác không hai

Mê và giác tương tức.

Hình ảnh hoa và rác được dùng để ví dụ cho giác ngộ và mê mờ. Thường thường chúng ta nghĩ rằng giác ngộ không dính gì đến mê mờ và có khuynh hướng tách riêng giác ngộ ra khỏi mê mờ. Nhưng giác là gì? Giác khởi từ mê mà có. Nếu không có mê thì không có giác. Cũng như hai đầu phải và trái của một cây bút. Hễ có phải thì phải có trái và ngược lại. Phải và trái tương tức. Phải và trái có tính chất y tha. Cái này do cái kia mà thành, cái kia do cái này mà thành. Phải thấy cho được điều đó. Cho nên nói rằng tôi muốn chấm dứt luân hồi, tôi chỉ chấp nhận giải thoát mà thôi là chưa thấy được tự tánh tự y tha. Các tổ nhiều lần đã nói rằng: “Tịnh độ nằm ngay ở trong tâm”. Tâm thanh tịnh thì cõi này tự nhiên thành tịnh độ.

Vô tác

Bỏ cái này để chạy theo cái khác là trái chống với hết thảy các giáo lý căn bản của Đạo Bụt. Lấy ví dụ về giáo lý vô tác (apranihita, aimless-ness). Vô tác là không chạy theo một cái gì. Khi chạy theo một cái tức là muốn bỏ một cái. Ví như mình muốn thành Phật chẳng hạn. “Tôi không muốn làm phàm phu nữa, tôi chỉ muốn làm Phật”. Đó là một đòi hỏi chính đáng của người tu. Nhưng quan niệm đó chứng tỏ là mình chưa tu. Tại vì Đạo Bụt dạy rằng mình phải thực tập vô tác.

Nếu muốn bỏ một cái để đi tìm một cái khác thì không thể tìm thấy cái khác đó được. Cái khác này Bụt dạy phải tìm ở trong cái kia. Niết bàn phải tìm trong luân hồi. Nước phải tìm trong sóng.

Phiền não tức Bồ đề.

Có một câu nói khá phổ thông, nhưng ít người hiểu được: “Phiền não tức Bồ đề”. Phiền não là những tâm trạng khổ đau, là những tâm sở bất thiện. Muốn tìm Bồ đề thì phải nắm lấy những phiền não ấy mà chuyển hóa, nếu không thì không thể nào có Bồ đề. Đó là giáo lý tương tức. Giác với mê là một.

Khi sắp chết khát mà chỉ có một ly nước trong đó có bùn. Nếu đổ ly nước đi thì lấy đâu nước để uống? Phải tìm cách lọc ly nước bùn cho trong để uống vậy. Cho nên tất cả những phiền não, tất cả những gì có mặt hôm nay trong thế giới, trong thân tâm của chúng ta, chúng ta phải chấp nhận hết để chuyển hóa. Đừng trốn chạy để đi tìm một cái khác, để đi tìm một cõi tịnh độ, một cõi thiên đường ở một nơi nào xa xôi. Như vậy mới đúng theo con đường Bụt dạy. Địa, thủy, hỏa, phong, không gian, thời gian, phương hướng tất cả đều nằm ở trong Thức. Chúng ta nghĩ rằng cõi Tịnh Độ nằm ở phương Tây và đi tìm một cõi ở phương Tây mà không biết rằng phương Tây cũng nằm ở phương Đông. Phương Tây và phương Đông tương tức.

Không thể nào thoát khỏi cái mà mình đang ghét được, chỉ có thể chuyển cái ghét thành ra cái thương mà thôi. Cũng như khi làm vườn mà biết chuyển rác thành hoa. Những phiền não, những hoàn cảnh đau thương mình phải chấp nhận, phải nắm lấy mà chuyển hóa thành an lạc, hạnh phúc, giải thoát. Giác và mê tương tức. Giác nằm trong mê. Bồ đề nằm trong phiền não.

Nhận thức được điều này chúng ta sẽ thấy sự khác biệt giữa Đạo Bụt với một số lớn các tôn giáo khác. Bụt đã dạy chúng ta phải chấp nhận cái bây giờ và ở đây, dầu cho cái bây giờ và ở đây chứa đựng khổ đau, phiền não. Nếu không chấp nhận thì chúng ta đánh mất cái mà chúng ta đang tìm, vì cái giác được làm bằng cái mê, hạnh phúc được làm bằng khổ đau, chân như được làm bằng luân hồi.

Chấp nhận bây giờ và ở đây là điều kiện tiên quyết của sự thực tập. Chấp nhận được rồi thì tuy chưa thực tập mà đã bắt đầu có an lạc. Bài kệ 42 này đã đem ý niệm tương tức áp dụng vào sự tu học. Nhiều người tu Tịnh Độ 20, 30 năm mà vẫn không đạt đạo, cứ nghĩ rằng tịnh độ là một cõi hoàn toàn khác biệt, xa cách không có dính líu tới cõi này. Sống trong cõi Ta-bà này có nhiều khổ đau, nhiều bất như ý rồi sinh tâm chán ghét và chỉ mong cầu tới cõi kia, cái cõi ở một không gian khác. Xét cho cùng thì quan niệm đó không phù hợp với giáo lý căn bản của Đạo Bụt.

Trong trại học tập cải tạo, tất cả mọi người đều bị bó buộc phải tuân theo những người lính gác, những ông cán bộ. Nếu cứ nghĩ rằng hạnh phúc chỉ có được khi nào rời khỏi trại thì những giờ phút ở trong trại sẽ vô cùng đau khổ. Trái lại nếu nghĩ rằng “Bây giờ ta đang ở trong trại học tập cải tạo, không có cơ hội thoát. Vậy ta phải chấp nhận trại này và làm cho trại này thành ra một chỗ dễ chịu nhất mà ta có thể làm được” thì ta bắt đầu có an lạc, có hạnh phúc. Người đó có thể thực tập hơi thở, thực tập bước chân chánh niệm và có thể có sức khỏe và an lạc mà người khác không thể có. Đã có người cho biết rằng họ đã thực tập thiền quán trong trại tù nhưng những người gác tù cho đó là một hình thức thách đố. Và những người ấy phải đợi đến lúc ban đêm, sau khi tắt đèn để ngồi thiền. Ngồi trong tư thế kiết già trong tù, tự nhiên cái thế giới khổ đau biến thành thế giới an lạc. Hoặc là mặc dầu không ngồi trong tư thế kiết già đi nữa mà chỉ nằm xuống trong tư thế thoải mái, để cho thân tâm buông thư  là đỡ khổ hơn những người khác lắm rồi.

Chấp nhận “bây giờ và ở đây” không có nghĩa là bó tay chịu chết. Chấp nhận bây giờ và ở đây là để mình có một cái thấy sâu sắc, để có khả năng chuyển hóa được tới chừng nào hay chừng đó cái hoàn cảnh đang sống. Đó là đích thực tu học. Còn nếu cứ nghĩ rằng sau này ra khỏi trại cải tạo về nhà mình sẽ không màng chi danh lợi, mình sẽ lập một cái chùa, một cái am để tu thì điều đó không bao giờ tới cả. Tóm lại, điều chúng ta học được trước tiên là phải chấp nhận bây giờ và ở đây, phải thực tập ngay trong giờ phút hiện tại và ở đây để chuyển hóa.

Trích từ sách Duy Biểu Học
https://thuvienhoasen.org/images/file/S_HMvp1G0QgQANIM/duy-bieu-hoc.pdf 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Cái Thiện Và Hạnh Phúc

Cái thiện và hạnh phúc

Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn...

Phật Là Bậc Giải Thoát

Phật là bậc giải thoát

Phật dĩ nhiên là chính Ngài, với các phẩm hạnh thù thắng không ai có thể sánh của bậc giác...

Đâu Là Chánh, Đâu Là Tà?

Đâu là chánh, đâu là tà?

Ta hay nói tới chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm,...

Bàn Thêm Về Tâm Hoan Hỷ

Bàn Thêm Về Tâm Hoan Hỷ

Loài người đang sống giữa những cơn co thắt và chịu sự bóp nghẹt từng ngày của cuộc sống hiện...

Thanh Thản Ra Đi

Thanh thản ra đi

Nếu có hành thiền, bạn hy vọng là mình có thể hành thiền trước khi chết. Hãy tưởng tượng bạn...

Phật Giáo Có Hại Cho Việc Phát Triển Kinh Tế ? – Bùi Kha

Đất nước hiện nay cần phải phát triển kinh tế để dân giàu nước mạnh. Muốn vậy, người dân Việt...

Thiên La Địa Võng

Thiên La Địa Võng

THIÊN LA ĐỊA VÕNGToại Khanh         Nhiều khi trong đời có những chuyện vớ vẩn mà cứ bắt mình phải...

Điếu Văn Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Đầu Tiên Tại Chùa Ấn Quang

Điếu Văn Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Đầu Tiên Tại Chùa Ấn Quang

ĐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC (Của GHPGVNTN đọc trong lễ tưởng niệm đầu tiên tại chùa...

Khai Thị Của Đại Sư Hám Sơn

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

34. Cloning Và Phật Giáo

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Hòa Chung Một Đại Dương

Hòa chung một đại dương

HÒA CHUNG MỘT ĐẠI DƯƠNGNguyên CẩnĐời sống không chỉ là những cuộc chạy đua vội vã, chạy theo những giá...

Kinh Phước Đức Giảng Giải

KINH PHƯỚC ĐỨC GIẢNG GIẢI Thứ hai, 11 Tháng 1 2010 23:11 Phiên tả: Chân Giác Lưu (Đây là bài...

Nhất Thừa

Nhất Thừa

NHẤT THỪA Nguyễn Thế Đăng   Trong ánh sáng lớn từ Đức Phật phóng ra, soi sáng hiện ra tất...

Thời Gian Và Tiền Bạc

Thời Gian Và Tiền Bạc

THỜI GIAN VÀ TIỀN BẠC Bernard Glassman – Rich FieldsDiệu Liên Lý Thu Linh dịch Bernard Glassman, viện trưởng của...

Pháp – Tính Của Các Sự Vật

Pháp – tính của các sự vật

Nguyệt Xứng PHÁP - TÍNH CỦA CÁC SỰ VẬT Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc Bản dịch Anh: Candrakirti. Lucid...

Cái thiện và hạnh phúc

Phật là bậc giải thoát

Đâu là chánh, đâu là tà?

Bàn Thêm Về Tâm Hoan Hỷ

Thanh thản ra đi

Phật Giáo Có Hại Cho Việc Phát Triển Kinh Tế ? – Bùi Kha

Thiên La Địa Võng

Điếu Văn Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Đầu Tiên Tại Chùa Ấn Quang

Khai Thị Của Đại Sư Hám Sơn

34. Cloning Và Phật Giáo

Hòa chung một đại dương

Kinh Phước Đức Giảng Giải

Nhất Thừa

Thời Gian Và Tiền Bạc

Pháp – tính của các sự vật

Tin mới nhận

Niệm Phật phải đặt trọn niềm tin vào lời Phật dạy

Tri ân Ma Da Thánh Mẫu – Người mẹ vĩ đại với lời nguyện hạ sinh một vị Phật

Làm khẩu trang bằng giấy vệ sinh, hãy bình tâm nghĩ lại lời Phật dạy

Sư ông Trúc Lâm giảng về “Tuệ giác của Đức Phật”

Cảnh báo website xuyên tạc giáo lý nhà Phật

Dìu con qua mỗi bước đi

Phật dạy: Có hai hạng người lo toan ở đời

Đức Phật chỉ bày năm pháp làm gia tăng tuổi thọ

Chùa Long Phước, Ấp Giồng Chùa, Xã Nhuận Phú Tân, Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người, hướng con về nẻo thiện lành

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Ăn mày cửa Phật

Đức Phật và con người hiện đại

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Học theo gương hạnh Đức Phật

Người giải thoát như bánh xe quay tròn đều, thông suốt

Tin mới nhận

Đừng Để Lửa Sân Đốt Hết Rừng Công Đức

Tiểu Sử Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Hãy đẹp ngay từ tâm mình

Thực tập như thế nào khi ta làm người khác tổn thương?

Sống Tỉnh Giác

Bảo vệ trái đất bài 3: ăn chay thường (vegetarian) hay ăn chay thuần (vegan), góp phần bảo vệ môi trường?

Ba Thiền Sư Ikkyu Sojun – Hakuin Ekaku – Ryokan Taigu

Tìm lại con người thật của mình

Ý Nghĩa Vesak Lhq 2014

Khởi Nguồn Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử

Ứng Phú Đạo Tràng Phải Chăng Là Nền Tảng Của Phật Giáo Cổ Truyền?

Sáu Bệnh Dễ Mắc Do Ăn Nhiều Thịt

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Tâm Phật ví như hoa sen

Tỉa nhánh cây khô

Đạo Phật Và Nữ Tu – Dalai Lama – Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 7)

Phật Tổ Tam Kinh (Three Sutras of the Buddhas and Ancestors)

Hà Nội: Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Trụ sở Trung ương GHPGVN

Xin Hỏi Đồng Bóng, Đồng Cốt Là Gì? Có Cách Nào Khuyến Hóa Những Người Thân Trở Về Chánh Pháp Không?

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Kinh Pháp Diệt Tận

Thấy biết chỉ là thấy biết (thầy Thích Tâm Hạnh giảng)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 76)

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Niệm Phật không phải là kêu Phật

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (1)

Kim Cang Diệu Cảm

Kinh Bách Dụ: Đi thuyền làm rơi chén xuống biển

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 59)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 08)

Kinh Bách Dụ: Giết cả đàn trâu

Hạnh Phúc Và Đau Khổ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

Kinh Kim Cang Giảng Giải – Đoạn 18 – Nhất Thể Đồng Quán

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Tin mới nhận

Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 15)

Nhân Duyên Phát Khởi Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 312)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

Ý Nghĩa Vãng Sanh

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 24)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

CHUNG SỐNG HOÀ BÌNH, ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 16)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 20)

Ý Nghĩa Thâm Thúy Của 4 Chữ A Di Đà Phật

Khác Biệt Giữa Ma Và Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 128)

Lời Giáo Huấn Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.