PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ba pháp quán Hoa Nghiêm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

BA PHÁP QUÁN HOA NGHIÊM
Nguyễn Thế Đăng

Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.

Trong bài này, các từ Lý và Sự được sử dụng theo truyền thống của Hoa Nghiêm tông. Lý là bản thể, là tánh, là tánh Không, là quang minh, là Chân Như, là cái toàn thể, là chân lý tuyệt đối… Sự là hiện tượng, là tướng, là các sắc, là “ảnh hiện”, là sự vật, là cái phần tử, là chân lý quy ước, tương đối…

Thế giới của Sự là thế giới chúng ta đang trải nghiệm đây, là những sự vật khác biệt nhau, ngăn cách nhau, cứng đặc, có tự tánh, không thể dung thông nhau. Sở dĩ có thế giới sự mà người bình thường chúng ta thấy là sanh tử bởi vì cái tưởng hư vọng, cho mọi sự là có thật, có bản thể riêng biệt, cứng đặc không thể dung thông. Đây cũng chính là một sự quán tưởng, quán tưởng sai lầm do vô minh, mà Duy Thức tông gọi là “thức biến”.

Thế giới sai lầm, hư huyễn ấy cần được giải tan để chúng ta có thể thấy và sống trong thế giới chân thực. Và vì chân thực, không hư giả mà không có khổ đau. Để thoát khỏi thế giới hư giả ấy, kinh Hoa Nghiêm có ba pháp quán tưởng, từ thấp đến cao.

I. Ba pháp quán:

1. Quán Lý vô ngại:

Để thấy Lý hay tánh Không, chúng ta cần đưa tất cả các sự hay các sắc tướng về nơi bản tánh của chúng là tánh Không. Tánh Không vẫn luôn luôn như vậy từ vô thủy đến vô chung, nó là nền tảng của tất cả các pháp.

– Quán các sự tướng là vô tự tánh, đó là đưa sự về lý, đưa tướng về tánh.

– Quán sự sanh trong tánh Không, hiện hữu trong tánh Không và tiêu tan trong tánh Không.

– Khi quán sự tướng là duyên sanh, vô tự tánh, đó là đưa sự tướng trở lại tánh Không.

Kính nói:

“Đại Bồ-tát quán các duyên khởi, biết là vô ngã, vô nhân, vô thọ mạng, tự tánh Không, chẳng có tác giả, không có thọ giả, liền được môn Không giải thoát hiện tiền.

Quán 12 nhân duyên đều là tự tánh tịch diệt, rốt ráo giải thoát, không có chút tướng sanh, liền được môn Vô tướng giải thoát hiện tiền.

Nhập Không, Vô tướng rồi, không có mong muốn nào, chỉ trừ đại bi làm đầu giáo hóa chúng sanh, liền được môn Vô nguyện giải thoát hiện tiền” (Phẩm Thập địa, thứ 26).

Khi đưa được các sự tướng về thể tánh hay nền tảng của chúng thì bấy giờ tánh Không hay Lý vô ngại liền hiện tiền. Khi ấy, tánh Không được thấy một cách trực tiếp.

Một thí dụ là tấm gương và các bóng trong gương. Khi đưa các bóng trở về nền tảng của chúng là tấm gương bằng cách nhìn thấy các bóng là không thật, vô tự tánh, có duyên sanh là duyên sanh trên nền tảng tấm gương, khi ấy chúng ta thấy tấm gương. Tấm gương ấy là tánh Không và quang minh.

Không, Vô tướng, Vô nguyện tức là tánh Không. Tánh Không này là chung cho cả ba thừa: Thanh văn thừa, Độc giác thừa và Bồ-tát thừa; kinh Đại Bát-nhã nói như vậy. Trong Thanh tịnh đạo luận, một bộ luận căn bản của Nguyên thủy, ngài Buddhaghosa nói đến ba giải thoát môn Không, Vô tướng, Vô nguyện trong phần cuối. Ba giải thoát môn ấy chính là Niết-bàn.

Sự khác biệt có thể thấy giữa Bồ-tát thừa và Thanh văn thừa là câu kinh ở trên, “chỉ trừ đại bi làm đầu giáo hóa chúng sanh”. Đại thừa đạt Không, Vô tướng, Vô nguyện, nhưng vì nguyện giáo hóa tất cả chúng sanh, nên lấy đại bi làm đầu. Một trong những khác biệt là đại bi. Nói cách khác, Trí huệ của Đại thừa luôn luôn đi chung với Đại bi.

2. Quán Lý Sự vô ngại

Nếu trong pháp quán Lý vô ngại, sự được làm cho ẩn đi, che khuất, để lý hiển bày trọn vẹn thì ở pháp quán Lý Sự vô ngại, sự vẫn được giữ nguyên. Chính nơi sự người ta thấy lý, nơi sắc tướng người ta thấy tánh Không. Nơi sự có lý và nơi lý có sự, do đó được gọi là sự vô ngại của lý và sự, của sắc và Không. Sự vô ngại này còn được gọi là tương tức tương nhập, tương dung tương nhiếp.

Chân lý tuyệt đối có trong tất cả các chân lý tương đối: lý tương tức tương nhập với sự.

“Thân Như Lai ở khắp tất cả chỗ, khắp tất cả chúng sanh, khắp tất cả pháp, khắp tất cả quốc độ, chẳng phải đến chẳng phải chẳng đến” (Phẩm Như Lai xuất hiện, thứ 37).

Quang minh Như Lai cũng như vậy:

                              Hiện khắp trong tâm của trời người

Chư Phật hiện thân cũng như vậy

Tất cả mười phương đều khắp cả

Thân Phật vô số chẳng kể được

Cũng chẳng phân thân, chẳng phân biệt

          (Phẩm Như Lai xuất hiện, thứ 37)

Và chân lý tương đối tương dung tương nhiếp chân lý tuyệt đối: Sự tương dung tương nhiếp Lý:

Thân Phật phóng quang minh

Đầy khắp cả mười phương

Trong mỗi mỗi vi trần

Quang minh đều đầy đủ.

          (Phẩm Như Lai hiện tướng, thứ 2).

Khi lý ở trong sự, tánh ở trong tướng thì trong một sự  ấy có tất cả lý, tất cả tánh, vì lý hay tánh là cái toàn thể không thể phân chia. Nói cách khác, khi cái toàn thể nhập vào cái phần tử, cái phần tử ấy dung chứa cái toàn thể mà không chật, không phải nới rộng ra, vì cái toàn thể này là tánh Không.

Khi sự nhiếp lấy lý, tướng nhiếp tánh, thì một tướng ấy chứa tất cả tánh. Khi cái phần tử nhiếp cái toàn thể thì nhiếp tất cả cái toàn thể mà không chật hẹp, không phải nở lớn thêm, vì cái phần tử, cái sự này là tánh Không,.

Quán thấy cái vô hạn nằm trong mỗi cái hữu hạn, mà nhỏ nhất là mỗi vi trần, và cái hữu hạn nhỏ nhất là mỗi vi trần chứa đựng tất cả cái vô hạn. Đó là pháp quán Lý Sự vô ngại.

Thông thường tâm chúng ta không được vô ngại tự do vì tâm bị trói buộc trong những sự tướng hữu hạn, trong những khái niệm hữu hạn. Tâm thức bị phân mảnh trong những sự tướng và khái niệm thì đó là tâm phân biệt tạo nên sanh tử. Pháp quán Lý Sự vô ngại phá tan mọi giới hạn của hình tướng và khái niệm để tâm thức được tự do. Sự phân biệt, chia cắt biến mất, chân lý tương đối tức là chân lý tuyệt đối, sanh tử phân biệt tức là Niết-bàn vô phân biệt.

Sự tương nhiếp tương nhập này chính là giải thoát.

Chúng ta lấy thêm một thí dụ về quán thời gian:

                    Vô lượng vô số kiếp

Hiểu đó tức một niệm

Biết niệm cũng vô niệm

Như vậy thấy thế gian.

          (Phẩm Phổ Hiền hạnh, thứ 36).

Vô số kiếp vào trong một niệm, một niệm nhiếp vô số kiếp. Sở dĩ có sự vô ngại như vậy vì vô số kiếp và một niệm đều là vô niệm, đều là tánh Không.

3. Quán Sự Sự vô ngại

Khi một sự nhiếp lý, một tướng nhiếp tánh thì lý hay tánh nằm trong một sự. Bởi vì lý hay tánh chứa tất cả các sự hay các hiện tượng nên một sự nhiếp lý thì đồng thời nhiếp tất cả sự. Tất cả sự nằm trong một sự và một sự nhập vào tất cả sự. Đây là sự sự vô ngại hay tướng tướng vô ngại

Ở trong một vi trần

Đều thấy các thế giới

Như ở một vi trần

Tất cả trần cũng vậy.

Thế giới đều vào trong

 Bất tư nghì như vậy

Trong mỗi trần đều có

Mười phương ba đời pháp.

Cõi loài đều vô lượng

Đều hay phân biệt hết

Trong mỗi trần đều có

Vô lượng những cõi Phật

…

Tất cả các thế giới

Đều vào trong một cõi

Thế giới chẳng là một

Lại cũng không tạp loạn.

          (Phẩm Phổ Hiền hạnh, thứ 36).

Sự nhiếp và nhập này là khắp cả, nên được gọi là Phổ:

“Chư Phật tử! Đại Bồ-tát trụ trong mười trí này thì được mười thứ phổ nhập:

Một là tất cả thế giới vào một lỗ chân lông, một lỗ chân lông vào tất cả thế giới.

Hai là tất cả thân chúng sanh vào một thân, một thân vào tất cả thân chúng sanh.

Ba là tất cả kiếp vào một niệm, một niệm vào tất cả kiếp.

Bốn là tất cả Phật pháp vào một pháp, một pháp vào tất cả pháp…

Tám là tất cả tưởng vào một tưởng, một tưởng vào tất cả tưởng…”

          (Phẩm Phổ Hiền hạnh, thứ 36).

Quán Sự Sự vô ngại là nơi một sự phản chiếu, ảnh hiện tất cả sự, nơi một tướng phản chiếu tất cả tướng. Một làn sóng phản chiếu tất cả các làn sóng khác và mỗi làn sóng được phản chiếu lại phản chiếu tất cả các làn sóng khác. Một bóng phản chiếu tất cả các bóng và mỗi bóng được phản chiếu lại phản chiếu tất cả các bóng khác. Một phản chiếu trong tất cả và mỗi cái một trong tất cả này lại phản chiếu tất cả. Sự phản chiếu, ảnh hiện của tất cả nhân lên với tất cả như vậy được gọi là trùng trùng vô tận.

Với pháp quán Sự Sự vô ngại, tâm thức trở nên nhu nhuyến, dễ điều khiển đến mức vô ngại. Nó mở rộng đến cái lớn nhất và đi vào cái nhỏ nhất (vi trần, niệm). Tâm thức phát huy mọi khả năng của nó để thành tựu sự vô ngại vốn có của nó. Với một tâm vô ngại, người ta có thể thấy và sống pháp giới sự sự vô ngại.

II. Công dụng của quán

Thế gian sanh tử với đủ thứ sắc tướng khác biệt nhau, ngăn ngại nhau, thật ra chỉ là tưởng, do phân biệt mà thành:

Chúng sanh đều riêng khác

Hình loại chẳng phải một

Thấu rõ đều là tưởng

Tất cả không chân thật.

Các chúng sanh mười phương

Đều bị tưởng che ngăn

Nếu bỏ thấy điên đảo

Bèn diệt tưởng thế gian.

          (Phẩm Thập Nhẫn, thứ 29).

Thế gian sanh tử chỉ là giả danh, do tâm phân biệt mà có:

Tất cả chúng sanh giới

Đều ở trong ba thời

Những chúng sanh ba thời

Đều ở trong năm uẩn.

Nghiệp là gốc của uẩn

Tâm là gốc của nghiệp

Tâm đó dường như huyễn

Thế gian cũng như vậy.

…

Thế nào là thế gian

Thế nào phi thế gian

Thế gian, phi thế gian

Chỉ là tên sai khác.

Ba thời và năm uẩn

Gọi đó là thế gian

Nó diệt là phi thế

Như vậy chỉ giả danh.

Phân biệt các uẩn này

Tánh nó vốn không tịch

Vì không nên chẳng diệt

Đây là nghĩa vô sanh.

          (Phẩm Dạ-ma cung kệ tán, thứ 20).

Thế giới sanh tử chỉ là thế giới của danh tướng, mà danh tướng là do tưởng phân biệt:

“Danh tướng đều là tưởng phân biệt” (Phẩm Thập hồi hướng, thứ 25).

Giả danh, giả tướng do tưởng như huyễn đã chia cắt thực tại thành những thế giới phân mảnh gọi là sanh tử. Sanh tử chính là các giả danh và giả tướng được cho là có tự tánh nên hoàn toàn khác biệt nhau, ngăn ngại nhau, xung đột nhau.

Pháp giới chính là tâm (“Toàn cả ba cõi chỉ là Nhất tâm” Phẩm Thập địa). Ba pháp quán vô ngại xóa tan những biên giới chia cắt, ngăn ngại giả tạo này trả lại cho thực thể ‘tâm-pháp giới’ sự vô phân biệt, vô ngại vốn có. Tất cả pháp là Không, quang minh và như huyễn nên chúng vô ngại, đó là sự tự do vốn có của pháp giới:

Ví như mười phương cõi

Tất cả những địa chủng

Tự tánh vốn không có

Không chỗ nào chẳng khắp.

Thân Phật cũng như vậy

Cùng khắp các thế giới

Những sắc tướng sai khác

Không dừng, không chỗ đến

Chỉ vì do các nghiệp

Nói tên là chúng sanh

Mà có được các nghiệp.

Tánh nghiệp vốn không tịch

Chỗ y chỉ chúng sanh

Khắp làm các hình sắc

Cũng lại không chỗ đến

 …

Nếu thấy được thân Phật

Thanh tịnh như Pháp tánh

Với tất cả Phật pháp

Người này không nghi lầm.

Nếu thấy tất cả pháp

Bản tánh như Niết-bàn

Đây là thấy Như Lai

Rốt ráo vô sở trụ.

          (Phẩm Dạ-ma cung kệ tán, thứ 20).

Ba pháp quán khiến tâm không còn cứng đọng mà linh hoạt, mềm dẻo và vô ngại. Tâm vô ngại ở hai chiều kích, rộng lớn bao la của vũ trụ và vi tế nhỏ nhiệm của vi trần, sát-na; và tâm ấy kinh nghiệm pháp giới ở cả hai chiều kích này. Tâm vô ngại thì chứng nghiệm pháp giới vô ngại, vì tâm và pháp giới là một.

Tâm càng lúc càng đạt đến bản tánh của nó là tánh Không, quang minh và diệu dụng của nó là biến hiện như huyễn. Khi ấy, tâm sanh tử và thế giới sanh tử trở thành pháp giới. Pháp giới là sự phô diễn, biểu lộ của tánh Không, quang minh và như huyễn ở cấp độ vĩ mô cũng như vi mô.

Văn hóa Phật Giáo số 228

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Thư Viện Quốc Hội Mỹ Đã Công Bố Một Văn Bản Quí Hiếm Từ 2.000 Năm Được Xem Như Buổi Bình Minh Của Phật Giáo Ra Công Chúng

Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm được xem như buổi bình minh của Phật Giáo ra công chúng

Library of Congress : A rare 2,000year old scroll about the early years of Buddhism is made public (THƯ VIỆN...

Ngọt Ngào Vu Lan Thiên Thu Tình Mẹ – Nguyên Trâm

Ngọt Ngào Vu Lan Thiên Thu Tình Mẹ – Nguyên Trâm

Rất ngẫu nhiên, tôi nhận được email từ người bạn gởi cho chương trình Lễ Vu Lan tại chùa Thiên...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 36)

 “Đệ Tử Quy” của chúng ta đã đi vào chương thứ năm: “Phiếm Ái Chúng”, yêu thương rộng khắp mọi...

Theo Đạo Phật Bạn Được Gì?

THEO ĐẠO PHẬT BẠN ĐƯỢC GÌ?Đào Văn Bình Thế giới bây giờ đang trải qua thời kỳ đa tôn giáo,...

Tuệ Giác Của Thế Tôn

Tuệ giác của Thế tôn

Sự tán thán Thế Tôn một cách chân chính là tán thán Tuệ giác của Ngài. Để sự tán thán...

Hãy Đọc Các Dòng Chữ Trong Tâm Thức Mình

Hãy đọc các dòng chữ trong tâm thức mình

HÃY ĐỌC CÁC DÒNG CHỮ TRONG TÂM THỨC MÌNHReading the Mind / Savoir lire notre esprit Upasika  Kee Nanayon |...

Lễ Bổ Nhiệm Trụ Trì Và Động Thổ – Khởi Công Xây Dựng Chùa Tây Thiên Thăng Long Cổ Tự

Lễ Bổ Nhiệm Trụ Trì Và Động Thổ – Khởi Công Xây Dựng Chùa Tây Thiên Thăng Long Cổ Tự

LỄ BỔ NHIỆM TRỤ TRÌ VÀ ĐỘNG THỔ khởi công xây dựng chùa Tây Thiên Thăng Long Cổ Tự  ...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 105)

                 Đêm Giao thừa tối hôm qua là chúng ta lại qua một năm nữa hội họp tại nơi này....

Cẩn Trọng

Cẩn Trọng

CẨN TRỌNGMinh Niệm Người xưa thường nói, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Khi đói muốn rã...

Câu Trả Lời Của Phật Giáo Đối Với Các Thách Thức Về Vấn Đề Khí Hậu

Câu Trả Lời Của Phật Giáo Đối Với Các Thách Thức Về Vấn Đề Khí Hậu

CÂU TRẢ LỜI CỦA PHẬT GIÁOĐỐI VỚI CÁC THÁCH THỨC VỀ VẤN ĐỀ KHÍ HẬUTiến sĩ Manpreet SighDiệu Thủy - Đặng Thị Hồng dịch  Sự biến...

Phim 2012 Qua Cái Nhìn Của Người Học Phật – Quảng Trí

PHIM 2012 QUA CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI HỌC PHẬTQuảng Trí Bộ phim 2012, hay có thể hiểu là Đại họa...

Do May Mắn Hay Do Có Phước?

Do may mắn hay do có phước?

Trên báo chí thường thuật nhiều tai nạn thảm khốc xẩy ra nhưng vẫn có người sống sót hay không...

Cực Lạc Thù Thắng

CỰC LẠC THÙ THẮNG Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Hân Hiền   Lời Nói Đầu Phật Pháp Cao Siêu Khó...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

PHẨM HAI MƯƠI MỐTBẢO LIÊN PHẬT QUANGLão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói với chúng ta, ở trong phẩm Kinh...

Hơi Thở Định

Hơi thở định

HƠI THỞ ĐỊNHMinh Đức Triều Tâm Ảnh Chư Tăng ngồi thiền tại chánh điện chùa Huyền Không Sơn Thượng Trên trang mạng thuvienhoasen.org,...

Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm được xem như buổi bình minh của Phật Giáo ra công chúng

Ngọt Ngào Vu Lan Thiên Thu Tình Mẹ – Nguyên Trâm

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 36)

Theo Đạo Phật Bạn Được Gì?

Tuệ giác của Thế tôn

Hãy đọc các dòng chữ trong tâm thức mình

Lễ Bổ Nhiệm Trụ Trì Và Động Thổ – Khởi Công Xây Dựng Chùa Tây Thiên Thăng Long Cổ Tự

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 105)

Cẩn Trọng

Câu Trả Lời Của Phật Giáo Đối Với Các Thách Thức Về Vấn Đề Khí Hậu

Phim 2012 Qua Cái Nhìn Của Người Học Phật – Quảng Trí

Do may mắn hay do có phước?

Cực Lạc Thù Thắng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Hơi thở định

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Sự gia hộ của Đức Phật

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Tác hại của ngũ dục đối với người Phật tử

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Làm thế nào để có cuộc sống an lành?

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

50 Năm Nhìn Lại Phật Giáo Tranh Đấu 1963

Điếu Văn Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Đầu Tiên Tại Chùa Ấn Quang

Tiếng chuông cảnh tỉnh những Phật tử trí thức

Cách chuyển hóa vận hạn theo lời Phật dạy để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc!

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

An trú bây giờ

Vị Tỳ kheo chứng Thánh quả ngay khi Đức Phật thay đổi đề mục thiền quán

Tin mới nhận

Học và hành trong nếp sống tôn giáo

Mừng Đại Lễ Vesak 2015

Giao cảm trong lâu đài Prague

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Sứ Mệnh Của Đạo Phật

Nhớ Chùa Linh Sơn Đà Lạt

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 54)

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

Thế Là Già! Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 42)

Lê Quý Đôn Với Phật Giáo

Ai tạo nghiệp? Who creates karmas? (sách song ngữ)

Đường Xưa Mây Trắng – Thích Nhất Hạnh

Ông Duy Tuệ Phỉ Báng Tam Bảo Phật, Pháp Và Tăng Như Thế Nào? Gs001

Vẻ Đẹp Phật Pháp (Chân – Thiện – Mỹ)

Bàn về hai lá thư của Gandhi gởi Hitler

Từ sâu thẳm trong người Việt là… độc ác

Bánh Canh Chay

Cư Sĩ Chánh Trí – Mai Thọ Truyền (1905 – 1973) – Thích Nhất Hạnh

Tin mới nhận

Giới Thiệu Đề Mục Kinh Hoa Nghiêm

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 17)

Giới Thiệu Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 188)

Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 40)

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Kinh Đại Bát Niết Bàn

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 289)

Thắng Man Giảng Luận

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển

Bồ Tát Hạnh Trong Kinh Viên Giác

Ta là người có tội

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Không Giải Đoán Điềm Lành Điềm Dữ (Trích Tiểu Phẩm, Tạng Luật)

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 21)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 120)

Đức Cần Kiệm, Tri Túc, Bình Dị Của Ht. Thích Trí Tịnh

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 33)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 2)

Nhất Tâm, Tinh Tấn, Vững Bền Trong Giáo Pháp Của Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 299)

Thiền Tịnh Song Tu

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 38)

Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ – Cư Sĩ Thiện Thông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Học Phât vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 15)

Hoàn Tướng Hồi Hướng

Hết Đường Đi Là Đến Điểm Tới

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 160)

Thiết Lập Tịnh Độ – Kinh A Di Đà Thiền Giải

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 72)

Pháp Nhĩ Như Thị

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.