PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Áo Giáp Của Bồ Tát

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

ÁO GIÁP CỦA BỒ TÁT
Nguyễn Thế Đăng

 

So-271-15-04-2017Bồ-tát là người tu hành tánh Không ngay trong cõi đời sanh tử này, đồng thời giúp đỡ cứu độ những người khác được giải thoát nhờ thấy và chứng tánh Không. Bồ-tát là người tu hành trí huệ tánh Không và đại bi cứu giúp. Sau đây chúng ta sẽ trích một số đoạn kinh trong phần đầu của Pháp hội Mặc giáp Trang nghiêm, kinh Đại Bảo Tích, để thấy rõ hơn những yếu tố tạo thành con đường Bồ-tát.

“Khi Bồ-tát Vô Biên Huệ thưa hỏi Đức Phật: ‘Thế nào là bậc thiện trượng phu xa lìa sợ hãi, nhất tâm chánh niệm vì chúng sanh mà mặc mũ giáp trang nghiêm?’, Đức Phật nói kệ rằng:

Bồ-tát mặc giáp trụ Để nhiếp các chúng sanh Vì chúng sanh vô biên, Mặc giáp cũng vô biên. Vì bố thí thanh tịnh Khiến tất cả hoan hỷ Vì lợi ích chúng sanh Mà mặc giáp trụ này. Vì giữ giới thanh tịnh Lợi ích cho thế gian Vì lợi lạc chúng sanh Mà mặc giáp trụ này…”.

Mũ giáp ấy là trí huệ thấu suốt tánh Không, đây là tự giác:

 “… Xa lìa các sợ hãi Cũng không có lo sợ Mặc giáp trụ vô biên Tất cả siêng tu tập. Khéo mặc đại giáp trụ Thường hay chánh giác ngộ Tịch diệt chẳng động lay Chẳng động, chẳng thối chuyển”.

Mũ và giáp ấy cũng là mũ giáp đại bi, đây là giác tha. Đoạn kệ này tiếp với đoạn kệ trên:

“Mặc giáp như vậy rồi Bậc trí lại nên mặc Giáp cứu hộ chúng sanh Giáp phá hoại quân ma. Giáp cầu đò vô biên Tất cả giáp đều mặc Người trí huệ dũng mãnh Mặc giáp được ở an. Vì bỏ gánh rất nặng Mà mặc giáp vô lượng Độ tất cả chúng sanh Khiến đều thoát gánh khổ”.

Bồ-tát mặc mũ giáp để chiến đấu. Chiến đấu với chính mình, với gánh nặng sanh tử đeo đẳng nơi mình. Chiến đấu với niềm tin sai lầm dai dẳng rằng sanh tử có tự tánh, có thật, không như hoa đốm giữa hư không. Chiến đấu để chấp nhận sự thật của mọi sự (“thật tướng của tất cả các pháp”), để kham nhẫn với sự thật khó chấp nhận ấy. Thế nên hành trình của Bồ-tát là con đường kham nhẫn với sự thật, kham nhẫn tới đâu thì giải thoát tới đó, qua năm kham nhẫn là phục nhẫn, tín nhẫn, thuận nhẫn, vô sanh nhẫn và tịch diệt nhẫn. Kham nhẫn ấy là kham nhẫn với tánh Không, kham nhẫn tới đâu thì chứng ngộ tánh Không tới đó.

Bồ-tát mặc mũ giáp để chiến đấu với vô minh, phiền não, xấu ác đang bao vây, xâm nhập và sống nơi những người khác. Vì lòng bi mà Bồ-tát chiến đấu để “cứu hộ chúng sanh”. Kẻ thù của Bồ-tát không phải là con người, mà kẻ thù là những vô minh, xấu ác, hư giả đang tha hóa con người, đang đày đọa, che lấp chúng sanh, đưa chúng sanh vào sáu nẻo sanh tử. Khi những phiền não chướng và sở tri chướng được cởi bỏ nơi chúng sanh thì tánh Không hay giải thoát hiện bày vì nó vẫn luôn luôn hiện diện (“Pháp tánh như vậy, dầu chư Phật ra đời hay chẳng ra đời, tánh ấy vẫn luôn thường trụ” – Pháp hội Phú-lâu-na). Như vậy, Bồ-tát chiến đấu vì sự bình đẳng vốn có của tất cả vũ trụ.

Nói cách khác, vì lòng bi càng lớn khi trí huệ càng cho thấy sự mê lầm gây ra khổ đau của thế gian, Bồ-tát mặc mũ giáp để chiến đấu với những cái gì làm hạ phẩm giá con người và đưa con người đến chân, thiện, mỹ. Bồ tát chiến đấu chống lại những xấu ác nơi tâm con người, chiến đấu chống lại sự biểu lộ của những xấu ác ấy nơi xã hội và môi trường: những tệ nạn xã hội, nạn phá hoại môi trường, nạn giết hại, nạn trộm cướp, nạn tà dâm, nạn dối trá lừa gạt, nạn nghiện ngập… Tóm lại, Bồ-tát là một chiến sĩ của chân, thiện, mỹ chiến đấu chống lại cái giả, cái bất thiện và cái xấu xí.

Mũ giáp của Bồ-tát là trí huệ tánh Không và đại bi hợp nhất. Trí huệ để soi thấu đến chiều sâu của sự vật, con người và thế giới. Đại bi để ôm trùm tất cả chiều rộng của sự vật, con người và thế giới.

Mũ giáp ấy là tánh Không: “Trong vô lượng kiếp, Đại Bồ-tát mang gánh nặng, mặc giáp mũ lớn. Giáp mũ như vậy, ma hoặc quyến thuộc của ma, sứ giả của ma và những chúng sanh đi trong rừng rậm nguy hiểm tà kiến đều chẳng thấy được. Vì sao thế? Vì giáp mũ ấy không có hình sắc hiển bày, không tướng không đối, xả tướng lìa tướng, không có danh tự. Vì sao thế? Vì là vô tướng, vì là chẳng phải chỗ đi, chỗ thấy của chúng sanh”.

Mũ giáp ấy là đại bi: “Vì làm cho các chúng sanh được an lạc mà mặc mũ giáp lớn, vì phát khởi tâm làm lợi lạc cho các chúng sanh mà mặc mũ giáp lớn, vì đối trị với tham sân si của các chúng sanh mà mặc mũ giáp lớn, vì làm phương tiện cho đại công đức mà mặc mũ giáp lớn, vì khéo viên mãn trí vô thượng mà mặc mũ giáp lớn, vì cứu hộ sanh tử sợ hãi cho các chúng sanh mà mặc mũ giáp lớn, vì muốn viên mãn hiển hiện trí vô thượng mà mặc mũ giáp lớn, vì giao chiến với các ma, quyến thuộc của ma và ma nghiệp, cũng vì giao chiến với tất cả ngoại đạo, những hạng người đi trong đường hiểm rừng rậm kiến chấp trong cõi Đại thiên này mà mặc mũ giáp lớn”.

Để có thể mặc luôn luôn mũ giáp của trí huệ tánh Không và đại bi hợp nhất ấy, vị Bồ-tát phải có đại nguyện. Đại nguyện ấy luôn mở rộng trong không gian và thời gian:

“Này Vô Biên Huệ! Đại Bồ-tát ở trong Đại thừa này, wở nơi mũ giáp lớn này, chớ có lòng hẹp lượng mà nên nguyện cầu cho chúng sanh phát tâm Bồ-đề mặc mũ giáp này và ngồi Đại thừa này.

Các chúng sanh ấy ở nơi Đại thừa và mũ giáp lớn này cũng chớ hẹp lượng mà phải chuyển rộng khuyến cáo các chúng sanh khác, lại cũng nguyện cầu các chúng sanh khác mặc mũ giáp và ngồi Đại thừa này để được ra khỏi (sanh tử khổ đau).

Lúc các Đại Bồ-tát an trụ trong hạnh nguyện ấy, các ngài nhiếp giữ nước Phật, thanh tịnh nước Phật, nhiếp giữ Thanh văn và chư Bồ-tát để được viên mãn công đức. Do biển đại công đức vô biên này mà hướng đến Giác ngộ Vô thượng”.

Chính nhờ mũ giáp với ba yếu tố trên mà Bồ-tát thể nhập pháp giới, vì ba yếu tố ấy chính là pháp giới:

“Này Vô Biên Huệ! Đại thừa này đồng với pháp giới, bờ này hay bờ kia không có gì để đắc, nhưng có thể vận tải tất cả chúng sanh từ đây đến ở trong pháp giới, tương ưng với pháp giới, tương ưng với mũ giáp không có chỗ tương ưng”.

Với ba yếu tố trí, bi, nguyện tạo thành mũ giáp để thể nhập pháp giới ấy, công việc của Bồ-tát không giới hạn trong không gian thời gian. Bồ-tát là người chiến sĩ của các đời, các thời đại, người chiến sĩ của vĩnh cửu.

(Văn Hóa Phật Giáo Số 271 Ngày 15-4-2017)

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Tâm Bình Đẳng

Tâm bình đẳng

TÂM BÌNH ĐẲNGVĩnh Hanh Thái Chí Bình Đạo Phật xuất hiện ở một xã hội bất bình đẳng nhất trong...

Đức Phật Dạy Pháp Niết Bàn Tức Khắc

Đức Phật dạy Pháp Niết bàn tức khắc

Phải là có cơ duyên nhiều đời mới được làm thị giả cho Đức Phật. Thị giả là nhà sư...

Tản Văn: Thần Chú Và Thần Lực

Tản văn: THẦN CHÚ VÀ THẦN LỰC

Tản văn THẦN CHÚ và  THẦN LỰC         Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên...

Hiểu Lời Dạy Phật Dạy Trong Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân

Hiểu lời dạy Phật dạy trong kinh Tám Điều Giác Ngộ của bậc đại nhân

HIỂU LỜI DẠY PHẬT DẠY TRONG KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ CỦA BẬC ĐẠI NHÂN Nam mô A Di Đà...

Phàm Làm Việc Gì Cũng Nghĩ Tới Hậu Quả

Phàm làm việc gì cũng nghĩ tới hậu quả

Trong cuộc sống vô thường của kiếp sống nhân sinh thì nghiệp quả luôn đi đôi song hành với kiếp...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 43)

Kinh văn: “Ly thô ác ngữ, nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết...

Thầy Thích Minh Châu: Bất Lập Văn Tự

Thầy Thích Minh Châu: Bất Lập Văn Tự

THẦY THÍCH MINH CHÂU: BẤT LẬP VĂN TỰNguyên Giác   Bài viết này để ghi ơn Thầy Thích Minh Châu....

Xin Cho Biết “Thiền Duyệt” Là Gì?

TRẢ LỜI: Thiền duyệt có nghĩa là sự an vui trong thiền tập. Khi mới bắt đầu tập thiền, tôi...

Đừng Lo Sợ Phạm Lỗi

Đừng lo sợ phạm lỗi

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường không nhớ rằng sự phạm lỗi thật ra chẳng có gì quan...

Giữ Tâm Như Chăn Trâu

Giữ tâm như chăn trâu

Trâu thấy mạ non thì liền xông vào. Kỳ thực cũng tội cho trâu vì bản chất của nó là...

Phật Ở Tại Tâm Khi Ta Hướng Thiện

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

Đức Phật từng nói rằng, ai cũng có Phật tánh, ai cũng có thể tu tập thành Phật. Để có...

Đức Phật Đã Chuẩn Bị Những Gì Trước Khi Đại Diệt Độ

Đức Phật Đã Chuẩn Bị Những Gì Trước Khi Đại Diệt Độ

ĐỨC PHẬT ĐÃ CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ TRƯỚC KHI ĐẠI DIỆT ĐỘ?Hoằng Quảng Theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak...

Con Ngựa Của Thái Tử

Con Ngựa Của Thái Tử

CON NGỰA CỦA THÁI TỬ Huệ Trân   Kanthaka là tên con ngựa của Thái-tử Tất Đạt Đa, con vua...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Xin mời mở Kinh ra, đầu đề là “Kiến Thọ Hoạch Nhẫn”. Xin xem Kinh văn.Kinh văn: “Phục do kiến...

Ý Nghĩa Bước Sen Thứ Bảy: Quả Vị Phật

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

Thái tử Tất đạt đa sau khi cắt đứt mọi trần duyên ràng buộc, xuất gia tu hành chứng túc...

Tâm bình đẳng

Đức Phật dạy Pháp Niết bàn tức khắc

Tản văn: THẦN CHÚ VÀ THẦN LỰC

Hiểu lời dạy Phật dạy trong kinh Tám Điều Giác Ngộ của bậc đại nhân

Phàm làm việc gì cũng nghĩ tới hậu quả

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 43)

Thầy Thích Minh Châu: Bất Lập Văn Tự

Xin Cho Biết “Thiền Duyệt” Là Gì?

Đừng lo sợ phạm lỗi

Giữ tâm như chăn trâu

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

Đức Phật Đã Chuẩn Bị Những Gì Trước Khi Đại Diệt Độ

Con Ngựa Của Thái Tử

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

Tin mới nhận

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật

Lời Phật dạy về cách quý trọng cuộc sống

Làm sao để biết kinh nào do chính Đức Phật thuyết giảng?

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Phật dạy không nên có tâm ỷ lại người khác

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật

Thế nào là hạng người có tội?

Tìm về chân hạnh phúc nơi cửa sổ tâm hồn

Tôi tìm đường giác ngộ

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

Làm thế nào để có cuộc sống an lành?

Đem Phật vào tâm

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Lòng tôn kính Phật vô biên

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca

Tin mới nhận

Đọc Thơ Xuân Nguyến Bính

Chánh Pháp Là Gì Ht. Tuyên Hóa

Đạo Phật Và Tinh Trạng Khẩn Cấp Về Khí Hậu-năng Lượng, Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Đọc Thơ Cụ Mộc Đạc, Nghĩ Về Phật Giáo Dân Gian

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 47)

Quét sân chùa

Điểm xuất phát, chủ đề, và quan tâm tối hậu của trung luận của Long thọ

Về Sư Thông Lạc: Ghpgvn Im Lặng Mới Là “Hiện Tượng” Minh Quân

Say No To Racism – Hảy Chấm Dứt Kỳ Thị

Bình Thản Trong Tỉnh Thức

Phước hoạ khôn lường

Giáo Trình Phật Học

Phật giáo không phải mê tín, mà là khoa học vĩ đại

Đạo Đức Y Sinh Từ Một Quan Điểm Phật Giáo – Shoyo Taniguchi – Đăng Nguyên Dịch

Giới Thiệu Sách Phật Học

Mê Tín Dị Đoan, Toàn Không

Con không còn sợ cô đơn…

Ứng dụng bảy yếu tố giác ngộ trong quá trình thực hành thiền định

Pháp Môn Tịnh Độ – Con Đường Tu Tắt

Thực Hành Nhẫn Nhục

Tin mới nhận

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Phước Tiến

Lời Đức Phật..

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 312)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 53)

Kinh Bách Dụ: Đôi chim bồ câu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa

Kinh Bách Dụ: Xây lầu ba

Giảng Giải Kinh Phước Đức

Kinh Tiểu Bộ Tập I (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác

Thư Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

Kinh Vakkali

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Tin mới nhận

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Khai Thị Của Đại Sư Hám Sơn

Quan niệm về Tịnh Độ

Nguồn Gốc Văn Bản Của Kinh Quán Vô Lượng Thọ – Kinh Văn Của Tịnh Độ Tông

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 42)

Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 312)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 4)

Đọc sách ngàn lần – Tập 5

Tịnh Độ Vấn Đáp

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 48)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 128)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 39)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 65)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.