PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ân Tình

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

 ÂN TÌNH

Diệu Liên Lý Thu Linh  

 

 “Các loài hữu tình nào, này các tỷ kheo, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các tỷ kheo, có một buổi sáng tốt đẹp….” Kinh Tăng Chi Bộ, báo Giác Ngộ số 936

 

   Hoa SenKhi má tôi còn, mỗi lần tôi từ Việt Nam về thăm gia đình (ở Mỹ), bà luôn muốn tôi đổi ý, không trở lại Việt Nam.  Má lo lắng nói, “Con ở bên đó có một mình, anh chị em đều ở bên nây.  Có gì thì ai lo cho con?  Có gì con nương tựa vào ai?”  Có gì của má bao gồm rất nhiều thứ: bệnh hoạn, thiếu thốn, tai nạn, cướp giựt, vân vân và vân vân.

   Đúng là đối với cái nhìn của nhiều người ở Mỹ, ở Việt Nam có bao nhiêu hiểm họa –có tên và không tên- rình rập, đe dọa mạng sống con người từng phút giây.  Nhiều người bạn hỏi tôi: “Chị không sợ không khí ô nhiễm sao?  Thực phẩm tiêm hóa chất?  Xe cộ ồn ào, náo loạn?  Bệnh viện thiếu thuốc men?  Cái giả, cái ác đang lộng hành…?”  Đúng là nếu tôi có thể tự trả lời hết những thắc mắc đó, thì chắc tôi cũng không dám bước chân về thăm, nói gì đến sinh sống ở đó.

   Khi chọn lựa trở về, tôi cũng tự biết mình đang đặt cược với cuộc đời.  Có thể tôi trụ được mà cũng có thể không.  Nhưng tôi nghĩ người ta sống được thì mình sống được.  Có thể hơi khó khăn hơn vì mình đã quen với bao tiện nghi ở xứ người.  Nhưng cái chính là mình muốn làm gì với cuộc đời còn lại của mình?  Đi làm kiếm tiền.  Có tiền thì đi du lịch, đi mua sắm, rồi lại đi kiếm tiền tiếp.  Cuộc sống đó có mang lại cho tôi sự bình an, hạnh phúc không?  Tôi từng hỏi mình đêm ngày như thế trong mấy chục năm sống ở xứ người, trong những lúc hạnh phúc, cũng như khổ đau.

   Chắc chắn là một mình tôi không thể làm điều đó, nếu tôi không có sự trợ lực của chư Phật.  Nếu tôi không biết đến Phật pháp.  Không biết suy gẫm về cuộc đời của Đức Phật: một vị hoàng tử ở lầu vàng điện ngọc, mà một bước đã từ bỏ tất cả, dễ dàng như mái tóc Ngài cắt xuống.  Quay lưng với vợ con, là những thứ mà người phàm phu coi như mạng sống của mình, sợi dây luyến ái ràng rịt khó thể gỡ ra… 

   Tấm gương sáng Ngài để lại như khí trời lồng lộng, làm sao tôi không hít thở được chút hương nồng vào buồng phổi của mình?  Như ánh sáng bao phủ bầu trời, làm sao mắt tôi không thấy ánh hào quang?  Đúng vậy, nếu không có duyên lành từ bao kiếp trước, tôi sẽ không tìm đường đến với Phật giáo.  Không nghe được, hiểu được phần nào giáo lý của Ngài, làm sao tôi biết buông, biết đủ, biết sống có lý tưởng, biết sống vì người khác.

   Tôi không biết với người khác thì sao, nhưng với tôi, rõ ràng Phật pháp nhiệm mầu dường bao.  Những điều má tôi, gia đình, bạn bè lo lắng cho tôi không phải là vô căn cứ.  Vậy mà hình như khi chúng xảy đến cho tôi thì đã được bàn tay nhân ái của chư Phật che chắn phần nào.

   Căn nhà nhỏ tôi mới xây, mới vào ở, mới bắt điện.  Một tối chập điện, khi tôi đang ở nhà một mình, lại đang tắm.  Vậy mà tôi nghe được tiếng gỗ cháy. Khi tôi chạy ra, lửa đã bốc cao ở một góc nhà.  Ai đã giúp tôi nghe được tiếng lửa cháy trên gỗ kịp thời? 

   Đi cứu trợ, nhiều lần chúng tôi phải ngồi trên những chiếc ghe nhỏ tròng tràng khi người ta lên xuống.  Không biết lội, tôi rất sợ té sông.  Vậy mà có một ngày, một người với thiện ý, thấy tôi loay hoay tìm cách đứng lên, đã nắm tay tôi kéo lên.  Anh ta không ngờ tôi nặng ký, nên lảo đảo, thế là ghe lật, may mà ghe đã cặp bờ.  Chỉ phải uống tí nước sình…  Tôi cũng đã bị té xe, nhưng may quá không có xe tải trọng lớn ở phía sau.  Tôi cũng đã bị giựt bóp, nhưng may quá, kéo lại kịp…  Những may mắn đó tôi không cho là chuyện tình cờ…

   Lúc quyết định bỏ việc, tôi cũng không biết mình sẽ xoay sở làm sao khi hết tiền dành dụm… mà vẫn còn phải sống?  Một người đã chế diễu, “Thì ra ngồi bán xôi ở lề đường…”  Rồi tiền đâu để làm từ thiện?  Liệu tôi có kêu gọi được ai không?  Làm sao người ta tin tưởng những điều tôi nói? 

   Nghĩa là tôi cũng có hàng trăm câu tự vấn về bao vấn đề của cuộc sống ở quê hương?  Một lần nữa, tôi lại nghiệm thấy sự nhiệm mầu của Phật pháp.  Trong lãnh vực này, chư Phật cũng sắp bày mọi thứ cho tôi.  Trong mười năm, không kiếm được đồng nào, sống bằng tất cả tiền tiết kiệm của mình, tôi không bị đau bệnh nghặt nghèo phải tốn kém nhiều tiền bạc.  Khi hết tiền thì vừa lúc được lãnh lương hưu, dầu ít ỏi nhưng cũng đủ sống và phần nào giúp đỡ người khác. 

   Rồi cũng do duyên lành, có những nhà hảo tâm rất rộng lượng, gỏ cửa nhà tôi, dầu trước đó không quen biết …  Tôi không biết nói hoa mỹ, nhưng người ta cũng nghe được, tin được.  Nhờ những người bạn này mà hai mươi năm qua chúng tôi xây được hàng trăm lớp học, hàng chục chiếc cầu.  Hàng trăm xe đạp, hàng ngàn món quà đến được với học sinh, người nghèo…  Bạn hãy nói đi, nếu không phải có sự ‘nhúng tay’ của chư Phật, không có nhân quả của “… một buổi sáng tốt đẹp,… một buổi trưa…, một buổi chiều tốt đẹp”, thì có mơ tôi cũng không tưởng là mình trụ được ở quê hương, nói gì đến những chuyện khác.

   Lại còn chuyện dịch sách…  Cũng không phải là do sức tôi.  Khi tôi bắt đầu dịch quyển sách đầu tiên của Ni Sư Ayya Khema, tôi đã khấn nguyện Ni Sư giúp sức, vì trình độ hiểu biết về giáo lý của tôi chỉ là con số không.  Tôi đã nhiều lần phải ngưng lại vì lý do đó.  Vậy mà rồi với sự giúp sức của chư thiên, chư Bồ tát, tôi cũng hoàn thành nhiệm vụ.

   Rồi cũng qua nhân duyên dịch sách mà tôi quen biết thêm nhiều bạn đạo.  Có nhiều người tôi chưa một lần gặp gỡ cũng gửi thư sách tấn, góp phần ấn tống sách.  Lại có bạn bỏ công sức dò sửa từng chữ sai chính tả của tôi.  (Người mà thời đi học đã bị cô giáo văn phê vào học bạ “Nhiều lỗi chính tả quá…).  Lại có chị bạn thỉnh thoảng lại gửi cho tôi bánh.  Làm cho tôi bì chay.  Gửi cho tôi mì chay… “Để em lấy sức làm từ thiện”.

   Tôi cảm ơn vô vàn cuộc sống.  Tôi cảm ơn vô vàn những người quen hay không quen đã giúp đỡ tôi gián tiếp hay trực tiếp để tôi có thể sống theo lời Phật dạy.  Để tôi có thể có những buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều tốt đẹp.

  Má ơi, hãy yên lòng vì con đang được chư Phật hộ trì.  Vì con đã gieo trồng được hạt giống Phật giáo từ nhiều đời kiếp.  Vì con nguyện sẽ mãi được làm con của Đức Phật từ bi.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh

 

2-2018

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 8

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 8

THEO DẤU CHÂN PHẬT – Kỳ 8(Chiêm bái các di tích tại Vesālī)Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió (Từ Bồ Đề Đạo...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

 Kinh văn: “Vị đắc A Duy Việt Trí giả, tất đắc A Duy Việt Trí”. Từ câu Kinh văn này...

Pháp Học Và Pháp Hành

Pháp học và pháp hành

PHÁP HỌC VÀ PHÁP HÀNH Quang Minh Trong kinh điển có rất nhiều bộ kinh quý, kinh nào cũng là...

Chánh Niệm Trong Từng Khoảnh Khắc

Chánh niệm trong từng khoảnh khắc

CHÁNH NIỆM TRONG TỪNG KHOẢNH KHẮC Thiền sư U Tejaniya Biên soạn: Sư Chân Tuệ (Sư Thư) Khi nói về thiền mọi...

Ý Nghĩa Khi Đức Phật Một Tay Chỉ Trời, Một Chỉ Đất Và Câu Nói ‘Duy Ngã Độc Tôn’

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Ngày Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức Phật mới ra đời đi bảy...

Tính Minh Triết Của Đạo Phật

Tính Minh Triết Của Đạo Phật

TÍNH MINH TRIẾT CỦA ĐẠO PHẬT Thích Thông Huệ Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối...

Mời Bạn Đến Với Chương Trình “Ngày Ăn Chay An Lạc” Số 5 Tại Hà Nội

Mời bạn đến với chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” số 5 tại Hà Nội

Mời bạn đến với chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” số 5 tại Hà Nội(Quang Nhật) Một câu chuyện...

Tu Bụi – Tập Truyện Của Trần Kiêm Đoàn

Tu Bụi – Tập Truyện Của Trần Kiêm Đoàn

T U B Ụ ITruyện dàicủaTrần Kiêm ĐoànTITAN Corporation xuất bản 2006  Lời mở: Mahinda Phúc NguyênBìa, design: Đặng Lệ KhánhDUSTING OFF...

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đến Việt Nam Ngày Đầu Tiên, 04/04/2014

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chùm Thơ Sen

Chùm Thơ Sen

Sen kinh PhậtLoài hoa tiết hạnh dị thườngĐêm đêm giữ ngọc, gìn hương cho đờiTrinh nguyên lay động đất trờiThơm câu kinh Phật, ngát...

Buổi Giao Lưu Và Ra Mắt Sách “Nếu Biết Ngày Mai Rời Quán Trọ” Của Sư Cô Thích Nữ Nhuận Bình

Buổi giao lưu và ra mắt sách “Nếu biết ngày mai rời quán trọ” của Sư cô Thích Nữ Nhuận Bình

Ngày 17/1/2021, tại Sân khấu chính đường sách TP. HCM (đường Nguyên Văn Bình, P. Bến Nghé, Q.1) SaigonBooks đã...

Bốn Nỗi Khổ Tinh Thần Theo Lời Phật Dạy

Bốn nỗi khổ tinh thần theo lời Phật dạy

Khổ không phải tự dưng mà có, chính tập đế là những cội gốc của phiền não, là tập nhân...

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Viếng Thăm Và Cử Hành Đại Lễ Mandala Cầu Nguyện Quốc Thái Dân An

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Viếng Thăm Và Cử Hành Đại Lễ Mandala Cầu Nguyện Quốc Thái Dân An

Ngày 16.11, tại chùa Vĩnh Nghiêm, thành phố Hồ Chí Minh, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn Truyền...

Vấn đề sanh và tử trong đời người

VẤN ĐỀ SANH VÀ TỬ TRONG ĐỜI NGƯỜI GS Nguyễn Vĩnh Thượng                       Thời gian luôn di chuyển về...

Chư Phật Đản Sinh … Liên Hệ Giữa Kinh A Hàm Và Thiền Tông

Chư Phật Đản Sinh … Liên Hệ Giữa Kinh A Hàm Và Thiền Tông

Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển III kể rằng: Khi đức Phật hiệu Tì-bà-thi Như Lai ra đời, Thánh chúng...

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 8

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Pháp học và pháp hành

Chánh niệm trong từng khoảnh khắc

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Tính Minh Triết Của Đạo Phật

Mời bạn đến với chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” số 5 tại Hà Nội

Tu Bụi – Tập Truyện Của Trần Kiêm Đoàn

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đến Việt Nam Ngày Đầu Tiên, 04/04/2014

Chùm Thơ Sen

Buổi giao lưu và ra mắt sách “Nếu biết ngày mai rời quán trọ” của Sư cô Thích Nữ Nhuận Bình

Bốn nỗi khổ tinh thần theo lời Phật dạy

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Viếng Thăm Và Cử Hành Đại Lễ Mandala Cầu Nguyện Quốc Thái Dân An

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Chư Phật Đản Sinh … Liên Hệ Giữa Kinh A Hàm Và Thiền Tông

Tin mới nhận

Cách hóa giải hận thù trong nhiều kiếp dưới góc nhìn Phật giáo

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Đức Phật và lời nguyện độ vị đệ tử cuối cùng trong nhiều kiếp

Chùa Pháp Bảo, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thông Tư Về Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Bồ-tát Quảng Đức

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

Giá trị chân thật về con người

Tư duy về Niết Bàn (II)

Phật dạy: Pháp tu của người cư sĩ

50 Năm Nhìn Lại Phật Giáo Tranh Đấu 1963

Ý nghĩa câu nói: ‘Duy ngã độc tôn’

Nụ cười của Đức Phật

 Ý nghĩa bốn chân lý của Tứ Diệu Đế

Đức Phật ra đời: Thông điệp của sự hạnh phúc

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Phật tử ăn chay trường thì phải tuyệt dục, có đúng lời Phật dạy?

Khai Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức

Đức Phật nhập Niết bàn

Lời Phật dạy cho người nóng tính

Tin mới nhận

Tiếp Cận Các Nguồn Nghiên Cứu Phật Học Anh Ngữ

Nghiệp báo của Ai?

Phật Học Và Phật Học Ứng Dụng

Oai Nghi Con Đường Của Sự Tỉnh Thức

Sám hối – ăn năn – phát lồ – xưng tội

Lời chúc tốt đẹp và hiện thực nhất

Kính Mừng Đại Lễ Phật Thành Đạo 2010 – Minh Chánh Toàn

Tri ân Ma Da Thánh Mẫu – Người mẹ vĩ đại với lời nguyện hạ sinh một vị Phật

Dinh Long Hồ Ngày Ấy & Bây Giờ (Sách PDF)

Buông xả hơn thua nhưng không im lặng

Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008 Tại Việt Nam Full Video

Biết Ơn Và Đền Ơn

Đạo Phật Ngày Nay – Một Diễn Dịch Mới Về Ba Bộ Kinh Pháp Hoa

Nghi Thức Cúng Ngọ

Sen Nở Trời Phương Ngoại, Thầy Nhất Hạnh Giảng Kinh Pháp Hoa

Động đất kinh hoàng ở Nepal

Ba Câu Chuyện Về Triết Lý Sống Của Steve Jobs

Cõi thơ huyền mộng đó

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Con Đường Trung Đạo Trong Cuộc Sống Hàng Ngày (song ngữ Anh Việt)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (sách)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 128)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Kinh Tiểu Bộ Tập Vi (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 55)

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm – Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh Của Lục Tổ Huệ Năng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn

Phổ Môn Chú Giảng

Chánh pháp là ngọn đèn (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 56)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 10)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 4

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Sanh Tâm Vô Trú

Phật Bồ Tát Có Nhập Niết Bàn Không?

Lịch Sử Giáo Lí Tịnh Độ Trung Quốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 74)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Các Tổ Chức Phật Giáo Quốc Tế

Niệm Và Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Chương 1 bài 2 mục 3 Luận Tồn Tâm Lập Phẩm

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 324)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 141)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 3)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.