PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

An Ban Thiền

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

THIỀN ĐẠI THỪA
THIỀN QUÁN HẠNH CỦA HIỂN GIÁO
(Y GIÁO TU TÂM THIỀN) 
AN-BAN THIỀN
Thích Thông Thiền

An-ban thiền được thành lập
trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có
kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định; thành phương
pháp
tu tập thiền định đầu tiên của thời Hán, Ngụy và Tấn. Kinh này nói về tu
thiền
sổ tức, ngoài ra cũng bao gồm các pháp thiền khác, nhưng quan trọng nhất
là điều hòa hơi thở.

Sau khi ngài An Thế
Cao
truyền kinh này, ngài tự tu và cũng dạy cho người khác tu. Ngài An Thế Cao
đã do tu thiền định mà hiện các thứ thần thông, trí huệ cũng lớn, khiến cho mọi
người
đối với ngài ngưỡng mộ tin tưởng và sùng kính, kinh này trở thành pháp
căn bản tu thiền của thời đó. Vào thời Tam Quốc, ngài Khương Tăng Hội, từng làm
chú giải và tu tập An-ban thiền; thời Đông Tấn ngài Chi Đạo Lâm được các vị trí
thức suy tôn trọng vọng cũng để ý đến thiền, có chú giải An-ban Thủ Ý,
Đạo An cũng từ nơi ngài Trúc Pháp Tế và ngài Chi Đàm thọ nhận pháp thiền Ấm Trì
Nhập, chú giải các kinh Bát-nhã, Đạo Hành, Mật Tích, An-ban. Nhưng ở
thời của Đạo An, kinh Di-lặc Thượng Sanh cũng đã truyền vào Trung Quốc,
ngài khuyến khích đệ tử là Pháp Ngộ thệ nguyện sanh về Đâu-suất, đây là do
Thiền mà hồi hướng về Tịnh Độ. Người bạn của ngài Đạo An, là ẩn sĩ Vương gia tu
tiên
luyện khí; do đó người đời sau cho rằng thiền của Phật giáo xuất phát từ
đạo Tiên; thật sự thì thiền điều tức của Đạo An thời đó, tuy gần giống với pháp
tu Tiên, nhưng nguyên là của Phật giáo truyền đến.

Trước ngài Đạo An còn có ngài Bạch Tăng Quang ở núi Thạch Thành tập
định, mỗi lần trải qua bảy ngày mới xả định. Về sau, trải qua bảy ngày chưa xả
định
, đệ tử xem kỹ mới biết ngài nhập định mà tịch. Lại như ngài Trúc Đàm Du ở
núi Thạch Thành, nhập thiền định trong thất đá. Ngài Tăng Hiển nhập thiền mấy
ngày cũng không có vẻ gì đói khát, ở trong định lại còn thấy Phật A-di-đà, lúc
mạng chung niệm Phật sanh về Tây Phương. Phong trào thiền này đều nhận các kinh
An-ban Thủ Ý và Ấm Trì Nhập làm điểm xuất phát, do đó gọi là
An-ban Thiền.

I. AN THẾ CAO với sự phiên dịch thiền
kinh :

Vào thời Hoàn Đế đời Đông Hán, có An Thanh tự Thế Cao là thái tử của nước
An Tức. Thuở bé Ngài đã từng được khen là hiếu hạnh, bẩm tánh thông mẫn, chuyên
tâm
hiếu học. Các sách vở nước ngoài từ thiên văn cho đến sách thuốc, Ngài thảy
đều thông suốt. Sau khi vua cha băng hà, Ngài nhường ngôi lại cho người chú,
xuất gia tu đạo. Niên hiệu Kiến Hoà thứ hai (148), Ngài đến Lạc Dương dịch Kinh
An Ban Thủ Ý, được giới tu thiền chú trọng, có thể xem đây là bước mở đầu cho
thiền học Trung Quốc. An Thế Cao vốn là người tinh thông kinh luận Tiểu thừa,
cũng hành trì thiền kinh, đạt đến chỗ vi diệu của nó. 

Theo Cao Tăng Truyện q.1 ghi: An Thế Cao hiểu rộng kinh tạng, nhất là
tinh thông A-tỳ-đàm học, hành trì thiền kinh, đạt đến chỗ vi diệu. Sau đó du
phương
hoằng hoá, đi khắp các nước, vào thời Hoàn Đế đời Đông Hán mới đến Trung
Quốc……., Ngài dịch kinh An Ban Thủ Ý, Kinh Ấm Trì Nhập, lớn nhỏ gồm hai mươi môn và một trăm sáu mươi phẩm. Ban đầu các vị Tam
tạng
nước ngoài giúp Ngài soạn thuật “kinh yếu” làm hai mươi bảy chương, vài
dịch giả giỏi giúp phân tích biên tập thành bảy chương dịch ra Hán văn tức Đạo
Địa Kinh.

Từ thời Hán Hoàn Đế, niên hiệu Kiến Hoà thứ hai (148) đến thời Hán Linh
Đế niên hiệu Kiến Ninh (168-171), khoảng hơn hai mươi năm, Ngài dịch trên ba
mươi bộ kinh luận. Hiện còn Phật Thuyết Đại An ban Thủ Ý Kinh 2q, Thiền Hành
Pháp Tưởng Kinh 1q, Đạo Địa Kinh 1q. Trong ba kinh ấy, Phật Thuyết Đại An Ban
Thủ Ý Kinh
được giới tu thiền đặc biệt xem trọng. Khương Tăng Hội, Đạo An đều
đem kinh này ra chú giải và sớ thích.

Phần
đông chúng ta đều cho rằng đạo Phật có mặt ở Việt Nam là do du nhập từ Trung
Quốc
, nên thiền học Việt Nam cũng cùng chung số phận như thế. Mọi người đều
không ngờ rằng trước khi Tổ Đạt Ma mang Thiền tông sang Trung Quốc (thế kỷ VI)
thì ở Việt Nam (thế kỷ III) đã có thiền học gần ba thế kỷ rồi, thiền học đó lại được truyền ngược lại từ Việt Nam
sang Trung Quốc. Và người phát huy nền thiền học đó cũng như
hoằng truyền đạo Phật tại Việt Nam chính là thiền sư Khương Tăng
Hội
.

II.
KHƯƠNG TĂNG HỘI

1.
Thế nào là đạo Phật được truyền thẳng từ Ấn Độ sang Việt Nam và thiền sư Khương Tăng Hội là người hoằng
truyền đạo Phật tại Việt Nam?

Đạo Phật vào Việt Nam
bằng đường biển đã xảy ra từ thế kỷ I trước Thiên Chúa giáng sinh. Trong thế kỷ
tiếp theo, tức thế kỷ I sau Thiên Chúa giáng sinh, đạo Phật đã tiếp tục đi vào
Việt Nam
bằng đường hàng hải do các nhà buôn đem tới. Thường thường khi đi buôn, các
thương gia Ấn Độ đem theo những bảo tháp nhỏ đựng xá lợi Phật tượng trưng cho
đức Phật và đã thực hành nghi thức đọc kinh, lễ bái trước những bảo tháp này.
Vì thế trong thời gian họ lưu lại Giao Chỉ (Việt Nam), đã khiến cho người Việt biết
tới Đạo Phật.

Từ Giao Chỉ
có nghĩa là vùng giao lưu của hai nền văn hoá. Văn hoá Ấn Độ và văn hoá Trung
Hoa. Có những nước nằm dưới ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, trong đó có nước ta.
Sau này, khi nước ta bị nhà Hán xâm chiếm, dân ta mới bắt đầu thu thập những
yếu tố văn hoá Trung Hoa. Nước ta trước đó có tên là Nam Việt. Rồi từ Nam Việt
đổi thành Giao Chỉ, sau đó đổi thành Giao Châu khi bị nội thuộc nhà Hán. Và
chính trong thời đại nhà Hán, đạo Phật từ Ấn Độ được truyền sang Việt Nam, truyền
trực tiếp chứ không phải truyền sang ngõ Trung Quốc.

Thế kỷ III, Khương
Tăng Hội
 được sinh ra ở Giao Châu lớn
lên đi tu, học tiếng Phạn, học Phật tại Giao Châu, rồi thiết lập đạo tràng,
huấn luyện đồ chúng và phiên dịch kinh điển cũng tại Giao Châu. Trung tâm hành
đạo
của Ngài có thể đã dược thiết lập ở chùa Diên Ứng (chùa Dâu hay chùa Pháp
Vân
) ở thủ phủ Luy Lâu, tức phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Tăng sĩ
người Giao Châu cư trú đông đảo tại đây và tu tập hành đạo dưới sự hướng dẫn
của thiền sư Tăng Hội. Tại trung tâm này cũng có hai vị cư sĩ từ kinh đô Lạc Dương
tỵ nạn chạy về, đó là Trần Tuệ và Bì Nghiệp. Cả hai đều là đệ tử tại gia của
thiền sư An Thế Cao ở Lạc Dương.

2. Thế nào
là thiền học đại thừa được phát huy ở Việt Nam vào thế kỷ III?

Thiền học là một
từ rất bao quát, chỉ chung cho Thiền nguyên thỉ, Thiền đại thừa và Thiền tông.
Ở đây muốn xác định rõ nên mới ghi là Thiền học đại thừa. Ở trên chúng tôi có
giới thiệu về An Thế Cao với việc phiên dịch thiền kinh. Những kinh được Thế
Cao dịch tại Lạc Dương đã được mang tới và lưu hành tại Giao Châu trong thời gian Khương Tăng Hội hành đạo tại
đây. Trong đó gồm một số kinh thiền như kinh An Ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập
có tính cách nguyên thỉ. Chính Khương Tăng Hội đã giới thiệu kinh An Ban Thủ Ý theo tinh thần đại thừa và là người
phát huy thiền học đại thừa đầu tiên ở Giao Châu (Việt Nam). 

Truyền thống của
thiền sư Khương Tăng Hội thành lập đã trở nên một thiền phái vững mạnh, tồn tại
mãi đến đời Lý và sau đó đến nhà Trần mới hoà nhập cùng các thiền phái như Tỳ
Ni Đa Lưu Chi
, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường v.v… vào thiền phái Trúc Lâm. Sách Thiền Uyển Tập Anh có ghi rằng người đại
diện
cho thiền phái Tăng Hội ở thế kỷ XII là thiền sư Lôi Hà Trạch.

Ta biết Tăng Hội
đã dịch Tiểu
Phẩm
Bát Nhã
(tức Đạo Hành hay Bát Thiên
Tụng
Bát Nhã), kinh căn bản và xuất hiện sớm nhất của đại thừa. Trong
kinh này các quan niệm về Không và Chân như của đại thừa đã được
diễn tả một cách đầy đủ và chu đáo. Thiền học tại Việt Nam do đó đã khởi nguyên bằng thiền
đại thừa
, không phải là thiền nguyên thỉ như ở trung tâm Lạc Dương. Mở đầu bài
tựa kinh An Ban Thủ Ý, ngài viết: “An Ban tức là đại thừa của chư Phật nhằm cứu
vớt chúng sanh đang trôi nổi”. Chính vì ảnh hưởng sâu đậm của giáo lý Không
và Chân như của đại thừa mà Tăng Hội đã diễn tả về tâm như sau trong bài
tựa Kinh An Ban Thủ Ý, “Tâm không hình sắc, không có âm thanh, không có trước
sau; tâm thâm sâu vi tế không tóc tơ hình tướng, cho nên Phạm Thiên, Đế Thích
và các tiên thánh khác cũng không thể thấy được; kẻ phàm tục không thể thấy
được sự hoá sinh từ hình thức này sang hình thức khác của các chủng tử khi thì
hiện rõ khi thì ẩn khuất trong tâm. Đó gọi là Ấm vậy”.
Trong bài tựa của Kinh Pháp Cảnh, Tăng
Hội cũng nói về Tâm như sau: “Tâm là kho tàng căn bản của các pháp” , như vậy Tăng Hội không những đã chịu ảnh hưởng
của Bát Nhã mà còn chịu ảnh hưởng của Duy Thức nữa.

Chính ngài cũng
soạn Lục Độ Tập Kinh, một tác phẩm
sưu khảo biên tập, trong đó có nhiều đoạn lược dịch từ nhiều kinh điển và có
những đoạn hoàn toàn do Ngài viết, ví như
đoạn nói về thiền. Ngài nói về 4 trình tự của thiền (tứ thiền) như phương pháp
để chính tâm nhất ý, tập trung điều thiện duy trì trong tâm, ý thức
những niệm dơ bẩn để mà khử diệt. Chính giáo lý lục độ là căn bản của giáo lý
đại thừa.

Ta biết rằng thiền
đại thừa
khác với thiền nguyên thỉ ở chỗ thiền đại thừa xem diệu tâm chân như
là bản thể của giác ngộ. Khương Tăng Hội đã thực sự khơi mở cho thiền học đại
thừa
tại Giao Chỉ (Việt Nam)
bằng cách nói tới tâm như là nguồn gốc và bản thể chân thật của vạn pháp.

3. Thế nào
là thiền học đại thừa được truyền ngược lại từ Việt Nam sang Trung Quốc?

Trong Cao Tăng
Truyện
ghi rằng
khi thiền sư Tăng Hội đến Kiến Nghiệp, tức kinh đô của nước Ngô thì chưa có một
vị Tăng sĩ nào tới đó. Ngài đã xuất gia, học Phật, học tiếng Phạn và dịch kinh
đều ở tại Giao Châu, rồi sau đó đi sang nước Đông Ngô truyền đạo. Đạo Phật ở
Trung Hoa, nhất là ở miền Giang Tả, sở dĩ được thành lập một cách có hệ thống
đó là nhờ có thiền sư Tăng Hội từ Giao Châu đi qua. Chúng ta nên nhớ sách Lục Diệu Pháp Môn do Đại sư Trí Khải trứ
tác là vào đời Tuỳ (581-618), trong khi tư tưởng thiền học này (Lục Diệu
Pháp Môn
) đã được thiền sư Tăng Hội trình bày tại Giao Châu (Việt Nam) trước đó
vào đời Tam Quốc (220-280), nghĩa là đi trước Trung Quốc gần 300 năm.

4.
Khương Tăng Hội giảng giải thiền học đại thừa ra sao? (Sự chuyển tiếp từ nguyên
thủy
sang Đại thừa)

Sa môn
Khương Tăng Hội, tổ tiên người nước Khương Cư (nay là một dãy từ Bắc chí Trung
của Tân Cương), nhiều đời ở Thiên Trúc. Cha Ngài nhân việc đi buôn nên dời sang
Giao Chỉ. Năm Ngài 10 tuổi, song thân đều mất, liền đi xuất gía, hiểu rõ Tam Tạng,
học rộng biết nhiều, thêm giỏi văn học. Đời Đông Ngô, niên hiệu Xích Ô thứ 10
(247) Ngài đến Kiến Nghiệp, dựng lập am tranh, bài trí tôn tượng để hành đạo.
Do Ngài nguyện được xá-lợi để dâng lên Tôn Quyền nên Tôn Quyền xây dựng chùa
tháp cho Ngài. Vì trước đã chưa có chùa Phật
nên gọi là Kiến Sơ Tự. Bởi Phật pháp ở miền Giang Tả (phía Tây của sông Dương
Tử) rất hưng thịnh nên Ngài ở chùa Kiến Sơ để dịch kinh. Ta không thể nào biết
được hết những tác phẩm dịch thuật và sáng tác của Khương Tăng Hội. Trong bản
mục lục kinh điển của Đạo An có một số dịch phẩm không mang tên dịch giả, nhưng
trong những bản mục lục đời sau đó thì người ta lại gán những dịch phẩm kia cho
An Thế Cao. Có thể trong số đó có những dịch phẩm của Tăng Hội. Những tác phẩm
mà ta biết được có liên hệ đến Tăng Hội như sau:

– Lục Độ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập.

– Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề
tựa.

– Đạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.

– Nê Hoàn Phạm Bối , Tăng Hội biên tập (không còn)

– Lục Độ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập (không còn)

– Ngô Phẩm (Đạo Hành Bát Nhã), Tăng Hội dịch
(không còn)

– An Ban Thủ Ý Kinh, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần
Tuệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.

Những
lời giảng giải về thiền giáo trong phần chú giải kinh An Ban Thủ Ý, được giới
tu thiền đương thời xem là khuôn mẫu. Ở đây, xin chép lại một đoạn trong bài
tựa kinh An Ban Thủ Ý của Khương Tăng Hội rút từ “Xuất Tam Tạng Ký Tập” quyển 6 để thấy rõ Khương Tăng Hội xem trọng
phương pháp và lợi ích của việc tu thiền.

An-ban là đại thừa của chư Phật nhằm cứu vớt chúng sanh trôi nổi. Nó có
sáu việc: Sổ, tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh để trị sáu tình. Tình có trong có
ngoài. Bên trong gồm: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Bên ngoài gồm: sắc,
tiếng, hương, vị, xúc, tà niệm. … Trong khoảng búng tay, có 960 lần chuyển
niệm. Một ngày một đêm tâm có thể trải qua 13 ức niệm … Cho nên phải thực tập
lắng lòng buộc ý vào hơi thở và đếm từ 1 đến 10 (SỔ TỨC). Trong thời gian 10
hơi thở ấy mà đếm chẳng lầm lộn là ý bắt đầu được định. Định nhỏ thì 3 ngày,
định lớn thì 7 ngày. Trong thời gian ấy tâm vắng lặng không có niệm nào khác,
lặng yên như chết gọi là Sơ thiền.

Thiền nghĩa là loại trừ. Loại trừ cái tâm có 13 ức uế niệm để đạt tới 8
pháp: Sổ, định, chuyển, niệm, trước, tuỳ, xúc và trừ (đếm, tập trung, đổi, nhớ,
gắn vào, theo, chạm và loại trừ). Tám pháp này đại khái chia làm hai phần: Tâm
ý sở dĩ định được là nhờ theo dõi hơi thở (TUỲ TỨC), mà muốn theo dõi được hơi
thở
được dễ dàng thì nên đếm hơi thở . Trừ hết bụi nhơ thì tâm ý dần dần trong
sạch
, đó gọi là Nhị thiền.

Lại bỏ phép theo dõi hơi thở đi, chú tâm nơi chóp mũi, đó gọi là CHỈ.
Được hạnh chỉ rồi, các thứ cấu uế của ba độc, bốn đường (sanh, lão, bệnh, tử),
năm ấm, sáu mờ (tức lục trần) đều bị tiêu diệt. Lúc bấy giờ, tâm sáng rực rỡ,
hơn cả hạt châu minh nguyệt. Những niệm dâm tà làm nhơ tâm như gương dưới bùn,
cáu bẩn bám dơ nên soi trời chiếu đất đều chẳng thấy. Đạt đến địa vị Thánh thì
thông suốt, chiếu soi muôn cõi, dù lớn như đất trời cũng không hề thấy lớn. Sở
dĩ
như vậy là do cáu bẩn. Các thứ cáu bẩn làm nhơ tâm còn hơn bụi phủ che
gương. Nếu có thầy hay chùi mài gột rửa bụi che khiến mỏng dần, gột đến mức
không còn bụi; lúc đó đưa gương lên để soi, không tơ hào nào là không hiện rõ trên
mặt kính. Cáu bẩn hết thì ánh sáng hiện ra, đó là chuyện tất nhiên. Trái lại,
tình tràn đầy, ý tán loạn, thì trong số muôn niệm khởi lên mà ta không
nhận biết được một niệm, giống như ở chợ mà nghe lao xao một lần bao nhiêu
tiếng ồn ào rồi trở về ngồi yên mà cố nhớ lại thì không thể nhớ được một lời
nào. Ấy cũng bởi tâm nhơ đục che lấp
tánh thông sáng. Nếu từ chỗ vắng, tâm tư lặng lẽ không còn ham muốn tà vạy. Khi
ấy nghiêng tai lắng nghe, muôn câu không mất, nửa lời nhớ rõ là do tâm lặng ý
trong. Phép quán niệm hơi thở để dừng tâm trụ ở chóp mũi. Đó là Tam thiền.

Xoay trở lại quán chiếu thân mình (QUÁN), từ đầu đến chân, xem kỹ tới lui
các chất dơ trong người và thấy được rõ ràng các lỗ chân lông dày đặc trong
toàn thân và các chất lỏng rỉ ra từ các lỗ chân lông ấy. Nhờ quán như thế, biết
rõ từ trời đât con người, thịnh cũng như suy, và ta sẽ thấy tính cách không còn
không mất của chúng. Lúc ấy niềm tin nơi Tam bảo trở nên vững chải, các thứ mê
mờ đều trở nên trong sáng. Đó là Tứ thiền.

Nhiếp tâm trở về chánh niệm, các thứ ngăn che đều tiêu diệt, đó gọi là
HOÀN.

Những thứ ham muốn nhơ bẩn thảy đều vắng bặt thì tâm không còn vọng
tưởng
, gọi đó là TỊNH.

Hành giả đạt được phép An-ban, tâm họ liền sáng. Đem cái sáng ấy mà quán
chiếu
thì không có chỗ tối tăm nào mà không soi tới. Việc vô số kiếp đã qua và
sắp tới, người vật đổi thay, hiện tại các cõi trong đó có đức Thế tôn giáo hoá,
đệ tử tụng tập, dù xa tới đâu cũng thấy. Tất cả tiếng đều nghe. Người ấy đạt
đến
cái tự do lớn, không còn bị trói buộc bởi ý niệm còn mất. Thấy được cái vô
cùng
lớn như núi Tu-di trong cái vô cùng nhỏ như lỗ chân lông, chế ngự được
trời đất, làm chủ được thọ mạng. Thần lực bây giờ trở nên dũng mãnh, có thể
đánh bại cả thiên binh, chuyển động được thế giới tam thiên, xê dịch được muôn
ngàn cõi nước, được tám thứ chẳng thể nghĩ bàn, trời chẳng thể lường, thần
thông
đức tướng vô hạn. Đó là nhờ sáu hạnh (Sổ tức, Tuỳ tức, Chỉ, Quán, Hoàn,
Tịnh).

Thuở xưa Đức Thế Tôn muốn nói kinh này, vũ trụ chấn
động
, cõi trời người đổi sắc. Suốt trong ba ngày Phật trú trong An-ban, không
ai tiếp xúc với Ngài. Khi ấy Đức Thế tôn hoá làm hai thân, một là Báo thân, một
là Ứng thân để diễn bày chân nghĩa
.

 

TÀI LIỆU
THAM KHẢO:

– Trung
Quốc
Thiền Tông Đại Toàn.

– Việt
Nam
Phật Giáo
Sử Luận (Nguyễn Lang).

– Phật
Quang
Đại Từ Điển

Tin bài có liên quan

Vô Ngã Vô Ưu

Vô Ngã Vô Ưu

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vì Sao Tu Thiền Định

Vì sao tu thiền định

Về Một Lời Khuyên Tu Thiền

Về một lời khuyên tu thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Ứng Dụng Bảy Yếu Tố Giác Ngộ Trong Quá Trình Thực Hành Thiền Định

Ứng dụng bảy yếu tố giác ngộ trong quá trình thực hành thiền định

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tứ Vô Lượng Tâm

Tứ vô lượng tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trần Thái Tông

Tu Thiền Định Bằng Cách Chuyên Tâm Vào Một Điểm

Tu thiền định bằng cách chuyên tâm vào một điểm

Load More

Discussion about this post

Bấy Nhiêu Thôi Đã Đủ Bình Yên…!

Bấy nhiêu thôi đã đủ bình yên…!

Thương lấy mình một chút được không? Để chậm lại một chút, để lắng lại một chút và xem thử,...

Đối Diện Cái Chết Thích Nhật Từ

Đối Diện Cái Chết Thích Nhật Từ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Quan Âm Thị Kính

Quan Âm Thị Kính

QUAN ÂM THỊ KÍNH Truyện Thơ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao Tranh Minh Họa: Hương Bối LỜI NÓI ĐẦU Truyện...

Trở Lại Đạo?

Trở lại đạo?

TRỞ LẠI ĐẠO? NÓI MÀ KHÔNG BIẾT NGƯỢNG MIỆNG! (Bài góp ý của Minh Thu) Khi bạn sinh ra trong...

Chưa Hề Có Ai Thấy Một Chiếc Két Sắt Đặt Trên Một Cỗ Quan Tài

Chưa Hề Có Ai Thấy Một Chiếc Két Sắt Đặt Trên Một Cỗ Quan Tài

CHƯA HỀ CÓ AI THẤYmột chiếc két sắt đặt trên một cỗ quan tàiRicard Matthieu(Hoang Phong chuyển ngữ) Gần đây...

Bàn Về Chữ Không Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

BÀN VỀ CHỮ KHÔNGTRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY SC. Thích Nữ Nhuận Bình Chúng ta thấy thời Phật giáo Nguyên...

Hố Đen Và Nghiệp Thức

Hố đen và Nghiệp thức

HỐ ĐEN VÀ NGHIỆP THỨC Minh Mẫn Hố đen là gì? ’Khi một ngôi sao đốt cháy hết nhiên liệu,...

Hội Ngộ Cố Hương

Hội ngộ cố hương

HỘI NGỘ CỐ HƯƠNGMinh Mẫn Huế ngọt ngào, Huế yêu thương, Huế dịu dàng âm ba vang vọng của người...

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

 Xin chào các bạn, chào mọi người!Chúng ta vừa nói đến những cảnh giới của học vấn, cho nên cầu...

Linh Hồn Là Gì? Phật Giáo Hiểu Thế Nào Về Linh Hồn Đi Đầu Thai

LINH HỒN LÀ GÌ?PHẬT GIÁO HIỂU THẾ NÀO VỀ LINH HỒN ĐI ĐẦU THAI Do quan niệm linh hồn theo...

Vu Lan – Chất Liệu Của Yêu Thương Phước Viên – Quảng Tánh

Vu Lan – Chất Liệu Của Yêu Thương Phước Viên – Quảng Tánh

VU LAN - CHẤT LIỆU CỦA YÊU THƯƠNG Phước Viên - Quảng Tánh Nói đến Vu lan, bất kỳ người con hiếu...

Người Xuất Gia Và Vấn Đề Lễ Lạy Cha Mẹ

Người Xuất Gia Và Vấn Đề Lễ Lạy Cha Mẹ

NGƯỜI XUẤT GIA VÀ VẤN ĐỀ LỄ LẠY CHA MẸChúc Phú Giới luật Phật giáo và đạo đức xã hội...

Đạo Đức Thế Tục, Những Giá Trị Nhân Bản Và Xã Hội

Đạo đức thế tục, những giá trị nhân bản và xã hội

ĐẠO ĐỨC THẾ TỤC, NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN BẢN VÀ XÃ HỘINguyên bản: Secular Ethics, Human Values and SocietyTác giả:...

Phương Pháp Tu Tại Thiền Lâm Pa-Auk

Phương Pháp Tu Tại Thiền Lâm Pa-auk

PHƯƠNG PHÁP TU TẠI THIỀN LÂM PA-AUKThích Giác Hoàng Người viết ghé thiền lâm này tu hai lần. Lần nào...

Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên Trieu Anh Nguyen

Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên Trieu Anh Nguyen

KỲ THỌ CẤP CÔ ĐỘC VIÊN Trieu Anh Nguyen Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ...

Bấy nhiêu thôi đã đủ bình yên…!

Đối Diện Cái Chết Thích Nhật Từ

Quan Âm Thị Kính

Trở lại đạo?

Chưa Hề Có Ai Thấy Một Chiếc Két Sắt Đặt Trên Một Cỗ Quan Tài

Bàn Về Chữ Không Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Hố đen và Nghiệp thức

Hội ngộ cố hương

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

Linh Hồn Là Gì? Phật Giáo Hiểu Thế Nào Về Linh Hồn Đi Đầu Thai

Vu Lan – Chất Liệu Của Yêu Thương Phước Viên – Quảng Tánh

Người Xuất Gia Và Vấn Đề Lễ Lạy Cha Mẹ

Đạo đức thế tục, những giá trị nhân bản và xã hội

Phương Pháp Tu Tại Thiền Lâm Pa-auk

Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên Trieu Anh Nguyen

Tin mới nhận

Cảm kích ân đức của Chư Phật và Chư Bồ Tát

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện

Lời Phật dạy về quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai

Từ hiện sinh đến đản sinh

Làm gì có Phật trên đời!

Đức Phật giảng về viễn cảnh thời Mạt pháp

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

Quan niệm về Đức Phật

Năm phận sự của Đức Phật

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn

Nghiệp qua sự ẩn dụ sâu sắc từ lời Phật dạy

Nhân duyên Đức Phật Thích Ca Giáng sinh

Chùa Pháp Bảo, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

Lời Phật dạy về người bạn tốt

Đại trùng tu ngôi Tổ đường và nhà thờ Mẫu chùa Phúc Hưng – Hải Phòng

Lời Phật dạy dành cho những người hay phiền muộn

Kinh Kiến Chánh

Tin mới nhận

Tinh thần giác ngộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Thần Chú Phổ Am

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 348

Chia Sẻ Pháp Môn Tu Tịnh Độ Nhân Ngày Vía Phật A Di Đà

Phật thuyết xuất gia duyên kinh

Tiễn một áng mây

Nhiệm Vụ Hoằng Pháp Của Vị Sứ Giả Như Lai

Lòng từ bi & vấn đề công lý

Những tốn tại sau Vesak 2019

Hãy nói lời dịu ngọt

Tâm Trong Đạo Phật

Cách “giải hạn” mà không cần “cúng sao”

Đối Diện Cái Chết Thích Nhật Từ

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

An Trú “ở Không” Là Vi Diệu Đệ Nhất

Phận người thua một que diêm

Hạnh Phúc Kỳ Diệu

Lời Khuyên Tâm Yếu Tóm Lược

Thực Hành Không Khoa Trương

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 319)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch Bát-nhã Tâm Kinh

Bồ Tát Hạnh Trong Kinh Viên Giác

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 228)

Làm Bạn Với Kinh Pali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

THÍCH MINH CHÂU

Sống viễn ly

Kinh Bách Dụ: Người bệnh ăn thịt chim trĩ

Kinh Bāhiya Sutta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Audio Book Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 13)

Hạt muối

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

Tin mới nhận

“Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Thiền Tịnh Mật – Phương Pháp Tu Tập Đặc Thù Của Đạo Phật Việt

Lợi Ích Của Sự Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Hoàn Tướng Hồi Hướng

Từ Avalokitesvara Đến Quán Thế Âm Bồ Tát

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập Ii

Duy Thức Và Tịnh Độ

Luận Niệm Phật

Lợi Lạc Hữu Tình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 3)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 79)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 32)

Hỏi Đáp Khai Thị – HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012

Niệm Phật Kính

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 34)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 30)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 71)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.