PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

A-tì-đạt-ma Phát trí luận – Jñānaprasthāna

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. I. DANH NGHĨA
    1. 1. Tính chất
    2. 2. Sở hệ
    3. 3. Tầm & tứ
    4. 4. Tương ưng căn
    5. 5. Nhất tâm & đa tâm
    6. 6. Không thoái chuyển
  2. II. THUẬN QUYẾT TRẠCH PHẦN
    1. 1. Đảnh & đảnh đọa
    2. 2. Noãn
  3. III. PHÂN LOẠI KIẾN CHẤP
    1. 1. Ngã kiến & ngã sở kiến
    2. 2. Năm kiến

A-TÌ-ĐẠT-MA PHÁT TRÍ LUẬN
Jñānaprasthāna
阿毘達磨發智論
Luận thư trọng yếu nhất của Hữu bộ
THÍCH PHƯỚC NGUYÊN

Dịch & chú
BẢN ĐIỆN TỬ 02/07/2019

Blank

***

THIÊN THỨ NHẤT: TẠP UẨN[1]

CHƯƠNG I. THẾ ĐỆ NHẤT PHÁP

Giới thiệu

Thế đệ nhất pháp: bảy;

Đảnh hai, noãn, thân kiến.

Mười một kiến gồm đoạn,

Chương này thuyết minh đủ.

I. DANH NGHĨA

1. Tính chất

Thế nào là Thế đệ nhất pháp[2]?

Bất cứ tâm, tâm sở pháp nào là đẳng vô gián[3] nhập chánh tánh ly sinh[4], đó gọi là Thế đệ nhất pháp.

Có thuyết nói: Hoặc năm căn là đẳng vô gián nhập chánh tánh ly sinh, đó gọi là Thế đệ nhất pháp.

Ở trong nghĩa này, ý nói: Bất cứ tâm, tâm sở pháp là đẳng vô gián, nhập chánh tánh ly sinh, đó gọi là Thế đệ nhất pháp.

Vì sao gọi là Thế đệ nhất pháp?

Do tâm, tâm sở pháp như thế là tối thắng đối với các pháp thế gian khác, là đặc sắc, là trác việt, là tối tôn, là tối thượng, là vi diệu, nên gọi là Thế đệ nhất pháp.

Lại nữa, do tâm, tâm sở pháp như thế là đẳng vô gián, xả dị sinh tính[5], đắc thánh tính[6]; xả tà tính, đắc chánh tính, có thể nhập chánh tánh ly sinh, nên gọi là Thế đệ nhất pháp.

2. Sở hệ

Thế đệ nhất pháp nên nói là thuộc Dục giới hệ, Sắc giới hệ, hay Vô sắc giới hệ?

Nên nói Sắc giới hệ.

Vì sao pháp này không nên nói là thuộc Dục giới hệ?

Do không phải bằng Dục giới đạo mà có thể đoạn trừ cái, chế phục triền, khiến cho triền thuộc Dục giới không còn hiện khởi; chỉ bằng Sắc giới đạo mới có thể đoạn trừ cái, chế phục triền, khiến triền thuộc Dục giới không còn hiện khởi.

Nếu bằng Dục giới đạo mà có thể đoạn trừ cái, chế phục triền, thì hiện nay triền nơi Dục giới không còn hiện khởi, khiến cho triền thuộc Dục giới không còn hiện khởi, thì Thế đệ nhất pháp như thế, nên nói là thuộc Dục giới hệ.

Nhưng mà không phải bằng Dục giới đạo mà có thể đoạn trừ cái, chế phục triền, khiến triền thuộc Dục giới không còn hiện khởi, mà là bằng Sắc giới đạo mới có khả năng đoạn trừ cái, chế phục triền, khiến triền thuộc Dục giới không còn hiện khởi. Vì vậy, Thế đệ nhất pháp không nên nói thuộc Dục giới hệ.

Vì sao pháp này không nên nói là Vô sắc giới hệ?

Do nhập chánh tánh ly sinh: trước là hiện quán Dục giới khổ là khổ, sau hợp hiện quán về khổ của Sắc giới, Vô sắc là khổ. Thánh đạo khởi: trước là biện Dục giới sự, sau hợp biện Sắc giới, Vô sắc giới sự.

Nếu nhập chánh tánh ly sinh: trước là hiện quán Vô sắc khổ là khổ, sau hợp hiện quán Dục giới, Sắc giới khổ là khổ. Thánh đạo khởi: trước là biện minh về Vô sắc giới sự, sau hợp biện minh Dục giới, Sắc giới sự, thì Thế đệ nhất pháp như thế, nên nói thuộc Vô sắc giới hệ.

Nhưng nhập chánh tánh ly sinh: trước là hiện quán Dục giới khổ là khổ, sau hợp hiện quán về khổ của Sắc giới, Vô sắc là khổ. Thánh đạo khởi: trước là biện Dục giới sự, sau hợp biện Sắc giới, Vô sắc giới sự, thế nên Thế đệ nhất pháp không nên nói thuộc Vô sắc giới hệ.

Lại nữa, nhập vô sắc định[7], trừ khử sắc tưởng, nhưng không phải đoạn trừ sắc tưởng năng tri Dục giới. Hoặc duyên pháp này mà khởi khổ pháp trí nhẫn[8], tức duyên pháp này khởi Thế đệ nhất pháp.

3. Tầm & tứ

Thế đệ nhất pháp nên nói là hữu tầm hữu tứ, vô tầm duy tứ, hay vô tầm vô tứ?

Nên nói là hoặc hữu tầm hữu tứ, vô tầm duy tứ, hoặc vô tầm vô tứ.

Thế nào là hữu tầm hữu tứ[9]?

Hoặc y chỉ có tầm, có tứ Tam-ma-địa, nhập chánh tánh ly sinh, thì vị ấy đắc Thế đệ nhất pháp.

Thế nào là vô tầm duy tứ?

Hoặc y chỉ vô tầm duy tứ Tam-ma-địa[10], nhập chánh tánh ly sinh, thì vị ấy đắc Thế đệ nhất pháp.

Thế nào là vô tầm vô tứ?

Hoặc y chỉ vô tầm vô tứ Tam-ma-địa[11], nhập chánh tánh ly sinh, thì vị ấy Thế đệ nhất pháp.

4. Tương ưng căn

Thế đệ nhất pháp nên nói là tương ưng với lạc căn, tương ưng với hỷ căn, hay tương ưng với xả căn?

Nên nói là hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn.

Thế nào là tương ưng với lạc căn?

Hoặc y chỉ đệ tam tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sinh, thì vị ấy đắc Thế đệ nhất pháp.

Thế nào là tương ưng với hỷ căn?

Hoặc y chỉ sơ tĩnh lự, đệ nhị tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sinh, thì vị ấy đắc Thế đệ nhất pháp.

Thế nào là tương ưng với xả căn?

Nếu đã dựa vào vị chí định, đệ tứ tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sinh, thì vị ấy đắc Thế đệ nhất pháp.

5. Nhất tâm & đa tâm

Thế đệ nhất pháp nên nói là một tâm hay là nhiều tâm?

Nên nói là một tâm.

Vì sao pháp này không phải là nhiều tâm?

Vì từ tâm, tâm sở pháp này, vô gián không khởi tâm thế gian khác, duy chỉ khởi tâm xuất thế gian.

Giả sử sẽ khởi tâm thế gian khác, thì nó là hạ liệt, là đồng đẳng, hay là thù thắng?

Nếu tâm sẽ khởi là hạ liệt, thì không thể nhập chánh tánh ly sinh. Tại sao vậy? Vì không phải do thoái chuyển đạo mà có thể nhập chánh tánh ly sinh.

Nếu tâm sẽ khởi là đồng đẳng, thì cũng không thể nhập chánh tánh ly sinh. Tại sao vậy? Vì trước do bằng loại đạo này không thể nhập chánh tánh ly sinh.

Nếu tâm sẽ khởi là thù thắng, thì trước cần không phải là Thế đệ nhất pháp, sau mới là Thế đệ nhất pháp.

6. Không thoái chuyển

Thế đệ nhất pháp nên nói là thoái chuyển hay không thoái chuyển?

Nên nói là không thoái chuyển.

Do đâu pháp này quyết định là không thoái chuyển?

Vì Thế đệ nhất pháp tùy thuận đế, thú hướng đế, khuynh hướng đế[12], trung gian thế này thế kia, không có trường hợp đắc khởi không tương tự tâm, khiến không đắc nhập hiện quán Thánh đế.

Ví như có tráng sĩ lội qua dòng sông, băng qua hang động, vượt qua núi non, vượt qua vách núi, trung gian không thể hồi chuyển, khiến thân vị ấy trở về chỗ cũ, hoặc đi đến trú xứ khác. Trước hành đã được phát khởi bởi tăng thượng thân, chưa đạt đến chỗ cần đến, nhất định không từ bỏ.

Thế đệ nhất pháp cũng lại như vậy, tùy thuận đế, thú hướng đế, khuynh hướng đế, trung gian thế này thế kia, không có trường hợp đắc khởi không tương tự tâm, khiến không đắc nhập hiện quán Thánh đế.

Như Thiệm-bộ châu có năm dòng sông lớn: 1. Căng-già; 2. Diêm-mẫu-na; 3. Tát-lạc-du; 4. A-thị-la-phiệt-để; 5. Mạc-hê. Năm sông như thế tùy thuận biển cả, thú hướng biển cả, khuynh hướng biển cả, trung gian không thể hồi chuyển, khiến dòng chảy kia trở về chỗ cũ, hoặc tuôn tới trú xứ khác. Dòng chảy ấy quyết định có thể lưu nhập biển cả.

Thế đệ nhất pháp cũng lại như vậy, tùy thuận đế, thú hướng đế, khuynh hướng đế, trung gian thế này thế kia, không có trường hợp đắc khởi bất tương tự tâm, khiến không thể đắc nhập hiện quán Thánh đế.

Lại nữa, Thế đệ nhất pháp cùng với khổ pháp trí nhẫn tác thành đẳng vô gián duyên, không có một pháp nào cấp tốc hồi chuyển vượt qua nơi tâm, có thể vào lúc bấy giờ thường tác thành chướng ngại, khiến không đắc nhập hiện quán Thánh đế.

Vì vậy, pháp này quyết định là không thoái chuyển.

II. THUẬN QUYẾT TRẠCH PHẦN

1. Đảnh & đảnh đọa

Thế nào là Đảnh?

Đối với Phật, Pháp, Tăng, sinh tín tâm phần lượng ít.

Như Thế Tôn dạy cho Ma-nạp-bà Ba-la-diễn-noa:

“Đối với Phật, Pháp, Tăng,

Sinh khởi tín thiểu phần,

Nho đồng nên biết nó,

Gọi đã đắc Đảnh pháp”.

Thế nào là Đảnh đọa?

Như có một hạng: thân cận thiện sỹ, lắng nghe chánh pháp, như lý tác ý; tin –  Phật bồ-đề[13], Pháp là thiện thuyết, Tăng tu diệu hành[14]; sắc là vô thường, thọ – tưởng – hành – thức là vô thường; thiện thi thiết khổ đế, thiện thi thiết tập – diệt – đạo đế. Vị ấy vào lúc khác, không thân cận thiện sĩ, không lắng nghe chánh pháp, không như lý tác ý, thoái thất đối với thế tục tín đã đắc: chìm mất, phá hoại, di chuyển, vong thất; nên gọi Đảnh đọa.

Như Phật nói cho Ma-nạp-bà Ba-la-diễn-noa:

“Nếu người nào như thế,

Ba pháp mà thoái thất,

Ta nói những loại ấy,

Nên biết gọi Đảnh đọa”.

2. Noãn

Thế nào là Noãn?

Hoặc có tín thọ thiểu phần ở trong Chánh pháp và Tì-nại-da.

Như Đức Thế Tôn nói với hai vị Bí-sô Mã Sư và Tỉnh Túc nói:

“Hai kẻ phàm ngu này đã xa lìa Chánh pháp và Tì-nại-da của Ta. Ví như đại địa cách xa hư không. Hai kẻ phàm ngu này không có thiểu phần noãn nào ở trong Chánh pháp  và Tì-nại-da của Ta”.

III. PHÂN LOẠI KIẾN CHẤP

1. Ngã kiến & ngã sở kiến

Hai mươi cú nghĩa Tát-ca-da-kiến này[15], có bao nhiêu là ngã kiến[16], bao nhiêu là ngã sở kiến[17]?

Có năm ngã kiến: đẳng tùy quán[18] sắc là ngã, thọ – tưởng – hành – thức là ngã.

Mười lăm ngã sở kiến: đẳng tùy quán ngã tồn tại sắc, sắc là ngã sở, ngã ở trong sắc; ngã tồn tại thọ – tưởng – hành – thức; thọ – tưởng – hành – thức là ngã sở, ngã ở trong thọ – tưởng – hành – thức.

2. Năm kiến

i. Hoặc phi thường thường kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong biên chấp kiến[19], thường kiến[20]; kiến khổ sở đoạn.

ii. Hoặc thường phi thường kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong tà kiến[21]; kiến diệt sở đoạn.

iii. Hoặc khổ lạc kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong kiến thủ[22]: chấp thủ pháp hạ liệt cho là thù thắng; kiến khổ sở đoạn.

iv. Hoặc lạc khổ kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong tà kiến; kiến diệt sở đoạn.

v. Hoặc bất tịnh tịnh kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong kiến thủ: chấp thủ pháp hạ liệt cho là thù thắng; kiến khổ sở đoạn.

vi. Hoặc tịnh bất tịnh kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong tà kiến. Ở đây có hai loại:

Hoặc cho rằng: diệt là bất tịnh, thuộc kiến diệt sở đoạn.

Hoặc cho rằng: đạo là bất tịnh, thuộc kiến đạo sở đoạn.

vii. Hoặc phi ngã ngã kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong hữu thân kiến; kiến khổ sở đoạn.

viii. Hoặc phi nhân nhân kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong giới cấm thủ[23]: không phải nhân cho là nhân; kiến khổ sở đoạn.

ix. Hoặc nhân phi nhân kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong tà kiến; kiến tập sở đoạn.

x. Hoặc hữu vô kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong tà kiến. Ở đây có bốn loại:

Hoặc cho rằng: vô khổ, thuộc kiến khổ sở đoạn.

Hoặc cho rằng: vô tập, thuộc kiến tập sở đoạn.

Hoặc cho rằng: vô diệt, thuộc kiến diệt sở đoạn.

Hoặc cho rằng: vộ đạo, thuộc kiến đạo sở đoạn.

xi. Hoặc vô hữu kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Đây phi kiến, mà là tà trí[24].



[1] Bản Hán: quyển 1.

[2] 世第一法; laukikā agra-dharmāḥ, ‘jig rten pa’i chos kyi mchog rnams

[3] 等無間 ; samanantara, de ma thag pa

[4] 趣入正性離生; samyaktvaṃ—nyāmam avakrāmati yang dag pa nyid du nges pa la ‘jug par byed pa

[5] 異生性; pṛthag-janatva, so so’i skye bo nyid .

[7] 無色定; ārūpya-samāpatti; Tib. gzugs med pa’i snyoms par ‘jug pa

[8] 苦法智忍; duḥkhe dharmajñānakṣāntī

[9] 有尋有伺; sa-vitarkaṃ sa-vicāram, rtog pa dang bcas pa dpyod pa dang bcas pa

[10] 無尋唯伺三摩地; Tib. rtog pa med la dpyod pa tzam gyi ting nge ‘dzin

[11] 無尋無伺三摩地; Skt. avitarka-avicāra-samādhi (Pāli avitakka-avicāra-samādhi), rtog pa med la dpyod pa med pa’i ting nge ‘dzin.

[12] 臨入; Skt. prag-bhāra (Tib. bab pa): tiếp cận xâm nhập, xu hướng.

[13] Tức tin tưởng Phật là bậc giác ngộ, có đầy đủ các phẩm tính giác ngộ.

[14] Phật: Vị Thế Tôn ấy là bậc Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác… Phật Bạc-già-phạm; Pháp: Chánh pháp được Thế Tôn tuyên thuyết: hiện kiến, vô nhiệt, ứng thời,… trí giả nội chứng; Tăng: diệu hành, chất trực hành….ruộng phước vô thượng của thế gian”.

[15] 薩迦耶見; satkāya-dṛṣṭi, Tib. ‘jig tsogs la lta ba.

[16] 我見  ātma-darśana, bdag tu lta ba.

[18] 等隨觀 đẳng tùy quán, samanupaśyati (Tib. yang dag par lta ba), do sam-anu-√paś: theo dõi, tuần quán, Pāli samanupassanā: tùy quán rõ, chăm chú quán sát.

[19] 邊執見; anta-grāha-dṛṣṭi, mthar ‘dzin par lta ba

[20] 常見  śāśvata-dṛṣṭi ; rtag par lta ba

[21] 邪見  vipanna-dṛṣṭi  ; lta ba log par zhugs pa

[22] 見取  dṛṣṭi-parāmarśa; lta ba mchog tu ‘dzin pa

[23] 戒禁取 śīla-vrata-parāmarśa; tsul khrims dang brtul zhugs mchog tu ‘dzin pa

[24] 邪智; Skt. mithyā-jñāna.

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Cứ Ngỡ Khi Tuổi Già…

Cứ ngỡ khi tuổi già…

CỨ NGỠ KHI TUỔI GIA... Hoang Phong chuyển ngữ | Hồng Vân diễn ngâm Hoàng Đức Tâm - Hồng Vân...

Kinh Phước Đức

KINH PHƯỚC ĐỨCThích Nhất Hạnh dịch Việt Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư...

Thư Trả Lời Hộ Niệm

Bất Niệm Tự Niệm Chánh Hay Tà ? Hỏi : Tôi là một Phật tử tu theo pháp môn Tịnh...

Lời Phật Dạy Về Cách Nuôi Con Cái Nên Người

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Với nhiều người, nhắc đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong Phật giáo, người ta chỉ...

Những Vần Thơ Ngày Cuối Năm 2019 Chào Đón Năm Mới 2020

Những Vần Thơ Ngày Cuối Năm 2019 Chào Đón Năm Mới 2020

BÀI THƠ NGÀY CUỐI NĂM DƯƠNG LỊCH Tờ lịch cuối bồi hồi trên vách cũ Bịn rịn chờ một giấc...

Tại sao Phật giáo ảnh hưởng ở Phương Tây

TẠI SAO PHẬT GIÁO ẢNH HƯỞNG Ở PHƯƠNG TÂY Cao Huy Thuần Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa Phật giáo...

Vô Ngã, Chân Lý Thực Tại Của Cuộc Sống

Vô Ngã, Chân Lý Thực Tại Của Cuộc Sống

VÔ NGÃ, CHÂN LÝ THỰC TẠI CỦA CUỘC SỐNG Thích Nhật Hiếu Từ thế giới vật chất ngoại tại -...

Thiền Quán Giữa Đời Thiền

Thiền quán giữa đời thiền Khánh Yên dịch Chiêng không người đánh Sống giữa cuộc đời và hành thiền định,...

Đêm Nằm Nghe Đào Rụngtiểu

Đêm nằm nghe đào rụngtiểu

ĐÊM NẰM NGHE ĐÀO RỤNGTiểu Lục Thần Phong   Cảnh hoa anh đào nở ở Macon, Georgia Cứ thỉnh thoảng...

Dân Tộc Việt: Một Khối Nhân Loại Còn Đang Ở Tuổi Thiếu Niên

Dân tộc Việt: Một khối nhân loại còn đang ở tuổi thiếu niên

DÂN TỘC VIỆT: MỘT KHỐI NHÂN LOẠI CÒN ĐANG Ở TUỔI THIẾU NIÊN Năm 1916 Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu  viết...

Định Nghĩa Chánh Niệm

Định Nghĩa Chánh Niệm

ĐỊNH NGHĨA CHÁNH NIỆM Ṭhānissaro Bhikkhu Châu Viên chuyển ngữ   Những năm gần đây, danh từ “chánh niệm” được...

Học Được Gì Từ “Kinh Vu-Lan-Bồn”?

Học Được Gì Từ “Kinh Vu-lan-bồn”?

HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ“KINH VU-LAN-BỒN”?Thích Nữ Hằng Như                                                           I. DẪN NHẬP Hôm nay là ngày 15/8 dương lịch...

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nghĩ Về Tinh Thần An Cư Hôm Nay

Nghĩ Về Tinh Thần An Cư Hôm Nay

NGHĨ VỀ TINH THẦN AN CƯ HÔM NAY Thích Thanh Thắng An cư với ý nghĩa ban đầu là thiết...

Đạo Phật Trụ Thế, Xuất Thế Rồi Nhập Thế

Đạo Phật Trụ Thế, Xuất Thế Rồi Nhập Thế

ĐẠO PHẬT TRỤ THẾ, XUẤT THẾ RỒI NHẬP THẾ Đào Văn Bình             Cách đây khoảng 2000 năm, Đạo Phật,...

Cứ ngỡ khi tuổi già…

Kinh Phước Đức

Thư Trả Lời Hộ Niệm

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Những Vần Thơ Ngày Cuối Năm 2019 Chào Đón Năm Mới 2020

Tại sao Phật giáo ảnh hưởng ở Phương Tây

Vô Ngã, Chân Lý Thực Tại Của Cuộc Sống

Thiền Quán Giữa Đời Thiền

Đêm nằm nghe đào rụngtiểu

Dân tộc Việt: Một khối nhân loại còn đang ở tuổi thiếu niên

Định Nghĩa Chánh Niệm

Học Được Gì Từ “Kinh Vu-lan-bồn”?

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Nghĩ Về Tinh Thần An Cư Hôm Nay

Đạo Phật Trụ Thế, Xuất Thế Rồi Nhập Thế

Tin mới nhận

Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn

Tranh Chấp Chùa Bảo Quang Ở Santa Ana Có Hồi Kết, Bên Thua Phải Trả $18,000 Án Phí

Điên đảo mộng tưởng là gì?

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

Tái sinh dưới góc nhìn Phật giáo

”Trang điểm” đời mình bằng những lời Phật dạy

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Tu tâm dưỡng tánh để không rời vào cuộc đời nghiệt ngã

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

4 sự kiện trước khi Đức Phật thành đạo

Dòng sông tâm thức (II)

Ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Ba: Kính Thuận

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Hòa bình và hữu nghị với các tôn giáo trên thế giới

Làm sao trừ được khổ?

Tin mới nhận

Nét Xuân Khai

Thế Nào Là Một Phật Tử Đúng Nghĩa Phật Tử

Thanh Niên Trước ý Nghĩa Và Mục Đích Cuộc Đời

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

Thông Báo: Chương Trình Hành Hương Đầu Xuân Kỷ Hợi (2019)

Hãy Làm Một Cuộc Cách Mạng (sách PDF)

Số tức quan

Tùy Hỷ Công Đức – Pháp Của Người Học Phật Tu Tập Trong Khen Chê

Tăng Tiến Tín Tâm Vào Tính Phật Của Chúng Ta

Huyền Nghiệp Của Chư Như Lai (Sách Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Chúng Ta Đang Tìm Kiếm Cái Gì?

Phật Giáo Nhìn Toàn Diện

Tính cách toàn cầu và hiện đại của nguyên lý Tương liên trong Đạo Pháp của Đức Phật

Học Tập Ba Pháp Tu Của Kinh Viên Giác

Rải tâm từ mỗi ngày để được an vui

Sinh nhà tôn quý

Năm thứ báu khó có được ở đời

Hãy Đến Để Thấy

Pháp Xuất Gia Trong Luật Tạng Pali Và Luật Tứ Phần

Tứ Đế Và Quan Điểm Của Bồ Tát Long Thọ

Tin mới nhận

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (5)

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

Sự Tiếp Nối Của Nghiệp, Kinh Tăng Chi Bộ (Song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 48)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 29)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Kinh Phật và gốm của Họa sỹ Lê Thiết Cương

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Audio Book Kinh Duy Ma Cật

Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 2

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán

Bồ Tát Có Bệnh – Biên Soạn Về Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Kinh Pháp Cú (Dhammapada (Lời Vàng Phật Dạy))

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (II)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 44)

Người Câu Cá (Trích Kinh Tương Ưng Bộ)

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Tin mới nhận

Ht. Tịnh Không Chính Thức Trả Lời Những Hiểu Lầm Về Dự Báo Đại Nạn Năm 2012

Thế Giới Cực Lạc – Phân Tích Ứng Dụng Kinh A Di Đà

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 2

Làm Thế Nào Để Khắc Phục Bệnh Khổ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 175)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 160)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 8)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 234)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Phát Bồ Đề Tâm, Một Lòng Chuyên Niệm

Tư Lương Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Pháp Môn Niệm Phật Trong Kinh Tạng Nguyên Thủy

Chương 1 bài 2 mục 5 Khuyến khích người tu hành nỗ lực (08/05/2022)

NHẪN NHỤC BA LA MẬT

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese