PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

A-tì-đạt-ma Giới Thân Túc Luận

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

A-TÌ-ĐẠT-MA GIỚI THÂN TÚC LUẬN
阿毘達磨界身足論
Tôn giả Thế Hữu tạo
尊者世友造
Tam tạng Pháp Sư Huyền Tráng dịch
三藏法師玄奘譯 

Dịch Việt & chú:
PHƯỚC NGUYÊN 
ẤN BẢN ĐIỆN TỬ: 17/11/2018

_____________________
Blank

PHẨM BẢN SỰ

Tụng tóm tắt:

Ba địa mỗi địa mười,

Năm phiền não, năm kiến,

Năm xúc, năm căn, pháp,

Sáu: sáu thân tương ưng.

[0614b12] Có mười đại địa pháp, mười đại phiền não địa pháp, mười tiểu phiền não địa pháp, năm phiền não, năm kiến, năm xúc, năm căn, năm pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu ái thân.

Thế nào là Mười đại địa pháp?

1. Thắng giải; 2. Niệm; 3. Tư; 4. Xúc; 5. Tác ý; 6. Dục; 7. Thắng giải; 8. Niệm; 9. Tam-ma-địa; 10. Tuệ.

Thế nào là mười đại phiền não đại pháp?

1. Bất tín; 2. Giải đãi; 3. Thất niệm; 4. Tâm loạn; 5. Vô minh; 6. Bất chánh tri; 7. Phi lí tác ý; 8. Tà thắng giải; 9. Trạo cử; 10. Phóng dật.

Những gì là mười tiểu phiền não địa pháp?

1. Phẫn; 2. Hận; 3. Phú; 4. Não; 5. Tật; 6. Xan; 7. Cuống; 8. Xiểm; 9. Kiêu; 10. Hại.

Thế nào là năm phiền não?

1. Dục tham; 2. Sắc tham; 3. Vô sắc tham; 4. Sân; 5. Nghi.

Thế nào là năm kiến?

1. Hữu thân kiến; 2. Biên chấp kiến; 3. Tà kiến; 4. Kiến thủ 5. Giới cấm thủ.

Thế nào là năm xúc?

1. Hữu đối xúc, 2. Tăng ngữ xúc, 3. Minh xúc, 4. Vô minh xúc, 5. Phi minh phi vô minh xúc.

Thế nào là năm căn?

1. Lạc căn; 2. Khổ căn; 3. Hỉ căn; 4. Ưu căn; 5. Xả căn.

Thế nào là năm pháp?

1. Tầm; 2. Tứ; 3. Thức; 4. Vô tàm; 5. Vô quý.

Thế nào là sáu thức thân?

1. Nhãn thức; 2. Nhĩ thức; 3. Tị thức; 4. Thiệt thức; 5. Thân thức.

Thế nào là sáu xúc thân?

1. Nhãn xúc; 2. Nhĩ xúc; 3. Tị xúc; 4. Thiệt xúc; 5. Thân xúc; 6. Ý xúc.

Thế nào là sáu Thọ thân?

1. Thọ được sinh bởi nhãn xúc; 2. Thọ được sinh bởi nhĩ xúc; 3. Thọ được sinh bởi tỷ xúc; 4. Thọ được sinh bởi thiệt xúc; 5. Thọ được sinh bởi thân xúc; 6. Thọ được sinh bởi ý xúc.

Thế nào là sáu Tưởng thân?

1. Tưởng được sinh bởi nhãn xúc; 2. Tưởng được sinh bởi nhĩ xúc; 3. Tưởng được sinh bởi tỷ xúc; 4. Tưởng được sinh bởi thiệt xúc; 5. Tưởng được sinh bởi thân xúc; 6. Tưởng được sinh bởi ý xúc.

Thế nào là sáu tư thân?

1. Tư được sinh bởi nhãn xúc; 2. Tư được sinh bởi nhĩ xúc; 3. Tư được sinh bởi tỷ xúc; 4. Tư được sinh bởi thiệt xúc; 5. Tư được sinh bởi thân xúc; 6. Tư được sinh bởi ý xúc.

Thế nào là ái thân?

1. Ái được sinh bởi nhãn xúc; 2. Ái được sinh bởi nhĩ xúc; 3. Ái được sinh bởi tỷ xúc; 4. Ái được sinh bởi thiệt xúc; 5. Ái được sinh bởi thân xúc; 6. Ái được sinh bởi ý xúc.

Thế nào là Thọ?

Những gì là cảm thọ, cảm thọ quân bình, cảm thọ cá biệt, đã thọ, đang thọ, được liệt vào cảm thọ, đó gọi là Thọ.

Thế nào là Tưởng?

Những gì là tưởng, đẳng tưởng, hiện tưởng, đã tưởng, sẽ tưởng, đó gọi là Tưởng.

Thế nào là Tư?

Những gì là nghiệp được tạo bởi tâm ý sau khi đã tư, sẽ tư, hiện tiền tư, các tư và đẳng tư, được liệt vào tư, đó gọi là Tư.

Thế nào là xúc?

Nghĩa là xúc, đẳng xúc, hiện xúc, đã xúc, sẽ xúc, đó gọi là Xúc.

Thế nào là Tác ý?

Dẫn khởi tâm, tùy thuận dẫn khởi, hoàn toàn tùy thuận dẫn khởi, hiện tác ý, đã tác ý, sẽ tác ý, khiến tâm thiên hướng, đó gọi là Tác ý.

Thế nào là Dục?

Những gì là dục, trạng thái của dục, trạng thái của dục hiện tiền, trạng thái hỷ lạc, trạng thái thú hướng, trạng thái hy vọng mong cầu, trạng thái hân hoan mong cầu, trạng thái được tác thành bởi dục hữu, đó gọi là dục.

Thế nào là Thắng giải?

Trạng thái thắng giải của tâm, đã thắng giải, sẽ thắng giải, đó gọi là Thắng giải.

Thế nào là Niệm?

Những gì là niệm, tùy niệm, biệt niệm, ức niệm, trạng thái ức niệm, trạng thái không quên mất, không mất trạng thái của pháp, không quên trạng thái của pháp, trạng thái ghi nhớ sáng suốt của tâm đó gọi là Niệm.

Thế nào là Tam-ma-địa?

Nghĩa là tâm trụ, bình đẳng trụ, hiện tiền an trụ, tiếp cận an trụ, không loạn, không tán, nhiếp trì, tịch chỉ, đẳng trì, trạng thái tâm và cảnh hiệp nhất, đó gọi là Tam-tam-địa.

Thế nào là Tuệ?

Giản trạch đối với pháp, giản trạch cực kỳ, giản trạch cực kỳ nhất; hiểu rõ đặc tính của pháp, toàn bộ hiểu rõ, tiếp cận hiểu rõ, thông duệ, thông đạt, thẩm sát, quyết trạch, giác, minh, tuệ hành, tì-bát-xá-na, đó gọi là Tuệ.

Thế nào là Bất tín?

Không tin, trạng thái không tin, trạng thái không tin hiện tiền, không xác chứng, đã không uy tín, sẽ không uy tín, hiện không uy tín, khiến tâm không minh tịnh, đó gọi là Bất tín.

Thế nào là Giải đãi?

Trạng thái không tinh tấn, trạng thái tinh tấn yếu kém, trạng thái tinh tấn co rút, ngừng nghỉ tinh tấn, tâm không dũng mãnh, đã không dũng mãnh, sẽ không dũng mãnh, đó gọi là Giải đãi.

Thế nào là thất niệm?

Trạng thái không niệm, trạng thái trống niệm, trạng thái rơi mất niệm, trạng thái quên mất niệm, trạng thái không ghi nhớ rõ ràng của tâm, đó gọi là Thất niệm.

Thế nào là Tâm loạn?

Trạng thái phân tán của tâm, trạng thái loạn động của tâm, trạng thái dị niệm của tâm, trạng thái mê loạn của tâm, trạng thái tâm không hợp nhất với cảnh, trạng thái không an trụ trên một đối tượng, đó gọi là Tâm loạn.

Thế nào là Vô minh?

Vô trí đối với tam giới.

Thế nào là Bất chánh tri?

Tuệ được dẫn bởi phi lý.

Thế nào là Phi lý tác ý?

Tác ý nhiễm ô.

Thế nào là Tà thắng giải?

Tâm thắng giải tương ưng với tác ý nhiễm ô, tâm ấn thuận, đó gọi là Tà thắng giải.

Thế nào là Trạo cử? Tâm không tịch tĩnh, không tịch tĩnh cực kỳ, trạng thái không tịch tĩnh, tháo động, hoàn toàn tháo động, trạng thái tháo động của tâm, đó gọi là trạo cử.

Thế nào là Phóng dật?

Không thực hành kiên trì, không thực hành thường xuyên, không thân cận, không tu tập đối với việc đoạn bất thiện pháp, dẫn tập thiện pháp, đó gọi là phóng dật.

Thế nào là Phẫn?

Những gì thịnh nộ, hoàn toàn thịnh nộ, phổ biến thịnh nộ, cực kỳ thịnh nộ, đã thịnh nộ, sẽ thịnh nộ, đó gọi là Phẫn.

Thế nào là Hận?

Trạng thái kết hận của tâm, hoàn toàn kết hận, phổ biến kết hận, trạng thái oán kết của tâm, đó gọi là hận.

Thế nào là Phú?

Che dấu tội lỗi đã làm.

Thế nào là Não?

Trạng thái phẫn não của tâm, cố chấp, oán trách, trạng thái bướng bỉnh của tâm, đó gọi là não.

Thế nào là Tật?

Tâm không chấp nhận người khác được phồn thịnh.

Thế nào là Xan?

Tâm đắm trước không thí xả đối với tài sản, giáo pháp.

Thế nào là Cuống?

Dối gạt người khác.

Thế nào là Siểm?

Tâm cong vạy.

Thế nào là Kiêu?

Như có một hạng suy nghĩ như vậy:

“Ta có đủ sắc đẹp, tiền tài, địa vị, thế lực, đời sống thanh bạch, công đức, hình dáng trang nghiêm, mọi người nhìn thấy đều ưa thích”.

Do nhân duyên này, liền khởi lên kiêu ngạo, cực kỳ kiêu ngạo, cuồng loạn, hoàn toàn cuồng loạn, trơ trẽn, trạng thái sất láo ngạo ngược của tâm, đó gọi là kiêu.

Thế nào là Hại?

Thích đánh đập, làm các việc tổn não đối với hữu tình, đó gọi làm Hại.

Thế nào là dục tham?

Khởi tham đối với các dục, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, ái lạc, dính chặt, đó gọi là dục tham.

Thế nào là sắc tham?

Khởi tham đối với các sắc, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, ái lạc, dính chặt, đó gọi là sắc tham.

Thế nào là Vô sắc tham?

Khởi tham đối với vô sắc, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, ái lạc, dính chặt, đó gọi là Vô sắc tham.

Thế nào là Sân?

Ý muốn gây tổn hại hữu tình; ghim chặt trong lòng, cực kỳ sân nhuế, phổ biến sân nhuế, hoàn toàn sân nhuế, sân, cực kỳ sân, ý phẫn nhuế, hiện sân nhuế, đã sân nhuế, sẽ sân nhuế, gọi chung là sân.

Thế nào là Nghi?

Do dự đối với các đế.

Thế nào là Hữu thân kiến?

Tùy quán đối với năm thủ uẩn, chấp là Ta hoặc sở hữu của Ta, do đây khởi lên, nhẫn, tuệ, quán, kiến, đó gọi là hữu thân kiến.

Thế nào là Biên chấp kiến?

Tùy quán đối với năm thủ uẩn, chấp đoạn hoặc chấp thường, do đây khởi lên, nhẫn, tuệ, quán, kiến, đó gọi là Biên chấp kiến.

Thế nào là Tà kiến?

Phỉ báng nhân, phỉ báng quả, hoặc phỉ báng tác dụng, hoặc hủy hoại cơ sở thật tế, do đây khởi lên, nhẫn, tuệ, quán, kiến, đó gọi là Tà kiến.

Thế nào là Kiến thủ?

Tùy quán đối với năm thủ uẩn, chấp là tối, là thắng, là diệu, là đệ nhất, do đây khởi lên, nhẫn, tuệ, quán, kiến, đó gọi là Kiến thủ.

Thế nào là Giới cấm thủ?

Tùy quán đối với năm thủ uẩn, chấp là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất li, do đây khởi lên, nhẫn, tuệ, quán, kiến, đó gọi là Giới cấm thủ.

Thế nào là Hữu đối xúc?

Xúc tương ưng với năm thức.

Thế nào là Tăng ngữ xúc?

Xúc tương ưng với Ý thức.

Thế nào là Minh xúc?

Xúc vô lậu.

Thế nào là Vô minh xúc?

Xúc nhiễm ô.

Thế nào là Phi minh phi vô minh xúc?

Xúc không nhiễm hữu lậu.

Thế nào là Lạc căn?

Lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm được sinh khởi bởi xúc thuận dẫn lạc, là cảm thọ quân bình, được liệt vào trong cảm thọ, gọi là lạc căn.

Thế nào là Khổ căn?

Khổ thuộc thân được sinh từ xúc thuận dẫn khổ, là cảm thọ không quân bình, được liệt vào trong cảm thọ, gọi là khổ căn.

Thế nào là Hỉ căn?

Hỷ thuộc tâm được sinh từ xúc thuận dẫn hỷ, là cảm thọ quân bình, được liệt vào trong cảm thọ, như thế gọi là hỷ căn.

Thế nào là Ưu căn?

Ưu thuộc tâm được sinh từ xúc thuận dẫn ưu, là cảm thọ quân bình, được liệt vào trong cảm thọ, như thế gọi là ưu căn.

Thế nào là Xả căn?

Xả thuộc thân và xả thuộc tâm được sinh từ xúc thuận dẫn không khổ không lạc, là cảm thọ không quân bình không bất quân bình, được liệt vào trong cảm thọ, gọi là xả căn.

Thế nào là Tầm?

Tâm tầm cầu, tầm cầu hoàn toàn, tiếp cận tầm cầu; tâm hiện rõ, cực kỳ hiện rõ, hiện rõ ngay trước mặt, tầm cầu, tầm cầu phổ khắp, suy đoán, suy đoán phổ khắp, mô phỏng, hoàn toàn mô phỏng, cấu trúc, bình đẳng cấu trúc, trạng thái bình đẳng cấu trúc, đều gọi là tầm.

Thế nào là Tứ?

Tâm nghiệm xét, nghiệm xét hoàn toàn, tùy thuận nghiệm xét hoàn toàn, tùy chuyển, tùy lưu, tùy thuộc trạng thái đó, đó gọi là Tứ.

Thế nào là Thức?

Sáu thức thân, từ nhãn thức, cho đến: ý thức.

Thế nào là Vô tàm?

Không tự trọng, không biết tự trọng, không ý thức tự trọng, không xấu hổ, không biết xấu hổ, không ý thức xấu hổ, không cung kính, không có trạng thái cung kính, không sùng trọng, không có trạng thái sùng trọng, không tỏ vẻ e sợ đối với người đáng sùng trọng, gọi chung là vô tàm.

Thế nào là Vô quý?

Không sợ, không biết sợ, không ý thức sợ; vô sỉ, không biết sỉ diện, không ý thức sỉ diện. Không ghê sợ các điều tội lỗi, không kinh khiếp điều xấu, không thấy khiếp sợ, gọi chung là vô quý.

Thế nào là Nhãn thức?

Do duyên đến mắt và các sắc, nhãn thức phát sinh. Trong đây mắt là tăng thượng, sắc là sở duyên, khi mắt nhận thức sắc, những gì là thông tri sắc, thông tri sắc cá biệt, đó gọi là Nhãn thức.

Thế nào là nhĩ, tị, thiệt, thân, ý thức?

Do duyên đến ý và pháp, ý thức phát sinh; ý là tăng thượng, pháp là sở duyên, khi ý nhận thức pháp, những gì là thông tri pháp, thông tri pháp cá biệt, đó gọi là Ý thức.

Thế nào là Nhãn xúc?

Do duyên đến mắt và các sắc, nhãn thức phát sinh, ba cái hòa hợp sinh xúc; trong đây, mắt là tăng thượng, sắc là sở duyên, khi mắt nhận thức sắc, những gì là hiện xúc, đã xúc, sẽ xúc, các xúc và đẳng xúc, đó gọi là Nhãn xúc.

Thế nào là nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân ý xúc?

Do duyên đến ý và pháp, ý thức phát sinh; ý là tăng thượng, pháp là sở duyên, khi ý nhận thức pháp, những gì là hiện xúc, đã xúc, sẽ xúc, các xúc và đẳng xúc, đó gọi là ý xúc.

Thế nào là Thọ được sinh bởi nhãn xúc?

Do duyên đến mắt và các sắc, nhãn thức phát sinh, ba cái hòa hợp sinh xúc. Xúc làm duyên, sinh thọ. Trong đây, mắt là tăng thượng, sắc là sở duyên, nhãn xúc là nhân, nhãn xúc là tập, nó là cái thuộc chủng loại của nhãn xúc; tương ưng với tác ý được sinh bởi nhãn xúc; khi mắt nhận thức sắc, những gì là cảm thọ, cảm thọ bình đẳng, cảm thọ bình đẳng cá biệt, được liệt vào cảm thọ, gọi là thọ được sinh bởi nhãn xúc.

Thế nào là Thọ được sinh bởi nhĩ, tị, thiệt, than, ý xúc?

Do duyên đến ý và các pháp, ý thức phát sinh, ba cái hòa hợp sinh xúc. Xúc làm duyên, sinh thọ. Trong đây, ý là tăng thượng, pháp là sở duyên, ý xúc là nhân, ý xúc là tập, nó là cái thuộc chủng loại của ý xúc; tương ưng với tác ý được sinh bởi ý xúc; khi ý nhận thức pháp, những gì là cảm thọ, cảm thọ bình đẳng, cảm thọ bình đẳng cá biệt, được liệt vào cảm thọ, gọi là thọ được sinh bởi ý xúc.

Thế nào là Tưởng được sinh bởi nhãn xúc?

Do duyên đến mắt và các sắc, nhãn thức phát sinh, ba cái hòa hợp sinh xúc. Xúc làm duyên, sinh tưởng. Trong đây, mắt là tăng thượng, sắc là sở duyên, nhãn xúc là nhân, nhãn xúc là tập, nó là cái thuộc chủng loại của nhãn xúc; tương ưng với tác ý được sinh bởi nhãn xúc; khi mắt nhận thức sắc, những gì là tưởng, tưởng bình đẳng, tưởng bình đẳng hiện tiền, đã tưởng, sẽ tưởng, gọi là tưởng được sinh bởi nhãn xúc.

Thế nào là Tưởng được sinh bởi nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý xúc?

Do duyên đến ý và các pháp, ý thức phát sinh, ba cái hòa hợp sinh xúc. Xúc làm duyên, sinh tưởng. Trong đây, ý là tăng thượng, pháp là sở duyên, nhãn xúc là nhân, nhãn xúc là tập, nó là cái thuộc chủng loại của nhãn xúc; tương ưng với tác ý được sinh bởi nhãn xúc; khi ý nhận thức pháp, những gì là tưởng, tưởng bình đẳng, tưởng bình đẳng hiện tiền, đã tưởng, sẽ tưởng, gọi là tưởng được sinh bởi ý xúc.

Thế nào là Tư được sinh bởi nhãn xúc?

Do duyên đến mắt và các sắc, nhãn thức phát sinh, ba cái hòa hợp sinh xúc. Xúc làm duyên, sinh tư. Trong đây, mắt là tăng thượng, sắc là sở duyên, nhãn xúc là nhân, nhãn xúc là tập, nó là cái thuộc chủng loại của nhãn xúc; tương ưng với tác ý được sinh bởi nhãn xúc; khi mắt nhận thức sắc, những gì là nghiệp được tạo bởi tâm ý sau khi đã tư, sẽ tư, hiện tiền đẳng tư, cá biệt đẳng tư, được liệt vào tư, các tư và đẳng tư, gọi là tư được sinh bởi nhãn xúc.

Thế nào là Tư được sinh bởi nhĩ, tị, thiệt, thân, ý xúc?

Do duyên đến ý và các pháp, ý thức phát sinh, ba cái hòa hợp sinh xúc. Xúc làm duyên, sinh tư. Trong đây, ý là tăng thượng, pháp là sở duyên, nhãn xúc là nhân, nhãn xúc là tập, nó là cái thuộc chủng loại của ý xúc; tương ưng với tác ý được sinh bởi ý xúc; khi ý nhận thức pháp, những gì là nghiệp được tạo bởi tâm ý sau khi đã tư, sẽ tư, hiện tiền đẳng tư, cá biệt đẳng tư, được liệt vào tư, các tư và đẳng tư, gọi là tư được sinh bởi ý xúc.

Thế nào là Ái được sinh bởi nhãn xúc?

Do duyên đến mắt và các sắc, nhãn thức phát sinh, ba cái hòa hợp sinh xúc. Xúc làm duyên, sinh tư. Trong đây, mắt là tăng thượng, sắc là sở duyên, nhãn xúc là nhân, nhãn xúc là tập, nó là cái thuộc chủng loại của nhãn xúc; tương ưng với tác ý được sinh bởi nhãn xúc; khi mắt nhận thức sắc, những gì là tham, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, yêu thích, dính chặt, đó gọi là Ái được sinh bởi nhãn xúc.

Thế nào là Ái được sinh bởi nhĩ, tị, thiệt, thân, ý xúc?

Do duyên đến ý và các pháp, ý thức phát sinh, ba cái hòa hợp sinh xúc. Xúc làm duyên, sinh ái. Trong đây, ý là tăng thượng, pháp là sở duyên, nhãn xúc là nhân, nhãn xúc là tập, nó là cái thuộc chủng loại của ý xúc; tương ưng với tác ý được sinh bởi ý xúc; khi ý nhận thức pháp, những gì là tham, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, yêu thích, dính chặt, đó gọi là Ái được sinh bởi nhãn xúc, đó gọi là ái được sinh bởi ý xúc.

 

 

 

PHẨM PHÂN BIỆT

Tiết 1. Môn thứ nhất

Môn có tám mươi tám

Đầu ba môn dị loại,

Là thọ và thức thân,

Cùng vô tàm vô quý;

Tám mươi lăm môn khác,

Thọ, các thứ tuần tự,

Tương ưng, không tương ưng,

Một hành giới, xứ, uẩn.

[0616b05] Năm Thọ căn: lạc căn, khổ căn, hỉ căn, ưu căn, xả căn.

Thọ của đại địa pháp và năm thọ căn bao nhiêu tương ưng, bao nhiêu khhông tương ưng?

Cho đến Ái được sinh bởi ý xúc và năm Thọ căn, bao nhiêu tương ưng, bao nhiêu không tương ưng?

Thọ của đại địa pháp và năm Thọ căn không tương ưng: đều không tương ưng.

Tưởng của đại địa pháp và năm Thọ căn tất cả đều tương ưng, không phải không tương ưng: như Tưởng thế nào, thì tư, xúc, tác ý, dục, thắng giải, niệm, tam-ma-địa, Tuệ cũng như vậy.

Bất tín năm Thọ căn: năm căn tương ưng, năm căn không tương ưng, như Bất tín thế nào, thì các đại phiền não khác cũng như vậy.

Phẫn, Hận, Não, Tật, Hại: hai căn tương ưng là Ưu và Xả; năm căn không tương ưng.

Phú, Cuống, Siễm: ba căn tương ưng, trừ Lạc và Khổ; năm căn không tương ưng.

Kiêu: bốn căn tương ưng, trừ khổ; năm căn không tương ưng.

Xan: hai căn tương ưng là Hỉ và Xả; năm căn không tương ưng.

Dục tham và Sắc tham: ba căn tương ưng, trừ khổ và ưu; năm căn không tương ưng.

Vô sắc tham: chỉ một căn tương ưng đó là xả; năm căn không tương ưng.

Sân: ba căn tương ưng, trừ Lạc và Hỉ; năm căn không tương ưng.

Nghi: bốn căn tương ưng, trừ khổ; năm căn không tương ưng.

Tà kiến trong năm kiến: bốn căn tương ưng, trừ Khổ; Năm căn không tương ưng. Bốn kiến còn lại: Ba căn tương ưng, trừ Khổ và Ưu; năm căn tương ưng.

Hữu đối xúc: ba căn tương ưng, trừ Hỉ và Ưu; bốn căn không tương ưng, trừ khổ.

Tăng ngữ xúc: bốn căn tương ưng, trừ Khổ; ba căn không tương ưng trừ Hỉ và Ưu.

Minh xúc: ba căn tương ưng, trừ Khổ và Ưu; năm căn không tương ưng.

Vô minh xúc và Phi minh phi vô minh xúc: tương ưng với năm căn và cũng không tương ưng với cả năm căn.

Lạc căn không tương ưng: đều không tương ưng. Như Lạc căn thế nào, thì Khổ căn, Hỉ căn, Ưu căn, Xả căn cũng vậy.

Tầm và tứ: năm căn tương ưng, ba căn không tương ưng, trừ Khổ và Ưu.

Thức: năm căn tương ưng, không phải không không tương ưng.

Vô tàm và Vô quý: năm căn tương ưng, năm căn không tương ưng.

Nhãn thức: ba căn tương ưng, trừ Hỉ và Ưu; Năm căn không tương ưng. Như nhãn thức thế nào, thì nhĩ, tị, thiệt, thân thức cũng như vậy.

Ý thức: bốn căn tương ưng, trừ Khổ; ba căn không tương ưng, trừ Hỉ và Ưu.

Như sáu Thức thân thế nào, thì sáu Xúc thân, sáu Tưởng thân, sáu Tư thân cũng lại như vậy.

Thọ được sinh bởi nhãn xúc, năm Thọ căn không tương ưng: đều không tương ưng.

Như Thọ được sinh bởi nhãn xúc thế nào thì, các Thọ thân còn lại cũng đều như vậy.

Ái được sinh bởi nhãn xúc: hai căn tương ưng là Lạc và Xả; năm căn không tương ưng.

Như ái được sinh bởi nhãn xúc thế nào, thì ái được sinh bởi nhĩ, tị, thiệt, thân xúc cũng lại như vậy.

Ái do ý súc sanh: ba căn tương ưng, trừ Khổ và Ưu; năm căn không tương ưng.

Tiết 2. Môn thứ hai

[0616c08] Sáu thức thân: nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.

Thọ của đại đại pháp cùng sáu thức thân bao nhiêu tương ưng? bao nhiêu không tương ưng?

Cho đến Ái do ý xúc sanh và sáu thức thân, bao nhiêu tương ưng? bao nhiêu không tương ưng?

1. Sáu thức thân với đại địa pháp

Thọ của đại địa pháp và Sáu thức thân: tất cả đều tương ưng, không phải không không tương ưng.

Như Thọ của đại địa pháp, các đại địa pháp khác cũng vậy.

2. Sáu thức thân với mười đại phiền não pháp

Bất tín: sáu thức tương ưng, sáu thức không tương ưng.

Như Bất tín thế nào, thì các đại phiền não khác cũng vậy

3. Sáu thức thân với mười tiểu phiền não.

Phẫn: tương ưng với một thức là Ý; sáu thức không tương ưng.

Như Phẫn thế nào, thì các Tiểu phiền não địa pháp còn lại cũng như vậy.

4. Sáu thức thân với năm phiền não.

Dục tham: sáu thức tương ưng, sáu thức không tương ưng.

Như dục tham thế nào, thì sân cũng như vậy.

Sắc tham: bốn thức thân tương ưng, trừ mũi và lưỡi; sáu thức thân không tương ưng.

Vô sắc tham và Nghi: một thức tương ưng là Ý; sáu thức không tương ưng.

5. Sáu thức thân với năm kiến:

Năm kiến: một thức tương ưng là ý; sáu thức không tương ưng.

6. Sáu thức thân với năm xúc.

Hữu đối xúc: năm thức tương ưng, trừ ý; một thức không tương ưng là Ý.

Tăng ngữ xúc: một thức tương ưng là Ý; năm thức không tương ưng, trừ Ý.

Minh xúc: một thức tương ưng là Ý; cả sáu thức đều không tương ưng.

Vô minh xúc và Phi minh phi vô minh xúc: sáu thức tương ưng, sáu thức không tương ưng.

7. Sáu thức thân với năm Thọ căn.

Lạc căn và Xả căn: sáu thức tương ưng, sáu thức không tương ưng.

Khổ căn: năm thức tương ưng, trừ Ý; sáu thức không tương ưng.

Hỉ căn và Ưu căn: một thức tương ưng là Ý; sáu thức không tương ưng.

8. Sáu thức thân với năm pháp.

Tầm và tứ: sáu thức tương ưng; một thức không tương ưng là Ý.

Thức pháp, sáu thức thân không tương ưng: đều không tương ưng.

Vô tàm và Vô quý: sáu thức tương ưng, sáu thức không tương ưng.

9. Sáu thức thân với sáu xúc thân.

Nhãn xúc: một thức tương ương đó là mắt; năm thức không tương ưng, trừ mắt.

Như nhãn xúc thế nào, thì nhĩ, tị, thiêt, thân, ý xúc theo đó cũng lại như vậy.

Như sáu xúc thân thế nào, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân cũng lại như vậy.

Tiết 3. Môn thứ ba

1. Sáu thức thân với sáu ái thân.

Ái do được sinh bởi nhãn xúc: một thức tương ưng đó là mắt; cả sáu thức không tương ưng.

Như ái được sinh bởi nhãn xúc thế nào, thì ái do mũi, lưỡi, thân, ý xúc sanh tùy theo chỗ thích hợp cũng vậy.

Hai pháp: Vô tàm và Vô quý.

Thọ của đại địa pháp với hai pháp này, bao nhiêu tương ưng? bao nhiêu không tương ưng?

cho đến thọ được sinh bởi ý xúc với hai pháp này, bao nhiêu tương ưng? bao nhiêu không tương ưng?

Thọ của đại địa pháp và các pháp bất thiện: tương ưng với hai pháp, không phải không tương ưng; các địa pháp còn lại đều không tương ưng.

Như Thọ của đại địa pháp, các địa pháp còn lại cũng như vậy.

Bất tín và các pháp bất thiện: tương ưng với hai pháp; các pháp còn lại đều không tương ưng.

Như Bất tín thế nào, thì các đại phiền não địa pháp khác cũng như vậy.

Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan, Hại: tương ưng với hai pháp, không phải không tương ưng.

Cuống, Siễm, Hại, Kiêu, các pháp bất thiện: tương ưng với hai pháp, không phải không tương ưng.

Trừ Cuống, Siễm, Hại, Kiêu không tương ưng: đều không tương ưng.

Dục tham và Sân khuể: tương ưng với hai pháp, không phải không tương ưng.

Sắc tham và Vô sắc tham không tương ưng: đều không tương ưng.

Nghi và các pháp bất thiện: tương ưng với hai pháp, không phải không tương ưng.

Trừ Nghi, pháp không tương ưng: nhất định không tương ưng.

Trong năm kiến, hai kiến không tương ưng: đều không tương ưng.

Ba kiến và các pháp bất thiện: đều tương ưng với hai pháp, không phải không tương ưng.

Trừ ba kiến không tương ưng: đều không tương ưng.

Hữu đối, Tăng ngữ, Vô minh xúc và các pháp bất thiện: đều tương ưng hai pháp, không phải không tương ưng.

Trừ ba xúc, không tương ưng: đều không tương ưng.

Minh xúc và Phi minh phi vô minh xúc, không tương ưng: đều không tương ưng.

Lạc căn và các pháp bất thiện: tương ưng với hai pháp; không phải không tương ưng.

Trừ Lạc căn, không tương ưng: nhất định không tương ưng.

Như Lạc căn thế nào; Khổ, Hỉ, Ưu, Xả căn cũng đều như vậy.

Pháp Tầm, Tứ, Thức và các pháp bất thiện: tương ưng với hai pháp; không pháp nào không tương ưng.

Trừ Tầm, Tứ, Thức, pháp không tương ưng đều không tương ưng.

Vô tàm và Vô quý: nhất định tương ưng, không phải không tương ưng; với Vô tàm nhất định không tương ưng, không pháp nào tương ưng.

Vô quý với Vô tàm nhất định tương ưng, không pháp nào không tương ưng; với Vô quý nhất định không tương ưng, không pháp nào tương ưng.

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Con Đường An Vui

Con đường an vui

Sau khi đức Phật Thích ca thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng sẽ không đi thuyết pháp cho chúng sinh....

Tiểu Truyện Về Ngài Tịch Thiên

Tiểu truyện về ngài Tịch Thiên

Tiểu truyện về ngài Tịch ThiênBản dịch Việt: Đặng Hữu PhúcBản Anh: Indian Buddhist Pandits from “The Jewel Garland of...

Phóng Sự Ảnh Các Nơi Chuẩn Bị Đón Mừng Đại Lễ Phật Đản

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhận Thức Cảm Thọ

Nhận thức cảm thọ

NHẬN THỨC  CẢM THỌ.Minh Mẫn Trong cuộc sống, cảm nhận buồn vui luôn vây quanh chúng ta; Buồn vui, tốt...

Phật Dạy Vượt Qua Thiện Ác

PHẬT DẠY VƯỢT QUA THIỆN ÁCCư Sĩ Nguyên Giác Phật Tử vẫn thường nằm lòng với câu 183 trong Kinh...

Trình Bầy Quan Điểm Mới Về Sức Khỏe, Môi Trường Và Phúc Lợi Thú Vật

Trình Bầy Quan Điểm Mới Về Sức Khỏe, Môi Trường Và Phúc Lợi Thú Vật

TRÌNH BẦY QUAN ĐIỂM MỚIVỀ SỨC KHỎE, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÚC LỢI THÚ VẬT Trong quyển sách "Cao bồi điên:...

Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ

Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ

TỰ TÁNH DI ĐÀ, DUY TÂM TỊNH ĐỘPháp Sư Tịnh Liên(Bài khai thị của bậc thầy tôn quý)Thích Đức Trí...

15 Điều Phật Dạy Về Đối Nhân Xử Thế Nên Ghi Nhớ

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

Người xưa có câu: "Người khác đối xử với bạn thế nào, đó là nghiệp của họ. Bạn đối xử...

Một Số Hình Ảnh Của Hòa Thượng Thích Minh Châu

Một Số Hình Ảnh Của Hòa Thượng Thích Minh Châu

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, đương kim Phó...

Trọn Lòng Theo Phật

Trọn lòng theo Phật

Đức Phật hoàn hảo trên mọi phương diện. Người có một đạo lý tuyệt vời, dù cho mấy nghìn năm...

Đức Phật Là Ai?

Đức Phật là ai?

Thuở xưa, có một người theo đạo Bà La Môn tên Dona, nhân khi thấy dấu chân của Đức Phật...

Bất Biến Và Tùy Duyên

Bất biến và tùy duyên

Đức Phật dạy chúng ta tu hành phải có hạnh tùy duyên, nhưng giữ phần bất biến bên trong mới...

Như Lý Tác Ý

Như lý tác ý

NHƯ LÝ TÁC Ý Nguyên Kim   Như lý tác ý (Yoniso manasikàra) hay còn gọi là như lý khởi tư...

Ý Nghĩa Cội Rễ Của Luật Nhân Quả

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Có bao giờ quý vị tự hỏi mình tại sao cuộc sống của ta lại như thế này? Có quá...

Vô Ngã, Tính Không Và Khoa Học Lượng Tử

Vô Ngã, Tính Không và Khoa Học Lượng Tử

VÔ NGÃ, TÍNH KHÔNG VÀ KHOA HỌC LƯỢNG TỬ Vũ Thế Ngọc Tác giả trong buổi ra mắt sách tại...

Con đường an vui

Tiểu truyện về ngài Tịch Thiên

Phóng Sự Ảnh Các Nơi Chuẩn Bị Đón Mừng Đại Lễ Phật Đản

Nhận thức cảm thọ

Phật Dạy Vượt Qua Thiện Ác

Trình Bầy Quan Điểm Mới Về Sức Khỏe, Môi Trường Và Phúc Lợi Thú Vật

Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

Một Số Hình Ảnh Của Hòa Thượng Thích Minh Châu

Trọn lòng theo Phật

Đức Phật là ai?

Bất biến và tùy duyên

Như lý tác ý

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Vô Ngã, Tính Không và Khoa Học Lượng Tử

Tin mới nhận

Lễ Khánh Thành Công Trình Tượng Đài Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Làm thế nào để thoát khỏi bóng đen của những nỗi buồn phiền?

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

An lạc – Trạng thái cần có để được hạnh phúc

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Đức Phật lắng nghe từng câu sám hối, cảm thông từng giọt nước mắt muộn màng

Phật dạy: Muốn phát tài hãy tránh sáu nghiệp gây tổn tài

Câu chuyện cái bè qua sông

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Những lợi ích của việc biết đến Phật pháp sớm

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Tư tưởng bình đẳng của Đức Phật

Dòng sông tâm thức (II)

Vị Tỳ kheo chứng Thánh quả ngay khi Đức Phật thay đổi đề mục thiền quán

Đức Phật là thầy của trời người

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

Trong lòng không có hoa, khó tìm hoa bên ngoài

Điên đảo mộng tưởng là gì?

Tin mới nhận

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

1. Giới Thiệu Những Tác Phẩm Của Hoang Phong

Phương pháp dạy Phật Pháp cho trẻ em

Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tu Để Làm Gì?

Phật cười với con

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Pháp Môn Niệm Phật

Cuộc Phiêu Lưu Tư Tưởng trong Giáo Pháp của Đức Phật

Walden – Một Mình Sống Trong Rừng – Henry David Thoreau

Con Đường Bồ Tát (Chương 8) Thiền Định Toàn Hảo

Quan Điểm Của Người Phật Tử Về Hâm Nóng Toàn Cầu Ts. Trần Tiễn Khanh

Giai tầng chính trị và xã hội trong tư tưởng Phật giáo

Chùa Pháp Bảo, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

Thư Chúc Tết Mậu Tuất của Đức Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Nên chọn môi trường nào để xuất gia

Thấy chân thường, thấy mùa xuân vĩnh cửu

Suy ngẫm từ nắm lá trong bàn tay Phật

Vấn Đề Cơ Bản Về Ngiệp Và Tái Sinh

Hư Vọng Hải Triều Âm

Học từ đời thường

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 121)

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2566

Sự Phát Triển Của Tư Tưởng Bát Nhã Tại Trung Quốc

Vài Cảm Nghĩ Về Bát Nhã Tâm Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 06)

Kinh Kalama Anh – Việt

Kinh Người Áo Trắng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 03)

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Giảng kinh Chiếc Lưới Ái Ân

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 42)

Chương 1 bài 2 mục 5 Khuyến khích người tu hành nỗ lực (08/05/2022)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 38)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 19)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 266)

Tịnh Độ Tông Với Xã Hội Ngày Nay

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 32)

Phật Quốc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)

Tịnh Độ Hiện Tiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Những Dự Bị Cần Thiết Cho Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Đại Lão Ht.thích Trí Tịnh – Một Hành Giả Tịnh Độ Mẫu Mực

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese